Trang

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Singapore sẽ trở thành trọng tài xử tranh chấp biển Đông?


Bắc Kinh và Washington đều phải thừa nhận, với tư cách trung lập, không có tranh chấp, và hầu như cũng không có mâu thuẫn trực tiếp với các bên tranh chấp nên có khả năng Singapore dễ được các bên chấp nhận hơn.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị trọng tài thương mại quốc tế (ICCA) lần thứ 21 tổ chức tại Singapore ngày 10/6, Thủ tướng nước chủ nhà, ông Lý Hiển Long cho biết, Singapore đã đạt được những thành tích rõ rệt trong lĩnh vực phát triển và mở cửa dịch vụ pháp lý, mục tiêu tiếp theo của quốc đảo này là nỗ lực trở thành trung tâm trọng tài quốc tế.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh chiêng khai mạc hội nghị ICCA 2012 dưới sự chứng kiến của Chủ tịch ICCA, giáo sư Jan Poulsson và Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, giáo sư Michael Pryles
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh chiêng khai mạc hội nghị ICCA 2012 dưới sự chứng kiến của Chủ tịch ICCA, giáo sư Jan Poulsson và Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, giáo sư Michael Pryles
Hội nghị trọng tài thương mại quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở một quốc gia Nam Á, quy tụ hơn 1000 đại biểu đến từ 59 quốc gia. Ông Lý Hiển Long nhận định, việc lựa chọn Singapore làm địa điểm đăng cai hội nghị thể hiện sự khẳng định của cộng đồng đối với vai trò của Singapore trong lĩnh vực này.
“Singapore có ưu thế về mặt địa lý để trở thành một trung tâm trọng tài quốc tế”, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh, “vì bất cứ công ty nào đều muốn tìm một địa điểm trung gian trung lập, không nhất định phải là nơi đứng chân của doanh nghiệp đó hoặc quốc gia đặt ra các quy định pháp luật”.

Ngoài ra, lợi thế thứ 2 của quốc đảo Singapore được Thủ tướng Lý Hiển Long phân tích chính là nền tư pháp Singapore. Ông chỉ ra, tòa án Singapore ủng hộ trình tự công tác trọng tài quốc tế, đồng thời chấp nhận sự phán quyết của các tòa án trọng tài giúp tranh chấp nhanh chóng được giải quyết.
Ông Lý Hiển Long phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị ICCA 2012 với trọng tâm xây dựng Singapore thành một trung tâm trọng tài quốc tế
Ông Lý Hiển Long phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị ICCA 2012 với trọng tâm xây dựng Singapore thành một trung tâm trọng tài quốc tế
Mặt khác sự mở cửa của Singapore cho phép các bên tranh chấp tự do lựa chọn trọng tài cho mình, đồng thời tại Singapore họ có thể áp dụng các chế tài pháp lý của bất cứ địa phương nào. Các trọng tài người nước ngoài khi tác nghiệp tại Singapore không cần cấp phép và không phải nộp thuế.
Ngoài ra, Singapore đang rất tích cực nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trên nhiều phương diện để giúp quốc đảo này trở thành một trung tâm trọng tài quốc tế.

Singapore đã đầu tư xây dựng Trung tâm hòa giải tranh chấp tổng hợp quốc tế Maxwell Chambers với nhiều thiết bị hiện đại như máy phiên dịch và ghi thông tin trực tiếp.
“Một mặt Singapore phát triển các tổ chức trọng tài trong nước như Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), viện Trọng tài biển Singapore”, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, “mặt khác chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hệ thống pháp luật.”

Hiện nay các phán quyết của tòa án trọng tài Singapore được chấp hành tại 140 quốc gia trên thế giới. Chính những nỗ lực này khiến cho vị thế của Singapore ngày một nâng cao.
Tòa nhà Maxwell Chambers nơi chính phủ Singapore đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore
Tòa nhà Maxwell Chambers nơi chính phủ Singapore đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore

Văn phòng luật sư White & Case của Mỹ năm 2010 đã từng điều tra và cho biết, trong số các điểm trọng tài quốc tế được lựa chọn nhiều nhất, Singapore và Paris, Tokyo cùng xếp thứ 3, chỉ sau London và Geneva.
Ngoài ra, nếu xét về tổ chức trọng tài quốc tế được lựa chọn nhiều nhất thì Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore xếp vị trí thứ 4. Ông Lý Hiển Long cho biết, Singapore sẽ tiếp tục nỗ lực củng cố và nâng cao vị thế trung tâm trọng tài quốc tế của mình.
Nhà lãnh đạo này khẳng định: “Dịch vụ pháp lý, bản thân nó cũng là một cơ hội kinh tế chứ không chỉ đơn thuần là một sự hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp khác”, ngoài ra ông cho biết, “Chúng tôi hy vọng rằng các tổ chức pháp lý (trọng tài) của Singapore không chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý cho 3 triệu dân Singapore, mà còn phục vụ các công ty trong khu vực, thậm chí vươn ra châu Á và toàn thế giới”.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được dư luận giới quan sát đánh giá rất cao về tư duy, tầm nhìn chiến lược dài hạn, đón đầu xu thế
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được dư luận giới quan sát đánh giá rất cao về tư duy, tầm nhìn chiến lược dài hạn, đón đầu xu thế
Ngay từ 10 năm trước Singapore đã mở cửa dịch vụ pháp lý bằng việc đề ra kế hoạch thành lập Vụ luật sư chuẩn (Joint Law Venture) phù hợp yêu cầu của Liên minh luật pháp (Formal Law Alliance).

Chỉ vài năm trước đây, Singapore tiếp tục đưa ra kế hoạch thành lập Trung tâm sự vụ pháp lý chuẩn quốc tế (Qualifying Foreign Law Practice) để cho phép các phòng Sự vụ luật sư nước ngoài có thể xử lý nhiều vụ tranh chấp thương mại hơn.

Cùng với việc đăng cai tổ chức đối thoại an ninh Shangri-La thu hút sự tham dự của các tướng lĩnh quân đội, học giả và phóng viên 28 quốc gia hồi đầu tháng 6 vừa qua, Singapore tổ chức thành công hội nghị Trọng tài thương mại quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Nam Á cho thấy vị thế quốc đảo này đang lên cao.
Không chỉ thành công trong việc tổ chức đối thoại Shangri-La và biến nó thành diễn đàn an ninh số một trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, Singapore còn nỗ lực đón đầu xu thế, phát triển thành trung tâm trọng tài quốc tế trong bối cảnh nguy cơ mâu thuẫn, xung đột lợi ích ngày càng dâng cao
Không chỉ thành công trong việc tổ chức đối thoại Shangri-La và biến nó thành diễn đàn an ninh số một trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, Singapore còn nỗ lực đón đầu xu thế, phát triển thành trung tâm trọng tài quốc tế trong bối cảnh nguy cơ mâu thuẫn, xung đột lợi ích ngày càng dâng cao
Chiến lược phát triển Singapore thành một trung tâm trọng tài quốc tế được Thủ tướng Lý Hiển Long đề cập thể hiện tầm nhìn đón đầu xu thế, nhạy bén với thời cuộc và hết sức tinh tường của lãnh đạo Singapore nhằm phát triển quốc đảo này thành một trung tâm của khu vực đầy năng động và biến động.
Trong bối cảnh trọng tâm nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển về khu vực châu Á – Thái Bình Dương khiến ngay cả Mỹ cũng phải điều chỉnh chiến lược phát triển một liên minh sức mạnh mới tại khu vực này, châu Á – Thái Bình Dương đang thực sự biến đổi mau lẹ, hứa hẹn nhiều tiềm năng và cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ về các mối xung đột lợi ích.
Nắm được xu thế ấy, Singapore với nhiều lợi thế - vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng phát triển cao, quan điểm trung lập và hầu như không có mâu thuẫn hay “tì vết nào” trong quan hệ với các nước ASEAN cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể coi đó là điều kiện lý tưởng cho vai trò trọng tài quốc tế.

Vấn đề nổi cộm hiện nay trong khu vực chính là tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa 5 nước, 6 bên (Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan) đã và đang trở thành một điểm nóng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bất ổn do những mối xung đột lợi ích cộng với những toan tính độc chiếm biển Đông của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Trưởng đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-La 11, trung tướng Nhiệm Hải Tuyền. Bằng việc hạ cấp độ trưởng đoàn cũng như một loạt động thái trước, trong và sau đối thoại Shangri-La, Bắc Kinh dường như đang muốn "hạ bệ" ảnh hưởng của đối thoại này nhưng đó là điều phi thực tế
Trưởng đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-La 11, trung tướng Nhiệm Hải Tuyền. Bằng việc hạ cấp độ trưởng đoàn cũng như một loạt động thái trước, trong và sau đối thoại Shangri-La, Bắc Kinh dường như đang muốn "hạ bệ" ảnh hưởng của đối thoại này nhưng đó là điều phi thực tế
Chính vì vậy, chiến lược phát triển trung tâm trọng tài quốc tế của Singapore có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực, nó không chỉ có lợi cho bản thân quốc đảo này mà ở mức độ nào đó Singapore sẽ có khả năng đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
Không phải ngẫu nhiên, và cũng không phải đợi đến thời điểm này cả Mỹ và Trung Quốc mới nhận ra vai trò, vị thế của Singapore và tìm mọi cách tác động, ảnh hưởng đến “trọng tài trung lập” này.

Trước thềm đối thoại an ninh Shangri-La 2 ngày, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tổ chức tại Phnom-penh, Campuchia ngày 29/5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt đã có buổi tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore.
Ông Lương Quang Liệt đại diện chính phủ Trung Quốc "cho không" Campuchia 19 triệu USD để hiện đại hóa quân đội trong thời điểm Campuchia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN
Ông Lương Quang Liệt đại diện chính phủ Trung Quốc "cho không" Campuchia 19 triệu USD để hiện đại hóa quân đội trong thời điểm Campuchia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN
Trước đó ông Liệt vừa đại diện chính phủ Trung Quốc ký hiệp định viện trợ không hoàn lại 19 triệu USD cho Campuchia - nước đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN, ngày hôm sau ông Liệt đã nói riêng với người đồng nhiệm Singapore:
“Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ vai trò mang tính xây dựng đặc biệt mà Singapore đã phát huy trong các sự vụ của khu vực cũng như quốc tế, đồng thời (Trung Quốc) cũng hy vọng phía Singapore ủng hộ Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc”.

Kế đó, khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Lương Quang Liệt đổ lỗi hoàn toàn cho Philippines về vụ căng thẳng bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, ông có 45 phút tuyên bố quan điểm phản đối đưa tranh chấp biển Đông (khu vực Trường Sa) ra trọng tài quốc tế, phản đối đàm phán đa phương và can dự của bên thứ 3 với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.
Ông Lương Quang Liệt bắt tay người đồng cấp Singapore, Bộ trưởng Ng Eng Hen khi ông tham dự đối thoại Shangri-La năm 2011
Ông Lương Quang Liệt bắt tay người đồng cấp Singapore, Bộ trưởng Ng Eng Hen khi ông tham dự đối thoại Shangri-La năm 2011
Ông chủ Lầu Năm Góc đề cập đến việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Singapore khi gặp và làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Ng Eng Hen bên lề đối thoại Shangri-La. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ phái 4 tàu chiến tới Singapore và sử dụng cảng khẩu của nước này, chiếc đầu tiên sẽ tới Singapore trong quý 2 năm 2013.

Sau khi đồng ý với đề xuất trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, ông Ng Eng Hen dự định sẽ sớm đi thăm Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đồng thời trao đổi kỹ hơn về những vấn đề đặt ra khi ông tiếp đoàn đại biểu Trung Quốc dự Shangri-La.

Từ những diễn biến mới hiện nay có thể thấy rằng Singapore đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực biển Đông mà dù muốn hay không, Bắc Kinh và Washington đều phải thừa nhận, với tư cách trung lập, không có tranh chấp, và hầu như cũng không có mâu thuẫn trực tiếp với các bên tranh chấp nên có khả năng Singapore dễ được các bên chấp nhận hơn.
Căng thẳng Scarborough đã khiến nông dân và ngành công nghiệp xuất khẩu nông sản Philippines điêu đứng vì những biện pháp hạn chế (thực tế là cấm) nhập khẩu của Trung Quốc. Một tổ chức trọng tài quốc tế đứng ra giải quyết là điều cần thiết trong những vụ dùng thủ đoạn thương mại gây sức ép chính trị như thế này
Căng thẳng Scarborough đã khiến nông dân và ngành công nghiệp xuất khẩu nông sản Philippines điêu đứng vì những biện pháp hạn chế (thực tế là cấm) nhập khẩu của Trung Quốc. Một tổ chức trọng tài quốc tế đứng ra giải quyết là điều cần thiết trong những vụ dùng thủ đoạn thương mại gây sức ép chính trị như thế này
Quan điểm giải quyết tranh chấp biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa) giữa Trung Quốc với các bên khác biệt gần như đối lập, khó có thể khiến Bắc Kinh chấp nhận đưa tranh chấp ra tòa án Công ước biển Liên Hợp Quốc trong khi các bên còn lại không dại gì nghe theo Trung Quốc, đàm phán tay đôi, nên ít nhiều Singapore làm trọng tài cũng là một phương án có thể đặt ra trong trường hợp này.

Với những tổ chức trọng tài pháp lý đã có và phán quyết có hiệu lực trên 140 quốc gia hiện nay, trong tương lai không xa, Singapore hoàn toàn có khả năng trở thành trọng tài xử lý các tranh chấp trong khu vực, chí ít như tranh chấp thương mại xảy ra khi Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế (thực tế là cấm) nhập nông sản từ Philippines nhằm gây sức ép với Manila về vụ Scarborough.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét