Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn tập trận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tập trận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Nhật Bản - Ấn Độ sẽ tập trận chung trên Biển Đông


Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.  

Tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 2/5 đưa tin, trong chuyến công du New Delhi hôm 30/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng nhiệm Ấn Độ Krishna đã đạt được thỏa thuận chung xây dựng cơ chế hợp tác trên biển giữa hai nước.

Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.

Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm
Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm  (Ảnh: LH)

Tờ Liên Hợp bình luận, thông qua động thái này - cuộc tập trận chung với nội dung chủ yếu là an ninh hàng hải và các hạng mục mở rộng khác nhằm kiềm chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ngày càng lớn dần đối với khu vực này.
Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết, khu vực biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ nằm trong nội dung đàm phán trao đổi giữa Tokyo với New Delhi.

Một động thái khác có liên quan, ngày 30/4 đã diễn ra hội nghị cấp cao Mỹ - Philippines (2 + 2) giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng 2 nước nhằm phát triển mối quan hệ chiến lược song phương và triển khai kế hoạch xây dựng Philippines trở thành "trung tâm" trong chiến lược mới tại châu Á của Mỹ.

Cũng trong cuộc gặp này, Washington thông báo nội trong năm 2012 này sẽ bàn giao tiếp cho Malina một chiến hạm đã qua sử dụng của Mỹ để giúp Philippines tăng sức mạnh hải quân.

Chiếc chiến hạm đầu tiên Mỹ bàn giao Philippines đã được đưa vào biên chế tháng 8/2011.

Cũng trong hội nghị này, một lần nữa Washington khẳng định quyền tự do hàng hải trên biển Đông và nhắc lại quan điểm của Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp tại khu vực này giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN thông qua con đường hòa bình, đối thoại với một cơ chế đa phương chứ không phải đàm phán tay đôi như Bắc Kinh vẫn theo đuổi./.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Nga "bị lôi kéo vào xung đột Biển Đông"


Nước Nga đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột xung quanh khu vực biển Đông vốn giàu khoáng sản và tài nguyên sinh vật biển.

Đó là nhận định của báo Kommersant số ra ngày 17-4 khi đánh giá tình hình tại khu vực tranh chấp kể trên. Trong tuần này đã bắt đầu diễn ra cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines. Sau đó, hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ tổ chức cuộc tập trận ngay tại khu vực diễn ra cuộc tập trận Mỹ - Philippines.

Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines đang diễn ra trong bối cảnh tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh khu vực Scarborough vẫn chưa lắng dịu. Cả Mỹ và Philippines đều khẳng định cuộc tập trận chung Balitakan 2012 đều không liên quan đến tình hình hiện nay và không hề nhằm mục đích đe dọa hoặc khiêu khích nước nào. Thế nhưng, theo báo Kommersant, những tuyên bố như vậy không trấn an được Bắc Kinh, một phần bởi vì Mỹ đã có kế hoạch tăng cường lực lượng ở khu vực châu Á.
Trên boong tàu khu trục Varyag của Nga.
Trên boong tàu khu trục Varyag của Nga. Ảnh: NEXT NAVY


Theo chiến lược phòng thủ mới của Mỹ đã được Tổng thống Barack Obama công bố hồi đầu năm, Mỹ sẽ tiến hành việc thay đổi vị trí đồn trú các lực lượng của mình trên thế giới. Theo đó, Mỹ sẽ rút bớt quân ở các nước châu Âu, đồng thời tăng cường hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa trên biên giới Liên minh châu Âu (EU) cũng như khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, tái lập sức mạnh ở khu vực châu  Á - Thái Bình Dương là một điểm chiến lược quân sự riêng biệt của Mỹ. Về vấn đề này, các chuyên gia Nga nhận định rằng Trung Quốc phản ứng trước việc Mỹ triển khai lực lượng ở châu Á một cách quyết liệt hơn cả sự phản đối của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Trong bối cảnh đó, Nga hiện đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột trong khu vực này. Cuộc tập trận Balitakan giữa Mỹ và Philippines sẽ kéo dài đến ngày 27-4. Trước khi cuộc tập trận này kết thúc, cuộc tập trận chung giữa hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu diễn ra, từ ngày 22 đến 29-4, với tên gọi “Tương tác trên biển - 2012”.

Bốn tàu chiến Nga thuộc hạm đội Thái Bình Dương, gồm tàu khu trục Varyag có trang bị tên lửa hướng dẫn và 3 chiến hạm lớn của hải quân Nga, sẽ tham gia cuộc tập trận kể trên ở Hoàng Hải cùng với hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số tàu hộ tống, máy bay chiến đấu, trực thăng của Nga. Tổng cộng có hơn 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Nga và Trung Quốc tham gia tập trận lần này. Theo hãng tin RIA Novosti, kể từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc và Nga đã thực hiện một số cuộc tập trận chung trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Nga tập trận gần biên giới Nhật


Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đại tá Vladimir Drik, cho biết khoảng 40 máy bay ném bom chiến lược Nga đã bắt đầu tham gia cuộc tập trận trong 5 ngày, từ 16-4, trong vùng lãnh hải của Nga gần biên giới Nhật Bản.
Cuộc tập trận không quân tầm xa này bao gồm các hoạt động ném bom, phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp ở phạm vi thử nghiệm, kết hợp với tuần tra và bài tập tiếp nhiên liệu trên không. Cụ thể: Khoảng 30 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear, 10 máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire và 2 máy bay chở nhiên liệu Il-78 tham gia cuộc tập trận quy mô này.
Theo hãng tin RIA Novosti, phía Nhật đã từng tỏ ra lo ngại khi các máy bay chiến đấu của Nga hiện diện gần bờ biển nước này.

Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc


Nhiều người dân Philippines đã biểu tình phản đối Trung Quốc vào sáng 16-4 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, phía Đông thành phố.

Họ mang theo  các biểu ngữ có nội dung: “Trung Quốc, hãy chấm dứt đánh bắt trộm trong vùng biển Philippines”. Cuộc biểu tình bắt nguồn từ việc các tàu và máy bay Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu khảo cổ M/Y Saranggani của Philippines khi tàu này đang nghiên cứu khoa học ở bãi đá ngầm. Bãi đá ngầm Scarborough, Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, cách bờ Tây của đảo Luzon của Philippines 230 km. Cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết: “Những người biểu tình đã gửi bản kháng nghị cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào chiều 16-4”.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Chuyên gia dự đoán tương lai xung đột biển Đông


Trước những diễn biến căng thẳng với Philippines và đặc biệt là cuộc tập trận chung giữa Manila và Wahshington, một số chuyên gia Trung Quốc bắt đầu mường tượng về viễn cảnh của cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

“Mỹ, Philippines khuấy động vùng biển tranh chấp”


Quân đội Mỹ và Philippines vừa bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Balikatan 2012 (BK12), ngoài khơi Palawan, gần vùng biển cả Trung Quốc và Philippines tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

Emmanuel Garcia, phát ngôn viên cuộc tập trận khẳng định: “Trọng tâm của cuộc diễn tập nhằm cải thiện an ninh, chống khủng bố và phản ứng trước các thảm họa và hoạt động nhân đạo”.
Người phát ngôn này đặc biệt lưu ý, mục đích của cuộc diễn tập “không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào mà chỉ để bảo vệ an ninh hàng hải và lợi ích quốc gia”.

Ông Garcia cũng xác nhận các tàu của Mỹ và Philippines sẽ diễn tập tại các vùng lãnh hải gần biển Đông, cụ thể là tại các đảo Luzon (phía Bắc) và Palawan (phía Tây Nam) của Philippines.

“Những cuộc thao dượt sẽ được thực hiện gần bờ biển của nhóm đảo Palawan và thuộc lãnh thổ của Philippines trên biển Đông. Chắc chắn chúng tôi sẽ không tập trận quân sự ở những nơi có tranh chấp hoặc ở những vùng biển không phải của mình”, người phát ngôn quân đội Philippines khẳng định.

Chuyên gia Trung Quốc cáo buộc Mỹ, Philippines khuấy động vùng biền tranh chấp.
Chuyên gia Trung Quốc cáo buộc Mỹ, Philippines khuấy động vùng biền tranh chấp.

Dù đây là lần tập trận thường niên thứ 28 giữa Philippines và Mỹ với sự tham gia của 2.300 binh sĩ Phippines và 4.500 binh sĩ Mỹ song theo BBC, tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh khác biệt.

Manila và Bắc Kinh vừa có căng thẳng mới trên biển Đông, sau vụ soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines chạm mặt hai tàu cá Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough ở vùng biển tranh chấp.

Quan trọng hơn, bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng khiến Philippines và nhiều nước trong khu vực tỏ ra quan ngại.

Trong suốt hai năm qua, Philippines nhiều lần than phiền rằng, Trung Quốc trở nên ngày càng gây hấn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Manila lên án các hành động của tàu Trung Quốc như bắn cảnh báo vào ngư dân, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines.

Trước diễn biến này, Philippines muốn tăng cường khả năng tự phòng thủ và nhấn mạnh mối quan hệ ngày một phát triển với Washington. Trong khi đó, Mỹ coi các bài diễn tập là cơ hội chứng minh những lợi ích mới của Mỹ về an ninh ở Thái Bình Dương.

Vì vậy, hoàn toàn không ngạc nhiên khi giới phân tích Trung Quốc phản ứng gay gắt trước động thái này của Mỹ và Philippines.

Global Times của Trung Quốc hôm nay đăng bài với tiêu đề “Mỹ, Philippines khuấy động vùng biển tranh chấp”.

Gần đây, Manila liên tục có nhiều hợp tác quân sự cùng Washington. Lãnh đạo hai bên cũng không ngừng lên tiếng ủng hộ thắt chặt quan hệ quân sự song phương. Tháng trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước này thông qua các cuộc tập trận chung như Balikatan.

Bài viết dẫn lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại ĐH Ngoại giao Trung Quốc Su Hao và Ian Storey, chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Singapore khẳng định, Mỹ đang tranh thủ cơ hội từ các cuộc tập trận để lôi kéo đồng minh kìm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
“Dù cả Manila và Washington đều tuyên bố rằng, cuộc tập trận thường niên Balikatan không có bất cứ mối liên hệ trực tiếp nào với các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nhưng rõ ràng vị trí cũng như nội dung diễn tập cho thấy điều ngược lại. Động thái mới càng giúp tăng cường sức mạnh liên minh Mỹ - Philippines nhằm chống lại Trung Quốc trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông”, ông Storey nhấn mạnh.

Tương lai xung đột


Theo hai nhà phân tích trên, việc Mỹ và Philippines thay đổi địa điểm tập trận tư Luzon đến Palawan, sát vùng biển tranh chấp hơn là một động thái đáng lưu ý.

Tuy nhiên, ông Su Hao cho rằng, việc di chuyển đến địa điểm gần song không phải ngay tại vùng biển trang chấp cho thấy Mỹ hiện tại chỉ muốn bày tỏ sự ủng hộ với Philippines trong cuộc xung đột trên biển Đông, chứ không sẵn lòng đối đầu trực diện với Bắc Kinh tại khu vực nhạy cảm này.

Trong khi đó, Philippines lại ngày càng cho thấy sự lệ thuộc vào Mỹ khi căng thẳng leo thang. Hai nước nhất trí thúc đẩy liên minh quân sự trong vài năm tới, theo đó, Philippines có thể tăng cường tiềm lực quân sự của mình, đồng thời tạo điều kiện cho Mỹ tái cân bằng lực lượng giữa Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương.

Vì vậy, ông Su Hao nhận định, trong tương lai sẽ chứng kiến nhiều cuộc diễn tập quân sự thường xuyên và quy mô hơn giữa Mỹ và Philippines trong bối cảnh Manila nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Washington. Và cũng từ những hoạt động quân sự chung này, cánh cửa vào châu Á của Mỹ sẽ rộng mở hơn.
Theo chuyên gia Trung Quốc, căng thẳng còn kéo dài tại biển Đông.
Theo chuyên gia Trung Quốc, căng thẳng còn kéo dài tại biển Đông.


Tuy nhiên, chuyên gia Storey cho rằng, dù tăng cường liên minh đến mức nào thì Mỹ cũng sẽ không đi xa đến mức thiết lập một căn cứ quân sự tại Philippines bởi nó quá tốn kém cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro về chính trị. Xây dựng căn cứ được xem là một hành động lộ liễu rõ ràng chống lại Trung Quốc và dễ dàng bị Bắc Kinh coi là một hành động khiêu khích.

Về bế tắc cơ chế đàm phán trong tranh chấp biển Đông, ông Su Hao nhấn mạnh, trong khi Trung Quốc muốn đàm phán song phương thì Mỹ lại muốn đưa cách tiếp cận đa phương của ASEAN vào cuộc xung đột này.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Su, cách giải quyết mà Washington đưa ra không dễ gì thực hiện bởi những nước như Campuchia và Lào, hai nước không liên quan trực tiếp trong tranh chấp biển Đông và đặc biệt là muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc sẽ không nhất trí cách tiếp cận này. Do đó, ông dự đoán, tình trạng bế tắc này sẽ còn kéo dài cho đến khi các nước thực sự đạt được sự đồng thuận.

Với sự căng thẳng cũng như bế tắc kéo dài này, chuyên gia Storey nhận định, một cuộc xung đột vũ trang dường như sẽ không diễn ra tại biển Đông trong thời gian tới song thay vào đó là sự leo thang của các vụ va chạm nhỏ, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự nghiêm trọng tại khu vực này.

“Trung Quốc có quyền tăng cường sức mạnh hải quân của mình nhưng một khi lợi ích còn xung đột thì căng thẳng còn kéo dài. Để hạ nhiệt những căng thẳng này, Bắc Kinh không còn cách nào khác là linh hoạt hơn trong các cách đối phó xung đột cũng như minh bạch hơn về quá trình hiện đại hóa quân sự của mình”, ông Storey gợi ý về hướng giải quyết tranh chấp biển Đông.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Mỹ-Philippines tập trận giữa căng thẳng Biển Đông


Hàng nghìn lính Mỹ và Philippines ngày mai sẽ bắt đầu cuộc tập trận gần hai tuần ở Philippines giữa lúc có nhiều lo ngại về sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc.

Các quan chức Philippines cho hay, cuộc tập trận mang tên Balikatan tức "vai kề vai", là một sự kiện thường niên nhưng năm nay sẽ tập trung nhiều ơn với một số hoạt động diễn tập tổ chức ở sát vùng nước “nhạy cảm” ở Biển Đông đang diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. 

Một cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines. Ảnh: AP
Một cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines. Ảnh: AP

Cuộc diễn tập nhằm đảm bảo Mỹ và Philippines, vốn là hai đồng minh có hiệp ước quốc phòng lâu năm, có thể hợp tác nhịp nhàng trong các tình huống khẩn cấp.
Phía quân đội Philippines nói cuộc tập trận phục vụ sự ổn định trong khu vực và không nhằm mục đích chọc tức bất kỳ nước nào. Có 4.500 lính Mỹ và 2.300 quân Philippines tham dự tập trận. "Mục tiêu của chúng tôi là không chống lại bất kỳ nước nào, chúng tôi diễn tập để nâng cao khả năng bảo vệ an ninh hàng hải, bảo vệ các lợi ích quốc gia”, Emmanuel Garcia, người phát ngôn quân đội Philippines nói.

Tướng chỉ huy quân sự Juancho Sabban cho hay, hoạt động còn bao gồm một cuộc tập trận trong đó binh lính tái chiếm một giàn khoan dầu bị chiếm ở Palawan.

Người phát ngôn Garcia xác nhận rằng, các tàu Mỹ và Philippines sẽ diễn tập ở vùng nước sát Biển Đông trong khi các nhà lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á nhiều lần khẳng định, Trung Quốc là một trong những quan ngại “an ninh hàng hải” chính của nước họ.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và viện dẫn những chứng cớ lịch sử, kể cả đối với những vùng nước sát cạnh bờ biển của Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác. Cuộc cạnh tranh chủ quyền ở vùng biển chiến lược quan trọng này đã khiến cho Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng của châu Á, có nguy cơ châm ngòi xung đột quân sự.

Trong suốt hai năm qua, Philippines đã nhiều lần than phiền rằng, Trung Quốc trở nên ngày càng gây hấn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Manila lên án các hành động của tàu Trung Quốc như bắn cảnh báo vào ngư dân, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines.

Mới đây, căng thẳng tăng cao trở lại khi các tàu Philippines và Trung Quốc đụng độ tại một hòn đảo gọi là bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông. Sau gần một tuần, hai bên từ chối thoái lui và vẫn tiếp tục giữ các tàu dân sự ở bãi đá ngầm cách tây đảo Luzon của Philippines 230 km trong nỗ lực khẳng định chủ quyền mỗi bên.

Cho là phải đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino năm ngoái đã kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ. Ông đã hoan nghênh việc Mỹ tái thiết sự hiện diện của mình ở khắp châu Á - Thái Bình Dương - một phần là để đối phó với sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Tháng trước, Tổng thống Aquino nói, mặc dù sẽ không có sự trở lại lâu dài của quân Mỹ tại các căn cứ ở Philippines, nhưng ông hoan nghênh sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ thông qua nhiều cuộc diễn tập chung hơn như kiểu Balikatan.

Theo John Blaxland, chuyên gia chính trị và an ninh khu vực từ Đại học Quốc gia Australia, trong trường hợp này, Balikatan ngoài ý nghĩa thông thường sẽ còn là thông điệp gửi tới Trung Quốc. "Đó là thông điệp khéo léo để khẳng định cho Philippines rằng, Mỹ thực sự nghiêm túc trong cuộc chơi ở châu Á và sẽ cung cấp các hỗ trợ khi cần thiết”, Blaxland nói.

Cuộc tập trận Balikatan sẽ bắt đầu từ thứ hai tới ngày 27/4 dự kiến diễn ra ở Luzon cũng như Palawan. Cả Philippines và Mỹ đều nhấn mạnh, Balikatan không tập trung hoàn toàn vào xung đột, quân đội hai nước còn có các cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và đối phó thảm họa. Balikatan sẽ được “mở màn” vào thứ hai với một buổi lễ ở Manila.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Mỹ, Philippines diễn tập chiếm lại giàn khoan gần biển Đông

Hàng nghìn binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tập trận, trong đó có tình huống là chiếm lại một giàn khoan dầu trên khu vực gần Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền.

Giới chức Mỹ thông báo hôm qua cho hay cuộc diễn tập diễn ra từ ngày 16 đến 27/4 ngoài khơi đảo Palawan. Hòn đảo này nhìn ra Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa là nơi đang có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn của nhiều nước.

Tàu chiến Mỹ và Philippines trong Balikantan 2009. Ảnh: AP
Căng thẳng ở Biển Đông lên cao từ năm ngoái, sau một số vụ việc va chạm của tàu thuyền giữa các bên có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc phản đối các cuộc tập trận mà có sự tham gia của Mỹ ở khu vực này. Một số nước khác cũng phản đối việc tàu của Trung Quốc quấy rối tàu thuyền của họ.

Trong cuộc diễn tập tới đây khoảng 4.500 quân nhân Mỹ và 2.300 quân nhân Philippines sẽ tham gia, AP dẫn thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết. Các quan sát viên của cuộc diễn tập này là một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), "các nước đối tác" cũng được mời tham gia.

Hôm 6/3 báo chí Nhật loan tin quân đội nước này cũng tham gia cuộc diễn tập thường niên, mang tên Balikantan, có nghĩa là "kề vai sát cánh". Balikantan được thực hiện chủ yếu quanh khu vực đảo lớn Luzon ở phía bắc của Philippines trong những năm trước, nhưng sẽ diễn ra tại đảo Palawan lần này.

Vị trí đảo Palawan (màu đỏ). Đồ họa: wikipedia.
Ngoài Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc được cho là cũng sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Philippines.

Giới chức Philippines khẳng định cuộc tập trận này nhằm tăng cường ổn định khu vực và không nhằm đến quốc gia nào. Trung tướng Juancho Sabban cho biết trong các nội dung diễn tập có một tình huống giả định là quân đội nước chủ nhà đánh chiếm lại một giàn khoan dầu trên biển bị khủng bố kiểm soát ở ngoài khơi phía tây tỉnh Palawan. Ông Sabban cho biết việc diễn tập sẽ chỉ được thực hiện trong vùng nước của Philippines.

Mỹ và Philippines là hai đồng minh thân thiết lâu năm và có hiệp định về phòng thủ chung. Năm ngoái, hai nước kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ này.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Ấn Độ tăng cường tập trận


Ấn Độ sẽ cùng tập trận với Nhật Bản và Hoa Kỳ trong thời gian từ nay đến giữa năm 2012 nhằm cân bằng động thái tăng cường hoạt động trên biển gần đây của Trung Quốc.

Binh lính Ấn Độ chống phiến quân ở bắc Srinagar - Ảnh: Reuters
Báo Nikkei ngày 29-2 dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Nhật cho biết New Delhi và Tokyo đang thảo luận kế hoạch tập trận hải quân chung vào mùa hè năm nay. Nội dung là diễn tập các chiến lược chống cướp biển trên các tuyến hàng hải quan trọng chở dầu và khí đốt từ Trung Đông. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mục tiêu lớn nhất là để đối phó với việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động trên biển ĐôngẤn Độ Dương.

Theo báo India Times, trong tháng 4-2012 Ấn Độ cũng sẽ tập trận chung với Mỹ trên vịnh Bengal. Nội dung là diễn tập đối phó với máy bay chiến đấu từ tàu sân bay, với việc ngăn chặn lưu thông trên biển. Cuộc tập trận thường niên này, lần thứ hai trong 10 năm qua, sẽ diễn ra ở bờ đông Ấn Độ. Lần trước là vào năm 2007 với sự tham gia của ba tàu sân bay, gần 30 tàu chiến và 150 chiến đấu cơ của Mỹ, Nhật, Úc và Singapore. Khi đó, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

Ấn Độ gần đây cũng chi nhiều tỉ USD tăng cường sức mạnh quân sự của mình như mua thêm 126 chiến đấu cơ của Pháp, tàu ngầm hạt nhân của Nga, tàu sân bay...

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Biển Đông lại sắp căng thẳng?

Tuyên bố mời đầu tư nước ngoài thăm dò khai thác dầu khí của Philippines cộng với kế hoạch của tập đoàn dầu khí Forum Energy chi 80 triệu USD khoan thăm dò tại khu vực Tây Bắc đảo Palawan trong năm 2013 cho thấy nguy cơ một cuộc xung đột mới trên biển Đông.

Nhận định trên không phải không có cơ sở khi tháng 3 năm ngoái, biển Đông “dậy sóng” với hàng loạt máy bay trinh sát, tàu tuần tiễu, máy bay tiêm kích của quân đội Philippines được huy động đến khu vực Tây Bắc đảo Palawan.

Trước đó, quân đội Philippines nhận được điện thoại từ Công ty dầu khí có trụ sở tại Anh Forum Energy thông báo việc hai tàu Trung Quốc đang đe dọa tấn công tàu nghiên cứu của công ty này. Căng thẳng gia tăng tới mức Forum Energy muốn quyết định dừng thăm dò trong hai tháng.

Một năm sau, theo báo The Philippinese Star hôm qua, Forum Energy đang lên kế hoạch quay trở lại. Theo các quan chức hàng đầu của Forum Energy, công ty này sẽ đầu tư khoảng 80 triệu USD và vài tháng tới sẽ khoan thăm dò mũi đầu tiên tìm kiếm gas và dầu mỏ phía Tây Bắc đảo Palawan, khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Giới quan sát cho rằng, hành động này có thể gây ra một cuộc “khủng hoảng quân sự” cho Tổng thống Philippines Aquino nếu Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ hơn. “Đây sẽ là phép thử cho quan điểm của Trung Quốc trên biển Đông”, hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia Ian Storey, Viện nghiên cứu ĐNA tại Singapore nói, “ họ có thể sử dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái, quấy nhiễu tàu thăm dò, thậm chí có thể có phản ứng mạnh mẽ hơn kể cả gửi tàu chiến đến khu vực này”.

Tuy nhiên, thời điểm năm nay sẽ khác trước khi Mỹ củng cố và gia tăng lực lượng quân sự ở khu vực và ngay tại Philippines. Sắp tới, vào cuối tháng 3, Mỹ - Philippines sẽ tổ chức tâp trận quân sự chung dự kiến ngay tại khu vực trên, điều mà Trung Quốc chắc chắn phản đối. Thậm chí, tướng Sabban, chỉ huy BTL phía Tây quân đội Philippines nói, các tàu tuần tiễu và máy bay trinh thám cần thiết sẽ được cung cấp bảo vệ các tàu thăm dò của Forum Energy tại khu vực trên.

“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ các công ty dầu mỏ trên lãnh thổ của chúng tôi”, tướng Sabban nói, “chúng tôi không thực sự là hộ tống họ nhưng chúng tôi có mặt ở đó để răn đe các lực lượng bên ngoài không quấy nhiễu”.

Mỹ - Philippines tập trận tại biển Đông năm 2011. Ảnh: Getty. 
Công ty Forum Energy cũng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan năng lượng và quân sự của Phillippines với hy vọng cử các tàu thăm dò dự kiến quý 4 năm nay.

“Chúng tôi biết được nguy cơ khi thực hiện việc khoan thăm dò ở đó”, Giám đốc điều hành Forum Energy Carlo Pablo nói nhưng “có kế hoạch xử lý”. Và như vậy, hoạt động cũ nhưng trong bối cảnh mới, biển Đông lại đứng trước nguy cơ chứng kiến một đợt căng thẳng khác sắp diễn ra.