Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Xu hướng hiện đại hóa hải quân của một số nước châu Á hiện nay

Hiện nay, vì nhiều lý do, các nước châu Á đang có xu hướng chú trọng hiện đại hóa lực lượngHải quân, coi đây là một nội dung quan trọng trong xây dựng quân đội thế kỷXXI.

Theo kết quả khảo sát quốc phòng của nhiều tổ chức quốc tế thì, châu Á hiện là một trong những thị trường vũ khí, trang bị (VK,TB) hải quân sôi động vào hàng bậc nhất thế giới. Trongchương trình phát triển VK,TB hải quân được các nước khu vực công bố thì tớinăm 2017, có hơn 108 tỷ USD sẽ được chi cho mua sắm và hiện đại hóa VK,TB hảiquân; trong đó, 16 quốc gia ven biển ở châu Á sẽ mua khoảng 850 tàu chiến cácloại. Đó là con số đáng kinh ngạc.

Tàu Đinh Tiên Hoàng của Hải quân nhân dân ViệtNam
Tàu Đinh Tiên Hoàng của Hải quân nhân dân ViệtNam

Đặc điểm nổi bật trong chiến lược hải quân của các nước châu Á là hiệnđại hóa có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển các loại VK,TB hiện đại,phù hợp với mục đích chính trị, chiến lược quốc phòng - quân sự, tiềm lực kinhtế và trình độ phát triển khoa học - công nghệ của quốc gia. Ví như, Trung Quốcvà Ấn Độ là hai nền kinh tế mới nổi, chú trọng xây dựng cụm tàu sân bay, coiđây là một trọng tâm để hiện đại hóa Hải quân và nâng cao khả năng tác chiếncủa lực lượng này trên các vùng biển xa. Nhật Bản, Hàn Quốc,… tập trung hiệnđại hóa lực lượng tàu mặt nước, mà trọng tâm là tàu khu trục với khả năng phòngthủ tên lửa đường đạn, bảo vệ các đảo đông dân cư và phát triển tàu ngầm hiệnđại trang bị hệ thống động lực sử dụng nguồn không khí độc lập (AIP), thời gianlặn kéo dài, tương đương khả năng của tàu ngầm hạt nhân. Một số quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) lựa chọn chiến lược trang bị các tàu frigat, tàu ngầm điệnđi-ê-den,... nhằm nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ tích cực, đáp ứng yêucầu bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chuyên gia quân sựnhiều nước cho rằng, việc hiện đại hóa VK,TB hải quân của các nước châu Á xuấtphát từ thực tiễn tình hình an ninh khu vực và xu hướng xây dựng quân đội hiệnđại, đáp ứng yêu cầu chiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công nghệ cao, gópphần tăng cường sức mạnh quốc phòng nói chung, năng lực tác chiến của lực lượngHải quân nói riêng. Điều đó cũng đặt ra những vấn đề mới không chỉ đối vớinhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của từng nước, mà còn có nhữngtác động không nhỏ đến tình hình an ninh, ổn định của khu vực và quốc tế.

Trước hết, đối vớiviệc trang bị tàu sân bay. Tiên phong trong lĩnh vực này là Trung Quốc vàẤn Độ. Ngày 10-8-2011, Trung Quốc đã tiến hành chạy thử nghiệmtàu sân bay Thi Lang, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận khu vực và thế giới.Với việc trang bị tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc trở thành thành viên chínhthức trong "Câu lạc bộ tàu sân bay" của thế giới, gồm 9 nước (trongđó, Mỹ có 11 chiếc, chiếm 50% trong tổng số tàu sân bay của Câu lạc bộ này vàđều là loại tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân). Đánh giá về tàu sân bay ThiLang, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây là tàu Varyag do Trung Quốc muacủa U-crai-na và sửa chữa, tân trang lại; có tính năng kỹ, chiến thuật vào loạihiện đại bậc trung bình của thế giới, chưa thể sánh với tàu sân bay của Mỹ vàcủa nhiều nước khác. Họ cũng cho rằng, tàu sân bay thực chất là một sân bay diđộng, việc trang bị nó có thể nâng cao đáng kể sức mạnh quốc phòng, nhất là khảnăng tác chiến viễn dương của lực lượng Hải quân. Tuy nhiên, tàu sân bay cónhững yêu cầu rất khắt khe, phức tạp về công tác bảo đảm, bảo vệ và thực hành tácchiến. Tàu sân bay có kích thước thường rất lớn, di chuyển không linh hoạt nênnó là mục tiêu lộ, rất dễ bị các loại tên lửa hành trình, tàu chiến và máy baychiến đấu của đối phương tiêu diệt. Để khắc phục tình trạng đó, các nước thườngphải sử dụng số lượng lớn tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và các loại tàuchiến đấu khác để làm công tác bảo đảm, phòng vệ và để tàu sân bay phát huyđược uy lực. Điều này rất tốn kém, không phải nước nào sở hữu tàu sân bay cũngcó đủ điều kiện để làm được. Mặt khác, do mới trang bị, nên cũng như Hải quâncác nước khác, Hải quân Trung Quốc cũng phải mất một thời gian dài (thườngkhoảng 5 đến 10 năm) để làm chủ được tàu sân bay và để tàu sân bay hòa nhậptrong đội hình tác chiến của Hải quân nói riêng, của quân đội nói chung. Theotờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, trong thời gian tới, cùng với việc hoànthiện tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc chủ trương đóng mới một tàu sân baykhác, mang tên “Bắc Kinh”.

Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng có dự án sản xuất 2 tàu sân bay lớp Vikrant,với độ rẽ nước khoảng 40.000 - 60.000 tấn, tầm hoạt động 7.500 hải lý, mangtheo được khoảng 30 máy bay chiến đấu; coi đây là một trọng tâm trong chươngtrình phát triển VK,TB hải quân những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Ấn Độ dự kiến sẽhạ thủy hai tàu sân bay này vào năm 2017 - 2018.

Thứ hai, mua sắm, hiện đại hóa các tàu khu trục.Theo chuyên gia quân sự củanhiều nước, do tính năng kỹ, chiến thuật khá ưu việt, có thể đảm nhiệm nhiềunhiệm vụ, trong đó có khả năng chống tàu sân bay, nên các loại tàu khu trục,tầu hộ tống là một trọng tâm phát triển của Hải quân nhiều nước châu Á2.Để thực hiện mục tiêu phòng vệ từ biển xa, Hải quân Nhật Bản đang phát triểncác loại tàu khu trục JDS Atagos và JS Ashigara thuộc lớp Atagos, có giá trịlên đến 1,5 tỉ USD, được trang bị các hệ thống tên lửa đa năng tiên tiến, kể cảkhả năng đánh chặn tên lửa đường đạn và có thể mang theo trực thăng săn tàungầm… Đồng thời, Hải quân nước này cũng tập trung nâng cao khả năng phòng thủtên lửa đường đạn (BMD) cho lực lượng tàu chiến mặt nước; trang bị hệ thống tênlửa Aegis và tên lửa đa năng cho 6 tàu khu trục (gồm 4 tàu Kongous và 2 tàuAtagos), để tăng cường khả năng phòng thủ và tiến công trên biển. Trong chiếnlược hiện đại hóa hải quân, Hàn Quốc đã lắp đặt hệ thống tên lửa Aegis trên 3tàu khu trục KDX-3 và có thể sẽ đặt hàng thêm 3 hệ thống nữa. Đồng thời, HànQuốc cũng hiện đại hóa hai tàu khu trục Sejong the Great và Yulgok Yi I thuộclớp King Sejong the Great, trên cơ sở trang bị các loại tên lửa đa năng, súng pháođể đối không, đối hải và hệ thống tên lửa Aegis đời mới. Hải quân Hàn Quốc còntrang bị pháo cỡ nòng trung bình và tên lửa cho một số tàu khu trục để nâng caokhả năng thực hành tiến công các mục tiêu trên đất liền.

Thứ ba, lựa chọn tàu ngầm và các tàu mặt nước hạng nhẹ. Trongđiều kiện ngân sách quốc phòng hạn chế, các nước ASEAN rất chú trọng mua sắmtàu ngầm điện đi-ê-den, tàu frigat và trang bị các tổ hợp tên lửa bờ, nhằm bảovệ lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của mình. Xin-ga-po và Ma-lai-xi-ahiện sở hữu các tàu ngầm rất hiện đại. Năm 2009 - 2010, Xin-ga-po đã nhận 2 tàungầm lớp Archer của Thụy Điển, nâng tổng số tàu ngầm của nước này lên 6 chiếc.Ưu điểm của tàu ngầm lớp Archer là khả năng di chuyển rất êm, hệ thống định vịchuẩn xác, trang bị tới 9 ống phóng ngư lôi. Ma-lai-xi-a sở hữu tàu ngầm lớpScorpene do Pháp chế tạo, có khả năng tác chiến linh hoạt với 6 ống phóng ngưlôi và có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong 50 ngày.

Cùng với đó, những năm gần đây, nhiều nước ASEAN chú trọng lựa chọn muasắm và trang bị tàu mặt nước hạng nhẹ, lấy đây làm lực lượng nòng cốt để nângcao khả năng tác chiến linh hoạt1. Theo chuyên gia quân sự nhiềunước, do nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân các nước ASEAN là quản lý, bảo vệ chủquyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, nên việc lựa chọn tàu mặt nước hạngnhẹ là hợp lý. So với các loại tàu chiến khác, các tàu chiến loại này có ưu thếvề khả năng cơ động cao, cập và xuất cảng đơn giản, không đòi hỏi điều kiệnhoạt động khắt khe, nhất là khả năng tác chiến khu vực sát bờ và cận chiến trênbiển hiệu quả. Lớp tàu mặt nước hạng nhẹ, tốc độ cao bao gồm các loại, như: tàucao tốc phóng tên lửa, tàu cao tốc phóng ngư lôi, tàu tiến công bắn pháo, tàutuần tra, tàu cao tốc đổ bộ,... Một số khinh hạm cũng có thể xếp vào nhóm này,như khinh hạm cao tốc phóng tên lửa thuộc lớp Tarantul, có tốc độ 32,5 hảilý/giờ, tầm hoạt động hơn 1.000 hải lý. Khinh hạm này có thể phóng tên lửachống hạm bay sát mặt nước và tên lửa đối không tầm gần. Loại tàu này cũng cònđược trang bị pháo hạm và pháo phòng không để bắn máy bay và tàu chiến của đốiphương. Ngoài ra, một số loại tàu hộ tống, tàu đổ bộ, tàu frigat lớp Sigma, tàufrigat lớp Formidable có khả năng mang theo trực thăng săn tàu ngầm cũng đượccác nước ASEAN lựa chọn mua, trang bị cho Hải quân.

Một đặc điểmkhá nổi bật trong hiện đại hóa Hải quân các nước ASEAN hiện nay là cùng với muasắm, nhập khẩu các VK,TB hiện đại, các nước này cũng chú trọng phát triển ngànhcông nghiệp quốc phòng (CNQP), nhằm nâng cao khả năng tự chủ về VK,TB, đồngthời, phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Phương pháp hiện đại hóa ngành CNQP củacác nước ASEAN thường là thông qua mua bản quyền chế tạo, chuyển giao côngnghệ, hợp tác nghiên cứu, chế tạo,... Đến nay, một số nước ASEAN, như:Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a đã xây dựng được ngành CNQP hảiquân khá mạnh, đủ khả năng nghiên cứu, chế tạo một số loại tàu chiến đấu hạngnhẹ, nhiều trang thiết bị điện tử, hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông,máy tính (C3I), hệ thống phòng không, tên lửa các loại,... không chỉ để trangbị cho Hải quân nước mình, mà còn phục vụ cho xuất khẩu, kể cả xuất khẩu chocác nước Tây Âu có trình độ khoa học và công nghệ hiện đại. Cùng với đó, Hảiquân các nước ASEAN cũng chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục vàđào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển khoa học nghệthuật quân sự hải quân trong điều kiện tác chiến mới, nhất là khả năng tácchiến hiệp đồng quân, binh chủng và các lực lượng dân sự hoạt động trên biển trongchiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công nghệ cao; đủ sức quản lý, bảo vệ vữngchắc chủ quyền biển, đảo của đất nước.

Đại tá ĐẶNGĐỒNG TIẾN

____________

1 - Hải quân Trung Quốc hiện có trong biên chế khoảng16 tàu khu trục, Hải quân Nhật Bản có 40 chiếc, Hải quân Hàn Quốc có 11 chiếc.

2 - Tỷ lệ tàu mặt nước hạng nhẹ trong tổng số tàu hảiquân của một số nước ASEAN: Xin-ga-po là 17/50, In-đô-nê-xi-a là 36/48,Ma-lai-xi-a là 47/52, Bru-nây là 100%.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tranh chấp biển Đông: Một cây làm chẳng nên non...


Để có một chiến lược hiệu quả và lâu dài hơn, Philippines cần gắn kết hơn hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược.

Philippines lần nữa bày tỏ thái độ quyết liệt của mình tại biển Đông sau các cuộc đụng độ với các tàu Hải Giám của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, vùng mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền. Đây có thể được xem như một trong những vụ va chạm nghiêm trọng nhất giữa hai nước tại vùng biển tranh chấp. Trung Quốc và Philippines không có đụng độ nào đáng chú ý được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa cho tới tận năm 1995, khi Trung Quốc xâm chiếm Mischief Reef (Panganiban Reef) và xây dựng một số căn cứ quân sự.

Đụng độ quân sự giữa tàu chiến 2 nước đã xảy ra và thổi bùng nguy cơ chiến tranh trong khu vực. Sau đó, Philippines cũng bắt giữ 4 tàu và 62 ngư dân Trung Quốc tại Half - Moon shoal do xâm phạm chủ quyền và đánh bắt trái phép động vật quý hiếm. Căng thẳng giữa 2 nước lại tăng lên vào năm 1998 khi Trung Quốc đặt phao ở Sabina Shoal (cách Palawan 132 km) với mong muốn mở rộng xa hơn Mischief Reef về phía Đông, nhưng máy bay của Philippines đã bắn chìm các phao này và đến năm 1999, Trung Quốc lại xây dựng thêm các cơ sở trên Mischief Reef.

Mặc dù sau đó có xảy ra một số đụng độ nhỏ giữa Philippines và Trung Quốc nhưng tranh cãi đã giảm bớt. Nguyên nhân của sự ổn định tạm thời tại biển Đông một phần là nhờ DOC (Declaration of Conduct, 2002) và chính sách "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.

Vụ việc bắt đầu vào ngày 8-4, khi chiến hạm lớn nhất của Philippines là BRP Gregorio del Pilar phát hiện một nhóm 8 tàu đánh cá của Trung Quốc, như theo lời của Bộ ngoại giao Philippines là "đánh bắt trái phép" tại khu vực bãi cạn Panatag (Scarborough). Hai ngày sau, vào ngày 10-4, hải quân Philippines cử binh lính đến khu vực để điều tra. Phía Philippines cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để trao công hàm phản đối việc tàu nghiên cứu Saranggani bị các tàu và máy bay Trung Quốc "quấy rối" cũng tại khu vực đảo này.

Bộ Ngoại giao hai nước đã ra những tuyên bố lên án lẫn nhau. Phía Philippines đã gửi công hàm phản đối lên Đại sứ Trung Quốc tại Manila, trong khi Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình tại đảo Huangyan (Scarborough), kêu gọi Philippines ngừng ngay những hành động làm căng thẳng thêm tình hình. Phía Philippines tuyên bố rút tàu hải quân lớn nhất của mình là BRP Gregorio del Pilar ra khỏi khu vực tranh chấp, đồng thời huy động một tàu tuần duyên khác vào thay thế. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario không giải thích lý do.

Gần đây nhất chỉ huy Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Tây ông Juanche Sabban tuyên bố rằng quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ đất nước, nếu có những leo thang quân sự từ phía Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough hay những vùng lãnh thổ tranh chấp khác. Ngoại trưởng Philippines cũng vừa kêu gọi các nước lên tiếng về hành động hung hăng từ phía Trung Quốc.

Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.
Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.

Những động thái của chính phủ Manila trong các sự kiện gần đây một mặt khẳng định lại lập trường cứng rắn của nước này trước Trung Quốc. Mặt khác, để có một chiến lược hiệu quả và lâu dài hơn, Philippines cần gắn kết hơn hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược.

Một là hình thành một mặt trận thống nhất trong khối ASEAN theo nguyên tắc "ba cây chụm lại lên hòn núi cao", để tăng cường tiếng nói ngoại giao. Và việc này chắc chắn Manila phải là nước đầu tiên khẳng định lại quyết tâm của mình sau nhiều lần "xé ráo" trong quá khứ.

"Xé rào" trong việc thỏa thuận với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp năm 2004. Hành động này của Manila đã khiến cho các nước khác, đặc biệt là Việt Nam cảm thấy bất ngờ, nó đã khiến cho các nỗ lực tập hợp sức mạnh của các quốc gia ở Đông Nam Á bị khựng lại đột ngột.

"Xé rào" trong việc từ chối tham gia một bản báo cáo chung với Việt Nam và Malaysia trong việc xác lập thềm lục địa và vùng Đặc Quyền Kinh Tê (EEZ) năm 2009. Không những vậy, Philippines đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) bức thư phản đối quan điểm chung của Việt Nam và Malaysia. Trong bức thư, Philippines sử dụng những đặc điểm tranh chấp trên đất liền mà bỏ qua thực tế rằng các vùng nước, khu vực biển tranh chấp được cấu thành bởi Trường Sa và Hoàng Sa là không đáng kể.

Chính những "xé rào" này đã tạo lợi thế không nhỏ cho Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Đông.

Vấn đề thứ hai mà Manila đang đối mặt chính là nằm trong sức mạnh của lực lượng quốc phòng. Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, sử dụng những vũ khí lạc hậu và không được nâng cấp cũng như binh lính ít có kinh nghiệm trong việc sử dụng các kỹ năng trên biển. Mãi đến khi các cuộc tranh chấp với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn thì vào năm 2011, chiếc tàu chiến được coi là lớn nhất và hiện đại nhất Philippines BRP Gregorio del Pilar mới được Mỹ chuyển giao cho Manila. Nhưng đây cũng chỉ là chiếc tàu đã qua sử dụng.

Cũng có thông tin rằng Philippines muốn mua máy bay F16 của Mỹ nhưng đã phải hoãn lại cho trình độ công nghệ của Manila không phù hợp. Việc rút tàu chiến BRP Gregorio del Pilar giữa lúc căng thẳng dâng cao ngày 12.04 tuần qua đã đánh một dấu hỏi lớn về khả năng của hải quân Philippines trong việc duy trì năng lực răn đe cũng như đối phó với các mối đe dọa bên ngoài. Với việc rút tàu hải quân, Philippines hiện chỉ còn một tàu tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng tuần duyên tại vùng biển tranh chấp.

Gần đây, với việc Mỹ thực hiện chính sách "quay trở lại châu Á", các động thái của Philippines - đồng minh lâu năm của chú Sam tại Đông Nam Á - có vẻ như đã trở nên chủ động và mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, chính sách can dự của Mỹ vẫn đang giử ở mức độ duy trì an ninh và tự do hàng hải, việc can dự để hổ trợ trực tiếp Philippines trong xung đột với Trung Quốc chỉ có thể xảy ra khi hai bên đụng chạm với nhau về quân sự hay vũ trang, điều mà trong bối cảnh biển Đông thời điểm này khó xảy ra.

Không thống nhất về quan điểm EEZ của các vùng đảo tại Trường Sa với các nước ASEAN khác, từ lợi ích của mình Philippines sẽ hạn chế vai trò của Mỹ trong việc can thiệp nếu chính phủ Manila gặp phải những chèn ép về sức mạnh. Khi đó, Bắc Kinh có thể lập luận rằng đây là vùng biển xuất phát từ quy chế pháp lý đảo của Hoàng Sa và Trường Sa không là hải phận quốc tế, vì thế không có lý do nào tạo điều kiên cho một nước bên ngoài như Mỹ can thiệp.

Giải thế cờ khó, Philippines cần nhớ rằng: "Một cây làm chẳng nên non..."

Việt Nam cần làm gì?
Cùng là thành viên trong ASEAN, cùng là hai nước nhỏ hơn, và cùng chịu sức ép cán cân quyền lực chênh lệch với Trung Quốc, nhưng trong bài toán phối hợp-liên kết giữa Việt Nam-Philippines về vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông, Việt Nam luôn phải đứng trước một tình thế nan giải.
Một mặt, nếu Manila hòa hoãn và tiến hành hợp tác với Bắc Kinh theo con đường song phương, Việt Nam có khả năng bị ép vào thế "chuyện đã rồi", khi quyền và khu vực khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp đã được hai nước thông qua, dẫn đến nguy cơ trở thành người đến sau "trâu chậm uống nước đục". Gần đây nhất là việc năm 2004, việc Philippine đồng ý ký kết một thòa thuận với Bắc Kinh đề cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đã khiến Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận tham gia "Thỏa thuận ba bên về hợp tác nghiên cứu hải dương một số khu vực của biển Nam Trung Hoa" (JMSU). JMSU kéo dài gần 3 năm, sau đó tuy không được chính phủ Manila gia hạn tiếp, nhưng cũng là một chỉ dấu cho thấy sự không nhất quán trong lập trường liên minh của khối các nước ASEAN.
Mặt khác, trong trường hợp Philippines căng thẳng với Trung Quốc như trong thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng sẽ rất khó xử, vì phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Ủng hộ Philippines để phản đối Trung Quốc theo tinh thần liên đới và bảo toàn khối thống nhất các nước ASEAN, Việt Nam có khả năng "tự đá thủng lưới nhà", khi một số quần đảo ở Trường Sa vẫn là chủ đề tranh cãi giữa Hà Nội và Manila.
Cách đây không lâu, Philippines tuyên bố khẳng định chủ quyền và tiến hành xây dựng căn cứ trên đảo đảo Pagasa, tiếng Việt gọi là đảo Thị tứ nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, một hành động dường như thúc đẩy tình hình thêm căng thẳng.
Hơn nữa, nếu Việt Nam không ủng hộ trong lúc Philippines đang đối trọng song phương với Trung Quốc, thì điều đó sẽ dẫn đến nhiều khả năng phía Philippines cũng sẽ lựa chọn một giải pháp "bàng quan" tương tự, khi Việt Nam gặp vấn đề.
Trong bối cảnh lưỡng nan như vậy, lựa chọn chiến lược "pháp lý theo nguyên tắc" và "tiếp cận đa phương" là chìa khóa.
Khoan đề cập đến vấn đề chủ quyền pháp lý và lịch sử các đảo, với tinh thần "cái dễ làm trước", Việt Nam cần xác định lại nguyên tắc về cách hành xử với cả hai đối tác Philippines lẫn Trung Quốc.
Hiện nay, các vùng "chồng lấn" giữa EEZ của các nước ven biển và EEZ của các vùng đảo (nếu được xem là đảo) chính là nguyên nhân dẫn đến việc biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp. Trong hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC), Philippines đã không tham gia chung với Việt Nam và Malaysia để cùng chia sẽ quan điểm các đảo-đá ở khu vực Trường Sa không đủ điều kiện "pháp lý đảo" theo điều 121, khoảng 3 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), và vì vậy không thể sở hữu vùng Đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý (EEZ).
Quan điểm này đi ngược lại với phía Bắc Kinh khi chính thức trình bày "đường lưỡi bò" như một khẳng định chính thức về chủ quyền của mình tại biển Đông, qua đó công nhận ngầm điều kiện "pháp lý đảo" của ở Hoàng Sa- Trường Sa.
Thuyết phục cả Philippines lẫn Trung Quốc đến cùng một quan điểm thống nhất là đều Việt Nam cần làm. Ngay cả khi biết rằng nhiều khả năng Trung Quốc không đồng ý, phía Việt Nam cũng nên đưa vấn đề này ra đa phương với sự tham gia của các nước có liên quan với nhau.
Chèn ép bằng sức mạnh chỉ có thể thành công, khi nước yếu thế hơn phải chịu thế "một chọi một" hoặc đây là cuộc chơi rừng rú với nắm đấm thay vì luật lệ và lý lẽ. Tranh chấp biển Đông hiện nay không phải là một cuộc chơi như vậy, và chắc chắn chúng ta cũng không được phép để cho nó trở thành một cuộc chơi "rừng rú" với nắm đấm và "mạnh được yếu thua".

Nguyễn Chính Tâm

Nhật Bản - Ấn Độ sẽ tập trận chung trên Biển Đông


Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.  

Tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 2/5 đưa tin, trong chuyến công du New Delhi hôm 30/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng nhiệm Ấn Độ Krishna đã đạt được thỏa thuận chung xây dựng cơ chế hợp tác trên biển giữa hai nước.

Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.

Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm
Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm  (Ảnh: LH)

Tờ Liên Hợp bình luận, thông qua động thái này - cuộc tập trận chung với nội dung chủ yếu là an ninh hàng hải và các hạng mục mở rộng khác nhằm kiềm chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ngày càng lớn dần đối với khu vực này.
Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết, khu vực biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ nằm trong nội dung đàm phán trao đổi giữa Tokyo với New Delhi.

Một động thái khác có liên quan, ngày 30/4 đã diễn ra hội nghị cấp cao Mỹ - Philippines (2 + 2) giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng 2 nước nhằm phát triển mối quan hệ chiến lược song phương và triển khai kế hoạch xây dựng Philippines trở thành "trung tâm" trong chiến lược mới tại châu Á của Mỹ.

Cũng trong cuộc gặp này, Washington thông báo nội trong năm 2012 này sẽ bàn giao tiếp cho Malina một chiến hạm đã qua sử dụng của Mỹ để giúp Philippines tăng sức mạnh hải quân.

Chiếc chiến hạm đầu tiên Mỹ bàn giao Philippines đã được đưa vào biên chế tháng 8/2011.

Cũng trong hội nghị này, một lần nữa Washington khẳng định quyền tự do hàng hải trên biển Đông và nhắc lại quan điểm của Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp tại khu vực này giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN thông qua con đường hòa bình, đối thoại với một cơ chế đa phương chứ không phải đàm phán tay đôi như Bắc Kinh vẫn theo đuổi./.

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Biển Đông lại sắp căng thẳng?

Tuyên bố mời đầu tư nước ngoài thăm dò khai thác dầu khí của Philippines cộng với kế hoạch của tập đoàn dầu khí Forum Energy chi 80 triệu USD khoan thăm dò tại khu vực Tây Bắc đảo Palawan trong năm 2013 cho thấy nguy cơ một cuộc xung đột mới trên biển Đông.

Nhận định trên không phải không có cơ sở khi tháng 3 năm ngoái, biển Đông “dậy sóng” với hàng loạt máy bay trinh sát, tàu tuần tiễu, máy bay tiêm kích của quân đội Philippines được huy động đến khu vực Tây Bắc đảo Palawan.

Trước đó, quân đội Philippines nhận được điện thoại từ Công ty dầu khí có trụ sở tại Anh Forum Energy thông báo việc hai tàu Trung Quốc đang đe dọa tấn công tàu nghiên cứu của công ty này. Căng thẳng gia tăng tới mức Forum Energy muốn quyết định dừng thăm dò trong hai tháng.

Một năm sau, theo báo The Philippinese Star hôm qua, Forum Energy đang lên kế hoạch quay trở lại. Theo các quan chức hàng đầu của Forum Energy, công ty này sẽ đầu tư khoảng 80 triệu USD và vài tháng tới sẽ khoan thăm dò mũi đầu tiên tìm kiếm gas và dầu mỏ phía Tây Bắc đảo Palawan, khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Giới quan sát cho rằng, hành động này có thể gây ra một cuộc “khủng hoảng quân sự” cho Tổng thống Philippines Aquino nếu Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ hơn. “Đây sẽ là phép thử cho quan điểm của Trung Quốc trên biển Đông”, hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia Ian Storey, Viện nghiên cứu ĐNA tại Singapore nói, “ họ có thể sử dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái, quấy nhiễu tàu thăm dò, thậm chí có thể có phản ứng mạnh mẽ hơn kể cả gửi tàu chiến đến khu vực này”.

Tuy nhiên, thời điểm năm nay sẽ khác trước khi Mỹ củng cố và gia tăng lực lượng quân sự ở khu vực và ngay tại Philippines. Sắp tới, vào cuối tháng 3, Mỹ - Philippines sẽ tổ chức tâp trận quân sự chung dự kiến ngay tại khu vực trên, điều mà Trung Quốc chắc chắn phản đối. Thậm chí, tướng Sabban, chỉ huy BTL phía Tây quân đội Philippines nói, các tàu tuần tiễu và máy bay trinh thám cần thiết sẽ được cung cấp bảo vệ các tàu thăm dò của Forum Energy tại khu vực trên.

“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ các công ty dầu mỏ trên lãnh thổ của chúng tôi”, tướng Sabban nói, “chúng tôi không thực sự là hộ tống họ nhưng chúng tôi có mặt ở đó để răn đe các lực lượng bên ngoài không quấy nhiễu”.

Mỹ - Philippines tập trận tại biển Đông năm 2011. Ảnh: Getty. 
Công ty Forum Energy cũng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan năng lượng và quân sự của Phillippines với hy vọng cử các tàu thăm dò dự kiến quý 4 năm nay.

“Chúng tôi biết được nguy cơ khi thực hiện việc khoan thăm dò ở đó”, Giám đốc điều hành Forum Energy Carlo Pablo nói nhưng “có kế hoạch xử lý”. Và như vậy, hoạt động cũ nhưng trong bối cảnh mới, biển Đông lại đứng trước nguy cơ chứng kiến một đợt căng thẳng khác sắp diễn ra.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Minh Hà và dấu ấn Trường Sa...

Được đến với Trường Sa là ước mơ của hầu hết những người làm báo, đặc biệt là các nhà báo nữ. Trong những ngày đầu năm mới, PV Minh Hà của Ban Thời sự đã có được vinh dự này. Để đến khi đã trở lại với công việc thường ngày, Hà vẫn rất nhớ Trường Sa...

PV Minh Hà
Là nữ phóng viên trẻ duy nhất có mặt trong chuyến tác nghiệp tổ chức cầu truyền hình tại Trường Sa của Ban Thời sự dịp tết vừa qua, cảm xúc của Minh Hà thế nào?

Khi được giao nhiệm vụ đi công tác Trường Sa, mình vui lắm và tự hào nữa vì mình là phóng viên nữ thứ hai của Ban Thời sự có vinh dự này. Mặc dù bị "dọa" là sẽ khổ lắm đấy, nhưng lúc ấy mình chỉ nghĩ là dù vất vả thế nào cũng sẽ chịu được. "Trộm vía" mình cũng là người có sức khỏe tốt, có lẽ vì vậy mà lãnh đạo cũng yên tâm phần nào khi giao cho mình chương trình quan trọng này.

Minh Hà có thể cho khán giả hình dung về hậu trường rất công phu, khó khăn khi nối cầu truyền hình Hà Nội với Trường Sa?

Để thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp thì hệ thống máy móc rất phức tạp, riêng cầu truyền hình với Trường Sa trong chương trình Dấu ấn 2011 thì khó khăn hơn vì phải đưa số thiết bị lên đến mấy tấn ra đảo. Đội kỹ thuật chỉ 6 người vì thế mỗi người phải làm thêm nhiệm vụ của nhiều người khác.

Quân chủng Hải quân đã dành riêng tàu Trường Sa 01 để đưa đoàn công tác VTV đến với Trường Sa, nếu không có sự hỗ trợ của các chiến sĩ hải quân thì chuyến đi lần này khó mà thành công được như vậy.

Một kỷ niệm thót tim trong chương trình đó là còn khoảng 10 phút nữa lên sóng trực tiếp thì bất ngờ 1 chiếc máy nổ ngừng hoạt động, làm mấy chiếc đèn chiếu sáng phụt tắt. Rất nhanh trí, các anh kĩ thuật đã tìm cách để khắc phục. Ơn trời, tất cả đã trở lại bình thường khi cách giờ lên sóng có 3 phút.

Khi dẫn Trường Sa, giọng của bạn khi đó rưng rưng và bạn đã phải kìm nén cảm xúc?

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc khi đến với mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió. Khi đứng trước cột mốc chủ quyền, dưới lá cờ Tổ quốc tung bay và phía dưới là những gương mặt chiến sĩ đen sạm vì nắng, sóng và gió Trường Sa, là những ánh mắt ngây thơ của trẻ nhỏ, mình phải cố kìm nén cảm xúc để không khóc khi dẫn. Mình đã thấy những giọt nước mắt của Trung úy Khuất Duy Hợp khi được trò chuyện với mẹ và vợ tại đầu cầu S9.

Những người thực hiện cầu truyền hình hy vọng có thể phần nào làm vơi bớt nỗi nhớ của những người cha, người mẹ, người vợ và những đứa trẻ khi thấy gương mặt thân yêu của các chiến sĩ xuất hiện, dù chỉ là một vài giây trên màn hình.

Chắc hẳn chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng với Minh Hà?

Cuối năm là mùa mưa bão, biển động nên sóng rất to, mình đã nằm bẹp 3 ngày 3 đêm, chỉ húp cháo và ăn củ đậu. Cảm giác say sóng thật là kinh khủng, nghĩ lại vẫn còn thấy sợ. Chuyến đi lần này có 3 nữ, ngoài mình còn có chị Hồng Nhung (vợ của một chiến sĩ ra thăm chồng tại Trường Sa) và họa sĩ Thu Thủy (Tác giả "Con đường gốm sứ"). Căn phòng nhỏ của máy trưởng được nhường cho 3 chị em, mỗi khi có đợt sóng mạnh thì chúng mình như cái... vỏ chai, lăn qua lăn lại vậy.

Những lúc say sóng như thế, anh nuôi của tàu Trường Sa 01 chính là vị cứu tinh của 3 chị em, mang cháo đến tận giường, rồi gọt củ đậu, rót từng cốc nước... Anh chỉ cười rất hiền khi chúng mình thều thào cảm ơn. Đó chính là ấn tượng đầu tiên về tình cảm nồng hậu của các chiến sĩ Hải quân.

Những tiếng cười giòn tan của trẻ con nơi thị trấn đảo nhỏ cũng là ấn tượng khó có thể quên. Các em hồn nhiên, trong trẻo và đáng yêu lắm. Khi mình hỏi: "Con có theo cô về Hà Nội không?", Chinh Si - cậu bé lên 6 tuổi đã trả lời: "Con không theo cô đâu, con sẽ ở lại Trường Sa để lớn lên làm chú hải quân...". Nhìn con cười, lộ hàm răng sún trong bộ quân phục hải quân nhí mình rất xúc động. Ước mơ trẻ nhỏ ngây thơ mà sâu sắc vô cùng! Cuộc sống của con người trên đảo thiếu thốn và khó khăn nhưng vẫn ấm áp, yên bình như bao bản làng xa xôi của Tổ quốc.

Không chỉ làm BTV - MC của chương trình Chào buổi sáng, gần đây Minh Hà đã được tin tưởng ở những vị trí dẫn chương trình truyền hình trực tiếp ở các sự kiện lớn. Đây là một tín hiệu vui hay là thử thách?

Với mình, mỗi một chặng đường đều có sự nỗ lực và cố gắng. Mình vẫn luôn là một học trò trong nghề báo, bởi mình là dân tay ngang, không được đào tạo căn bản về nghề. Mình học từ những lần lẽo đẽo theo các anh chị đồng nghiệp đi tác nghiệp, học từ cả những sự thất bại của chính bản thân mình...

Sau mỗi phóng sự phát sóng, mình lại rút ra được thêm nhiều kinh nghiệm để làm tốt hơn. Các chương trình truyền hình trực tiếp thì cho mình thêm bản lĩnh và sự hiểu biết, tuy nhiên áp lực mỗi khi được giao làm một chương trình là rất lớn, bởi mình chỉ là một phần nhỏ trong cả một ê kip, nếu không làm "tròn vai" thì cũng sẽ ảnh hưởng đến những người khác nữa. Chưa thể cảm thấy bằng lòng là suy nghĩ thường trực của mình, để luôn tìm ra những cách tốt hơn trong công việc.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hải quân Việt Nam đang từng bước chính quy hóa và hiện đại hóa, trang bị các loại tàu tiên tiến, hỏa lực mạnh, hình thành khả năng tác chiến độc lập, xa bờ và hiệp đồng quân binh chủng.

Theo VnExpress

Tiếng hát trên đầu ngọn sóng

Khoác balô đến Nhà khách Hải quân bên sông Sài Gòn, thêm một lần trải nghiệm cảm giác dễ chịu mỗi chuyến “về với lính”, khi cô nhân viên chu đáo rót nước mời khách xong mới xem giấy tờ rồi cười nhỏ nhẹ: “Anh thông cảm, điều kiện Quân đội thiếu tiện nghi lắm, nhà báo chịu khó ở chung với Văn công nhé”! Tưởng gì, thế thì thú vị quá, tôi gật ngay, bụng bảo dạ rằng đã chủ động xin xuống tàu chia sẻ sóng gió với lính Trường Sa thì ngại gì một đêm nằm doanh trại.

Đoàn Văn công Quân khu 4 trước giờ ra Trường Sa

Bước dọc hành lang đã nao nao mùi lính, cái mùi đặc trưng rất khó tả, chỉ biết là mộc mạc gần gũi vô cùng, khiến người ta ấm lòng mà chẳng rõ vì sao. Cửa mở, một cô gái ngước lên vén mái tóc xoăn, nhoẻn cười đặt ngón tay lên môi ra dấu giữ trật tự, rồi chỉ cho tôi một cái giường trống để đặt balô mà ngả lưng. Người đàn ông mặc quân phục gắn lon Thiếu tá ngồi cạnh cũng bắt tay tôi thân thiện rồi lại chăm chú vào một tờ giấy, hình như họ đang lẩm nhẩm tập một ca khúc mới. “Màn chào hỏi” diễn ra trong im lặng vì giữa trưa nên lính tráng nằm ngổn ngang tranh thủ “kéo gỗ” trên hơn chục bộ giường sắt trong căn phòng rộng đơn sơ. Sau này tôi mới biết cô gái đó là Trung úy Nguyễn Tú Ngà, và anh Thiếu tá tên là Dương Xuân Huyền, cùng là ca sĩ đoàn Văn công Quân khu 4.

Văn công với báo chí, giống nhau ở cái nghiệp lang thang và cái đức “hòa mình vào quần chúng”, nên chóng thân quen lắm. Lại được “cùng ăn, cùng ngủ, cùng xe” nên chỉ từ trưa đến tối đã chuyện nở như ngô rang. Càng vui hơn vì không chỉ “có duyên một đêm” trong doanh trại, mà trên tàu HQ 936 tôi và các đồng nghiệp báo chí tiếp tục được ở chung một buồng thủy thủ với Thiếu tá Huyền và Trung tá đoàn phó Lê Hồng Kỳ - nhạc sĩ, Thượng úy Nguyễn Công Long - nghệ sĩ múa, Thiếu úy Lê Phước Cường - phụ trách âm thanh. Những căn buồng dành cho thủy thủ trên tàu, chỉ có 4 giường cá nhân mà cả chục người chen chúc, nhưng chẳng ai lấy thế làm phiền. Nói như một bạn đồng nghiệp, mấy khi được diễm phúc “ra đụng vào chạm” với Văn công từ sáng tới đêm.
Ở chung với họ thật vui, bất cứ sáng trưa chiều tối, thỉnh thoảng một giọng oanh vàng hoặc nam trung lại vút lên khúc quân hành hay đoạn tình khúc ngẫu hứng. Chuyến này, Văn công Quân khu 4 có 10 người ra phục vụ bộ đội Trường Sa, trong đó dễ đến một nửa anh chị em đã hơn một lần đặt chân tới quần đảo xa xôi mà vô cùng thân thương ấy... Lời ca tiếng hát của các anh chị lập tức tiếp thêm lửa cho đoàn quân nô nức đầy khí thế trước giờ xuống tàu. Và ngay đêm đầu tiên giữa đại dương, boong tàu HQ 936 đã rực sáng sân khấu với tiếng nhạc rộn ràng, bất chấp biển đêm lồng lộng gió, sóng cồn trùm lên boong, tạt ướt cả nghệ sĩ và khán giả. Những tràng pháo tay và những lời cổ vũ vang lên đầy nhiệt tình không chỉ sau mỗi tiết mục, mà cả những lúc ca sĩ phải bám chặt cầu thang do tàu bị sóng nhồi chao đảo, nhưng “thà... ngã không rời micrô”. Các nữ nghệ sĩ, Thượng tá Lê Quỳnh Như - Trưởng đoàn, Thiếu tá Nguyễn Bích Ngọc, Thượng úy Nguyễn Lan Hương, Trung úy Nguyễn Tú Ngà đã thay quân phục bằng bộ áo dài duyên dáng. Sau bài hát đầu tiên, những tà áo màu hoen nước mặn, những mái tóc dài gió tạt rối tung, càng khiến các chị đẹp lộng lẫy trên con tàu lung linh ánh điện hiên ngang rẽ sóng giữa biển trời đêm sâu thẳm. Sóng gió gầm gào lắm quãng không rõ lời ca, nhưng ai cũng nghe máu chảy nhanh hơn trong huyết quản...

Tiếp đó, pháo tay lại nổ ran cùng tiếng cười sảng khoái và khâm phục dành cho những tiết mục ảo thuật độc đáo của Trung tá Trần Thanh Tịnh. Tôi tin rằng các ảo thuật gia lừng danh cũng phải “nể” anh Tịnh vì trên sân khấu “đầy bất trắc” này chỉ đứng vững thôi đã khó, một tiết mục đơn giản như xuyên dùi vào bóng bay sao cho bóng không nổ, cũng đòi hỏi sự khéo léo phi thường... Đêm văn nghệ giữa đại dương thực sự thăng hoa khi Thiếu úy Trần Phương Anh uyển chuyển cùng bạn diễn - Thượng úy Nguyễn Công Long trong màn vũ đạo. Bình thường tôi không thích xem múa, có lẽ phần nào vì chẳng am hiểu gì về nghệ thuật này, nhưng các nghệ sĩ trẻ Văn công Quân khu 4 đã “chinh phục” tôi với tiết mục thể hiện tình yêu mãnh liệt của cô gái dành cho anh lính biển, vượt lên mọi cách trở, bão giông. Chẳng thế mà Phương Anh, cô Thiếu úy sinh năm 1992, em út của đoàn, đã được tôn vinh “Hoa hậu HQ 936” trong cuộc thi hoành tráng độc nhất vô nhị tổ chức cũng trên boong tàu này vào đêm cuối hành trình.

Không chỉ biểu diễn hết mình, đoàn Văn công còn luôn để ý chăm sóc mọi người, nhất là các chị dù mệt mỏi vì say sóng nhưng hễ rời đàn hát là lại phụ giúp bếp núc dọn dẹp giặt giũ, chẳng mấy khi ngơi tay. Trên tàu hay lên đảo, những khuôn mặt vừa trang điểm, những đôi tay vừa sửa móng để bước lên sân khấu xong lại cặm cụi bên bếp lửa, dao thớt đảm đang.

Chuyến này, đoàn chúng tôi đến được 4 đảo và nhà giàn DK1. Mỗi khi tàu thả neo, anh em báo chí được ưu tiên xuống xuồng trung chuyển vào trước để tác nghiệp. Gặp lính đảo tay bắt mặt mừng là chuyện đương nhiên, anh em tiếp đón thật nồng hậu và chu đáo, nhưng mấy cậu lính trẻ cứ nhấp nhổm liếc chuyến xuồng đi sau. Cái vẻ “ngong ngóng” ấy không đơn thuần vì nhiệm vụ, mà đầy vẻ háo hức khấp khởi. Có cậu bạo dạn thì nhìn tôi cười ngập ngừng: “Đoàn mình có Văn công anh nhỉ?”. Nghe nói, hồi trước có một lãnh đạo Hải quân ra đảo, thấy lính tráng thiếu thốn đủ thứ, ông hỏi lính thích gì nhất để gửi tàu mang ra, và câu trả lời của lính là: "Thủ trưởng điều cho chúng em một cô văn công. Ra đây chẳng cần hát hò gì cả, chỉ cần đi lòng vòng quanh đảo cho chúng em ngắm thôi". Có ra đảo mới thấm, thiếu rau thiếu nước còn chịu được, chứ thiếu thốn tình cảm mới thật là thử thách lớn nhất. Mừng rằng Trường Sa ngày càng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn, thông tin liên lạc thuận tiện nên không còn xa đất liền như trước. Dù vậy, mỗi khi có đoàn ra mà có cả Văn công thì lính đảo vẫn mừng hết sức.


Lần nào cũng vậy, lên đảo là Văn công lập tức ôm đàn sà vào ngồi giữa anh em lính đảo, chỉ đợi Đảo trưởng báo cáo, lãnh đạo đoàn công tác “năm câu ba điều” xong là tiếng hát vút lên. Nhưng thường các chị hát chưa hết một câu đã nghẹn ngào rơi lệ thương đồng đội. Những gian khổ hy sinh của người lính Trường Sa thật khó nói hết bằng lời, song lại dễ dàng cảm nhận được bằng trái tim, nhất là trái tim của những người tay cầm đàn cầm sáo nhưng cũng khoác màu xanh áo lính. Nhà giàn DK1, đảo Đá Lát, đảo Đá Tây, đảo Cô Lin... ở đâu Văn công gặp lính đảo là những giọt nước mắt xúc động tuôn trào cùng nốt nhạc lời ca. Thượng tá Lê Quỳnh Như - Trưởng đoàn Văn công Quân khu 4 tâm sự: “Lần nào ra với anh em Trường Sa, mình cũng không cầm được nước mắt. Lên đảo thương anh em đã đành, có lần sóng lớn quá không vào đảo được, phải dùng loa hát vọng vào thì càng thương thắt ruột, vừa hát vừa khóc”.

Thiếu tá Dương Xuân Huyền cũng chia sẻ: “Là nghệ sĩ, ai cũng thường xuyên xa nhà đi biểu diễn phục vụ khắp nơi, nhưng được hát ở Trường Sa thực sự là hạnh phúc, là niềm tự hào đối với bất kỳ ca sĩ nào. Mình đã biểu diễn ở nhiều vùng sâu vùng xa, chưa có nơi nào khiến mình xúc động nhiều như ngoài đảo”...

Buổi giao lưu văn nghệ để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng nhất là đêm ở Trường Sa Lớn. Biết tin có đoàn ra thăm, lính đảo đã chuẩn bị chu đáo từ hôm trước. Bên cạnh “hậu cần” tươm tất, họ còn gom hoa dại thành từng bó tuyệt đẹp và tết cả những chiếc “vương miện” độc đáo. Sau mỗi tiết mục, giữa tiếng hò reo vỗ tay rầm trời, các chàng lính trẻ tinh nghịch giấu hoa sau lưng ào lên sân khấu tặng ca sĩ những chiếc lá cây phong ba, cây bàng vuông. Khi Văn công cúi chào “cảm tạ”, lính mới quỳ một chân xuống dâng hoa lên tặng, hoặc choàng vòng hoa lên mái tóc các chị. Tiết mục nào cũng có vài chàng lính phong trần mạnh dạn hòa ca với các nghệ sĩ, trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của đồng đội. Không gì xúc động bằng nghe lính hát ngoài đảo, những lời ca mang sức mạnh dồn nén tự đáy lòng cứ cuộn lên như gió ngàn sóng cả, lúc ngân vang hùng tráng tựa lời thề giữ nước, khi lắng đọng thẳm sâu như ước nguyện đôi lứa sắt son...

Những bài ca nối tiếp bài ca dù trời đã về khuya, chẳng ai muốn kết thúc đêm giao lưu cho đến khi cơn mưa giông bất chợt đổ xuống như trút nước. Chúng tôi đội mưa chạy về tàu mà ngỡ đang trong một đợt “xung phong”, bởi hàng trăm người lính đảo rầm rập chạy theo tiễn với tiếng hò reo lưu luyến. Suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đêm ấy, khi chúng tôi đứng dọc boong tàu, còn những người lính Trường Sa cũng xếp hàng dọc cầu tàu của đảo. Tất cả mọi người ướt sũng dưới mưa xối, nhưng cứ say sưa vừa vỗ tay vừa hát vang cùng nhau thay lời chào tạm biệt. Tiếng hát át cả tiếng mưa giông ào ạt, ngân nga cuốn vào đại dương theo từng nhịp sóng cuộn trào.