Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khánh Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khánh Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông


Nhật báo Pháp chế của Trung Quốc đưa tin lực lượng hải giám "Tam Sa" sẽ lần lượt lên từng đảo ở Biển Đông để thực hiện cái gọi là hoạt động chấp pháp - một hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trụ sở trên đảo Phú Lâm của Việt Nam Thông tin này được tờ Văn hối tại Hong Kong đăng tải lại trên số ra ngày 31/7.

'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông
'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông

Tờ nhật báo trên ngang nhiên tuyên bố rằng chi đội “thành phố Tam Sa” của lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, phát triển các đảo không người ở trên Biển Đông.

"Trọng điểm hoạt động là giám sát quản lý đối với những hành vi khai thác đá và cát, nuôi trồng và du lịch trái quy định; nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng này sẽ tiến hành điều tra xét xử", tờ báo viết.
Theo trang Yomiuri của Nhật Bản hôm 27/7, với động thái lập thành phố Tam Sa, Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát hiệu quả đối với các quần đảo này. Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn tổ chức đại hội Đại biểu Nhân dân để bầu ra thị trưởng thành phố, tiến tới thiết lập bộ máy hành chính tại đây.

"Có lẽ, Trung Quốc muốn đặt thành phố Tam Sa làm bàn đạp cho mưu đồ khai thác tài nguyên, nguồn lợi thủy sản và phát triển du lịch trên Biển Đông," Yomiuri nhận định.

Sau khi phía Trung Quốc có quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" ngày 23/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp này, làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Theo Vietnam+

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Thành lập 2 trung đội dân quân biển


Mỗi trung đội gồm 25 người chia thành 3 tiểu đội nhằm bảo vệ trật tự an toàn trên biển, bảo vệ chủ quyền và hỗ trợ ngư dân ra khơi xa đánh bắt hải sản.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa vừa thành lập 2 trung đội dân quân biển tại phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang và phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa. Đây là 2 phường có số lượng lớn tàu thuyền đánh bắt xa bờ trên vùng biển Trường Sa. Mỗi trung đội gồm 25 người, chia thành 3 tiểu đội, tập trung trên 4 tàu đánh cá công suất 120-300 VC.

Tàu cảnh sát biển lai dắt cứu hộ tàu cá ngư dân cập bến an toàn. Ảnh: Trí Tín.
Tàu cảnh sát biển lai dắt cứu hộ tàu cá ngư dân cập bến an toàn. Ảnh: Trí Tín.

Khánh Hòa là địa phương được Quân khu V chọn thí điểm thành lập trung đội dân quân biển, nhiệm vụ vừa sản xuất vừa huấn luyện, sẵn sàng phối hợp với Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng, nắm chắc tình hình kịp thời báo cáo các hành vi vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền.

Đại tá Lê Minh Soạn, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa nói: “Việc thành lập 2 trung đội dân quân biển nhằm bảo vệ trật tự an toàn trên biển và thực hiện chủ trương vươn ra biển để khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước, kết hợp với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam".

Theo đại tá Soạn, Khánh Hòa có trên 2.000 tàu thuyền, 10.000 ngư dân. 2 trung đội dân quân biển này là đơn vị nòng cốt, sau đó Bộ chỉ huy quân sự sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng nhiều hơn.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam tại Trường Sa


Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Trước đó, ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600m2, hài hòa với nhiều rặng Phong Ba được trồng trên đảo.Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Vào đầu tháng 4/2012, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả tấn. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.

Chính điện của cả 3 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà Nội. Với những con người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa của dân tộc.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa Sinh Tồn
Chùa Sinh Tồn

Ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng mỗi khi họ có dịp ghé qua các đảo này.
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa

Ngày 29/10/2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, quân dân huyện này gửi tặng Khánh Hòa 21 khối đá san hô và 21 cây bàng vuông lấy từ các đảo, điểm đảo Trường Sa. Trên mỗi bệ đặt đá đều khắc tọa độ của hòn đảo có cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.

Theo Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, đá san hô Trường Sa biểu tượng chủ quyền Việt Nam; cây bàng vuông tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt cùng với thời gian mặc mưa giông bão táp. Đá, cây và con người hòa quyện tạo thành những cột mốc chủ quyền của tổ quốc, đang ngày đêm hiên ngang trên biển.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Bộ trưởng Đinh La Thăng đệm đàn cho chiến sỹ Trường Sa


Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) do Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu, vừa hoàn thành chuyến công tác đặc biệt tới đảo Trường Sa Lớn (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà).


Đảo Trường Sa Lớn được xem là “Thủ đô” của Quần đảo Trường Sa. Nhìn từ trên máy bay, Trường Sa Lớn giống hình trái tim, có người lại ví như viên ngọc màu xanh lá cây giữa biển khơi.

Ngoài những hoạt đông kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hàng hải, Bộ trưởng Đinh La Thăng tới động viên, thăm hỏi cán bộ chiến sỹ và người dân đang làm nhiệm vụ, sinh sống nơi đây.



Thượng tá Đinh Văn Hải (thứ hai, từ trái qua) - Đảo trưởng kiêm Chủ tịch Thị trấn Trường Sa cho biết, quân và dân trên đảo vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.


Đảo trưởng Hải đề đạt nguyện vọng rằng cán bộ, chiến sỹ và người dân nơi đây rất cần một chiếc xe tải nhỏ. Ngay lập tức, Bộ trưởng Thăng hứa Bộ GTVT sẽ chuyển xe trong tháng 6 này.

Thay mặt Bộ GTVT, Bộ trưởng Thăng gửi tặng những món quà thiết thực tới quân và dân Thị trấn Trường Sa.


Đi cùng đoàn công tác, anh hùng lao động thời kỳ đổi mới- Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) Thân Đức Nam cũng trao tặng các chiến sỹ 100 triệu đồng.


Đoàn công tác viếng thăm nhà tưởng niệm Bác Hồ và thăm chùa Trường Sa, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ… cầu cho quốc thái, dân an và Hoàng Sa - Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Dịp lễ Phật Đản, chùa Trường Sa được trang hoàng đẹp, người dân trên đảo và các ngư dân thường xuyên tới chùa chiêm bái và lễ phật.


Các tàu hải quân và tàu tiếp tế dân sự vẫn thường xuyên cập cảng Trường Sa Lớn với những hồi còi vui tai.


Biển Trường Sa vẫn xanh ngắt.


Cả ngày 5-5, trời mưa, gió lớn, Bộ trưởng Đinh La Thăng ôm đàn ghi-ta cùng các cán bộ chiến sỹ Trường Sa hát cho hoàng hôn xuống, hát cho mặt trời lên (lời bài hát Cây đàn ghi ta một dây).


Nhiều chiến sỹ trẻ bất ngờ trước sự hoà đồng của Bộ trưởng Thăng, dù đàn ghi-ta mấy lần đứt dây vẫn không dứt tiếng hát nơi đảo xa.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Lời thề trước 64 liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa


Hôm 16/4, cán bộ chiến sĩ tàu HQ 936 cùng đoàn công tác tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền ngày 14/3/1988.

Chiều 16/4, cán bộ chiến sĩ tàu HQ 936 cùng đoàn công tác các tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Điện Biên tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo chìm Cô Lin, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/3/1988.

Đại tá Nguyễn Đức Vượng, phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân, đọc diễn văn tưởng niệm, phác họa lại cuộc chiến đấu hi sinh anh dũng của 64 cán bộ, chiến sĩ để bảo vệ quần đảo: “Cách đây 24 năm, với âm mưu và thủ đoạn thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông của nước ngoài, cuối năm 1987 và đầu năm 1988, họ đã sử dụng một lực lượng quân sự chiếm đóng trắng trợn và phi lý đối với một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, gây lên sự kiện 14/3/1988 tại cụm đảo Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin. Trong những trận chiến đấu ngoan cường đó, 64 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ, góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”.

Từ trong cuộc chiến đấu anh dũng đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó là anh hùng liệt sĩ, trung tá Trần Đức Thông - phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; anh hùng liệt sĩ đại úy Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng tàu HQ 604. 

Anh hùng liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình và động viên: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân chủng”.

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa trên tàu HQ 936.
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa trên tàu HQ 936.

Đó là anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, đứng trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy con tàu HQ 505 vừa chiến đấu với tàu địch, vừa nhanh chóng đưa tàu vào bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành chiến hạm nổi chiến đấu chống lại đối phương, và còn rất nhiều gương anh dũng đã hi sinh khác.

Đại tá Nguyễn Đức Vượng kết thúc diễn văn tưởng niệm bằng một lời thề khảng khái: “Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”.

Sáng cùng ngày, tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2012).

Cũng trong ngày 16/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo ở nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện Kỹ thuật quân sự). 

Phát biểu và giao nhiệm vụ cho lực lượng tàu ngầm chuẩn bị đi đào tạo ở nước ngoài, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc - một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay. Do đó lực lượng được tuyển chọn cần phải xác định tốt quyết tâm, phải tận dụng mọi thuận lợi để học tập, nắm chắc cấu tạo, tính năng, tác dụng... làm chủ vũ khí, trang bị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Kỷ niệm 37 năm giải phóng Trường Sa


Chiều 7-4, tại xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa tổ chức lễ kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29-4-1975 - 29-4-2012).
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân nhân dân VN đã tranh thủ thời cơ, mưu trí, thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng một bộ phận Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên thuộc quần đảo Trường Sa được giải phóng. Tiếp theo đó một loạt đảo thuộc quần đảo này đã được giải phóng, thuộc quyền quản lý của Nhà nước VN.

Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm còn có sự hiện diện của ông Lê Xuân Phát - người đã kéo cờ giải phóng trên xã đảo Song Tử Tây ngày 14-4-1975.

Vào thời điểm đó ông Phát là thượng sĩ đặc công nước, thuộc đội 1, tiểu đoàn 861 của hải quân.

Xúc động khi được trở lại thăm đảo, ông Lê Xuân Phát nói: “Sau thời gian dài mới có dịp trở lại đảo, thật xúc động khi chứng kiến sự thay đổi của đảo. Để có được một hòn đảo khang trang, hiện đại như ngày nay đó là nhờ chính bàn tay, khối óc của quân dân trên đảo...”.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Tiếng chuông chùa nơi Trường Sa giá trị gấp nhiều lần


Theo Đại đức Thích Giác Nghĩa: Tiếng chuông chùa nơi đất liền rất giá trị, tiếng chuông chùa nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa giá trị gấp nhiều lần.

Tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều ngôi chùa đã được người Việt xây dựng và gìn giữ từ lâu. Được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền huyện đảo, hoạt động của các nhà chùa ngày càng phát huy hiệu quả, đáp ứng đời sống tôn giáo của nhân dân trên đảo.

Được sự chấp thuận của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, sắp tới 6 vị chư tăng sẽ ra huyện đảo Trường Sa để hành đạo. Phóng viên VOV phỏng vấn Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì chùa Vạn An và chùa Phước Trí, thành phố Nha Trang, người sẽ ra trụ trì chùa Trường Sa Lớn.

Đại đức Thích Giác Nghĩa
Đại đức Thích Giác Nghĩa

PV: Thưa Đại đức, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa vừa chấp thuận để Đại đức và các chư tăng ra tu hành tại các chùa ở quần đảo Trường Sa, vậy thầy trò đón nhận thông tin này như thế nào?

Đại đức Thích Giác Nghĩa: Từ tâm nguyện chúng tôi 3 lần ra đó để làm đại lễ cầu siêu những người hy sinh cho dân tộc, bằng sự tri ân, sự thương tưởng đó, cá nhân tôi và các thầy ra đó để tu hành, để hướng tâm lên tam bảo để cầu nguyện những anh em của chúng ta đã bỏ mình trên biển Đông. Đó là những tiếng nói tri ân, hành động tri ân đối với những người hy sinh cho dân tộc.

PV: Vâng, đã 3 lần đến Trường Sa, nghe được tiếng chùa nơi đầu sóng ngọn gió, điều đó gợi lên cho đại đức điều gì?

Đại đức Thích Giác Nghĩa: Tiếng chuông chùa nơi đất liền rất giá trị, tiếng chuông chùa nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa giá trị gấp nhiều lần. Vì nơi đó, Phật pháp đã có từ lâu, qua thời gian gián đoạn, vì điều kiện khó khăn cho nên người sống ở nó rất cần tiếng chuông chùa, tiếng kinh, tiếng kệ, tiếng mõ, gửi gắm tình cảm thân thương, quý trọng, tri ân.

Đại đức Thích Giác Nghĩa trả lời PV phóng viên VOV
Đại đức Thích Giác Nghĩa trả lời PV phóng viên VOV 

PV: Đang trụ trì 2 ngôi chùa tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vậy Đại đức đã sắp xếp Phật sự trong đất liền như thế nào?
Đại đức Thích Giác Nghĩa: Sau 3 lần ra làm lễ cầu siêu và thấy được trách nhiệm và bổn phận mình phải làm gì. Vì vậy, tôi nghĩ rằng trong đất liền còn nhiều chư tăng hướng dẫn đồng bào tu học nhưng ở ngoài đó, hoạt động Phật pháp khan hiếm chư tăng. Nên chúng tôi, sắp xếp công việc của 2 ngôi chùa trong này giao lại cho các đệ tử để ra thời gian dài hướng dẫn và sống với quân và dân ngoài biển đảo.

PV: Lần này ra Trường Sa hành đạo, hành trang của đại đức và các vị chư tăng đến có nhiều khác biệt so với những lần trước chứ ạ?

Đại đức Thích Giác Nghĩa: Chuyến đi này chúng tôi đã chuẩn bị hành trang đầy đủ. Trước khi ra Trường Sa chúng tôi chuẩn bị trống lớn, trống nhỏ... Trước khi ra Trường Sa chuyến này, chúng tôi chuẩn bị chuông đại, trống lớn, trống nhỏ, mõ, kinh kệ…Tất cả những pháp khí để thờ trong ngôi chùa và những cái để hành trì trong đời sống tu hành chúng tôi đã chuẩn bị và chờ ngày ra Trường Sa.

PV: Vâng xin cảm ơn Đại đức!

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Xây dựng trường tiểu học tại thị trấn Trường Sa

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở GD-ĐT Khánh Hòa cùng UBND huyện Trường Sa đã họp bàn và thống nhất đề nghị UBND tỉnh chấp thuận giới thiệu xây dựng một trường tiểu học tại thị trấn Trường Sa để Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức vận động xây dựng.
Dự kiến, quy mô xây dựng trường tiểu học bao gồm: khối nhà 2 tầng gồm 6 phòng học, các phòng chức năng, cổng trường; đường nội bộ; nhà công vụ cho giáo viên; bàn ghế, thiết bị dạy học, đồ chơi trong nhà và ngoài trời; bể nước ngầm dự trữ 200 m3; hệ thống năng lượng cho công trình (gió, mặt trời); diện tích xây dựng 300 m2, diện tích sàn 600 m2; tổng kinh phí dự kiến 10,5 tỷ đồng.

Được biết, năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chi 354 triệu đồng để sắm trang thiết bị giảng dạy và dụng cụ học tập cho học sinh huyện Trường Sa.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Khánh Hòa: Rộn ràng mang lộc biển về đất liền

Tại cảng cá Hòn Rớ- cảng cá Nam Trung Bộ (TP.Nha Trang, Khánh Hòa), những ngày đầu xuân không khí trở nên rộn ràng khi hàng chục chuyến tàu đánh bắt xa bờ trong dịp Tết đã trở về bên cạnh đó là hàng chục tàu khác lên đường ra khơi.

Lộc biển đầu năm - Ảnh Chinhphu.vn

Cảng Hòn Rớ là cảng cá lớn nhất khu vực chuyên phục vụ cho ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… khai thác tại vùng biển Trường Sa. Chính vì vậy những ngày đầu năm mới, cảng trung bình đón khoảng 30 chiếc tàu cập bến. Sau hơn hai mươi ngày khai thác và đón giao thừa trên vùng biển Trường Sa, những ngày đầu năm, các tàu câu cá ngừ đại dương, lưới cản lần lượt trở về cảng.
Các chủ tàu cho biết, mỗi tàu câu mang về khoảng 2 tấn cá ngừ còn tàu lưới cản thì mang về khoảng trên dưới 10 tấn cá sọc dưa, cá thu, cá dưa gang. Hiện nay, giá cá ngừ đại dương loại 1 lên đến 170 ngàn/1kg, cao hơn trước Tết 15%.

Bên cạnh đó, hàng chục tàu thuyền cùng lần lượt ra khơi. Ngày mùng 6, mùng 9, ngày 16 tháng Giêng là những ngày được các chủ ghe cho là ngày tốt để xuất quân bám biển. Ông Đỗ Trung Hiệp, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ và chợ thủy sản Nam Trung Bộ chia sẻ, không khí ra khơi rộn ràng lắm, chúng tôi phải trực liên tục trong các ngày đầu năm để đón, tiễn tàu.

Ông Mai Đình Phúc, đội trưởng ngư đội Trường Sa, chủ tàu KH 91539TS (TP. Nha Trang) cho biết: Thời gian cuối tháng 1, đầu tháng 2 là mùa cá ngừ đại dương, ngư đội chúng tôi cũng chuẩn bị tập hợp anh em lấy đá, lấy dầu để đi chuyến đầu năm. Trong ngư đội một số đã ra quân vào mùng 9 Tết, số còn lại sẽ đi trong thời gian tới. So với những tháng cuối năm thì chuyến đi biển đầu năm có phần suôn sẻ hơn.

Năm 2011, sản lượng qua cảng cá Hòn Rớ đạt 17 nghìn tấn, tăng khoảng 20% so với năm trước, hầu hết các tàu đều đủ chi phí và có lãi. Hiện nay, rất nhiều ngư dân đã được các Nhà nước hỗ trợ về thông tin liên lạc, kinh phí bám biển xa, tổ chức liên kết sản xuất. Chính vì vậy, các ngư dân các tỉnh đã hình thành hàng trăm tổ đội sản xuất, mỗi tổ từ 5-7 tàu để bám biển Trường Sa. Khánh Hòa đã thành lập hai ngư đội Song Tử Tây và Trường Sa để bám biển.
Theo Chính Phủ