Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hòa bình, nhưng phải tự vệ!


Hôm qua 4.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng và trả lời thẳng thắn những vấn đề đang nóng bỏng trong dư luận hiện nay.
Về tình hình đất nước năm 2012, Thủ tướng nói: Năm 2012, chúng ta phải đương đầu với khó khăn rất lớn về kinh tế và sự chống phá của thế lực thù địch. Một mặt là thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội. Mặt thứ hai là sự đe dọa, xâm phạm về chủ quyền quốc gia, trên biển đảo của chúng ta. Chúng ta phải dành rất nhiều sức lực để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên diễn đàn đa phương, song phương và cả trên thực địa… để giữ cho được chủ quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi cử tri tại Hải Phòng - Ảnh: Thiên Bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi cử tri tại Hải Phòng - Ảnh: Thiên Bình
Về vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp thăm dò dầu khí, Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước”.

Nước ta lúc nào cũng bị đe dọa

Thủ tướng nói: “Nước ta lúc nào cũng bị đe dọa. Chúng ta bình yên như thế này nhưng luôn luôn xuất hiện những nhóm từ bên ngoài kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ. Chúng ta phải có lực lượng và phương án để xóa ngay những ổ nhóm từ manh nha, không chỉ là bắt giam, xử án mà cả bằng đấu tranh, thuyết phục… Về chủ quyền quốc gia, chúng ta đang và sẽ phải dồn sức, dồn lực lượng để bảo toàn lãnh thổ”.
Thủ tướng cho biết: “Chúng ta có tàu công suất lớn, đi được trong mọi điều kiện thời tiết. Cả thế giới biết chúng ta sắp có tàu ngầm hiện đại, chúng ta cũng không giấu giếm gì. Chúng ta làm hết sức mình để giữ hòa bình, bằng ngoại giao, bằng mọi biện pháp, nhưng chúng ta phải tự vệ. Nước ta có hơn 1 triệu km2 biển, bờ biển dài hơn 3.200 km, chúng ta phải có lực lượng. Đường lối quốc phòng của chúng ta là tự vệ, tự vệ bằng sức mạnh của toàn dân. Nhưng phải có lực lượng nòng cốt đó là quân đội. Quân đội phải xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Một số lực lượng phải đi thẳng vào hiện đại như tên lửa, tàu ngầm, hải quân, không quân”.

“Có những việc chưa sát”

Cử tri Bùi Văn Ngọc (P.Minh Khai, Q.Hồng Bàng) nêu kiến nghị về sơ hở trong công tác quản lý người lao động nước ngoài. Ông Ngọc nói: Tôi đọc báo thấy ở Lào, Campuchia cũng đang lo lắng về người nước ngoài, trong đó có nhiều lao động Trung Quốc nhập cảnh vào làm việc “chui”. Đây là vấn đề rất phức tạp, tại nước ta, một số nơi chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, để người nước ngoài thuê đất, thuê mặt nước nuôi cá ngay tại khu vực gần quân cảng Cam Ranh.
Thủ tướng thẳng thắn: “Chúng tôi nhận khuyết điểm, quản lý của Chính phủ có những việc chưa sát, có một số người nước ngoài vào nước ta lao động “chui”, có thể có cả một số người vào nước ta với động cơ khác. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần nhìn 2 mặt, khi nước ta  mở cửa, lao động nước ngoài vào Việt Nam, còn hàng vạn lao động của chúng ta cũng ra nước ngoài làm việc. Có những công trình, yêu cầu kỹ thuật thi công cao nên cán bộ, công nhân của chúng ta không đáp ứng được thì các nhà thầu phải đưa công nhân nước ngoài vào. Chúng ta không nên định kiến kiểu dân tộc hẹp hòi, cái gì người nước ngoài ở Việt Nam làm chưa tốt thì chúng ta nhắc nhở, xử lý”.
Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước
Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước

15.800 đảng viên bị xử lý các hình thức

Về cuộc chiến chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tuy Đảng, Chính phủ rất quyết tâm, có nhiều biện pháp và đã có một số kết quả nhất định, nhưng tham nhũng, lãng phí tiêu cực chưa bị đẩy lùi. Nhân dân còn chưa hài lòng, còn bức xúc về tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng và tiêu cực cấp nào cũng có, ngành nào cũng có, địa phương nào cũng có, tuy không phải là đa số, chỉ là một bộ phận, nhưng gây bức xúc, gây xói mòn lòng tin. Việc chống tham nhũng là việc làm phải kiên trì, phức tạp. “Đa số cán bộ, đảng viên là tốt, nhưng một bộ phận hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đảng như một cơ thể sống, chúng ta liên tục kết nạp công dân ưu tú từ thanh niên, công nhân… vào Đảng. Mặt khác, chúng ta cũng phải kiên quyết đấu tranh để đưa những người thoái hóa ra khỏi Đảng, nếu đảng viên vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, năm 2011, cả nước xử lý kỷ luật 13.700 đảng viên, từ đầu năm 2012 đến nay, xử lý 15.800 đảng viên các hình thức, kể cả đưa ra trước pháp luật, điều đó thể hiện sự kiên quyết, nghiêm minh của Đảng.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã đi thăm, làm việc tại Nhà máy Z189 – Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ Quốc phòng tại khu công nghiệp Đình Vũ, TP.Hải Phòng. Tại đây, Thủ tướng thăm tàu Khánh Hòa 01, là loại tàu quân y hiện đại do đơn vị này đóng mới.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thông điệp biển Đông từ TT Nguyễn Tấn Dũng


Hiện quan hệ Việt -Trung vẫn còn tồn tại nhận thức khác biệt về vấn đề trên biển. Hai bên cần bàn bạc, thảo luận, kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hợp tác chung hai nước.

> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Công an Trung Quốc

Đó là quan điểm được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tại buổi tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ hôm qua (23/10).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung

Đồng tình với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ bày tỏ: “hai bên cần cùng nhau bàn bạc, thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tin tưởng vấn đề về Biển Đông sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ đại cục Việt Nam – Trung Quốc”.

Cũng tại buổi tiếp, lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng, để giải quyết được vấn đề này không hề đơn giản, đòi hỏi thời gian lâu dài nhưng với thiện chí, nỗ lực của cả hai bên, trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tôn trọng lẫn nhau, công khai minh bạch, Việt Nam và Trung Quốc nhất định sẽ tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng được lợi ích chính đáng của cả hai nước, hai dân tộc.

Việt Nam luôn ứng xử một cách linh hoạt để duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền
Việt Nam luôn ứng xử một cách linh hoạt để duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền

Cùng với đặc điểm “núi liền núi”, “sông liền sông”, trong những năm qua, các chuyến thăm và gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc luôn được duy trì, giao lưu và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Quan hệ Việt -Trung từ lâu được các thế hệ lãnh đạo hai nước dầy công vun đắp, trách nhiệm của hai nước là phải cùng nhau phát huy, gìn giữ và đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, sâu rộng, hiệu quả. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc và sẽ nỗ lực hết mình hết mình để cùng với phía Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực vì lợi ích và sự phát triển chung của cả hai bên”.

Xử lý tranh chấp ở biển Đông một cách khéo léo, không làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt – Trung, quả là không hề đơn giản chút nào. Xong từ xưa ông cha ta đã có cách ứng xử với láng giềng là phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong mọi tình huống chúng ta sẽ tìm được hướng giải quyết hợp lý. Yêu cầu đặt ra là làm sao thực hiện được đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta một cách linh hoạt, sáng tạo, làm sao duy trì được quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với tất cả các nước; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng làm an lòng dân


Đánh giá thông điệp của Thủ tướng trước Quốc hội “làm an lòng” nhân dân, ĐBQH Dương Trung Quốc mong muốn có hình thức giám sát để đánh giá sự sửa chữa của Chính phủ được thể hiện trong thực tiễn.

Ông Dương Trung Quốc trao đổi với VietNamNet bên hành lang Quốc hội sáng 23/10:

ĐBQH Dương Trung Quốc.
ĐBQH Dương Trung Quốc.

Theo ông, thông điệp của Thủ tướng trong bài phát biểu tại Quốc hội hôm qua có tạo sự kết nối với những điều dân đang chờ đợi như thế nào?

Với việc Thủ tướng nhận trách nhiệm của mình với tư cách cá nhân, một cán bộ cao cấp của Đảng, với tư cách Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ, tôi cho là làm sáng tỏ vấn đề Hội nghị TƯ 6 vừa đưa ra.

Thái độ thành khẩn của Thủ tướng phần nào làm an lòng dân. Tâm lý người dân đã nghe nhiều sự thành khẩn, thừa nhận khuyết điểm ở mức độ khác nhau của các thành viên Chính phủ, giờ đây là người đứng đầu Chính phủ, nên điều mong muốn là có hình thức giám sát để có thể đánh giá sự sửa chữa đó được thể hiện trong thực tiễn.

Báo cáo trước Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong điều hành, quản lý, với những chỉ tiêu không đạt. Cá nhân ông lưu tâm vấn đề nào đang tạo ra cản trở cho những nỗ lực chung?

Tôi nghĩ cần có sự chia sẻ nhất định. Nền kinh tế của chúng ta đang có những khó khăn vô cùng to lớn, nằm chung trong khó khăn của nền kinh tế thế giới vì đất nước hội nhập nhiều rồi.

Nhưng trong việc đưa ra mục tiêu thay đổi, tôi nghĩ quan trọng là thay đổi ngay cách nhận thức. Một ý kiến mà tôi phát biểu từ rất lâu là “hội chứng GDP” mà chúng ta không bao giờ phân biệt GDP tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh tham nhũng, có một cái mà tôi cho là chưa đề cập đúng mức là lãng phí, cực kỳ lãng phí. Lãng phí ngay trong lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng.

Tạo dựng kênh lắng nghe


Ông từng đề cập đến chỉ số lòng tin của Chính phủ và “năng lực lắng nghe” tại kỳ họp trước của Quốc hội. Liệu điều ông kỳ vọng sẽ đem đến ý nghĩa thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?

Tôi cho lắng nghe là cần thiết. Chúng ta không hoàn toàn lý thuyết hóa câu nói “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân”. Sự sáng suốt luôn luôn từ phía người dân. Quan trọng là mình có nắm bắt được không, có tập hợp được không, có phát huy được không, và đó gần như là “thuật” cầm quyền. Vì thế nếu Chính phủ quan tâm, bên cạnh cơ quan tư vấn thì cố gắng có kênh lắng nghe các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, rồi những tổ chức chính trị xã hội.

Tôi nhắc lại, ngày xưa, Bác Hồ bận như vậy nhưng rất quan tâm đọc báo, thể hiện thái độ của mình đối với mỗi bài báo, kiểm tra lại, rồi khen đâu, thưởng đâu rất rõ ràng. Tôi thấy có rất nhiều vấn đề báo chí nêu lên mà không thấy cơ quan của Chính phủ trả lời khiến người dân không biết ai đúng, ai sai. Vì thế bên cạnh những bộ máy nằm trong tổ chức của Chính phủ thì Chính phủ cần hết sức tạo dựng kênh để tiếp cận những ý kiến của người dân và phản hồi cho người dân yên lòng.

Bỏ phiếu tín nhiệm phụ thuộc chất lượng ĐBQH


Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Có thể chờ đợi đề án này sẽ tạo ra tác động như thế nào trong việc đánh giá chỉ số tín nhiệm, lòng tin đối với cán bộ, lãnh đạo?

Việc này thực thi những điều Hiến pháp quy định mà lâu nay chúng ta chưa đưa vào cuộc sống. Nghị quyết này của Quốc hội tôi cho sẽ đáp ứng lòng mong mỏi của người dân nhưng để thực thi, băn khoăn nhất của tôi không phải về phía vấn đề thủ tục mà là chất lượng của chính các đại biểu Quốc hội.

Người đại biểu Quốc hội liệu có thật khách quan, đủ năng lực để có thể đưa ra những quyết định phù hợp lòng dân, nhất là cử tri của mình? Trong khi cách bỏ phiếu kín có thể dẫn đến việc người dân không giám sát được vị đại biểu mình bầu ra có thái độ cụ thể như thế nào.

Ở nhiều nước, một trong những yếu tố người ta quan tâm là bên cạnh việc Quốc hội, các tổ chức dân cử giám sát bộ máy hành pháp thì còn có những điều kiện để cho người dân giám sát được chính đại biểu Quốc hội của mình để họ quyết định có tiếp tục tín nhiệm hay không tín nhiệm ở kỳ sau.

Vì thế, tôi cho rằng hiện nay khó khăn của chúng ta là làm sao để cho mỗi quyết định của đại biểu Quốc hội thể hiện thái độ của mình thì người bầu ra họ biết được đại biểu đó đã hành xử như thế nào. Điều đó hết sức quan trọng. Cũng như việc bỏ phiếu ở các nước, người ta bỏ phiếu xong, trừ những bỏ phiếu kín thì tất cả tính danh của đại biểu Quốc hội, thái độ công khai của họ hiển thị trên màn hình hay các hồ sơ mà người dân có thể tiếp xúc được.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

ĐBQH hoan nghênh lời xin lỗi của TT Nguyễn Tấn Dũng


Lời xin lỗi của Thủ tướng Chính phủ cùng việc nhận “yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước” đã nhận được những phản hồi tích cực từ các đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp chiều 22/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ thái độ hoan nghênh tinh thần mạnh dạn, cầu thị của Thủ tướng trong phần nhận lỗi điều hành.

Đại biểu Trần Du Lịch trả lời báo giới bên hành lang kỳ họp.
Đại biểu Trần Du Lịch trả lời báo giới bên hành lang kỳ họp.

Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng):”“Lần đầu tiên trong lịch sử có điều này”. Tuy nhiên, đại biểu Kiên cho rằng, lời hứa của Thủ tướng trước Quốc hội, đồng bào có thành hiện thực hay không phụ thuộc rất nhiều vào cả bộ máy Chính phủ.
“Một mình Thủ tướng không thể làm được mà toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Và đại biểu Quốc hội với tư cách là đại diện hợp pháp của người dân, đại diện mong muốn của người dân thì ngay trong kỳ họp thứ 4 này phải nói lên tâm tư, nguyện vọng của người dân và nói lên biện pháp để thực hiện điều ấy. Qua đó, Chính phủ phải có trách nhiệm tiếp thu nguyện vọng của người dân để có những chính sách phù hợp”.
Còn theo đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM): Tôi rất hoan nghênh việc Thủ tướng nhận trách nhiệm. Thủ tướng phát biểu sáng nay là thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng vể nhận trách nhiệm và xử lý. Cũng như tại hội nghị Trung ương vừa rồi, Bộ Chính trị nhận những khuyết điểm”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) đánh giá: “Trong báo cáo về kinh tế xã hội, Thủ tướng có nhận những khuyết điểm về chỉ đạo điều hành, tôi nghĩ đây cũng đã thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo là điều hành. Tuy nhiên, theo tôi, phía sau lời nhận lỗi là biện pháp sắp tới mới khắc phục như thế nào lời nhận lỗi đó có giá trị chứ không phải chỉ hứa là xong”.
Cũng theo đại biểu Khá, “giờ đây không chỉ Quốc hội mà kể cả các cử tri trên cơ sở lời hứa đó sẽ theo dõi sát những động thái, chỉ đạo, những chuyển biến và đặc biệt là những biện pháp khắc phục của Chính phủ”.
Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Thanh Hóa) đánh giá sự mạnh dạn khi Thủ tướng nhận lỗi trong phiên khai mạc Quốc hội và cho rằng “các đại biểu Quốc hội ghi nhận việc Thủ tướng tự nhận thấy khuyết điểm của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi hoan nghênh động tác mạnh dạn, cầu thị. Tôi cho rằng Thủ tướng sẽ có chương trình hành động và có hệ thống các giải pháp đi kèm”.
Theo gợi ý của vị đại biểu này, Chính phủ cần phải có hướng đi cụ thể hơn trong việc tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như phải kiểm điểm, chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan…
Còn nhớ, trong phần trình bày báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2012, Chính phủ cho rằng, với những diễn biến về kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua và triển vọng sắp tới, có thể thấy áp lực là rất lớn để có thể đạt được những mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra trong năm 2012.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2012 có thể sẽ cao hơn so với đầu năm do giá thế giới và giá một số đầu vào, giá dịch vụ,… tăng lên và những hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2012 dự báo sẽ được kiềm chế ở mức khoảng 8%.
Với xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV đạt cao hơn 3 quý đầu năm và cả năm ước tăng khoảng 5,2% (kế hoạch là 6-6,5%), trong đó: giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định trong các năm sau.

Nguyễn Hiền,Việt Hưng (Theo Dantri)

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Giả công điện Thủ tướng để lừa đảo


Sau khi làm giả công điện đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền 380 triệu đồng của nhiều người.
Ngày 8/8, thượng tá Trần Quang Thắng, trưởng Phòng an ninh điều tra Công an TP Cần Thơ, cho biết đã có kết quả điều tra vụ án giả công điện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN đối với Tống Văn Bình (33 tuổi, ngụ tại Cần Thơ). Đồng thời chuyển hồ sơ cho Công an quận Ninh Kiều điều tra, truy tố theo thẩm quyền.
Tháng 5/2011, Bình đến tiệm Internet ở TP Long Xuyên, lên mạng tìm những mẫu công điện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tải về và đánh máy, chỉnh sửa nội dung là chi cho Bình 178,5 tỉ đồng rồi in ra giấy (để trống phần mộc, dấu và chữ ký). Sau đó Bình in văn bản khác có sẵn mộc, dấu và chữ ký của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng che bỏ phần nội dung, chỉ lấy phần mộc, dấu và chữ ký, rồi photo đè lên phần để trống của công điện vừa làm. Tiếp đó, cũng với cách làm trên, Bình làm thêm một quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi cho Bình số tiền trên.
Sau khi có được “bảo bối” trong tay, Bình đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Bình nói dối là sắp có một số tiền lớn từ ngân hàng và cho mọi người xem công điện giả, đồng thời bịa ra nhiều công việc cần tiền như đi Hà Nội lo thủ tục nhận tiền, tiếp khách, lo lót cho mấy “sếp”… để mọi người đưa tiền cho Bình mượn. Bằng thủ đoạn này, Bình đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền 380 triệu đồng.
Theo Tuổi trẻ

Tạo dựng sức mạnh từ tình đoàn kết ASEAN


Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN, ngày 7-8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu về cột mốc có ý nghĩa đặc biệt này, đánh dấu một chặng đường xây dựng và trưởng thành của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Bốn thập kỷ rưỡi không ngừng mở rộng hợp tác và đẩy mạnh liên kết, ASEAN đã tạo dựng được vị thế quan trọng ở khu vực và trên thế giới với những đóng góp tích cực được ghi nhận cho hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ về chất thông qua các nỗ lực tăng cường hợp tác và liên kết nội khối trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, song song với thu hẹp khoảng cách phát triển; đồng thời mở rộng và nâng tầm quan hệ nhiều mặt, cùng có lợi với các đối tác bên ngoài, trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới. ASEAN đã trở thành hạt nhân dẫn dắt các tiến trình đối thoại và hợp tác quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)..., là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng yếu tố quyết định hàng đầu giúp tạo nên hình ảnh và vị thế mà ASEAN có được chính là khả năng duy trì “thống nhất trong đa dạng”, tạo dựng sức mạnh chung từ tính thống nhất, tinh thần đoàn kết và “Phương cách ASEAN”. Theo đó, ASEAN luôn đề cao đồng thuận, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, cùng quan tâm và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng. Sức mạnh của tình đoàn kết ASEAN đã được chứng minh khi hiệp hội vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, phối hợp và chia sẻ trong khắc phục hậu quả những trận thiên tai, dịch bệnh lớn tác động đến khu vực...

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, trước hết là đưa cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực vào năm 2015, ASEAN cần vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn sự thống nhất trong quyết tâm chung và hành động mạnh mẽ nhằm hoàn thành đúng hạn và hiệu quả các kế hoạch hợp tác trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đoàn kết, thống nhất song song với chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra trên chặng đường phát triển mới, nhất là các thách thức đối với hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. Các tiến trình đối thoại về xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ngăn ngừa xung đột cần được tiếp tục thúc đẩy; các cam kết đã được quy định trong các văn kiện như Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)... cần được thực hiện nghiêm túc; các khác biệt, tranh chấp cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.

Thủ tướng khẳng định ASEAN đã và sẽ tiếp tục là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của VN.

Theo TTXVN

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Vấn đề biển Đông: Trong họa có phúc


Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!

Đảo Trường Sa
Chỉ vài giờ sau khi ASEAN kêu gọi sự kiềm chế và giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc ngay lập tức đã tái khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp. Bắc Kinh tiếp tục di chuyển tàu tới bãi Chữ Thập và đưa các tàu đổ bộ đến Trường Sa. Nhưng trên nền các động thái tưởng như cũ này đã bừng phát lên một niềm hy vọng mới, hy vọng của tỉnh thức và thôi thúc phải hành động...

Ngày 22/7, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc đã loan tin, cử tri thuộc ba quần đảo mà Trung Quốc gọi là thành phố Tam Sa đã đi bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân. Trên thực tế, đấy là các khu vực nằm ngay trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước đây một tháng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định của Trung Quốc lập thành phố Tam Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ ảo thành thực


Những động thái này xảy ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/7 nói rằng "Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên DOC", cũng như "cùng ASEAN tham vấn để hoàn chỉnh Bộ Qui tắc ứng xử của các nước trên Biển Đông COC". Là nước đã ký kết Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), vậy mà Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định UNCLOS "không phải là một hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp".

Dư luận mấy tuần qua tiếp tục quan tâm tới động thái của Trung Quốc: mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Hành động ngang ngược này được coi như một dấu hiệu quan trọng trong bước chuyển về chiến lược hàng hải của Bắc Kinh. Từ đe dọa ảo tiến tới đe dọa thực!

Trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh năm ngoái, Trung Quốc chỉ gây hấn lẻ tẻ đối với các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ vụ tàu Bình Minh cũng như vụ mời thầu lần này, Trung Quốc đã tiến một bước dài, nhằm phủ đầu bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến các lô dầu trên thềm lục địa Việt Nam.
Từ ảo thành thực, Trung Quốc muốn thế giới quen dần với "đường lưỡi bò" mà đến ngay biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, đã nhiều lần phản đối và yêu cầu xoá bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh vừa dựng lên. Trong một bài viết, ông Chu Phương nhấn mạnh: "Từ nhỏ chúng ta đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào bản đồ Trung Quốc. Ngày nay chúng ta biết sự thực không phải như vậy! Đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, mà ngay các học giả Trung Quốc cũng không lý giải nổi".

Bất chấp những sự thật hiển nhiên như thế, những người có trách nhiệm ở Bắc Kinh vẫn "chống lưng" cho những luận điệu sô-vanh nước lớn, bất chấp cả lẽ phải và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc từng đặt bút ký, có văn bản còn chưa ráo mực. Những bài viết mới đây nhất trên "Hoàn cầu Thời báo" thi nhau vu cáo Việt Nam, biến nạn nhân là các ngư dân hiền lành làm ăn trên ngư trường truyền thống bao đời nay thành tội đồ. Những bài viết ấy xúc phạm nghiêm trọng đến tình hữu nghị Việt - Hoa, đến mức một tờ báo đã phải lên tiếng, viết thế thì làm gì còn hình ảnh của một Trung Quốc trỗi dậy "trong hòa bình" (!)

Sôi động trên chính trường khu vực


Cuối tuần qua, Indonesia đã chứng tỏ là một nước đàn anh, là thành viên có trách nhiệm của ASEAN. Với 36 giờ ngoại giao con thoi của ngoại trưởng Natalegawa, chúng ta thấy việc ASEAN cần phải đoàn kết lại thành một khối quan trọng như thế nào. ASEAN đã gượng dậy sau cú vấp ngã ở Phnom Penh. Rõ ràng, sau hội nghị ngoại trưởng lần thứ 45, ASEAN chao đảo như con tàu sau bão lớn. Nhưng thay vì tìm một cái vịnh để trú, ASEAN đang ráo riết củng cố lại thủy thủ đoàn để đón những cơn gió giật có thể còn mạnh hơn!

Tất nhiên, đây chưa phải là một sự thay đổi chính sách của nước chủ nhà. Đây chỉ là sự thay đổi về chiến thuật, còn về chiến lược, do người khác "cầm cái", làm sao thay đổi được!

Một ASEAN từng chia rẽ...

Việc ASEAN "đạt lập trường chung về Biển Đông" có những ý nghĩa nhất định. Thứ nhất, cả toàn khối thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Hãy nhớ lại hình ảnh mà báo chí quốc tế mô tả sau tuần ASEAN ở Phnom Penh: Từ ngày chào đời, chưa bao giờ ASEAN mất uy tín như thế.
Thứ hai, nếu toàn khối bị tê liệt do một chủ tịch luân phiên gây ra, thì một số nguyên tắc căn bản của ASEAN có thể bị/hoặc sẽ được thay đổi. Nghĩa là các ngoại trưởng có thể ra một Thông cáo chung khi chủ tịch luân phiên hành động một cách thiếu trách nhiệm. Điều này chẳng có chủ tịch nào muốn.

Thứ ba, "đạo diễn lớn" sau cánh gà điều chỉnh lại kịch bản, vì sau khi "chạy" một số "đoạn", cả đạo diễn lẫn nhân vật chính sợ sẽ bị "cháy" kịch bản nếu cứ đẩy ASEAN đến bờ vực của tan rã.

Và Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong những nỗ lực hàn gắn nói trên. Lập trường của Việt Nam rất nhất quán và được cả quốc tế lẫn ASEAN đánh giá cao. Tất cả 6 nguyên tắc mà ngoại trưởng Indonesia đưa ra cũng là những nguyên tắc "nền", những nguyên tắc căn bản mà Việt Nam đã, đang theo đuổi bao lâu nay. Bản thân ngoại trưởng Natalegawa đã cám ơn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đóng góp tích cực của Việt Nam sau các cuộc tham vấn tại Hà Nội. Dư luận quốc tế, với mối thiện cảm vốn có, đánh giá cao lập trường của Việt Nam trong tuần hội nghị ASEAN ở Phnom Penh...

Ý dân là quyết định...


Trước tình thế mới đầy hiểm nguy như thế, trong lần gặp gỡ cử tri Hà Nội mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ mối tương quan giữa việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với bảo vệ chế độ và giữ gìn môi trường hòa bình. Tổng bí thư khẳng định một tấc đất cũng phải giữ!

Trả lời cử tri Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo Chủ tịch nước, việc này không chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập cho được chủ quyền biển đảo!

Trả lời chất vấn trước Quốc hội trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ quyết tâm bảo vệ biển đảo. Thủ tướng cũng hoan nghênh mọi biểu hiện yêu nước của người dân, đặc biệt là những tình cảm thiêng liêng đối với việc bảo vệ biển đảo.

Có nhiều cách để giải quyết các cuộc gây hấn trên Biển Đông. Về chính trị, Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa. Về quân sự, phải cố gắng không để xẩy ra chiến tranh, nhưng phải chuẩn bị sức mạnh để đối phó khi cần. Ngoại giao như một khả năng thực tiễn, là nguồn lực chủ yếu được khai triển để tạo ra "sức mạnh mềm". Biển Đông đang nổi sóng trong một cuộc tranh chấp quyết liệt, nó không còn là vùng biển thái bình. Phải nhớ lời Trần Hưng Đạo "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc..." Cần nâng cao bài học của cha ông, coi trọng liên kết khu vực để đối phó với nguy cơ xâm lược. Ngày nay, phải làm cho dư luận trong nước và dư luận Trung Quốc hiểu rằng, thời đại đã vượt qua tâm thức "đế quốc bá quyền", lấy "pháo hạm" làm luật chơi trong thiên hạ.

Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!

HOÀNG THẮNG - KHẮC MAI (TUẦN VIỆT NAM)

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thành lập Viện Biển Đông


Theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Học viện Ngoại giao có thêm đơn vị mới là Viện Biển Đông.

Quyết định 29/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, Học viện Ngoại giao có 17 đơn vị trực thuộc thay vì 16 đơn vị trực thuộc như hiện nay. Trong đó, Học viện Ngoại giao có thêm một đơn vị mới là Viện Biển Đông (*).

Việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Học viện Ngoại giao và các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quyết định 29/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2012.

Quyết định mới này sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 82/2008/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao.

(*) 16 đơn vị trực thuộc khác của Học viện Ngoại giao được giữ nguyên như cơ cấu tổ chức trước đó gồm: 1- Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao; 2- Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ đối ngoại; 3- Trung tâm Thông tin, Tư liệu; 4- Văn phòng; 5- Phòng Quản lý Khoa học; 6- Phòng Đào tạo; 7- Phòng Công tác chính trị, quản lý sinh viên; 8- Khoa đào tạo sau Đại học; 9- Khoa Lý luận Chính trị; 10- Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao; 11- Khoa Kinh tế Quốc tế; 12- Khoa Luật Quốc tế; 13- Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại; 14- Khoa Tiếng Anh; 15- Khoa Tiếng Pháp; 16- Khoa Tiếng Trung Quốc.