Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh chap bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh chap bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Vì sao Trung Quốc chưa dám bước qua vạch đỏ Biển Đông?


Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.
Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?
Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?
Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.
Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.
Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…
Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)
Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.
Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …
Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.
Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.
Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.
Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.
Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.
Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.
Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.
Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.
Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.
Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.
Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.
Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.
Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển


Sáng 21/6, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi đã thảo luận, cho ý kiến vào giữa kỳ họp vừa qua.
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Phan Trung lý trình bày trước khi thông qua, cho thấy đa số các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này và nhiều nội dung của dự thảo luật.
Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển
Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Quốc hội đã tán thành với đề xuất của dự thảo, trong đó có quy định rõ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của Luật.
Đặc biệt, sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu, ban soạn thảo đã cho bổ sung thêm nội dung về phạm vì điều chỉnh gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.
Về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nói rõ “giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc, Hiến chương ASEAN”.
Khoản 1, điều 4 của Luật Biển quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối với chính sách quản lý và bảo vệ biển và quản lý nhà nước về biển, Luật chỉ rõ: “Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Luật Biển cũng tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo.
Với vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, Luật Biển có quy định về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta.
Về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, Luật Biển quy định, gồm: các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội Nhân dân, công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
Ngoài dự thảo Luật Biển Việt Nam, trước đó, trong phiên họp sáng 21/6, Quốc hội cũng đã thông qua một số dự thảo luật, nghị quyết khác như: Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Quảng cáo, nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Luật Biển Việt Nam: Cái tát vào tham vọng bá quyền của Bắc Kinh


“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.
Đó là nội dung được khẳng định ngay trong Điều 1 của dự thảo Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua sáng 21-6 với tỉ lệ 99,2%. Có thể nói, đây là dự luật nhận được sự đồng thuận đặc biệt cao của các vị đại biểu (ĐB) nhân dân.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về dự thảo Luật Biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho hay: “Qua thảo luận, hầu hết ý kiến của các ĐBQH tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo luật”.
Về đề nghị quy định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và là lãnh thổ Việt Nam tại Điều 19, theo Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH), khái niệm lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả đất liền các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời. Điều này đã được tuyên bố trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Biên giới quốc gia. “Việc tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” trong luật này là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo” - ông Lý nhấn mạnh.

Không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng

Liên quan đến nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển cũng có khá nhiều ý kiến quan tâm góp ý. Cụ thể có ĐB đề nghị thay cụm từ “biện pháp hòa bình” bằng “đối thoại hòa bình”.
Về đề nghị này, ông Phan Trung Lý giải thích: “Biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên. Do đó, đối thoại hòa bình chỉ là một hình thức của đàm phán, thương lượng mà chưa bao quát hết các biện pháp hòa bình mà ta có thể áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về biển, đảo với quốc gia khác”.
Thấy trong dự thảo không đề cập đến quyền phòng vệ chính đáng của quốc gia, có ĐB đã lên tiếng đề nghị bổ sung quyền này trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo. Tuy nhiên theo ông Lý, việc ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển bằng biện pháp hòa bình hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta.
“Khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật đã quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khoản 1 Điều 5 cũng quy định chính sách của ta trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. Các quy định này đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết” - ông Lý nói.

Có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài

Theo Điều 41 của dự luật về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương, 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thành lập thành phố Tam Sa - thực hiện mưu đồ khống chế Biển Đông

Trung Quốc có hành động bành trướng mới khống chế Biển Đông, vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tân Hoa Xã ngày 21/6 dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh).
Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh

Theo người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa lần này chính là sự điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của Trung Quốc đối với các quần đảo nêu trên và các vùng biển phụ cận.
Theo người phát ngôn báo chí Bộ Dân chính Trung Quốc, thành phố Tam Sa được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tăng cường quản lý hành chính, khai thác, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với các quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận.
Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Đây là một bước nhằm hợp thức hóa sự việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyệt đối không thể chấp nhận được./.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM / BỘ NGOẠI GIAO / TỔ QUỐC

‘Thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường’


Đây là tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra ngày 21/6 để đáp lại phản ứng của phía Trung Quốc.

Tàu cá xa bờ của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín
Tàu cá xa bờ của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín

Ngày 21/6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt" vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

UNCLOS, công cụ giải quyết tranh chấp Biển Đông


Tình hình tranh chấp Biển Đông hai tuần lễ qua trở nên căng thẳng hơn khi hàng trăm tàu đánh cá của Trung Quốc, được sự hỗ trợ của các tàu hải giám tập trung ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, như một sự thách thức nhằm khẳng định chủ quyền vùng biển này. Phản ứng của Philippines là kêu gọi đồng minh chiến lược Hoa Kỳ hỗ trợ thêm về vũ khí, tàu chiến để đối phó.

Gần đây Trung Quốc cũng đã cho trực thăng bay sát các tàu đánh cá Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta như một sự đe dọa. Các vụ bắt ngư dân Việt Nam đánh cá tại một số ngư trường truyền thống ngày càng nghiêm trọng đang làm nóng lên các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền.
Cũng vào thời điểm này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức buổi điều trần về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Phát biểu tại cuộc điều trần, ba quan chức cao cấp gồm Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Dempsey, đã trình bày những lợi ích kinh tế và an ninh của việc phê chuẩn công ước này cũng như những thiệt hại của việc chậm phê chuẩn gây ra.
Ngay sau đó, báo chí Trung Quốc cho rằng một trong những lý do khiến Mỹ có thể tham gia công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển sau một thời gian đứng bên lề là nhằm "tìm chỗ dựa về pháp lý để can thiệp vào tình hình Biển Đông, tranh quyền chủ đạo ở châu Á - Thái Bình Dương".
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS) được ký kết ngày 10-12-1982, nên còn gọi UNCLOS 1982, và có hiệu lực từ ngày 16-11-1994, đến nay đã có 157 quốc gia và Cộng đồng châu Âu (EC) tham gia UNCLOS.
Hàng không mẫu hạm USS Essex của Mỹ trong vịnh Subic (Philippines)
Hàng không mẫu hạm USS Essex của Mỹ trong vịnh Subic (Philippines)
UNCLOS gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 nghị quyết kèm theo. Đây là một bộ các quy định về sử dụng biển và đại dương trên thế giới. Sau Hiến chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS là văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc, với việc thiết lập một cách cụ thể và rõ ràng khái niệm, quy chế cũng như phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của các nước.

Những nội dung quan trọng

Những điều khoản quan trọng nhất của UNCLOS quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.
Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, tính từ một đường cơ sở được định nghĩa kỹ càng (thông thường, một đường biển cơ sở chạy theo đường bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở), bao gồm các khu vực dưới đây:

Nội thủy

Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Tàu tuần dương Philippines kiểm tra một tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển của Philippines
Tàu tuần dương Philippines kiểm tra một tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển của Philippines

Lãnh hải

Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.

Vùng đặc quyền kinh tế

Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.

Thềm lục địa

Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam
Đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, công ước còn thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển.
Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy ban Đáy biển Quốc tế (International Seabed Authority).
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.

Việt Nam và UNCLOS

Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký UNCLOS năm 1982 tại Vịnh Montego (Jamaica). Ngày 23-6-1994, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của UNCLOS.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển là công cụ pháp lý quan trọng để Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Nằm ven Biển Đông và là một trong những quốc gia có bờ biển dài trong khu vực (khoảng 3.260km), theo các quy định của UNCLOS, Việt Nam được mở rộng chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình ra các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km².
Là thành viên UNCLOS, Việt Nam có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp theo các quy định của UNCLOS. Cụ thể, Việt Nam có quyền xác định các vùng biển và thềm lục địa theo UNCLOS nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ tiến hành phân định các vùng biển và thềm lục địa ở những khu vực chồng lấn với các nước láng giềng.
Ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở ngư trường truyền thống Trường Sa
Ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở ngư trường truyền thống Trường Sa
Để thực hiện quyền này của UNCLOS, Việt Nam xây dựng Báo cáo Quốc gia trình Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc để bảo đảm quyền lợi của quốc gia, bảo vệ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa vượt quá 200 hải lý; đồng thời có cơ sở khoa học để đưa ra các quy định về ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đầu tháng 5-2009, Việt Nam nộp báo cáo chung với Malaysia về khu vực thềm lục địa mở rộng ở phía Nam và báo cáo riêng của Việt Nam về khu vực thềm lục địa ở khu vực phía Bắc. Quan điểm pháp lý cơ bản trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS...
Thời gian qua, đặc biệt sau khi UNCLOS có hiệu lực, Việt Nam đã giải quyết được một loạt vấn đề về phân định biển với các quốc gia láng giềng. Việt Nam đã phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997; phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc năm 2000; phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 2003. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thỏa thuận tiến hành hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Malaysia năm 1992; vùng nước lịch sử với Campuchia năm 1982.
Trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN 17 diễn ra tại Hà Nội năm 2010, chúng ta đã kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua các văn bản ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở của UNCLOS và DOC, hướng tới xây dựng một văn bản có tính ràng buộc pháp lý là COC (Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông) cũng dựa trên cơ sở của UNCLOS.
Trong phiên họp toàn thể tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á họp tại Bangkok hôm 1-6-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông phải tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là phải tuân thủ DOC và công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS.
Hiện nay COC đang trong thời kỳ đối thoại và tranh luận để đi đến một sự đồng thuận. Mục tiêu mà ASEAN nhắm đến là sẽ có COC vào năm 2012 này nhân kỷ niệm 10 năm ra đời DOC.
Nhưng điều này xem ra không dễ dàng khi thái độ của Trung Quốc chưa cho thấy họ mặn mà với một văn kiện ràng buộc pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Biển Đông: Trung Quốc chuyển sang ‘mặt trận’ thời tiết


Sau những đối đầu về ngoại giao, để khẳng định yêu sách chủ quyền rộng lớn ở Biển Đông, Trung Quốc tiến thêm một bước nữa khi tuyên bố tiến hành dự báo thời tiết ở Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough.

Cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc hôm nay cho hay, cục khí tượng ở Hải Nam đã phát đi các thông tin dự báo thời tiết tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và bãi đá Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như với đảo Hoàng Nham.

Cổng thông tin này dẫn lời Thái Tần Ba - giám đốc trạm khí tượng tỉnh Hải Nam rằng: “Cải thiện dự báo thời tiết ở Biển Đông là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền đi lại cũng như hoạt động sản xuất ven biển”.

Đảo Hoàng Nham là cách Trung Quốc gọi bãi cạn đang có tranh chấp với Philippines. Người Philippines gọi đây là bãi cạn Panatag hoặc Bajo de Masinloc (tên quốc tế là Scarborough).

Biển Đông: TQ chuyển sang ‘mặt trận’ thời tiết
Biển Đông: TQ chuyển sang ‘mặt trận’ thời tiết

Theo tin tức đăng trên cổng thông tin của Trung Quốc, Biển Đông có nguồn cá phong phú, tài nguyên dầu khí giàu có và cũng là khu vực xảy ra bão gió liên miên.

Tuyên bố đưa ra dự báo thời tiết ở các khu vực trên là dấu hiệu mới nhất thể hiện sự quả quyết của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhất là các khu vực tranh chấp. Bãi cạn Scarborough là nơi mà cuộc đối đầu giữa tàu thuyền Trung Quốc và Philippines chưa có dấu hiệu chấm dứt dù đã sang tuần thứ bảy.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với bãi cạn Scarborough cũng như hầu hết Biển Đông bằng những viện dẫn lịch sử, kể cả những vùng ấy sát cạnh bờ biển của một số nước láng giềng châu Á. Trong khi đó, Philippines tuyên bố bãi cạn nằm trong phạm vị 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, được luật pháp quốc tế công nhận.

Chuyện chồng lấn chủ quyền Biển Đông khiến tranh chấp các bên kéo dài nhiều thập niên qua, làm cho khu vực này trở thành một trong những nơi "nóng nhất", dễ châm ngòi cho xung đột quân sự của châu Á.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Trung Quốc lộ chiến thuật độc chiếm Biển Đông


Trong cuộc đối đầu hơn một tháng qua ở Biển Đông với Philippine, nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao Trung Quốc không triển khai những chiếc tàu chiến hùng mạnh và hiện đại của Hải quân nước này đến khu vực tranh chấp. Liệu có điều gì bí ẩn đằng sau sự “khiêm tốn” đó của Bắc Kinh hay không?

Tàu hải giám - "vũ khí" mới của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông
Tàu hải giám - "vũ khí" mới của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông

Chiến thuật đặc biệt của Trung Quốc ở Biển Đông


Sau khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton và hai tàu hải giám của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough hôm 8/4, Bắc Kinh liên tục thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt bằng cả lời nói lẫn hành động. Cùng với những lời cảnh báo, doạ nạt, Trung Quốc không ngừng đưa tàu thuyền đến khu vực tranh chấp. 

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là những chiếc tàu chiến lớn và hiện đại trong Lực lượng Hải quân hùng mạnh của Trung Quốc tuyệt nhiên không hề thấy xuất hiện trong cuộc đối đầu mới nhất với Philippine ở Biển Đông. Thay vào đó, Bắc Kinh chỉ điều những tàu thuyền đánh cá, tàu hải giám và tàu bán quân sự nhỏ. Cách để Trung Quốc “thị uy” đối phương là đưa một số lượng lớn tàu thuyền đến khu vực tranh chấp. Có những thời điểm, số tàu thuyền Trung Quốc có mặt tại bãi cạn Scarborough (còn được Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham) lên tới trên dưới 30 chiếc. Đây là con số hoàn toàn áp đảo so với vài ba tàu thuyền của Philippine ở khu vực.

Lý giải về động thái khó hiểu trên của Trung Quốc, các chuyên gia hải quân cho rằng, Bắc Kinh không muốn đưa tàu chiến ra trong cuộc tranh chấp với Philippine là nhằm để giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột. Tuy nhiên, nước này vẫn tìm cách đủ hiệu quả để trấn áp được đối phương. 

Theo các nhà phân tích, sau khi đánh động các nước láng giềng bằng những động thái hiếu chiến ở Biển Đông trong những năm gần đây, Trung Quốc giờ đây quay sang chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ”. Theo chính sách này, Bắc Kinh sẽ sử dụng những chiếc tàu thuyền tuần tra được vũ trang nhẹ hoặc là không vũ trang từ các cơ quan ngư nghiệp, hàng hải và dân sự thay vì sử dụng tàu chiến trong các hạm đội hùng mạnh của nước này.

Mục đích của việc triển khai tàu thuyền tuần tra không vũ trang hoặc được vũ trang nhẹ là để Trung Quốc thể hiện “quyền lực mềm” và tránh gây ấn tượng rằng cường quốc này đang dùng ngoại giao “súng ống” trong khu vực. Bắc Kinh tin rằng, cách tiếp cận mới này sẽ giúp xây dựng hình ảnh một Trung Quốc “hoà bình hơn và có vẻ đạo đức hơn”, một nhà phân tích cho biết.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc áp dụng chiến thuật “cây gậy nhỏ” nói trên không có nghĩa là nước này sẽ nhượng bộ trong bất kỳ cuộc tranh chấp nào ở Biển Đông. Bắc Kinh vẫn thể hiện thái độ cứng rắn bằng việc để cho tàu thuyền của họ “tự tung tự tác” trong khu vực tranh chấp. Trong thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ tàu thuyền Trung Quốc “quấy nhiễu”, “doạ dẫm” tàu thuyền Philippine.

Trung Quốc tin rằng, chiến thuật trên vừa có thể giúp họ tránh được các cuộc xung đột mà vẫn có thể uy hiếp được đối thủ, tiến tới giành được chủ quyền đối với vùng tranh chấp. Nếu áp dụng thành công chiến thuật “cây gậy nhỏ” với Philippine, Bắc Kinh sẽ tiếp tục áp dụng nó với các nước còn lại đang có tranh chấp với nước này. Mục tiêu mà Bắc Kinh hướng tới là dần dần, từ từ độc chiếm khu vực Biển Đông quan trọng và giàu tài nguyên.

Vì sao Trung Quốc phải dùng chiến thuật “cây gậy nhỏ”?

Ai cũng biết, nếu dùng sức mạnh quân sự, Trung Quốc có thể dễ dàng áp đảo Philippine cũng như các nước láng giềng khác của nước này. Bắc Kinh có trong tay những chiếc tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tấn công tầm xa tối tân hàng đầu trong khu vực trong khi quân đội Philippine được trang bị vũ khí nghèo nàn, lạc hậu. 

Vậy tại sao Trung Quốc lại không dùng lợi thế quân sự vượt bậc của mình mà lại phải nhờ đến chiến thuật “cây gậy nhỏ”?. 

Trên thực tế, Bắc Kinh đã tính toán rất kỹ và rất khôn ngoan khi không dùng sức mạnh vượt trội của mình trong khu vực. Nếu dùng vũ lực, Trung Quốc không những không đạt được mục tiêu mà còn phải đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Một Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến sẽ đẩy các nước trong khu vực đoàn kết lại với nhau. Nếu một Philippine hay một Malaysia hoặc một Indonesia không thể địch nổi được với Trung Quốc thì một tập thể đoàn kết chặt chẽ của những nước này lại có thể làm được những điều to lớn. Chưa hết, nếu Bắc Kinh không cư xử đúng mực thì họ đã vô tình đẩy những nước láng giềng đến gần với Mỹ hơn. Đến lúc này, bên ở thế bất lợi chính là Trung Quốc chứ không phải những nước láng giềng bé nhỏ của họ.

Chính vì nhận thức được thực tế trên, Bắc Kinh đã phải dùng đến chiến thuật khôn khéo là tránh có những hành động quá cứng rắn và quyết liệt. Trung Quốc muốn đối đầu với từng nước nhỏ để dễ bề đạt được mục đích. 

Tuy nhiên, dù có dùng chiến thuật khôn khéo hơn thì ý đồ và tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị lộ rõ. Và tất nhiên, các nước trong khu vực cũng như nhiều cường quốc trên thế giới sẽ không để Bắc Kinh đạt được tham vọng này.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Trung Quốc có thực sự bị hiếp đáp ở Biển Đông?


Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc - ông Đới Bỉnh Quốc hôm qua (15/5) cáo buộc, Philippine đang ăn hiếp Trung Quốc ở Biển Đông. Liệu có chuyện cường quốc hùng mạnh số 1 Châu Á lại bị nước láng giềng bé nhỏ như Philippine hiếp đáp?

Trung Quốc có thực sự bị hiếp đáp ở Biển Đông?
Trung Quốc có thực sự bị hiếp đáp ở Biển Đông?

Manila và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu gay gắt vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Cuộc đối đầu này đã kéo dài dai dẳng suốt hơn một tháng qua mà chưa có dấu hiệu dịu đi. Không những thế, độ nóng của nó còn ngày một tăng.

Trong cuộc khủng hoảng mới nhất ở Biển Đông này, người ta chứng kiến một Philippine cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Liệu có phải sự không khoan nhượng này của Manila đã khiến giới quan chức lãnh đạo ở Trung Quốc nghĩ rằng họ đang bị Philippine “ăn hiếp”?

Tuy nhiên, bất kỳ ai theo dõi diễn biến cuộc đối đầu giữa Philippine và Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough hiện nay đều có thể trả lời được câu hỏi ai đang hiếp đáp ai.

Ai đang đe dọa ai?

Kể từ sau khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton và hai tàu hải giám của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough hôm 8/4, Bắc Kinh liên tục thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn rất nhiều so với phía Manila.

Về lời nói, Trung Quốc đã và đang tung ra những lời cảnh báo, đe doạ “sặc mùi thuốc súng”. Có vẻ như Bắc Kinh đang tăng cường dùng “võ mồm” tấn công Philippine. Cấp độ căng thẳng trong những lời đe doạ, cảnh báo này cũng ngày một tăng lên theo thời gian.

Hồi đầu tuần trước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying đã triệu tập Đại biện Philippine tại Trung Quốc đến để trực tiếp bày tỏ sự phản đối về những diễn biến quanh cuộc tranh chấp lãnh hải hiện tại giữa hai nước ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông.

Trong cuộc gặp gỡ này, bà Fu đã “tố” Manila không những “không chịu thừa nhận sai lầm nghiêm trọng” mà còn có những hành động “làm leo thang căng thẳng”. Kèm theo những lời tố tội này, Thứ trưởng Fu còn “đe”, phía Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất kỳ hành động nào làm leo thang tình hình căng thẳng từ phía Philippine.

Ngoài đe doạ trực tiếp, phía Trung Quốc còn “tận dụng” các tờ báo chính thức của nước này để phát đi một loạt cảnh báo sắc lạnh và những thông điệp mang đầy tính răn đe dành cho Manila.

Mới đây, cũng trong tuần trước, tờ Tân Hoa xã có bài viết kêu gọi Philippine đừng bao giờ thử thách ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh. Bài báo này nhấn mạnh, chủ quyền lãnh thổ là lợi ích then chốt của Trung Quốc và sẽ không có chỗ cho sự nhượng bộ ở đây. Bắc Kinh nhắn nhủ Manila rằng, tốt hơn hết là nước này nên dừng ngay những hành động gây hại và quay trở lại con đường đúng đắn càng sớm càng tốt.

Đáng chú ý nhất trong các đòn tấn công bằng lời nói của Trung Quốc vào Philippine là sự lên tiếng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Phát biểu trên tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của PLA, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc tuyên bố, “đừng tìm cách lấy đi dù chỉ một cm lãnh thổ của Trung Quốc”. Giới quan chức quân sự Trung Quốc cho rằng, Manila nên lùi bước để nhận được sự "tha thứ" của nhân dân Trung Quốc và của cộng đồng quốc tế.

Chưa hết, Trung Quốc còn tuyên bố, họ đã rất kiềm chế trong vấn đề đảo Hoàng Nham. “Nếu một người nào đó nhầm lẫn sự tử tế của Trung Quốc là sự yếu đuối và coi Trung Quốc chỉ là một ‘con hổ giấy’ thì họ đã sai lầm một cách khủng khiếp”, PLA Daily cảnh báo.

Trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra “hiếu chiến” thì phía Philippine lại điềm tĩnh hơn dù vẫn cứng rắn. Trong những phát biểu của giới lãnh đạo ở Manila, người ta hầu như không thấy có những ngôn từ mang tính đe dọa, cảnh báo hay thách thức.

Thay vào đó, Manila chỉ tố cáo những hành động “quấy rối”, “hiếu chiến” của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực tranh chấp, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước này. Đồng thời, Philippine cũng thể hiện mong muốn đưa tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế.

Manila từng thừa nhận, về sức mạnh quân sự, họ không thể nào địch nổi cường quốc khổng lồ như Trung Quốc. Vì vậy, việc họ đe dọa Trung Quốc là điều khó có thể xảy ra.

Ai đang uy hiếp ai?

Không chỉ thông qua lời nói, với những hành động của Trung Quốc và Philippine trong thời gian vừa qua, người ta cũng có thể nhìn thấy rõ ai đang uy hiếp ai.

Sau khi xảy ra vụ va chạm tàu thuyền ở bãi cạn Scarborough, nước huy động nhiều tàu thuyền đến khu vực tranh chấp nhất là Trung Quốc chứ không phải Philippine. Tàu thuyền Trung Quốc đã rầm rập đổ về bãi cạn Scarborough. Có những thời điểm số tàu thuyền Trung Quốc hiện diện ở khu vực tranh chấp lên tới 14, thậm chí là 30 trong khi phía Philippine chỉ có vọn vẹn vài ba tàu thuyền ở đây.

Điều đáng lo ngại hơn là những động thái của các tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực tranh chấp. Trong hơn một tháng qua, đã có vài lần xảy ra những vụ đối đầu giữa tàu thuyền Trung Quốc và Philippine và lần nào nguyên nhân cũng được xác định là từ phía Trung Quốc.

Hôm 17/4, tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc bị “tố” là đã có hành động “quấy nhiễu”, “ngăn cản” tàu nghiên cứu khảo cổ của Philippine đang làm việc tại bãi cạn Scarborough.

Mới đây nhất, hôm 28/4, Manila cáo buộc Bắc Kinh đã dùng chiến thuật “dọa dẫm” với nước này sau khi một tàu cao tốc của Trung Quốc bất ngờ tiếp cận một cách nguy hiểm với hai tàu của Philippine ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Trong vụ đụng độ này, tàu Trung Quốc đã tăng tốc vượt qua hai tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippine ở tốc độ 37km/giờ, tạo ra những cơn sóng lớn làm rung lắc mạnh tàu thuyền của Philippine.

Manila cho biết, họ đã phải ghi chép lại toàn bộ những hành động của Trung Quốc ở vùng tranh chấp để chứng minh sự “dọa dẫm” của nước này đối với họ.

Sau những vụ dọa dẫm kiểu trên, Trung Quốc tuần vừa rồi còn tiến hành một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn để “răn đe”, “thị uy” đối thủ. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 5 tàu chiến lớn của Trung Quốc, trong đó có tàu Kunlun Shan. Kunlun Shan là một trong những chiếc tàu chiến lớn nhất và được trang bị vũ khí hùng hậu nhất của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong cuộc đối đầu ở Biển Đông hiện nay, chính Trung Quốc mới là nước lên tiếng đế cập đến xung đột và chiến tranh ở Biển Đông. Tin đồn chiến tranh cũng xuất phát từ phía Trung Quốc sau khi có thông tin Quân khu Quảng Châu, Hạm đội Biển Đông và một số đơn vị quân đội Trung Quốc nhận được lệnh nâng cấp độ chuẩn bị chiến tranh lên 2 trong thang cấp độ là 4.

Với những diễn biến nói trên, tuyên bố về việc "Trung Quốc đang bị Philippine ăn hiếp ở Biển Đông" quả là một phát biểu gây sốc!

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Mỹ đưa siêu tàu ngầm tấn công đến Philippines


Tàu ngầm tấn công cao tốc USS North Carolina của Hải quân Mỹ đã cập cảng Subic Freeport của Philippines nằm gần bãi đá ngầm Scarborough nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc.
USS North Carolina, tàu ngầm tấn công cao tốc có khả năng tàng hình và được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
USS North Carolina, tàu ngầm tấn công cao tốc có khả năng tàng hình và được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay, tiết lộ thông tin trên ngày 15/5.

Theo ông Tonsay, chiếc tàu ngầm lớp Virginia cực kỳ tối tân này cập cảng Subic Freeport hôm 13/5 trong sứ mệnh bổ sung lực lượng cho quân đội Mỹ tại Philippines và "không liên quan gì” đến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn một tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với bãi đã cạn hình móng ngựa không có người ở mà Philippines gọi là Scarborough, Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.


Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, với chiều dài 350 feet và trọng lượng hơn 7.800 tấn khi lặn, USS North Carolina là một trong những tàu ngầm có khả năng tàng hình cao nhất và được trang bị công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.

Việc tàu USS North Carolina tới cảng Subic Freeport của Philippines sẽ giúp nâng cao khả năng thực hiện đầy đủ các sứ mệnh của tàu ngầm như tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm; triển khai tấn công và chiến tranh đặc biệt cho các lực lượng tác chiến đặc nhiệm; và tiến hành các hoạt động tình báo, theo dõi, trinh sát.

Thông tin trên được đưa một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hối thúc Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo ở Washington ngày 14/5/2012.
Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo ở Washington ngày 14/5/2012.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ cho rằng Mỹ cần đảm bảo rằng Trung Quốc không thể “tự tung, tự tác” ở Biển Đông và “muốn làm gì thì làm” trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.

Theo ông McCain, Mỹ cần phải ủng hộ các nước đối tác trong khối ASEAN để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình.

Lâu nay, Trung Quốc nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nhằm dễ bề đạt được mục đích riêng của mình.

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối 90% diện tích ở Biển Đông, trong khi thực chất nước này chỉ kiểm soát khoảng 10%. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong đó có cả việc quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác đang hoạt động hợp pháp trên Biển Đông.

Toàn cảnh tranh chấp chủ quyền Trung Quốc – Philippines


Căng thẳng Manila - Bắc Kinh vì tranh chấp bãi đá Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông kéo dài từ ngày 8/4 mà chưa có dấu hiệu chấm dứt, thậm chí khả năng chiến tranh từng được nhắc tới.

Scarborough/Hoàng Nham là một bãi đá hình móng ngựa không có người sinh sống trên Biển Đông. Bãi đá này cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Đây là tâm điểm của căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc trong suốt thời gian vừa qua.

Chạm mặt trên biển


Ngày 8/4, căng thẳng phát sinh khi máy bay tuần tra Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của hải quân nước này sau đó được cử tới nắm tình hình. Các thủy thủ Philippines hôm 10/4 lên tàu cá Trung Quốc kiểm tra và phát hiện một số lượng lớn san hô, trai lớn cũng như cá mập sống.

Soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines. Ảnh: Inquirer
Soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines. Ảnh: Inquirer

Khi phía Philippines định bắt giữ các ngư dân và tàu cá Trung Quốc thì hai tàu hải giám của Bắc Kinh xuất hiện. Các tàu hải giám di chuyển vào vị trí giữa soái hạm Philippines và các tàu cá Trung Quốc, nhằm ngăn chặn việc bắt giữ. Tình trạng so kè này được cả hai phía duy trì.

Soái hạm BRP Gregorio Del Pilar sau đó rời đi, nhường chỗ cho hai tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines. Phía Trung Quốc cũng rút một tàu hải giám, nhưng sau đó lại điều tàu Ngư Chính 310 thuộc loại hiện đại nhất tới khu vực này. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 14/4 còn cho biết máy bay và một tàu của Trung Quốc tìm cách cản trở tàu nghiên cứu của Philippines.

Trong suốt hơn một tháng qua, cả Philippines và Trung Quốc liên tục có những sự điều động tại khu vực này. Trung Quốc hiện có 3 tàu lớn, 7 tàu cá và 23 xuồng nhỏ, trong khi Philippines có 2 tàu của Lực lượng Tuần tra Bờ biển, Cục Các tài nguyên biển và Nghề cá cùng 5 tàu cá.

Chạm mặt trên mặt trận ngoại giao


Cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Vì thế, ngay sau khi vụ chạm mặt xảy ra tại khu vực này, cả Manila và Bắc Kinh đều có những động thái ngoại giao để khẳng định chủ quyền.

Bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, tâm điểm căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc hơn một tháng qua. Ảnh vệ tinh: Google
Bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, tâm điểm căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc hơn một tháng qua. Ảnh vệ tinh: Google

Ngoại trưởng Philippines, del Rosario hôm 10/4 liên lạc với đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Mã Khắc Thanh, để nhấn mạnh rằng khu vực xảy ra "va chạm" nằm trong lãnh thổ của quốc đảo Đông Nam Á. Ông Del Rosario sau đó còn triệu ông Mã tới trụ sở Bộ Ngoại giao Philippines để cùng tìm ra một giải pháp ngoại giao. Ngoại trưởng Philippines nêu rõ rằng Philippines sẽ tự vệ nếu bị khiêu khích. Manila cũng đề nghị đưa vấn đề Scarborough/Hoàng Nham ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (Itlos), nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tỏ ý muốn vấn đề được giải quyết qua con đường ngoại giao. "Chúng tôi hướng tới việc tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này", ông nói. Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định: "Chẳng ai có lợi nếu xung đột xảy ra".

Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng nước này có quyền chủ quyền đối với khu vực xảy ra sự việc, đồng thời yêu cầu tàu chiến của Philippines rời đi. "Chúng tôi đã đưa ra lời phản đối chính thức với phía Philippines về vụ việc tàu của nước này quấy rối các tàu cá và ngư dân Trung Quốc", AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân.

Căng thẳng leo thang


Giữa tháng 4, thế bí giữa Manila và Bắc Kinh tưởng như đã được hóa giải. "Chúng tôi vừa đi tới một số thỏa thuận. Đã có tiến triển trong một số vấn đề, nhưng vẫn còn những tồn tại nhất định", ông del Rosario nói sau cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh. "Cả hai bên đều nhất trí không có bất cứ hành động nào khiến căng thẳng leo thang tại khu vực đó".

Tuy nhiên, cả Philippines và Trung Quốc đều không muốn nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền, khiến căng thẳng lại leo thang sau đó. Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ hôm 16/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói rằng "không một cá nhân hay tổ chức nào được phép tiến hành những hoạt động như vậy trong khu vực nếu không được chính quyền Trung Quốc cho phép".

Căng thẳng gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh diễn ra trùng với thời điểm Mỹ cùng Philippines tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn mang tên Balikatan (Kề vai sát cánh).

"Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy điều gì phía sau cuộc tập trận này và nó có thể đưa vấn đề Biển Đông rẽ sang một con đường hướng tới sự đối đầu quân sự, cũng như việc giải quyết thông qua vũ lực", bài bình luận trên tờ Liberation Army Daily của quân đội Trung Quốc có đoạn. "Thông qua cách can thiệp này, Mỹ sẽ chỉ khuấy động toàn bộ tình hình Biển Đông theo hướng gia tăng sự hỗn loạn. Điều này sẽ khó tránh khỏi việc có tác động xấu tới hòa bình và ổn định trong khu vực".

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong cuộc họp báo sau hội đàm "2 + 2". Ảnh: AFP

Giữa lúc căng thẳng leo thang, Ngoại trưởng Philippines, del Rosario cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin tới Washington để tham gia cuộc gặp mặt "2 + 2" với những người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton và Leon Panetta. Sau khi trở về từ cuộc gặp này, giới chức Philippines tuyên bố có được sự bảo đảm từ Mỹ rằng Washington sẽ bảo vệ Manila nếu xung đột xảy ra. Đáp lại động thái này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho rằng sự góp mặt của Mỹ chỉ làm phức tạp tình hình.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh hôm 7/5 tuyên bố Bắc Kinh hoàn toàn sẵn sàng đối phó tình trạng leo thang căng thẳng với Philippines. "Trung Quốc đã chuẩn bị tất cả để đối phó với bất cứ sự leo thang nào trong tình hình này xuất phát từ phía Philippines", bà Phó nói với Đại biện lâm thời Philippines Alex Chua

Bà Phó triệu ông Chua tới để đưa ra một tuyên bố rõ ràng về tình hình căng thẳng tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Đây là cuộc gặp thứ ba giữa hai người kể từ vụ căng thẳng trên Biển Đông. Hai lần trước là vào các ngày 15 và 18/4. "Rõ ràng là phía Philippines không nhận thấy rằng họ đang phạm những sai lầm nghiêm trọng", bà Phó nói với ông Chua.

Đáp lại tuyên bố của phía Trung Quốc, Philippines hôm 8/5 cho hay nước này đang nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. "Chúng tôi đang cố gắng thực hiện một sự khởi đầu ngoại giao mới mà chúng tôi hy vọng sẽ có ích cho tình hình hiện nay", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết khi được hỏi về phản ứng đối với phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Ông Hernandez cho biết sẽ không cung cấp thêm chi tiết về các nỗ lực của Philippines.

Nguy cơ chiến tranh?


Trong thời gian qua, trước tình hình căng thẳng gia tăng vì tranh chấp chủ quyền Scarborough/Hoàng Nham, báo chí Trung Quốc bắt đầu nói về khả năng xảy ra một cuộc chiến để giải quyết vấn đề này. Những tin đồn lan nhanh trên mạng Internet cũng cho hay Trung Quốc đã ra lệnh cho một số đơn vị quân đội nâng lên cấp hai trong 4 cấp sẵn sàng chiến tranh.

Khu trục hạm tên lửa Cáp Nhĩ Tân của hải quân Trung Quốc trong cuộc tập trận gần đây. Ảnh: Xinhua
Khu trục hạm tên lửa Cáp Nhĩ Tân của hải quân Trung Quốc trong cuộc tập trận gần đây. Ảnh: Xinhua

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó bác bỏ khả năng này. "Những thông tin cho rằng quân khu Quảng Châu, hạm đội Nam Hải và các đơn vị khác vừa bước vào tình trạng sẵn sàng chiến tranh là không đúng sự thật", thông báo ngắn trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay. Quân khu Quảng Châu là lực lượng chịu trách nhiệm cho khu vực mà Bắc Kinh hiện có căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Manila.

Tuy nhiên, song song với việc bác bỏ khả năng chiến tranh, Trung Quốc cũng có những động thái khá rõ ràng. Khi Mỹ và Philippines cùng tập trận, hải quân Trung Quốc cũng cùng với hải quân Nga lần đầu tiên diễn tập chung. Nhiều chiến hạm của Trung Quốc được điều động tham gia cuộc diễn tập này.

Trong khi đó, giàn khoan dầu khổng lồ Ocean Oil 981 của Trung Quốc mới đây chính thức đi vào hoạt động tại phía đông của Biển Đông sau 6 năm xây dựng. Ocean Oil 981 sẽ khoan dầu tại lô Liwan 6-1-1, cách Hong Kong khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines. Đây là một giàn khoan kiểu "nửa chìm nửa nổi". Nó hiện có thể hoạt động được ở độ sâu 1.500 m và được thiết kế để làm việc tốt tại độ sâu tới 2.371 m. Độ sâu giếng khoan tối đa của Ocean Oil 981 lên tới 12.000 m.

Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng đang đưa tổ hợp chế biến thủy sản ra Biển Đông, trong đó giữ vị trí trung tâm là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải 32.000 tấn. Cùng với một đội tàu hỗ trợ, Hải Nam Bảo Sa 001 chế biến được 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày.

Các công ty du lịch Trung Quốc mới đây đồng loạt tạm ngừng các tour tới Philippines. Bắc Kinh còn đưa ra cảnh báo với công dân nước này đang sinh sống tại quốc đảo Đông Nam Á, đặc biệt là vào ngày diễn ra cuộc biểu tình lớn ở Manila với các khẩu hiệu đòi Trung Quốc rút tàu khỏi Scarborough/Hoàng Nham.

Căng thẳng Manila - Bắc Kinh càng được chú ý khi một người dẫn chương trình của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) lỡ lời coi Philippines là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham giữa Philippines và Trung Quốc đã kéo dài hơn một tháng mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Những diễn biến tiếp theo của vụ việc này chắc chắn sẽ còn thu hút sự chú ý của dư luận.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Trung Quốc ngang ngược cấm đánh cá ở biển Đông


Trung Quốc hôm qua ngang nhiên tuyên bố sẽ cấm đánh bắt ở nhiều khu vực trên biển Đông. Philippines khẳng định không công nhận lệnh này.

Theo báo China Daily, chính quyền Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt mới ở phía bắc biển Đông trong 2 tháng rưỡi, bắt đầu từ ngày 16.5. Trong đó, gồm cả bãi cạn Scarborough, nơi đang xảy ra tranh chấp với Philippines hơn 1 tháng qua. Từ năm 1999 đến nay, Bắc Kinh liên tục cấm đoán ở khu vực biển Đông mà nước này tự cho là thuộc chủ quyền của mình với cái cớ “bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên biển”. China Daily dẫn lời giới chức cho biết sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và hải sản của “người vi phạm”.

Ngay lập tức, Đài ABS-CBN dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định nước này sẽ không công nhận lệnh cấm nói trên. Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh động thái của Bắc Kinh “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines” và Manila “sẽ thực thi các đặc quyền hợp pháp theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Philippines “có thể áp đặt lệnh cấm tương tự để khôi phục nguồn hải sản”.

Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters
Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters

Theo giới quan sát, lệnh cấm được đưa ra giữa lúc căng thẳng ở Scarborough chưa được xoa dịu nên sẽ tạo cớ cho tàu công vụ của Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines tại đây. Bắc Kinh cũng muốn hạn chế các bên khác đánh bắt trong vùng tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần suất hiện diện của tàu mình ở đây. Việc Trung Quốc dự định đưa vào biên chế 36 tàu hải giám trong năm tới có thể cũng nhằm thực hiện mục tiêu này.

Đến nay, Trung Quốc luôn phản đối các nước bên ngoài lên tiếng về tranh chấp trên biển Đông. Cũng giống như với Mỹ, nước này đang gây áp lực để buộc Nga phải tránh xa khu vực chiến lược và giàu tài nguyên. Trang tin World Net Daily dẫn lời ông Dmitriy Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu các nước phương Đông của Nga nói rằng Moscow hiện phải đối mặt với “một lựa chọn và giá của lựa chọn đó có thể sẽ rất cao”.

Nếu Nga từ bỏ lợi ích ở biển Đông để đổi lấy quan hệ với Trung Quốc thì nước này “không chỉ mất mặt ở châu Á, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia mà còn đánh mất luôn những hợp đồng dầu khí trị giá hàng tỉ USD”. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông trên thực tế đang thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản... Theo Đài GMA hôm qua, Úc đã lên tiếng thúc giục các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. “Chúng tôi không ủng hộ bên nào nhưng vì Úc cũng có quyền lợi ở biển Đông nên chúng tôi kêu gọi các bên tôn trọng những nguyên tắc hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS”, Ngoại trưởng Úc Bob Carr tuyên bố.