Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu Bình Minh 02. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu Bình Minh 02. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Trung Quốc xây dựng trái phép tại Hoàng Sa


Trung Quốc vừa cho xây dựng trái phép một trạm giám sát khí quyển tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nối tiếp những hành động sai trái của nước này tại Biển Đông trong thời gian qua.

Một nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Oceandots
Một nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Oceandots

Hãng tin Xinhua của Trung Quốc hôm qua đưa tin nước này vừa chính thức khởi công xây dựng trạm giám sát tổng hợp khí quyển tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mục đích của việc xây dựng này là nhằm triển khai việc bảo vệ môi trường tại Biển Đông, và phục vụ cho cái gọi là "nhu cầu thực hiện chủ quyền quốc gia và quản lý các công việc liên quan đến lãnh thổ".

Đây là hành động sai trái tiếp theo của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua. Hôm 30/11, hai tàu cá Trung Quốc đã cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, khi tàu này đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Trước đó, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ra quy định mới về “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Ngày 23/11, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Trung Quốc còn phát hành hộ chiếu phổ thông điện tử loại mới có hình bản đồ nước này kèm theo đường lưỡi bò, một định nghĩa nhằm tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Việc làm này bị các nước liên quan như Việt Nam và Philippines phản đối mạnh mẽ.

Ngày 3/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối một loạt sự việc trên. Hôm 4/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng tuyên bố các việc làm của Trung Quốc đã làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

“Những hành động của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp", thông cáo của người phát ngôn viết.

Ông Nghị cho biết thêm rằng đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.

VNExpress

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hòa bình, nhưng phải tự vệ!


Hôm qua 4.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng và trả lời thẳng thắn những vấn đề đang nóng bỏng trong dư luận hiện nay.
Về tình hình đất nước năm 2012, Thủ tướng nói: Năm 2012, chúng ta phải đương đầu với khó khăn rất lớn về kinh tế và sự chống phá của thế lực thù địch. Một mặt là thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội. Mặt thứ hai là sự đe dọa, xâm phạm về chủ quyền quốc gia, trên biển đảo của chúng ta. Chúng ta phải dành rất nhiều sức lực để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên diễn đàn đa phương, song phương và cả trên thực địa… để giữ cho được chủ quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi cử tri tại Hải Phòng - Ảnh: Thiên Bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi cử tri tại Hải Phòng - Ảnh: Thiên Bình
Về vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp thăm dò dầu khí, Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước”.

Nước ta lúc nào cũng bị đe dọa

Thủ tướng nói: “Nước ta lúc nào cũng bị đe dọa. Chúng ta bình yên như thế này nhưng luôn luôn xuất hiện những nhóm từ bên ngoài kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ. Chúng ta phải có lực lượng và phương án để xóa ngay những ổ nhóm từ manh nha, không chỉ là bắt giam, xử án mà cả bằng đấu tranh, thuyết phục… Về chủ quyền quốc gia, chúng ta đang và sẽ phải dồn sức, dồn lực lượng để bảo toàn lãnh thổ”.
Thủ tướng cho biết: “Chúng ta có tàu công suất lớn, đi được trong mọi điều kiện thời tiết. Cả thế giới biết chúng ta sắp có tàu ngầm hiện đại, chúng ta cũng không giấu giếm gì. Chúng ta làm hết sức mình để giữ hòa bình, bằng ngoại giao, bằng mọi biện pháp, nhưng chúng ta phải tự vệ. Nước ta có hơn 1 triệu km2 biển, bờ biển dài hơn 3.200 km, chúng ta phải có lực lượng. Đường lối quốc phòng của chúng ta là tự vệ, tự vệ bằng sức mạnh của toàn dân. Nhưng phải có lực lượng nòng cốt đó là quân đội. Quân đội phải xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Một số lực lượng phải đi thẳng vào hiện đại như tên lửa, tàu ngầm, hải quân, không quân”.

“Có những việc chưa sát”

Cử tri Bùi Văn Ngọc (P.Minh Khai, Q.Hồng Bàng) nêu kiến nghị về sơ hở trong công tác quản lý người lao động nước ngoài. Ông Ngọc nói: Tôi đọc báo thấy ở Lào, Campuchia cũng đang lo lắng về người nước ngoài, trong đó có nhiều lao động Trung Quốc nhập cảnh vào làm việc “chui”. Đây là vấn đề rất phức tạp, tại nước ta, một số nơi chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, để người nước ngoài thuê đất, thuê mặt nước nuôi cá ngay tại khu vực gần quân cảng Cam Ranh.
Thủ tướng thẳng thắn: “Chúng tôi nhận khuyết điểm, quản lý của Chính phủ có những việc chưa sát, có một số người nước ngoài vào nước ta lao động “chui”, có thể có cả một số người vào nước ta với động cơ khác. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần nhìn 2 mặt, khi nước ta  mở cửa, lao động nước ngoài vào Việt Nam, còn hàng vạn lao động của chúng ta cũng ra nước ngoài làm việc. Có những công trình, yêu cầu kỹ thuật thi công cao nên cán bộ, công nhân của chúng ta không đáp ứng được thì các nhà thầu phải đưa công nhân nước ngoài vào. Chúng ta không nên định kiến kiểu dân tộc hẹp hòi, cái gì người nước ngoài ở Việt Nam làm chưa tốt thì chúng ta nhắc nhở, xử lý”.
Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước
Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước

15.800 đảng viên bị xử lý các hình thức

Về cuộc chiến chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tuy Đảng, Chính phủ rất quyết tâm, có nhiều biện pháp và đã có một số kết quả nhất định, nhưng tham nhũng, lãng phí tiêu cực chưa bị đẩy lùi. Nhân dân còn chưa hài lòng, còn bức xúc về tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng và tiêu cực cấp nào cũng có, ngành nào cũng có, địa phương nào cũng có, tuy không phải là đa số, chỉ là một bộ phận, nhưng gây bức xúc, gây xói mòn lòng tin. Việc chống tham nhũng là việc làm phải kiên trì, phức tạp. “Đa số cán bộ, đảng viên là tốt, nhưng một bộ phận hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đảng như một cơ thể sống, chúng ta liên tục kết nạp công dân ưu tú từ thanh niên, công nhân… vào Đảng. Mặt khác, chúng ta cũng phải kiên quyết đấu tranh để đưa những người thoái hóa ra khỏi Đảng, nếu đảng viên vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, năm 2011, cả nước xử lý kỷ luật 13.700 đảng viên, từ đầu năm 2012 đến nay, xử lý 15.800 đảng viên các hình thức, kể cả đưa ra trước pháp luật, điều đó thể hiện sự kiên quyết, nghiêm minh của Đảng.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã đi thăm, làm việc tại Nhà máy Z189 – Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ Quốc phòng tại khu công nghiệp Đình Vũ, TP.Hải Phòng. Tại đây, Thủ tướng thăm tàu Khánh Hòa 01, là loại tàu quân y hiện đại do đơn vị này đóng mới.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tàu TQ gây hấn, cắt cáp Tàu Bình Minh 02


Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu Trung Quốc xâm hại, phá hoại cáp thu nổ địa chấn. Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam.


Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PVTheo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?
Cáp tàu BM02 bị cắt
Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Nhìn lại video tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp vào ngày 26/5/2011:
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
PVXin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.
PVVậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
PVXin cảm ơn ông.

Nguồn: Nguyen Tan Dung