Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một leo thang và những động thái mới gần đây của Trung Quốc chứng tỏ họ đang mưu đồ thống trị các vùng "biển gần" - Hoảng Hải, biển Đông và Hoa Đông - Mỹ cùng các đồng minh, các đối tác an ninh trong khu vực cũng "rục rịch" chuẩn bị kế hoạch ứng phó.
Những ý đồ của Trung Quốc trên biển Đông
Ngay sau khi chính quyền Obama công bố chính sách “Hướng đông” hồi cuối năm ngoái với mục đích chính là bảo vệ an ninh hàng hải tại eo biển Malacca và biển Đông, căng thẳng tại khu vực này bắt đầu leo thang, chủ yếu bởi hàng loạt động thái khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc.
Bắc Kinh có ý định thống trị các vùng “biển gần" – biển Hoảng Hải, biển Đông và biển Hoa Đông – biến chúng thành vùng đệm bảo vệ an ninh đại lục và cho phép Trung Quốc khai thác nguồn thủy sản trị giá và nguồn tài nguyên dồi dào dưới đáy biển bao gồm khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản.
Ngoài ra, Trung Quốc có ý định hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, tại khu vực Biển Đông. Do đó, Trung Quốc tập trung tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ trên ba biển này bất chấp xâm phạm lợi ích các quốc gia láng giềng.
Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng “biển gần". Ảnh minh họa: New Prophecy. |
Trung Quốc tuyên bố gần 3,5 triệu km2 biển Đông thuộc quyền kiểm soát của họ, tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và các vùng lãnh hải nằm ngoài khơi xa, cách biệt với đại lục, nằm ngoài khu vực đặc khu kinh tế của họ.
Đồng thời, Bắc Kinh mạnh mẽ khẳng định quyền tài phán – một hình thức kiểm soát khác đối vùng lãnh hải rộng lớn trên biển Đông.
“Các vùng biển tranh chấp đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng tôi vì không có ý định sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo ưu sách chúng tôi. Vẽ một bản đồ chính xác hơn, Trung Quốc có thể tăng cường các tuyên bố chủ quyền, quyền tài phán trên biển Đông và các hoạt động khác theo sau chẳng hạn, khai thác các nguồn tài nguyên gần đảo Nansha”, ông Zhang Yunling, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Học viện Khoa học Xã hội tuyên bố trên Global Times.
Song song với tuyên bố trên, các công ty quốc doanh của Trung Quốc tích cực thăm dò tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt trong khu vực.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại công khai thách thức các công ty dầu mỏ nước ngoài đã và đang có ý định đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi, bất chấp tính hợp pháp của các thỏa thuận hợp tác giữa họ.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc không ngại bắt và giam giữ ngư dân láng giềng trái phép nếu họ lỡ lạc bước đến gần các khu vực lãnh hải tranh chấp trên biển Đông.
Đầu tháng giêng năm nay, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cho biết chính phủ nước này đã triệu tập và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với Đại sứ Trung Quốc tại Manila sau khi ba tàu của Bắc Kinh, trong đó có một tàu hải quân, bị phát hiện ở gần bãi cát ngầm Sabina trên Biển Đông vào các ngày 11-12/12/2011. Vụ xâm phạm này là động thái mới nhất đổ thêm dầu vào lửa cho căng thẳng giữa Manila – Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông
Chỉ tình riêng tháng ba vừa qua, đã xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Chẳng vụ tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Ieodo.
Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa...
Giữa bối cảnh trên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông.
Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông? Ảnh minh họa: People Daily. |
Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines.
“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.
Trong khi đó, James Holmes, Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.
“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.
Đáng chú ý là, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.
Đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".
Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi một cuộc tấn công bất thình lình và hạn chế của Trung Quốc.
Mỹ và đồng minh sẵn sàng ứng chiến
Trước các động thái mới của Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh và các đối tác an ninh của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương rục rịch lên kế hoạch chống lại việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm giành lấy các mục tiêu mở rộng của họ trong khu vực, đặc biệt là ở biển Đông, trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.
Mỹ bắt đầu tổ chức lại lực lượng ở Thái Bình Dương tập trung vào mục tiêu duy trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á đồng thời bảo vệ các tàu thuyền và các tuyến đường vận tải năng lượng xuyên qua Ấn Độ Dương tới các nền kinh tế Đông Á – các cầu thủ quan trọng quyết định sự tăng trưởng toàn cầu.
Thực hiện cam kết đã ký hồi cuối năm ngoái với Australia, khoảng 200 thủy quân lục chiến Mỹ vừa đặt chân đến Darwin, miền bắc nước này hôm 3/4. Đây sẽ là tiền thân cho một lực lượng hùng hậu hơn với 2.500 thủy quân lục chiến được triển khai dần từ nay cho đến năm 2015.
Quân đội Mỹ đặt chân đến Darwin, miền Bắc Australia đêm 3/4. Ảnh minh họa: AFP. |
Việc thủy quân lục chiến Mỹ theo kế hoạch được huy động luân phiên tại các căn cứ quân sự ở miền Bắc Australia, là sự khẳng định mạnh mẽ cho tuyên bố của Tổng thống Obama hồi cuối năm ngoài rằng Mỹ kiên quyết đóng vai trò rộng lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hình khu vực (châu Á-Thái Bình Dương) trong tương lai, bất chấp ngân sách quốc phòng eo hẹp do thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng.
Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh Hạt nhân tại Hàn Quốc cuối tháng ba vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama tái khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ không ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. “Các lực lượng của Mỹ sẽ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng ứng phó nhanh nhất, hiệu quả đầy đủ nhất với các sự cố và các mối đe dọa trong khu vực", Tổng thống Obama khẳng định.
Ngoài việc cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ trên lãnh thổ của mình, Australia cũng cung cấp cho Mỹ quyền truy cập thoải mái vào các căn cứ không quân cũng ở miền Bắc nước này và căn cứ hải quân chính của họ tại Ấn Độ Dương gần Perth.
Ngoài ra, nếu lực lượng phòng không và hải quân của Australia được quyền ra vào tự do các vùng lãnh hải quốc tế trong khu vực, đó sẽ là một đảm bảo cho các hoạt động thương mại của nước này, bao gồm cả hoạt động khẩu năng lượng , xuyên qua biển Đông, trở thành nguồn cung cấp dồi dào cho các đối tác an ninh ở châu Á.
Trong khi đó, Singapore tỏ ra sẵn sàng cung cấp các căn cứ cơ sở cho các tàu chiến tuần duyên Littoral Combat Ship - một loại chiến hạm mới, nhỏ, chuyên dùng cho các chiến dịch sát bờ biển.
Sau cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore tại Washington hôm 04/04, Lầu Năm Góc thông báo hai bên đều nhấn mạnh “một sự hiện diện hùng hậu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực”.
Việt Nam – một trong những quốc gia liên quan đến các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đang nỗ lực xây dựng lực lượng nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của họ. Đồng thời, Malaysia cũng đang tiến hành các hành động tương tự.
Bộ đôi Nhật Bản và Mỹ cũng dự kiến hoàn thành thỏa thuận vào cuối tháng này để chuyển 4,700 binh sĩ Mỹ đồn trú tại các căn cứ ở đảo Okinawa đến đảo Guam, căn cứ quân sự trọng yếu nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho hay kế hoạch phân bổ lực lượng mới sẽ tách các đơn vị Thủy quân Lục Chiến, Lục quân, không quân và các đơn vị hậu cần vào đóng quân tại một hệ thống các căn cứ hình cánh cung dọc theo sườn bờ biển phía Đông của Trung Quốc, trong đó, Thủy quân Lục chiến là lực lượng mũi nhọn của Mỹ, được triển khai tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Đồng thời, Yomiuri bình luận rằng kế hoạch phân bổ quân trên khiến các cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào các căn cứ của Mỹ tại Thái Bình Dương trở nên khó khăn hơn. Đồng thời nó giúp Mỹ ứng phó hiệu quả hơn với các cuộc tấn công như trên. Không những vậy, nó cũng giúp chống lại sự bành trướng mạnh quân sự của Trung Quốc và giúp các nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong các thảm họa trong tương lai trở nên thuận tiện hơn và nhanh chóng hơn.