Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn xung đột biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xung đột biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Căng thẳng ở Biển Đông ‘có thể thành xung đột’


Một tổ chức nghiên cứu quốc tế uy tín cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể leo thang thành xung đột bởi lực lượng vũ trang ngày một lớn mạnh của các nước trong khu vực.

Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Ảnh: VOV.
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Ảnh: VOV.

Theo Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) có trụ sở tại Brussel, Bỉ, triển vọng giải quyết các tranh chấp "dường như bị thu hẹp" sau khi 10 nước ASEAN mới đây họp mà chưa ra được một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

"Không có được sự đồng thuận về cơ chế giải quyết, căng thẳng trên Biển Đông dễ dàng diễn biến thành xung đột vũ trang. Khi các nước ASEAN còn chưa thống nhất được chính sách về Biển Đông thì luật pháp và quy định sẽ không được tuân thủ", AFP dẫn lời ông Paul Quinn-Judge, giám đốc chương trình châu Á của ICG, cho biết.

Trong khi đó, các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đặc biệt là Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển trong bối cảnh tranh chấp, một phần do áp lực chính trị trong nước và chủ nghĩa dân tộc của người dân các nước này. Vì thế, theo ICG, sự việc có thể diễn biến căng thẳng hơn, không loại trừ nguy cơ đối đầu trên biển.

Philippines đầu tuần này tuyên bố sẽ mua sắm thêm máy bay và tàu chiến, trong khi Đài Loan (đảo thuộc Trung Quốc và cũng tự tuyên bố chủ quyền một số nơi ở Trường Sa) có kế hoạch mở rộng cơ sở quân sự, đưa súng cối và pháo cao xạ đến khu vực tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông và thực hiện nhiều hoạt động rầm rộ tại đây, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Biển Đông là nơi Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Tàu chiến lớn nhất của Philippines mới mua từ Mỹ, đã tham gia vụ chạm mặt với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hồi đầu tháng 4. Ảnh: AFP
Tàu chiến lớn nhất của Philippines mới mua từ Mỹ, đã tham gia vụ chạm mặt với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hồi đầu tháng 4. Ảnh: AFP

Báo cáo của ICG cho rằng Trung Quốc đang "tích cực khoét sâu" sự chia rẽ bên trong ASEAN bằng cách đối xử ưu tiên với một số thành viên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong tranh chấp hiện nay.

"Sự thiếu đoàn kết giữa các nước đối thủ của Trung Quốc, cộng với những điểm yếu trong cơ chế đa phương của khu vực đang gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp", báo cáo nhấn mạnh.

"Mọi xu thế hiện nay đang đi sai hướng, và triển vọng tìm ra giải pháp đang ngày càng biến mất".

Các nước láng giềng, như Việt Nam và Philippines, chỉ trích Trung Quốc làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Một tiếng nói từ Mỹ của thượng nghị sĩ John McCain cũng cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là khiêu khích một cách không cần thiết và không phù hợp với một cường quốc.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Không còn là “tàu lạ”


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Trung Quốc làm càn trên biển Đông


Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.

Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.
Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.
Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. “Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý”, bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông

Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí – Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ… Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia… Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia… chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.

"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999
"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 – thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

“Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?”. Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.


Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Biển Đông: Cần sự nhìn nhận lịch sử, vô tư và tuân thủ luật pháp quốc tế


Tại Diễn đàn An ninh toàn cầu năm 2012, các đại biểu nhất trí cho rằng Biển Đông sẽ là thách thức chủ đạo đối với an ninh khu vực. Điều này phần nào đã được thể hiện qua những đối đầu căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với tàu thuyền các nước trong khu vực.

Tàu hải giám của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu hải giám của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh do Hải quân Philippines cung cấp ngày 10/4/2012.

Hội thảo diễn ra ngày 11/4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Hawaii (Mỹ) tổ chức. Hội thảo thu hút sự tham gia của đại biểu thuộc nhiều thành phần khác nhau, từ giới chức ngoại giao, chuyên gia luật pháp đến giới doanh nghiệp, trong đó có những công ty chuyên về vận tải biển.

Tại buổi hội thảo, Giám đốc phụ trách chương trình Đông Nam Á của CSIS, ông Earnest Bower, khẳng định Biển Đông là “vùng chiến lược nhất” trong khu vực, cả về vấn đề hàng hải và lãnh thổ.

“Biển Đông là khu vực có tranh chấp phức tạp. Vấn đề tự do hàng hải tại đây là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến an ninh khu vực”.

Đây cũng là quan điểm của Đô đốc James Winnefeld Jr. khi ông này cho rằng Biển Đông đang trở thành thách thức chủ đạo ở châu Á – Thái Bình Dương.

Để giải quyết thách thức chủ đạo này, các đại biểu cho rằng “giải quyết vấn đề Biển Đông chủ yếu là giải quyết với Trung Quốc”.

Nhân tố Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông


Với tên gọi được thể hiện trên các bản đồ quốc tế là “South China Sea” (dịch nghĩa là biển Nam Trung Hoa), không ít người nghĩ rằng đây là vùng biển của Trung Quốc và chính Trung Quốc cũng tự cho là như vậy.

Tuy nhiên trên thực tế, đây chỉ là sự hiểu lầm đáng tiếc vì theo rất nhiều bằng chứng và vật chứng lịch sử được gìn giữ ở nước ta như các chiếu chỉ, sắc phong, thư tịch của  các Triều đại Lê, Nguyễn cách đây nhiều thế kỷ, Việt Nam có chủ quyền thể không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Không riêng với Việt Nam. Các nước khác trong khu vực cũng vướng vào những tranh cãi tương tự với Trung Quốc khi Bắc Kinh khăng khăng cho rằng họ có chủ quyền đối với 90% Biển Đông, bất chấp thực tế họ chỉ kiểm soát 13%  diện tích.

Lý giải về sự đòi hỏi vô lý này của Trung Quốc, trong phần trình bày của mình tại hội thảo CSIS, ông Bower đã đưa ra bản đối chiếu nhu cầu năng lượng của 6 nước và vùng lãnh thổ nằm trong khu vực này gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Theo đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong hai thập kỷ tới sẽ tăng lên đáng kể và cao hơn nhiều so với các nước khác. 

Trong khi đó, ngay từ cuối những năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện ở Biển Đông có trữ lượng rất lớn dầu và khí đốt tự nhiên. Không chỉ thế, Biển Đông còn có nguồn hải sản vô cùng phong phú, lại án ngữ ngay trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng ngày vận chuyển tới 50% tổng lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển của thế giới. Vì vậy, việc tranh chấp chủ quyền là điều khó tranh khỏi, nếu không muốn nói sẽ ngày càng phức tạp hơn.

Cuộc chơi bất đắc dĩ


Từ lâu, Trung Quốc đã chủ ý nhắm tới Biển Đông thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động và tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực nằm trong “đường lưỡi bò” 9 khúc do Bắc Kinh tự vạch ra.

Nhưng đó chỉ là tuyên bố đơn phương của Trung Quốc.

Thông thường, trong các mối quan hệ quốc tế, quốc gia nào cũng sẽ tìm cách mang lại lợi ích kinh tế cho dân tộc mình. Lợi ích càng lớn, nỗ lực càng cao. Thậm chí, trong một vài trường hợp, một số nước còn sẵn sàng sử dụng cả vũ lực để đoạt lấy mục đích.

Những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Với một lực lượng lao động đông đảo khoảng 800 triệu người và một nền khoa học – công nghệ tương đối phát triển, nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc rất có thể sẽ “vượt mặt anh cả” trong thời gian không xa.

Và để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tương lai phát triển ấy cũng như cho dân số 1,3 tỷ người hiện nay, Trung Quốc không thể không tận dụng khai thác mọi nguồn tài nguyên, cả trên đất liền và dưới biển. Tất nhiên, câu chuyện này sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như những “miền đất hứa” mà Trung Quốc nhắm đến đều thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Bắc Kinh.

Sau cuộc đối đầu mới đây giữa 2 tàu hải giám của Trung Quốc với 2 tàu chiến của Philippines tại một bãi đá cạn mà cả hai bên đều tuyên bố có chủ quyền (Philippines gọi là Scarborough và Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), báo giới Bắc Kinh đã cảnh báo Manila “chớ có đùa với lửa” và rằng những động thái gần đây của Philippines đã “vượt quá sự tha thứ” của Trung Quốc.

Không chỉ “giương cung” với Philippines, Trung Quốc còn đòi “các doanh nghiệp nước ngoài tôn trọng và ủng hộ nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương giữa các quốc gia liên quan, tránh can thiệp vào tranh chấp Biển Đông dưới mọi hình thức”.

Những tuyên bố này của Trung Quốc càng là minh chứng cho nhận định của các đại biểu tham dự Diễn đàn An ninh Toàn cầu 2012 rằng “giải quyết vấn đề Biển Đông chủ yếu là giải quyết với Trung Quốc”.

Cần sự nhìn nhận lịch sử, vô tư và tuân thủ luật pháp quốc tế


Nguyên nhân sâu xa của các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông xuất phát từ tham vọng của một số nước muốn kiểm soát vị trí địa lý quan trọng, những túi dầu khí khổng lồ, nguồn lợi hải sản phong phú và các nguồn lợi vô tận khác của Biển Đông vốn không thuộc về mình.

Tham vọng đó sẽ bị coi là ngang ngược khi nó bất chấp những minh chứng lịch sử, luật pháp quốc tế và nguồn lợi tương ứng của các nước liên quan.

Trong một bài viết gần đây, báo chí Trung Quốc đã công khai thừa nhận các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và Hoàng Hải sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

“Bắc Kinh sẽ áp dụng các hành động bảo vệ chủ quyền một cách kiên quyết, đồng thời sử dụng sức mạnh ngày càng lớn của đất nước để hỗ trợ cho những hành động này”, báo Hoàn Cầu của Trung Quốc số ra ngày 12/4 nêu rõ.

Với những tuyên bố này của Bắc Kinh, việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp và kéo dài, đặc biệt khi Trung Quốc đang tuyên bố có chủ quyền tại nhiều vùng vốn đang thuộc chủ quyền của nước khác.

Muốn giải quyết bài toán đầy mâu thuẫn này, đòi hỏi các bên phải nhìn nhận đúng lịch sử, vô tư, công bằng, không vụ lợi và nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS). 

Tất nhiên, ngay cả khi đã thực hiện đúng như vậy, nguy cơ xảy ra va chạm nhỏ ở Biển Đông vẫn là điều khó tránh khỏi, do có sự mâu thuẫn lợi ích giữa các nước. Nhưng liệu va chạm nhỏ có bùng lên thành xung đột lớn? Câu trả lời là không vì hiện tại, Mỹ đang ráo riết thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc vẫn “nuôi giấc mộng bá chủ thế giới”.  

“Trung Quốc có những ưu tiên khác như vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Mỹ. Hiện nay, vấn đề Biển Đông không đủ lớn để đánh nhau. Trừ phi ngày mai họ tìm thấy có quá nhiều dầu khí để quyết định đi tới chiến tranh. Mà ngay cả khi các nước tìm thấy tài nguyên thì chiến tranh chưa chắc là giải pháp nhanh chóng hay tốt nhất cho Trung Quốc”, Tiến sĩ Ang Chung Guan - nhà nghiên cứu nổi tiếng về Biển Đông của Singapore – nói.

Philippines - Trung Quốc lại va chạm trên biển Đông


Giữa Philippines và Trung Quốc lại bùng phát tranh cãi sau vụ va chạm mới nhất tại khu vực bãi cạn Scarborough trên biển Đông.

Hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough
Hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough

Chính phủ Philippines ngày 17.4 cho hay đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Khanh để trao công hàm phản đối vụ phía Trung Quốc “quấy rối” tàu nghiên cứu khảo cổ của nước này ở bãi Scarborough. AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho hay tàu M/Y Saranggani bị tàu hải giám lẫn máy bay Trung Quốc quấy nhiễu. Theo Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Philippines Jeremy Barns, tàu Saranggani chở toàn các nhà khoa học, trong đó có 9 chuyên gia quốc tịch Pháp, với mục tiêu tìm xác tàu đắm cổ trong khu vực. Giới chức Manila không cho biết tàu nghiên cứu đến Scarborough khi nào nhưng khẳng định nó vẫn đang hiện diện tại khu vực.

Đáp trả, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila Trương Hoa khăng khăng cho rằng bãi Scarborough thuộc về Trung Quốc và chính tàu Saranggani mới xâm phạm lãnh hải nước này. “Chúng tôi kêu gọi tàu khảo sát rời khỏi khu vực đó ngay lập tức”, AFP dẫn lời phát ngôn viên Trương nói.

Vụ việc mới xảy ra khi Bắc Kinh và Manila vẫn chưa giải quyết xong tranh cãi kéo dài từ ngày 8.4 liên quan đến va chạm tại Scarborough. Khi đó, Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc ở khu vực trên và cho tàu chiến tiếp cận thì bị 2 tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản. Đến ngày 14.4, tất cả tàu cá Trung Quốc đã rời khỏi Scarborough nhưng hiện nước này vẫn để 2 tàu hải giám và một máy bay trực thăng lại để “gườm nhau” với một tàu tuần duyên Philippines. 

Trong khi đó, cuộc tập trận chung Balikatan giữa Philippines và Mỹ tiếp tục bước sang ngày thứ hai với các bài huấn luyện xử lý tình huống xung đột bất ngờ cũng như cứu trợ nhân đạo, thiên tai. Bình luận về cuộc tập trận, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói Bắc Kinh hy vọng các nước liên quan hành động có lợi cho hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như tăng cường lòng tin.

Tokyo muốn mua lại đảo tranh chấp
Thị trưởng thủ đô Tokyo của Nhật Bản là Shintaro Ishihara tuyên bố chính quyền thành phố sẽ mua một nhóm đảo nhỏ không người ở thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Kyodo News dẫn lời ông Ishihara cho hay đã bắt đầu điều đình để mua lại 3 đảo thuộc sở hữu của gia đình Kurihara.
Trước đó, các đảo này được nhà Kurihara cho chính phủ thuê nhưng hợp đồng đã hết hạn vào cuối tháng 3. “Tokyo sẽ bảo vệ Senkaku,” ông Ishihara khẳng định. Theo giới quan sát, động thái của chính quyền Tokyo sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc liên quan tới quần đảo tranh chấp. Bắc Kinh chưa có phản ứng về thông tin này.

Nga "bị lôi kéo vào xung đột Biển Đông"


Nước Nga đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột xung quanh khu vực biển Đông vốn giàu khoáng sản và tài nguyên sinh vật biển.

Đó là nhận định của báo Kommersant số ra ngày 17-4 khi đánh giá tình hình tại khu vực tranh chấp kể trên. Trong tuần này đã bắt đầu diễn ra cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines. Sau đó, hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ tổ chức cuộc tập trận ngay tại khu vực diễn ra cuộc tập trận Mỹ - Philippines.

Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines đang diễn ra trong bối cảnh tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh khu vực Scarborough vẫn chưa lắng dịu. Cả Mỹ và Philippines đều khẳng định cuộc tập trận chung Balitakan 2012 đều không liên quan đến tình hình hiện nay và không hề nhằm mục đích đe dọa hoặc khiêu khích nước nào. Thế nhưng, theo báo Kommersant, những tuyên bố như vậy không trấn an được Bắc Kinh, một phần bởi vì Mỹ đã có kế hoạch tăng cường lực lượng ở khu vực châu Á.
Trên boong tàu khu trục Varyag của Nga.
Trên boong tàu khu trục Varyag của Nga. Ảnh: NEXT NAVY


Theo chiến lược phòng thủ mới của Mỹ đã được Tổng thống Barack Obama công bố hồi đầu năm, Mỹ sẽ tiến hành việc thay đổi vị trí đồn trú các lực lượng của mình trên thế giới. Theo đó, Mỹ sẽ rút bớt quân ở các nước châu Âu, đồng thời tăng cường hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa trên biên giới Liên minh châu Âu (EU) cũng như khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, tái lập sức mạnh ở khu vực châu  Á - Thái Bình Dương là một điểm chiến lược quân sự riêng biệt của Mỹ. Về vấn đề này, các chuyên gia Nga nhận định rằng Trung Quốc phản ứng trước việc Mỹ triển khai lực lượng ở châu Á một cách quyết liệt hơn cả sự phản đối của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Trong bối cảnh đó, Nga hiện đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột trong khu vực này. Cuộc tập trận Balitakan giữa Mỹ và Philippines sẽ kéo dài đến ngày 27-4. Trước khi cuộc tập trận này kết thúc, cuộc tập trận chung giữa hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu diễn ra, từ ngày 22 đến 29-4, với tên gọi “Tương tác trên biển - 2012”.

Bốn tàu chiến Nga thuộc hạm đội Thái Bình Dương, gồm tàu khu trục Varyag có trang bị tên lửa hướng dẫn và 3 chiến hạm lớn của hải quân Nga, sẽ tham gia cuộc tập trận kể trên ở Hoàng Hải cùng với hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số tàu hộ tống, máy bay chiến đấu, trực thăng của Nga. Tổng cộng có hơn 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Nga và Trung Quốc tham gia tập trận lần này. Theo hãng tin RIA Novosti, kể từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc và Nga đã thực hiện một số cuộc tập trận chung trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Nga tập trận gần biên giới Nhật


Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đại tá Vladimir Drik, cho biết khoảng 40 máy bay ném bom chiến lược Nga đã bắt đầu tham gia cuộc tập trận trong 5 ngày, từ 16-4, trong vùng lãnh hải của Nga gần biên giới Nhật Bản.
Cuộc tập trận không quân tầm xa này bao gồm các hoạt động ném bom, phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp ở phạm vi thử nghiệm, kết hợp với tuần tra và bài tập tiếp nhiên liệu trên không. Cụ thể: Khoảng 30 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear, 10 máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire và 2 máy bay chở nhiên liệu Il-78 tham gia cuộc tập trận quy mô này.
Theo hãng tin RIA Novosti, phía Nhật đã từng tỏ ra lo ngại khi các máy bay chiến đấu của Nga hiện diện gần bờ biển nước này.

Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc


Nhiều người dân Philippines đã biểu tình phản đối Trung Quốc vào sáng 16-4 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, phía Đông thành phố.

Họ mang theo  các biểu ngữ có nội dung: “Trung Quốc, hãy chấm dứt đánh bắt trộm trong vùng biển Philippines”. Cuộc biểu tình bắt nguồn từ việc các tàu và máy bay Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu khảo cổ M/Y Saranggani của Philippines khi tàu này đang nghiên cứu khoa học ở bãi đá ngầm. Bãi đá ngầm Scarborough, Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, cách bờ Tây của đảo Luzon của Philippines 230 km. Cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết: “Những người biểu tình đã gửi bản kháng nghị cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào chiều 16-4”.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Mỹ lập kế hoạch đập tan mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông


Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một leo thang và những động thái mới gần đây của Trung Quốc chứng tỏ họ đang mưu đồ thống trị các vùng "biển gần" - Hoảng Hải, biển Đông và Hoa Đông - Mỹ cùng các đồng minh, các đối tác an ninh trong khu vực cũng "rục rịch" chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Những ý đồ của Trung Quốc trên biển Đông


Ngay sau khi chính quyền Obama công bố chính sách “Hướng đông” hồi cuối năm ngoái với mục đích chính là bảo vệ an ninh hàng hải tại eo biển Malacca và biển Đông, căng thẳng tại khu vực này bắt đầu leo thang, chủ yếu bởi hàng loạt động thái khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc.

Bắc Kinh có ý định thống trị các vùng “biển gần" – biển Hoảng Hải, biển Đông và biển Hoa Đông – biến chúng thành vùng đệm bảo vệ an ninh đại lục và cho phép Trung Quốc khai thác nguồn thủy sản trị giá và nguồn tài nguyên dồi dào dưới đáy biển bao gồm khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản. 

Ngoài ra, Trung Quốc có ý định hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, tại khu vực Biển Đông. Do đó, Trung Quốc tập trung tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ trên ba biển này bất chấp xâm phạm lợi ích các quốc gia láng giềng.

Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng “biển gần".
Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng “biển gần". Ảnh minh họa: New Prophecy. 

Trung Quốc tuyên bố gần 3,5 triệu km2 biển Đông thuộc quyền kiểm soát của họ, tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và các vùng lãnh hải nằm ngoài khơi xa, cách biệt với đại lục, nằm ngoài khu vực đặc khu kinh tế của họ.
Đồng thời, Bắc Kinh mạnh mẽ khẳng định quyền tài phán – một hình thức kiểm soát khác đối vùng lãnh hải rộng lớn trên biển Đông.

“Các vùng biển tranh chấp đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng tôi vì không có ý định sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo ưu sách chúng tôi. Vẽ một bản đồ chính xác hơn, Trung Quốc có thể tăng cường các tuyên bố chủ quyền, quyền tài phán trên biển Đông và các hoạt động khác theo sau chẳng hạn, khai thác các nguồn tài nguyên gần đảo Nansha”, ông Zhang Yunling, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Học viện Khoa học Xã hội tuyên bố trên Global Times.

Song song với tuyên bố trên, các công ty quốc doanh của Trung Quốc tích cực thăm dò tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt trong khu vực.

Tuy nhiên, Bắc Kinh lại công khai thách thức các công ty dầu mỏ nước ngoài đã và đang có ý định đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi, bất chấp tính hợp pháp của các thỏa thuận hợp tác giữa họ. 

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc không ngại bắt và giam giữ ngư dân láng giềng trái phép nếu họ lỡ lạc bước đến gần các khu vực lãnh hải tranh chấp trên biển Đông. 

Đầu tháng giêng năm nay, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cho biết chính phủ nước này đã triệu tập và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với Đại sứ Trung Quốc tại Manila sau khi ba tàu của Bắc Kinh, trong đó có một tàu hải quân, bị phát hiện ở gần bãi cát ngầm Sabina trên Biển Đông vào các ngày 11-12/12/2011. Vụ xâm phạm này là động thái mới nhất đổ thêm dầu vào lửa cho căng thẳng giữa Manila – Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông 

Chỉ tình riêng tháng ba vừa qua, đã xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Chẳng  vụ tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Ieodo.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa...

Giữa bối cảnh trên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông.

Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông?
Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông? Ảnh minh họa: People Daily.

Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh. 

Trong khi đó, James Holmes, Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Đáng chú ý là, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011. 

Đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi một cuộc tấn công bất thình lình và hạn chế của Trung Quốc.

Mỹ và đồng minh sẵn sàng ứng chiến


Trước các động thái mới của Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh và các đối tác an ninh của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương rục rịch lên kế hoạch chống lại việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm giành lấy các mục tiêu mở rộng của họ trong khu vực, đặc biệt là ở biển Đông, trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

Mỹ bắt đầu tổ chức lại lực lượng ở Thái Bình Dương tập trung vào mục tiêu duy trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á đồng thời bảo vệ các tàu thuyền và các tuyến đường vận tải năng lượng  xuyên qua Ấn Độ Dương tới các nền kinh tế Đông Á – các cầu thủ quan trọng quyết định sự tăng trưởng toàn cầu.
Thực hiện cam kết đã ký hồi cuối năm ngoái với Australia, khoảng 200 thủy quân lục chiến Mỹ vừa đặt chân đến Darwin, miền bắc nước này hôm 3/4. Đây sẽ là tiền thân cho một lực lượng hùng hậu hơn với 2.500 thủy quân lục chiến được triển khai dần từ nay cho đến năm 2015.

Quân đội Mỹ đặt chân đến Darwin, miền Bắc Australia đêm 3/4.
Quân đội Mỹ đặt chân đến Darwin, miền Bắc Australia đêm 3/4. Ảnh minh họa: AFP.

Việc thủy quân lục chiến Mỹ theo kế hoạch được huy động luân phiên tại các căn cứ quân sự ở miền Bắc Australia, là sự khẳng định mạnh mẽ cho tuyên bố của Tổng thống Obama hồi cuối năm ngoài rằng Mỹ kiên quyết đóng vai trò rộng lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hình khu vực (châu Á-Thái Bình Dương) trong tương lai, bất chấp ngân sách quốc phòng eo hẹp do thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh Hạt nhân tại Hàn Quốc cuối tháng ba vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama tái khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ không ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. “Các lực lượng của Mỹ sẽ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng ứng phó nhanh nhất, hiệu quả đầy đủ nhất với các sự cố và các mối đe dọa trong khu vực", Tổng thống Obama khẳng định.

Ngoài việc cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ trên lãnh thổ của mình, Australia cũng cung cấp cho Mỹ quyền truy cập thoải mái vào các căn cứ không quân cũng ở miền Bắc nước này và căn cứ hải quân chính của họ tại Ấn Độ Dương gần Perth.

Ngoài ra, nếu lực lượng phòng không và hải quân của Australia được quyền ra vào tự do các vùng lãnh hải quốc tế trong khu vực, đó sẽ là một đảm bảo cho các hoạt động thương mại của nước này, bao gồm cả hoạt động khẩu năng lượng , xuyên qua biển Đông, trở thành nguồn cung cấp dồi dào cho các đối tác an ninh ở châu Á.

Trong khi đó, Singapore tỏ ra sẵn sàng cung cấp các căn cứ cơ sở cho các tàu chiến tuần duyên Littoral Combat Ship - một loại chiến hạm mới, nhỏ, chuyên dùng cho các chiến dịch sát bờ biển.

Sau cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore tại Washington hôm 04/04, Lầu Năm Góc thông báo hai bên đều nhấn mạnh “một sự hiện diện hùng hậu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực”.

Việt Nam – một trong những quốc gia liên quan đến các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đang nỗ lực xây dựng lực lượng nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của họ. Đồng thời, Malaysia cũng đang tiến hành các hành động tương tự.

Bộ đôi Nhật Bản và Mỹ cũng dự kiến hoàn thành thỏa thuận vào cuối tháng này để chuyển 4,700 binh sĩ Mỹ đồn trú tại các căn cứ ở đảo Okinawa đến đảo Guam, căn cứ quân sự trọng yếu nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho hay kế hoạch phân bổ lực lượng mới sẽ tách các đơn vị Thủy quân Lục Chiến, Lục quân, không quân và các đơn vị hậu cần vào đóng quân tại một hệ thống các căn cứ hình cánh cung dọc theo sườn bờ biển phía Đông của Trung Quốc, trong đó, Thủy quân Lục chiến là lực lượng mũi nhọn của Mỹ, được triển khai tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. 

Đồng thời, Yomiuri bình luận rằng kế hoạch phân bổ quân trên khiến các cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào các căn cứ của Mỹ tại Thái Bình Dương trở nên khó khăn hơn. Đồng thời nó giúp Mỹ ứng phó hiệu quả hơn với các cuộc tấn công như trên. Không những vậy, nó cũng giúp chống lại sự bành trướng mạnh quân sự của Trung Quốc và giúp các nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong các thảm họa trong tương lai trở nên thuận tiện hơn và nhanh chóng hơn.