Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Việt Nam có chứng cứ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa


Ngày 15/7/2012, mạng Thời báo tự do của Đài Loan đưa tin, nước này đang xem xét kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Việt Nam có chứng cứ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa
Việt Nam có chứng cứ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa
Cùng ngày, hãng Thông tấn CNA của Đài Loan cũng cho biết phía Đài Loan đã tổ chức đưa một đoàn học giả trẻ thuộc Đại học Thành Công ra đảo này.

Trước những thông tin trên, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

“Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây căng thẳng tình hình Biển Đông”, vị đại diện này nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu phía Đài Loan “chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự”.

Trước đó, ngày 11/7/2012, trong một bài viết đăng trên mạng Phượng Hoàng (Hongkong – Trung Quốc), Ủy viên Trung ương Quốc dân Đài Loan Khâu Nghị nói “vùng biển xung quanh đảo Thái Bình thuộc chủ quyền Đài Loan”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng trước phát biểu này, đại diện của Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng “bác bỏ phát biểu sai trái này”.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Đài Loan triển khai tên lửa ở eo biển giáp Trung Quốc


Đài Loan vừa lần đầu tiên triển khai các tên lửa hành trình có khả năng vươn tới các căn cứ quân sự quan trọng dọc bờ biển đông nam của Trung Quốc.

Tên lửa Hùng Phong 2E. Ảnh: Militaryy.cn
Tên lửa Hùng Phong 2E. Ảnh: Militaryy.cn

Báo Liberty Times của Đài Loan trích một nguồn tin giấu tên cho biết, việc sản xuất hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2E (Brave Wind 2E) vừa hoàn tất và các tên lửa này đã được đưa vào hoạt động. Hùng Phong 2E có tầm bắn khoảng 500 km.

Giới chức Đài Loan hiện từ chối bình luận về thông tin kể trên. Tuy nhiên, tờ báo của Đài Loan cho hay dự án mang tên Kích Chuẩn (Chichun – Lance Hawk) tiêu tốn của hòn đảo này khoảng 30 tỷ Đài tệ (1,02 tỷ USD).

“Xét về khía cạnh nào đó, các vũ khí này có thể đóng vai trò như một lá chắn ngăn chặn”, Kevin Cheng, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng châu Á – Thái Bình dương ở Đài Bắc, nói với AFP. “Trong trường hợp chiến tranh xảy ra ở eo biển Đài Loan, các tên lửa này có thể được sử dụng để tấn công”.

Ông Cheng ước đoán rằng có khoảng hơn 100 tên lửa Hùng Phong 2E đang được bố trí hướng về phía Trung Quốc. Song Jaw Wen, thành viên của một nhóm chuyên gia được mời kiểm tra Báo cáo Phòng vệ 2011 của Đài Loan, cho hay đây là lần đầu tiên các tên lửa hành trình của hòn đảo 23 triệu người được bố trí như vậy.

Ngược lại, các chuyên gia khác của Đài Loan ước tính rằng quân đội Trung Quốc có hơn 1.600 tên lửa bố trí gần eo biển Đài Loan.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là từ khi chính trị gia có quan điểm mềm mỏng với Bắc Kinh, Mã Anh Cửu trở thành người đứng đầu hòn đảo này năm 2008. Ông Mã cam kết chính sách không đối đầu với đại lục, dựa trên nền tảng là việc thúc đẩy các mối liên kết thương mại cũng như cho phép nhiều khách du lịch Trung Quốc tới Đài Loan hơn. Ông này tái đắc cử hồi tháng 1 năm nay và tiếp tục đảm đương vai trò lãnh đạo Đài Loan trong 4 năm nữa.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ cần phải thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc


Trung Quốc đang triển khai một loạt máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không đến một căn cứ không quân. Đây là nơi mà các vũ khí của Trung Quốc có thể “bao trọn” Taipei và các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông. Động thái này đã khiến cho căng thẳng ở Biển Đông leo thang thêm một bước nữa.

 Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc?

Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc?

Theo tin từ Chinapost cho biết hôm 26/5, những vũ khí được triển khai đến gần Biển Đông gồm chiến đấu cơ Jian 10, Sukhoi Su-30; các máy bay tấn công không người lái và một loạt hệ thống phòng không hiện đại S-300.

Các quan chức tình báo của Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan cho rằng, họ không quá lo lắng về an ninh của mình bởi vì kế hoạch trên dường như là để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Mặc dù vậy, giới lãnh đạo VLT Đài Loan cũng thừa nhận, sự xuất hiện của một loạt chiến đấu cơ, tên lửa Trung Quốc trong khu vực cũng khiến máy bay của họ khó hoạt động hơn.

Theo bản đồ trên Google Earth, vị trí mà Trung Quốc đang triển khai vũ khí tới là Căn cứ Không quân Shuimen. Căn cứ này đang được xây dựng ở độ cao 364m trên mực nước biển. Nó tọa lạc trên một quả đồi được san phẳng ở khu vực phía bắc tỉnh duyên hải miền đông Phúc Kiến. Đây là khu vực có thể giám sát Biển Đông. Việc xây dựng căn cứ Shuimen sắp được hoàn thành.

Các cơ quan tình báo VLT Đài Loan lần đầu tiên phát hiện Trung Quốc xây dựng căn cứ Shuimen là vào năm 2009 và hoạt động triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa đến căn cứ này được cho là bắt đầu từ năm ngoái.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Nhật Bản hôm qua (27/5) đã cam kết sẽ trợ giúp 500 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh trên biển.

Cam kết trên được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh của 16 nước trong khu vực diễn ra trên đảo Okinawa của Nhật Bản. Trong cuộc họp này, các nhà lãnh đạo đã thừa nhận sự cần thiết trong việc đảm bảo các nước tuân thủ chặt chẽ những quy định và luật lệ quốc tế trên biển.

“Các nhà lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường sự hợp tác hàng hải trong những lĩnh vực như môi trường hàng hải, an ninh hàng hải và an toàn hàng hải... Mục đích là để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và củng cố an ninh lương thực cũng như đời sống người dân trong khu vực”, tuyên bố của hội nghị trên cho hay.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Sức mạnh Hải quân Asean đối trọng với Trung Quốc như thế nào?

Biển Đông được các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Xét tương quan lực lượng thì Trung Quốc giữ vị trí độc tôn tại vùng lãnh hải này, nhưng không đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn làm gì cũng được...


Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.


Trong số chiến hạm của Indonesia hiện có thì chiến hạm lớp Sigma được đánh giá cao nhờ tính năng cơ động cùng hỏa lực rất mạnh

Hình ảnh thiết kế 3D chiến hạm Sigma của Indonesia


Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.


Con át chủ bài trong lực lượng Hải quân Malaysia chính là tầu ngầm Scorpene


Hình vẽ chi tiết thiết kế bên trong của tầu ngầm Scorpene


Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.


Mặc dù có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nhưng trong khu vực Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất


Tuy nhiên, với sự giúp đỡ không biết mệt mỏi của Mỹ Hải quân Philippines đang từng bước được hiện đại hóa, và tầu tuần duyên lớp Hamilton chính là minh chứng cho điều này


Có Hamilton, Hải quân Philippines sẽ "tự tin" hơn trước Hải quân Trung Quốc


Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.


Đơn vị tàu chiến chủ lực của Singapore gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Chi tiết thiết kế của khinh hạm lớp Formidable


Khinh hạm lớp Formidable được đánh giá là một trong những loại tầu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á


Dù không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Singapore luôn tỏ sự ủng hộ Mỹ và Philippines trong việc giải quyết tranh chấp trên vùng biển này


Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt.


Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.


Tầu hộ vệ mang tên lửa lớp Darussalam được xem là chủ lực trong lực lượng Hải quân Brunei


Đây là loại tầu cơ động hỏa lực mạnh có bãi đáp cho hầu hết các loại trực thăng hiện đại


So với các quốc gia trong khu vực Hải quân Việt Nam cũng đang dần được hiện đại hóa, khinh hạm lớp Gepard chính là loại tầu chiến hiện đại mới được bổ sung cho Hải quân Nhân dân Việt Nam


Với loại khinh hạm hiện đại này, khả năng phòng vệ trên biển của Hải quân Việt Nam đã được hiện đại thêm một bước


Trong thời gian tới Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục được hiện đại hóa để nâng cao năng lực chiến đấu, chủ động bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.