Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Người dân Trung Quốc đang bị kích động


Tại sao ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông lại xuất hiện dư luận hiếu chiến đến mức mù quáng, bất chấp lẽ phải và sự thật, bất chấp luật pháp quốc tế? Kết quả của một cuộc thăm dò của Thời báo Hoàn Cầu.

Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang
Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang

Kết quả của một cuộc thăm dò do Thời báo Hoàn Cầu thực hiện với gần 1.500 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Thẩm Dương... cho thấy rõ điều này. Gần 80% ủng hộ Trung Quốc “sử dụng vũ lực để đập tan các hành động gây hấn và xâm phạm” trên biển Đông. Chỉ vỏn vẹn 16,6% là nói không.

Thử khảo sát trên các trang Weibo... của cư dân mạng Trung Quốc cũng dễ dàng nhận thấy một dư luận tương tự. Rất nhiều ý kiến đòi chính quyền tuyên chiến trên biển Đông. “Không có chỗ cho đàm phán khi xét đến vấn đề lãnh thổ. Một cuộc chiến có thể đem lại 10 năm hòa bình” - một người viết. Người khác lại thẳng thừng: “Tôi ủng hộ việc bắn phá Philippines”. Nhiều người còn chỉ trích chính quyền Trung Quốc là hèn nhát, không dám bảo vệ đất nước. Đa số khẳng định căng thẳng trên biển Đông là “âm mưu thâm độc” do Mỹ dàn dựng để chống Trung Quốc...

Tâm lý nạn nhân

Tất nhiên, ở Trung Quốc vẫn còn có những người tử tế, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật, biết yêu đất nước mình và tôn trọng quyền lợi chính đáng của những nước khác như hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng tổ chức mới đây đã cho thấy. Thế nhưng những tiếng nói như vậy còn ít ỏi và lẻ loi, thậm chí đang có nguy cơ bị xem là “những kẻ phản quốc”. Nguyên văn tuyên bố của thiếu tướng quân đội Trương Châu Trung như sau: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.

Tại sao dư luận Trung Quốc lại mù quáng, bất chấp đạo lý và lẽ phải đến như vậy? Câu trả lời dễ nhận ra là do người dân đã bị “tẩy não” và bị “đầu độc” hằng ngày hằng giờ những điều sai lệch.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, điển hình nhất là tờ Thời báo Hoàn Cầu, thường xuyên cáo buộc Việt Nam và Philippines là “kích động”, “gây hấn” trên biển Đông và đòi chính quyền Bắc Kinh phải phát động “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” chống lại các quốc gia Đông Nam Á. Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc (PLA) liên tục đe dọa sẽ trừng trị các nước láng giềng.

Sách giáo khoa của học sinh tiểu học và trung học đều khẳng định cực nam lãnh thổ Trung Quốc là quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các bản đồ chính thức của Trung Quốc cũng vẽ lãnh thổ Trung Quốc kéo dài tới tận Trường Sa.

Tất nhiên, sách giáo khoa Trung Quốc đã lờ tịt việc hải quân nước này đánh chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Giới “học giả” Trung Quốc cứ ra rả một luận điệu dối trá khi nhấn mạnh trước thập niên 1970 không hề có cái gọi là “vấn đề biển Đông” do “biển Đông thuộc quyền quản lý của Trung Quốc”.

Trung Quốc hiện có một số tổ chức lớn chuyên nghiên cứu về biển Đông như Viện Hàng hải Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải, Học viện Khoa học xã hội, Viện Quan hệ quốc tế đương đại... Các “học giả” và “chuyên gia” của các tổ chức này, thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đều chung một luận điệu dối trá cho rằng khu vực được quy định bởi “đường chín đoạn” là thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

Phân tích dư luận của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG) cho rằng nguyên nhân là do chính quyền Bắc Kinh đã “tẩy não” người dân nước mình ngay từ khi họ còn là những đứa trẻ và “đầu độc” họ hằng ngày, nên người dân luôn tin rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc. Hằng ngày họ liên tục tiếp nhận những thông tin méo mó, dối trá qua các phương tiện thông tin. Do đó, niềm tin này càng trở nên mạnh mẽ đến mức họ coi các quốc gia khác là kẻ gây hấn, còn Trung Quốc là người vô tội.


Tâm lý của kẻ bị vây hãm

Vẫn theo ICG, trong vấn đề biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã kích động một tâm lý dân tộc cực đoan bằng cách mô tả Trung Quốc là “nạn nhân” của các quốc gia xung quanh, là “kẻ yếu thế” trong các tranh chấp trên biển Đông. Chẳng hạn, báo chí Trung Quốc thường đưa tin theo kiểu: “Có hơn 1.000 giàn khoan dầu trên biển Đông và bốn sân bay ở Trường Sa, nhưng không có một cái nào là của Trung Quốc”.

Việc Mỹ tuyên bố trở lại châu Á càng là cơ hội để truyền thông Trung Quốc tô đậm “tâm lý nạn nhân” này, đẩy nó lên thành “tâm lý của kẻ bị vây hãm” bởi “những thế lực chống Trung Quốc” ở bên ngoài, và Trung Quốc đang phải tả xung hữu đột để chống đỡ và cố thoát ra tình trạng bị bủa vây này. Tất nhiên, như ICG vạch rõ, bằng cách này các cơ quan và chính quyền địa phương ở Trung Quốc mới có thể lợi dụng để thực hiện những ý đồ riêng. Họ thường công khai chỉ trích các quốc gia khác để gây sức ép buộc chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thêm nguồn lực. PLA cũng lợi dụng tranh chấp ở biển Đông để mở rộng ngân sách quốc phòng.

Chính do những thứ tâm lý này, các giọng điệu hiếu chiến luôn chiếm ưu thế trước quan điểm ôn hòa trong dư luận Trung Quốc. Cũng chính vì tự thổi ngọn lửa dân tộc cực đoan, chính quyền Bắc Kinh lại luôn bị áp lực phải thể hiện bộ mặt cứng rắn để không bị xem là yếu thế mỗi khi đề cập đến vấn đề biển Đông. Một số học giả nhận định chính Bắc Kinh đã “tự tạo ra một con quái vật mà nó sẽ khó lòng kiểm soát”.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Luật Biển Việt Nam: Cái tát vào tham vọng bá quyền của Bắc Kinh


“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.
Đó là nội dung được khẳng định ngay trong Điều 1 của dự thảo Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua sáng 21-6 với tỉ lệ 99,2%. Có thể nói, đây là dự luật nhận được sự đồng thuận đặc biệt cao của các vị đại biểu (ĐB) nhân dân.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về dự thảo Luật Biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho hay: “Qua thảo luận, hầu hết ý kiến của các ĐBQH tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo luật”.
Về đề nghị quy định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và là lãnh thổ Việt Nam tại Điều 19, theo Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH), khái niệm lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả đất liền các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời. Điều này đã được tuyên bố trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Biên giới quốc gia. “Việc tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” trong luật này là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo” - ông Lý nhấn mạnh.

Không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng

Liên quan đến nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển cũng có khá nhiều ý kiến quan tâm góp ý. Cụ thể có ĐB đề nghị thay cụm từ “biện pháp hòa bình” bằng “đối thoại hòa bình”.
Về đề nghị này, ông Phan Trung Lý giải thích: “Biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên. Do đó, đối thoại hòa bình chỉ là một hình thức của đàm phán, thương lượng mà chưa bao quát hết các biện pháp hòa bình mà ta có thể áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về biển, đảo với quốc gia khác”.
Thấy trong dự thảo không đề cập đến quyền phòng vệ chính đáng của quốc gia, có ĐB đã lên tiếng đề nghị bổ sung quyền này trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo. Tuy nhiên theo ông Lý, việc ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển bằng biện pháp hòa bình hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta.
“Khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật đã quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khoản 1 Điều 5 cũng quy định chính sách của ta trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. Các quy định này đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết” - ông Lý nói.

Có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài

Theo Điều 41 của dự luật về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương, 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thành lập thành phố Tam Sa - thực hiện mưu đồ khống chế Biển Đông

Trung Quốc có hành động bành trướng mới khống chế Biển Đông, vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tân Hoa Xã ngày 21/6 dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh).
Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh

Theo người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa lần này chính là sự điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của Trung Quốc đối với các quần đảo nêu trên và các vùng biển phụ cận.
Theo người phát ngôn báo chí Bộ Dân chính Trung Quốc, thành phố Tam Sa được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tăng cường quản lý hành chính, khai thác, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với các quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận.
Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Đây là một bước nhằm hợp thức hóa sự việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyệt đối không thể chấp nhận được./.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM / BỘ NGOẠI GIAO / TỔ QUỐC

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng leo thang đối đầu với Philippines


Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng cho mọi hành động leo thang trong vụ đối đầu căng thẳng với Philippines về bãi cạn tranh chấp.

Hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough – Ảnh: AFP
Hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough – Ảnh: AFP
Bà Phó Oánh đưa ra tuyên bố trong cuộc họp với đại biện lâm thời của Philippines tại Trung Quốc Alex Chua vào hôm 7.5, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bà Phó đã triệu tập ông Alex Chua để đưa ra “tuyên bố nghiêm túc” về tình hình tại bãi cạn Scarborough, theo thông báo được Tân Hoa xã trích dẫn ngày 8.5.

“Trung Quốc đã chuẩn bị tất cả mọi thứ nhằm đáp trả mọi hành động leo thang tình hình từ phía Philippines”, bà Phó nói với ông Alex Chua.

Trung Quốc và Philippines lâm vào thế đối đầu từ ngày 8.4, khi các tàu hải giám của Bắc Kinh ngăn cản tàu chiến Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc đánh bắt gần bãi cạn tranh chấp.

Hiện tại, có bốn tàu hải giám và 10 tàu cá Trung Quốc thả neo tại khu vực, đối đầu với hai tàu tuần duyên và một tàu thuộc Cục Ngư nghiệp Philippines.

Bà Phó cho biết các tàu hải giám Trung Quốc sẽ “tiếp tục cảnh giác” gần bãi cạn và thúc giục Philippines rút lui tàu bè của nước này mặc dù nhấn mạnh Bắc Kinh muốn tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Mỹ lập kế hoạch đập tan mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông


Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một leo thang và những động thái mới gần đây của Trung Quốc chứng tỏ họ đang mưu đồ thống trị các vùng "biển gần" - Hoảng Hải, biển Đông và Hoa Đông - Mỹ cùng các đồng minh, các đối tác an ninh trong khu vực cũng "rục rịch" chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Những ý đồ của Trung Quốc trên biển Đông


Ngay sau khi chính quyền Obama công bố chính sách “Hướng đông” hồi cuối năm ngoái với mục đích chính là bảo vệ an ninh hàng hải tại eo biển Malacca và biển Đông, căng thẳng tại khu vực này bắt đầu leo thang, chủ yếu bởi hàng loạt động thái khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc.

Bắc Kinh có ý định thống trị các vùng “biển gần" – biển Hoảng Hải, biển Đông và biển Hoa Đông – biến chúng thành vùng đệm bảo vệ an ninh đại lục và cho phép Trung Quốc khai thác nguồn thủy sản trị giá và nguồn tài nguyên dồi dào dưới đáy biển bao gồm khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản. 

Ngoài ra, Trung Quốc có ý định hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, tại khu vực Biển Đông. Do đó, Trung Quốc tập trung tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ trên ba biển này bất chấp xâm phạm lợi ích các quốc gia láng giềng.

Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng “biển gần".
Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng “biển gần". Ảnh minh họa: New Prophecy. 

Trung Quốc tuyên bố gần 3,5 triệu km2 biển Đông thuộc quyền kiểm soát của họ, tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và các vùng lãnh hải nằm ngoài khơi xa, cách biệt với đại lục, nằm ngoài khu vực đặc khu kinh tế của họ.
Đồng thời, Bắc Kinh mạnh mẽ khẳng định quyền tài phán – một hình thức kiểm soát khác đối vùng lãnh hải rộng lớn trên biển Đông.

“Các vùng biển tranh chấp đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng tôi vì không có ý định sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo ưu sách chúng tôi. Vẽ một bản đồ chính xác hơn, Trung Quốc có thể tăng cường các tuyên bố chủ quyền, quyền tài phán trên biển Đông và các hoạt động khác theo sau chẳng hạn, khai thác các nguồn tài nguyên gần đảo Nansha”, ông Zhang Yunling, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Học viện Khoa học Xã hội tuyên bố trên Global Times.

Song song với tuyên bố trên, các công ty quốc doanh của Trung Quốc tích cực thăm dò tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt trong khu vực.

Tuy nhiên, Bắc Kinh lại công khai thách thức các công ty dầu mỏ nước ngoài đã và đang có ý định đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi, bất chấp tính hợp pháp của các thỏa thuận hợp tác giữa họ. 

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc không ngại bắt và giam giữ ngư dân láng giềng trái phép nếu họ lỡ lạc bước đến gần các khu vực lãnh hải tranh chấp trên biển Đông. 

Đầu tháng giêng năm nay, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cho biết chính phủ nước này đã triệu tập và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với Đại sứ Trung Quốc tại Manila sau khi ba tàu của Bắc Kinh, trong đó có một tàu hải quân, bị phát hiện ở gần bãi cát ngầm Sabina trên Biển Đông vào các ngày 11-12/12/2011. Vụ xâm phạm này là động thái mới nhất đổ thêm dầu vào lửa cho căng thẳng giữa Manila – Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông 

Chỉ tình riêng tháng ba vừa qua, đã xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Chẳng  vụ tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Ieodo.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa...

Giữa bối cảnh trên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông.

Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông?
Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông? Ảnh minh họa: People Daily.

Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh. 

Trong khi đó, James Holmes, Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Đáng chú ý là, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011. 

Đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi một cuộc tấn công bất thình lình và hạn chế của Trung Quốc.

Mỹ và đồng minh sẵn sàng ứng chiến


Trước các động thái mới của Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh và các đối tác an ninh của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương rục rịch lên kế hoạch chống lại việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm giành lấy các mục tiêu mở rộng của họ trong khu vực, đặc biệt là ở biển Đông, trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

Mỹ bắt đầu tổ chức lại lực lượng ở Thái Bình Dương tập trung vào mục tiêu duy trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á đồng thời bảo vệ các tàu thuyền và các tuyến đường vận tải năng lượng  xuyên qua Ấn Độ Dương tới các nền kinh tế Đông Á – các cầu thủ quan trọng quyết định sự tăng trưởng toàn cầu.
Thực hiện cam kết đã ký hồi cuối năm ngoái với Australia, khoảng 200 thủy quân lục chiến Mỹ vừa đặt chân đến Darwin, miền bắc nước này hôm 3/4. Đây sẽ là tiền thân cho một lực lượng hùng hậu hơn với 2.500 thủy quân lục chiến được triển khai dần từ nay cho đến năm 2015.

Quân đội Mỹ đặt chân đến Darwin, miền Bắc Australia đêm 3/4.
Quân đội Mỹ đặt chân đến Darwin, miền Bắc Australia đêm 3/4. Ảnh minh họa: AFP.

Việc thủy quân lục chiến Mỹ theo kế hoạch được huy động luân phiên tại các căn cứ quân sự ở miền Bắc Australia, là sự khẳng định mạnh mẽ cho tuyên bố của Tổng thống Obama hồi cuối năm ngoài rằng Mỹ kiên quyết đóng vai trò rộng lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hình khu vực (châu Á-Thái Bình Dương) trong tương lai, bất chấp ngân sách quốc phòng eo hẹp do thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh Hạt nhân tại Hàn Quốc cuối tháng ba vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama tái khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ không ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. “Các lực lượng của Mỹ sẽ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng ứng phó nhanh nhất, hiệu quả đầy đủ nhất với các sự cố và các mối đe dọa trong khu vực", Tổng thống Obama khẳng định.

Ngoài việc cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ trên lãnh thổ của mình, Australia cũng cung cấp cho Mỹ quyền truy cập thoải mái vào các căn cứ không quân cũng ở miền Bắc nước này và căn cứ hải quân chính của họ tại Ấn Độ Dương gần Perth.

Ngoài ra, nếu lực lượng phòng không và hải quân của Australia được quyền ra vào tự do các vùng lãnh hải quốc tế trong khu vực, đó sẽ là một đảm bảo cho các hoạt động thương mại của nước này, bao gồm cả hoạt động khẩu năng lượng , xuyên qua biển Đông, trở thành nguồn cung cấp dồi dào cho các đối tác an ninh ở châu Á.

Trong khi đó, Singapore tỏ ra sẵn sàng cung cấp các căn cứ cơ sở cho các tàu chiến tuần duyên Littoral Combat Ship - một loại chiến hạm mới, nhỏ, chuyên dùng cho các chiến dịch sát bờ biển.

Sau cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore tại Washington hôm 04/04, Lầu Năm Góc thông báo hai bên đều nhấn mạnh “một sự hiện diện hùng hậu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực”.

Việt Nam – một trong những quốc gia liên quan đến các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đang nỗ lực xây dựng lực lượng nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của họ. Đồng thời, Malaysia cũng đang tiến hành các hành động tương tự.

Bộ đôi Nhật Bản và Mỹ cũng dự kiến hoàn thành thỏa thuận vào cuối tháng này để chuyển 4,700 binh sĩ Mỹ đồn trú tại các căn cứ ở đảo Okinawa đến đảo Guam, căn cứ quân sự trọng yếu nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho hay kế hoạch phân bổ lực lượng mới sẽ tách các đơn vị Thủy quân Lục Chiến, Lục quân, không quân và các đơn vị hậu cần vào đóng quân tại một hệ thống các căn cứ hình cánh cung dọc theo sườn bờ biển phía Đông của Trung Quốc, trong đó, Thủy quân Lục chiến là lực lượng mũi nhọn của Mỹ, được triển khai tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. 

Đồng thời, Yomiuri bình luận rằng kế hoạch phân bổ quân trên khiến các cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào các căn cứ của Mỹ tại Thái Bình Dương trở nên khó khăn hơn. Đồng thời nó giúp Mỹ ứng phó hiệu quả hơn với các cuộc tấn công như trên. Không những vậy, nó cũng giúp chống lại sự bành trướng mạnh quân sự của Trung Quốc và giúp các nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong các thảm họa trong tương lai trở nên thuận tiện hơn và nhanh chóng hơn.