Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời báo Hoàn Cầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời báo Hoàn Cầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Người Việt cần thức tỉnh


Khi biển Đông luôn vọng về những “âm thanh gây hấn” của Trung Quốc thì lòng yêu nước nồng nàn của người Việt ngày càng được thể hiện rõ ràng. Mỗi khi báo chí đưa tin về vấn đề biển Đông luôn thu hút số lượng người đọc khổng lồ trong và ngoài nước.

Điều đó đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc và cần thiết: báo chí và truyền thông cần làm gì cho người dân hiểu đúng bản chất vấn đề Biển Đông?

Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.
Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.

Bài học nào từ truyền thông Mỹ?


Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu hết mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo cách dễ hình dung nhất. Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey… Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhờ các kênh truyền hình như CNN, HBO… Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ.

Thực tế, Trung Quốc cũng đang áp dụng sức mạnh mềm này, khi liên tục tuyên truyền “bôi đen” rằng “Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ…” Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc được mệnh danh là bậc thầy trong chiêu trò “biến thủ phạm thành nạn nhân”. Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu đã vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối chính nhân dân, quân đội họ và lừa dối cả thế giới”.

Một minh chứng rõ ràng nhất là cuộc chiến 1979 với người Việt Nam, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là “chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược”. Đến giờ phút này, số người hiểu được thực chất cuộc chiến chỉ có 1%.

Dường như Trung Quốc đang cố dùng bộ máy truyền thông do Nhà nước kiểm soát để đưa những thông tin sai lệch về Việt Nam nhằm kích động dân chúng. Liệu Việt Nam có thể học được gì từ bài học truyền thông của Mỹ trong việc truyền bá và nâng cao hình ảnh đất nước, nhất là vấn đề chủ quyền biển Đông hiện nay?

Thức tỉnh


Nếu như trước đây người dân ít chú ý đến những thông tin về Biển Đông, sách báo cũng ít khi tuyên truyền rầm rộ. Thì giờ đây khi nói về vấn đề này đa số người dân Việt Nam đều bày tỏ tình cảm yêu nước của mình. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, họ chỉ mới có tình yêu nước nồng nàn mà thiếu sự am hiểu về vấn đề này. Họ cũng bày tỏ khát vọng được tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ bản chất về vấn đề Biển Đông.

Liên quan đến vấn đề nhận thức của nhân dân về biển Đông hiện nay, Tiến sĩ Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ khẳng định: “Nhận thức về Biển Đông của người dân Việt mới chỉ được đánh thức còn tỉnh hay chưa, theo tôi là chưa tỉnh”.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho rằng: “Chúng ta chưa tuyên truyền bài bản về vấn đề biển Đông nên người dân chưa có điều kiện để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề này. Lòng yêu nước rất đáng quý, đáng trân trọng nhưng cần phải được trang bị hiểu biết về vấn đề Biển Đông một cách đầy đủ, cần hiểu bản chất vấn đề này thì mới có thể đấu tranh hiệu quả cho chủ quyền Tổ quốc”.

“Các tạp chí chuyên môn hiện nay thiếu vắng những bài viết của người Việt. Các du học sinh Việt Nam rất lúng túng khi trao đổi về chủ quyền biển đảo ở biển Đông”. (Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã)

Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới


Thời gian qua Trung Quốc đã lợi dụng truyền thông như một cỗ máy nói dối để bóp méo sự thật. Trong khi Việt Nam laị chưa khai thác triệt để sức mạnh mềm của truyền thông. Theo đó, các cơ quan ngôn luận cần tập trung truyền tải những thông tin đầy đủ, chính xác về chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý, các Công ước và luật pháp quốc tế. Từ đó người dân Việt Nam nhận thức rõ ràng việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông là sự nghiệp của toàn dân tộc. Khi nắm được lịch sử Biển Đông và hiểu luật pháp quốc tế, người dân sẽ vững tin vào điều đó. Thuận được lòng dân, chúng ta sẽ làm được tất cả. Sự hiểu biết, đoàn kết của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh mà không một thế lực nào có thể phá vỡ được”.

Hơn lúc nào hết, chúng ta nên đẩy mạnh việc tuyên truyền về lòng yêu nước, lịch sử biển Đông trong trường học. Ngoài ra cần cổ vũ các học giả viết, xuất bản, công bố sách, báo về những chứng cứ lịch sử của biển Đông. Không chỉ tuyên truyền bằng tiếng Việt mà bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới. Cho người dân Việt Nam, thế giới và đặc biệt là nhân dân Trung Quốc hiểu rõ hơn về bản chất sự thật.

Bạch Dương - Website Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Những tiếng nói "bồ câu" ở Trung Quốc quá yếu ớt


"Truyền thông Trung Quốc cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của họ. Trung Quốc là bậc thầy của kiểu tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân", học giả Dương Danh Dy phân tích.

- Theo ông, Biển Đông có ý nghĩa thế nào trong bàn cờ chiến lược của Trung Quốc?

- Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng thử nhìn xem, phía bắc, phía đông thì vướng Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, đều là các nước có quan điểm rất cứng rắn. Chỉ còn phía nam là Biển Đông, nơi các nước yếu thế hơn.

Chính vì điều này, gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Song, điều này càng lộ ra điểm yếu của Trung Quốc rằng họ đuối lý và đang bị cô lập trên thế giới. Tứ phương đông, tây, nam, bắc, thử hỏi có ai đang là bạn của Trung Quốc? Chính các trang mạng của nước này từng băn khoăn đặt ra tình huống, Trung Quốc có mấy người bạn nếu chiến tranh xảy ra.

- Từng nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, ông đánh giá thế nào về những động thái gần đây của truyền thông nước này?

- Một điều tra gần đây trên mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đặt vấn đề về việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông và có tới 92% ý kiến tán thành. Thậm chí, có bài còn nêu ra cách đánh như thế nào. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có trang Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng... Các mạng phụ của những cơ quan truyền thông chính thống Trung Quốc không từ điều gì khi nói về Việt Nam. Rõ ràng họ đã được "bật đèn xanh", làm người dân Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam là kẻ thù.

Tuyên truyền chính thống của Trung Quốc về Việt Nam rất xấu, có thể nói là "bôi đen" Việt Nam suốt hàng chục năm nay. Tôi vào mạng Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng có bài nói xấu, xuyên tạc về Việt Nam. Họ cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của Trung Quốc... Trong khi đó, chúng ta tuyên truyền thông tin vào Trung Quốc rất kém.

- Tuy nhiên, đối lập với trường phái "diều hâu", một số học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản bác về yêu sách của nước này trên Biển Đông. Ông nghĩ sao?

- Thực ra, cái gọi là những học giả "bồ câu" chỉ là một nhóm rất nhỏ, không đáng kể ở Trung Quốc, có thể kể ra những cái tên như Lý Lệnh Hoa, Thịnh Hồng, Chu Phương. Tôi cho rằng, chúng ta không nên vội lấy làm mừng về những điều mà các học giả này phát biểu, dù những tiếng nói đó là rất quý. Chúng ta chưa nên coi đây như một dòng đối lập, đủ sức đương đầu với quan điểm chủ đạo của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền, lãnh thổ. Qua theo dõi, tôi thấy tiếng nói của cộng đồng học giả có quan điểm "bồ câu" ít có ảnh hưởng đối với dư luận Trung Quốc.

- Người dân Trung Quốc, đặc biệt lớp trí thức trẻ có điều kiện truy cập Internet, đọc báo nước ngoài, tại sao họ không thấy sự vô lý của yêu sách đường lưỡi bò?

- Trong chuyện lãnh thổ, theo tôi biết, người Trung Quốc nói chung chấp nhận luận điệu của chính phủ. Hơn nữa, gần đây, những sự kiện liên quan tới Biển Đông, truyền thông Trung Quốc lại sử dụng cách tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân". Họ là bậc thầy trong việc này. Điểm lại tất cả những tranh cãi từ xưa tới nay, giữa Trung Quốc với Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ..., bao giờ Trung Quốc cũng nhận mình là phải, bao giờ Trung Quốc cũng đổ hết lỗi cho đối tượng. Với họ, ai trái ý đều là không đúng, là phi nghĩa.

- Trong bài phỏng vấn mới đây trên VnExpress, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực với Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì lúc này để bảo vệ chủ quyền biển, đảo?

- Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận rõ thế và lực của Việt Nam hiện giờ đã khác. Trước đây, chúng ta bị cấm vận, kinh tế trì trệ nhưng hiện nay GDP đã 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 1.000 USD. Việt Nam chưa giàu nhưng thoát giai đoạn đói kém, chúng ta đã có tiền trang bị máy bay, tàu ngầm. Quan hệ với cộng đồng quốc tế của Việt Nam đang rất tốt, nhiều nước ủng hộ ta trước sự bá quyền của Trung Quốc.

Nếu Việt Nam vạch trần thái độ, hành xử bá quyền của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế thì tôi tin rằng Trung Quốc rất lo sợ. Trong thời buổi win - win (cùng thắng) muốn được lợi thì phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Các nước ASEAN khác nhau về trình độ kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa... tóm lại là khác nhau rất nhiều về quyền lợi. Vì thế Việt Nam muốn đạt được lợi ích của mình thì phải làm nhiều hơn nữa chứ đừng vội đòi hỏi người ta phải vì mình. Myanmar, Campuchia, Thái Lan có quyền lợi gì ở Biển Đông đâu mà yêu cầu người ta theo ý mình? Phải cố gắng góp phần làm tăng điểm tương đồng, đóng góp vào lợi ích chung thì mới có thể đạt được ý muốn của mình.

Theo VNEXPRESS

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Không được sợ hãi trước sự đe dọa của Trung Quốc khi đàm phán


“Người đàm phán phải không chịu sức ép, sợ hãi trước sự đe dọa. Và không vì thái độ ngang ngược của họ mà người đàm phán hoang mang hoặc có những phản ứng không thích hợp”.

Bình tĩnh và khéo léo

Trước một Trung Quốc mạnh về nhiều mặt và luôn đưa ra những yêu sách không có cơ sở mà chỉ dựa vào ý thức chủ quan của họ, việc đàm phán để các bên có thể đi đến một thỏa thuận về Biển Đông dường như là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, những kinh nghiệm trong quá trình đàm phán với Trung Quốc về đường biên giới trên đất liền và trên Vịnh Bắc Bộ trở nên hết sức quý báu. Là người đã trực tiếp tham gia đàm phán với Trung Quốc trong nhiều năm qua về biên giới, hơn ai hết, TS. Trần Công Trục - nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ rất rõ những điều này.

Trao đổi về những kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc, TS. Trần Công Trục nói: “Trong quá trình đàm phán với Trung Quốc có rất nhiều bài học. Theo tôi, ngoài việc người đàm phán phải tuyệt đối tuân thủ những phương án mà cấp trên đã duyệt thì còn phải rất bình tĩnh, phải rất khéo léo. Đó cũng phải là người không chịu sức ép, sợ hãi trước sự đe dọa. Và không vì thái độ ngang ngược của họ mà người đàm phán hoang mang hoặc có những phản ứng không thích hợp.

TS. Trần Công Trục kể: “Trong lần chúng ta đàm phán để khai thông tuyến đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường, Trung Quốc luôn áp đặt quan điểm của họ là đường biên giới đi qua đường nối ray còn Việt Nam khẳng định đường biên giới đi qua một nhà mái bằng cách điểm nối đường ray là 300 m. Trong quá trình xử lý, đã có nhiều cuộc đụng độ xảy ra, rất căng thẳng.

Sau này, chúng ta phân tích thấy quan điểm mà cả 2 nước đưa ra đều có điểm chưa đúng. Hai bên cùng đưa ra những quan điểm mà đều dựa trên lợi ích của cả hai nước. Chúng ta đã kiên trì để thuyết phục họ và tìm ra giải pháp tạm thời mà hai bên có thể chấp nhận với nhau để khai thông tuyến đường sát quan trọng này: các cơ quan quản lý như công an, hải quan của cả hai nước khi đi đến hai điểm do hai nước đưa ra thì dừng lại ở đó, để cho người lái tàu kỹ thuật đi qua, còn việc giải quyết đường biên giới sẽ đàm phán sau”.

Tôn trọng sự thực khách quan và cầu thị

Ông Trục nói tiếp: “Khi đàm phán, chúng ta phải thể hiện được tính khách quan, sự cầu thị. Ở phía Trung Quốc tuy có những người ở phái diều hâu nhưng cũng có nhiều người Trung Quốc biết tôn trọng luật pháp quốc tế. Nếu điều gì chúng ta nêu ra mà chưa đúng thì chúng ta phải có bản lĩnh để phân tích và báo cáo sau đó thay đổi. Chúng ta không khăng khăng cho rằng những yêu cầu mà chúng ta đưa ra là hoàn toàn đúng khi đã phát hiện ra có vấn đề.

Bây giờ chuyện trên biển cũng thế, ai cũng biết Trung Quốc đưa ra đường biên giới “lưỡi bò” quá vô lý. Theo tôi, có lẽ một bộ phận trong số họ cũng đã thấy điều đó là phi lý bởi bằng chứng là một số học giả Trung Quốc cũng đã có ý kiến tương đối đúng đắn về việc này. Tuy nhiên do lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên truyền rằng diện tích biển trong “đường lưỡi bò” kia là của Trung Quốc nên khi muốn rút lại lời tuyên truyền như thế thì cũng không dễ dàng và phải có quá trình để họ đảm bảo ổn định trong nội bộ. Chúng ta không chấp nhận “đường lưỡi bò” nhưng đó thực sự là một quá trình mà chúng ta phải cố gắng thuyết phục để họ hiểu sự thực khách quan mà bỏ đi”.

Theo lời ông Trục kể câu chuyện thứ hai là trong lần đàm phán để xác định đường biên giới trên biển tại Vịnh Bắc Bộ, chúng ta luôn khăng khăng rằng đường biên giới trên Vịnh này phải căn cứ theo hiệp định Pháp - Thanh ký để lại và theo đường kinh độ 108o03’¬13” kéo dài từ đường biên giới đất liền của hai nước ra phía ngoài đảo Trà Cổ làm đường biên giới trên biển…

Trung Quốc họ phản đối điều này và hai bên đã tranh cãi nhau rất nhiều. Sau đó chúng ta nghiên cứu kỹ lại, chúng ta đã có đủ tài liệu để chứng minh rằng đó không phải là đường biên giới trên Vịnh Bắc Bộ mà đó là đường ria để quản lý các đảo ven bờ mà kết thúc với độ dài 10 km chứ không kéo dài ra thêm. Việc đó thể hiện rằng chúng ta tôn trọng sự thực khách quan.

“Và tôi nghĩ lãnh đạo Trung Quốc cũng cần phải học điều này. “Đường lưỡi bò” mà họ đưa ra là hoàn toàn phi lý, vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển và họ nên bỏ ngay yêu sách này đi. Trong thời buổi hiện nay, không phải nước nào muốn xâm chiếm, muốn thôn tính nước khác cũng dễ dàng bằng các tuyên bố chủ quyền một cách không có cơ sở như vậy”, ông Trục cho biết.


Kiên trì và không từ chối sự giúp đỡ để chống lại bất công

Khi được hỏi về việc Việt Nam đòi lại quần đảo Hoàng Sa đã chiếm đóng từ năm 1974 đến nay, ông Trục nói: “Việc đòi lại Hoàng Sa không hề đơn giản mà phải có quá trình. Và chúng ta phải kiên trì để đòi lại. Theo luật pháp quốc tế thì có 2 yếu tố củng cố cho quyền lãnh thổ đó là yếu tố vật chất và ý thức. Về vật chất thì đó là sự chiếm đóng, sự hiện diện và cai quản trên quần đảo đó.

Điều này chúng ta không còn nữa do Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng. Về yếu tố tinh thần thì chúng ta vẫn luôn khẳng chủ quyền tại quần đảo này, rằng đó là một đơn vị hành chính trực thuộc TP. Đà Nẵng. Chúng ta không bao giờ từ bỏ về mặt ý chí.

Trên phương diện pháp lý, khi đưa ra cơ quan tài phán quốc tế, họ sẽ xem xét cả hai yếu tố đó, đối với yếu tố vật chất, họ sẽ xem xét rằng yếu tố vật chất bị mất do nguyên nhân gì: tự nguyện từ bỏ hay bị xâm chiếm…. Do đó, có thể thấy rằng về mặt pháp lý, chúng ta có cơ sở vững chắc hơn rất nhiều”.

Trước thông điệp của Thời báo Hoàn cầu về việc nếu kết thân với Mỹ, Việt Nam chỉ “nhận được những đau đớn”, ông Trần Công Trục nói: “Đó được coi như một sự dọa dẫm và là một sự thường tình của người Trung Quốc bấy lâu nay. Điều đó cũng thể hiện một sự e ngại đối với Mỹ của Trung Quốc. Việc Mỹ có mặt tại Biển Đông không phải do Việt Nam muốn. Vì lợi ích của mình, Mỹ phải vào cuộc và ủng hộ cho những nước mà họ đã có cam kết về mặt pháp lý.

Khi chúng ta tính toán các mối quan hệ, chúng ta không bao giờ có chủ trương dựa vào một nước nào đó để chống lại một nước thứ 3 và càng không có tư tưởng đó khi Trung Quốc là hàng xóm của ta với những cam kết mà lãnh đạo cấp cao của hai bên đã ký kết. Nhưng Trung Quốc đã áp những điều phi lý gây ra sức ép thì chúng ta hoan nghênh sự ủng hộ quốc tế. Nếu các nước giúp chúng ta chống lại những sự bất công đó thì chúng ta không có lý do gì để từ chối sự giúp đỡ đó”.

Không còn là “tàu lạ”


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Hoàn Cầu xuyên tạc bài phỏng vấn về biển Đông như thế nào?


Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã cố tình cắt xén ý kiến chuyên gia quốc tế nhằm ngụy tạo các ý kiến ủng hộ cho các hành động ngang ngược của nước này trong tranh chấp.
Ông Robert C Beckmand.
Ông Robert C Beckmand.
Thời báo Hoàn Cầu đã có buổi phỏng vấn với ông Robert C Beckmand, Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế CIL, ĐH Quốc gia Singapore về một số vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc từng bước di chuyển vào biển Nam Trung Hoa (biển Đông)".
Tuy nhiên, sau khi thực hiện buổi phỏng vấn này, Thời báo Hoàn Cầu đã cố tính bóp méo câu trả lời của ông Robert C Beckmand bằng cách sửa lại hoặc đăng không đầy đủ câu trả lời của ông Robert C Beckmand. Trong đó có đoạn, ông Robert C Beckmand khẳng định: "Luật biển Việt Nam vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua là một việc làm hoàn toàn phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS năm 1982".
Trong bài phỏng vấn ông Beckmand cũng cho rằng, việc Tổng công ty CNOOC (Trung Quốc) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Trả lời báo Đất Việt, ông Beckman khẳng định, Thời báo Hoàn Cầu đã chỉnh sửa hầu hết các câu trả lời của ông. Đồng thời, ông Beckman hoan nghênh việc đính chính.
Trích thư trả lời Báo Đất Việt của ông Robert C Beckmand: ..."However, the Global Times edited out most of my responses to their questions. You are welcome to do an article based my responses to their questions, which are set out below".
Trích thư trả lời Báo Đất Việt của ông Robert C Beckmand: ..."However, the Global Times edited out most of my responses to their questions. You are welcome to do an article based my responses to their questions, which are set out below".
Để giúp độc giả thấy rõ sự can thiệp của Thời báo Hoàn Cầu đối với ý kiến chuyên gia quốc tế, Đất Việt xin đăng tải lại phần trả lời nguyên bản của ông Robert C Beckmand.
Dưới đây là nội dung các câu trả lời của ông Robert C Beckmand (với phần in nghiêng bị chỉnh sửa hoặc cắt bỏ):
- Thời báo Hoàn Cầu: Ông có xem các báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc như là một dấu hiệu mạnh mẽ và quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ “chủ quyền” hàng hải đối với các hành động khiêu khích từ các nước láng giềng, đặc biệt sau khi Việt Nam thông qua luật tuyên bố quyền tài phán đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa? (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - ĐV)
- Ông Robert C Beckmand: Tôi thấy Trung Quốc đang hành động ngày càng quyết đoán hơn đối với tuyên bố của mình ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi có một số hiểu lầm liên quan đến pháp luật về biển gần đây được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam. Mục tiêu chính của bộ luật này, theo tôi hiểu, là xây dựng luật pháp quốc gia phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Thực tế các quy định trong bộ luật mới này gồm việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là một điều bất ngờ và đó không phải là một sự phát triển mới. Việt Nam đã chính thức tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này trong nhiều năm trong các ghi chú ngoại giao chính thức đã ký với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, cũng có tuyên bố chủ quyền khác của Trung Quốc và Phillippines quy định trong pháp luật của họ đối với các quần đảo và đảo trên biển Đông.
- Thời báo Hoàn Cầu: Bên cạnh việc thành lập Tam Sa và các báo cáo của Bộ Quốc phòng, Tổng công ty CNOOC công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi tên biển Đông - ĐV). Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc sử dụng nó như công cụ để giải quyết các tranh chấp, quan điểm của ông về vấn đề này là gì?
- Ông Robert C Beckmand: Việc thành lập Tam Sa và tuyên bố mời thầu quốc tế của CNOOC cho thấy Trung Quốc đang làm phức tạp thêm các tranh chấp trong khu vực.
(Trong khi đó, bài viết của báo Hoàn Cầu lại nói rằng, “ông Beckman coi hành động của Trung Quốc là một bước ngoặt, là một bước đi để khẳng định những tuyên bố của mình”. Thời báo Hoàn Cầu cũng không quên cắt bỏ đoạn ông Beckman nói rằng, đường lưỡi bò gồm 9 đoạn của Trung Quốc là quá xa so với bất kỳ hòn đảo nào của nước này và không dựa vào bất kỳ cơ sở pháp lý nào - ĐV).
- Thời báo Hoàn Cầu: Chính phủ Việt Nam đã phản đối thành lập Tam Sa và tuyên bố của CNOOC. Ông có cho rằng Việt Nam có khả năng để khởi động các biện pháp đối phó nhiều hơn nữa với các bước đi của Trung Quốc.
- Ông Robert C Beckmand: Họ (Việt Nam) chắc chắn sẽ thách thức tính hợp pháp đối với các tuyên bố của Trung Quốc như một hành vi xâm phạm chủ quyền của họ đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tuyên bố của Việt Nam là phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
(Phần trả lời khẳng định sự phi lý của việc CNOOC công bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị biên tập viên của báo Hoàn Cầu loại ra khỏi bài viết - ĐV).
Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu chỉ đăng một phần cầu trả lời với nội dung như sau: “Tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò dầu khí, các tranh chấp trong khu vực không làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang”.
Sự việc báo Hoàn Cầu bóp méo các câu trả lời của chuyên gia quốc tế về biển Đông nhằm cố tình đánh lừa độc giả rằng, Luật Biển Việt Nam, tuyên bố phản đối việc mời thầu của CNOOC là những hành động mang tính khiêu khích chứ không phải là một việc làm hoàn toàn hợp pháp và chính đáng theo Công ước Luật biển Quốc tế UNCLOS.
Đối với báo chí, việc bóp méo câu trả lời của chuyên gia quốc tế được coi là một hành vi thiếu tôn trọng người được phỏng vấn, đi ngược với phương châm của người làm báo là cung cấp thông tin cho độc giả một cách chính xác và trung thực. Điều này một lần nữa cho thấy sự phi lý và ngang ngược của Trung Quốc đối với các hành động của họ trên biển Đông.
Ông Robert C Beckmand còn là người đứng đầu chương trình Luật và chính sách hải dương và đứng đầu dự án nghiên cứu của CIL về cáp ngầm, luật biển và tội phạm hàng hải quốc tế tại châu Á.
QUỐC VIỆT (ĐẤT VIỆT ONLINE)

Đâu phải thời Chiến quốc



“Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại”, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cảnh cáo như vậy trong bài xã luận phát đi lúc 0g20 sáng thứ tư 11-7, sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Bài xã luận bắt đầu bằng răn đe rằng Việt Nam sẽ đớn đau nếu dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ, và kết thúc bằng bức bách rằng nếu muốn sống, Việt Nam phải chọn Trung Quốc!

Hoàn Cầu Thời Báo quá tự tin khi đánh giá rằng “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” để rồi vừa khuyên, vừa “nhát ma” rằng “Để cho Mỹ quay trở lại (châu Á), Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên nếu như Đông Á bị chìm trong các rối loạn chính trị”! Có một điều cơ bản mà Hoàn cầu Thời báo đã quên hay không biết, đó là suốt trong mấy ngàn năm Việt Nam vẫn tồn tại như là Việt Nam chính là nhờ dựa trên nền tảng tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân... Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo).

Cũng thế khi hù dọa rằng các giá trị phương Tây sẽ biến Việt Nam thành nạn nhân đầu tiên khi Đông Á rối rắm, có lẽ Hoàn cầu Thời báo đã quen e ngại phe đối lập Trung Quốc vốn sốt ruột mơ “giấc mơ hoa”, mà không biết rằng người Việt đủ tri thức và từng trải để hiểu rằng “giấc mơ Mỹ” không như trong sách vở. Cho dù hiến pháp Mỹ đã bãi bỏ nạn nô lệ từ năm 1865, song 1 triệu người Mỹ (trên tổng dân số Mỹ năm đó là 35 triệu người) đã phải chết và bị thương trong bốn năm nội chiến vì vấn nạn nô lệ này. Một thế kỷ sau, người Mỹ da đen vẫn cứ phải sống trong cảnh phân biệt màu da,“separate but equal” (bình đẳng song tách biệt với nhau). Mãi đến 20-4-1971, Tối cao pháp viện Mỹ mới phán quyết đen trắng bình đẳng lên xe buýt! Thế cho nên, Hoàn cầu Thời báo, nếu có lo sợ chuyện “dân chủ, nhân quyền” thì hãy lo cho bên xứ mình trước đã.

Tất cả những thuyết giáo và hù dọa trên nhằm dẫn đến việc công khai ép buộc: “Con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách “đóng trụ” của Mỹ tại châu Á. Thay vì là một mắt xích trong sợi xích ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể là một (tiền) đồn chống lại sự can dự sâu sắc của Mỹ tại châu Á”.

Đã là thế kỷ thứ 21 rồi chớ đâu phải thời Chiến quốc cách đây hai mươi mấy thế kỷ để cứ đòi chinh phạt, quy phục chư hầu tranh ngôi bá chủ! “Bài binh bố trận ngăn chặn Trung Quốc” ở đâu chưa thấy, song đã thấy Trung Quốc giương bản đồ “lưỡi bò” chiếm gần hết biển Đông, xua tàu bè húc đuổi thiên hạ, thôn tính lãnh hải và tài nguyên thiên hạ khơi khơi khai thác, thậm chí đem rao bán! Và giờ đây ra tối hậu thư: “Để sống còn hãy là (tiền) đồn chống Mỹ, bằng không sẽ đau đớn đó nhe!”.

Hoàn cầu Thời báo quên nhiều điều lắm và nhất là quên mô tả viễn tượng sau: thần phục Trung Quốc rồi “cái đường lưỡi bò” đó vẫn cứ tròng vào cổ Việt Nam và các nước khác, và rằng “liên doanh khai thác” dầu khí lúc đó bất quá cũng chỉ là làm phu phen cho “ông chủ lớn” là Tập đoàn dầu khí hải dương, Trung Quốc, và ra khơi đánh cá ngừ đại dương là dưới sự cho phép của Cục Ngư chính và Cục Hải giám Trung Quốc hoặc của chính quyền thành phố Tam Sa! Viễn tượng đó “sung sướng” hay “đớn đau”, cứ đi hỏi đứa con nít sẽ rõ.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Người dân Trung Quốc đang bị kích động


Tại sao ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông lại xuất hiện dư luận hiếu chiến đến mức mù quáng, bất chấp lẽ phải và sự thật, bất chấp luật pháp quốc tế? Kết quả của một cuộc thăm dò của Thời báo Hoàn Cầu.

Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang
Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang

Kết quả của một cuộc thăm dò do Thời báo Hoàn Cầu thực hiện với gần 1.500 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Thẩm Dương... cho thấy rõ điều này. Gần 80% ủng hộ Trung Quốc “sử dụng vũ lực để đập tan các hành động gây hấn và xâm phạm” trên biển Đông. Chỉ vỏn vẹn 16,6% là nói không.

Thử khảo sát trên các trang Weibo... của cư dân mạng Trung Quốc cũng dễ dàng nhận thấy một dư luận tương tự. Rất nhiều ý kiến đòi chính quyền tuyên chiến trên biển Đông. “Không có chỗ cho đàm phán khi xét đến vấn đề lãnh thổ. Một cuộc chiến có thể đem lại 10 năm hòa bình” - một người viết. Người khác lại thẳng thừng: “Tôi ủng hộ việc bắn phá Philippines”. Nhiều người còn chỉ trích chính quyền Trung Quốc là hèn nhát, không dám bảo vệ đất nước. Đa số khẳng định căng thẳng trên biển Đông là “âm mưu thâm độc” do Mỹ dàn dựng để chống Trung Quốc...

Tâm lý nạn nhân

Tất nhiên, ở Trung Quốc vẫn còn có những người tử tế, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật, biết yêu đất nước mình và tôn trọng quyền lợi chính đáng của những nước khác như hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng tổ chức mới đây đã cho thấy. Thế nhưng những tiếng nói như vậy còn ít ỏi và lẻ loi, thậm chí đang có nguy cơ bị xem là “những kẻ phản quốc”. Nguyên văn tuyên bố của thiếu tướng quân đội Trương Châu Trung như sau: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.

Tại sao dư luận Trung Quốc lại mù quáng, bất chấp đạo lý và lẽ phải đến như vậy? Câu trả lời dễ nhận ra là do người dân đã bị “tẩy não” và bị “đầu độc” hằng ngày hằng giờ những điều sai lệch.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, điển hình nhất là tờ Thời báo Hoàn Cầu, thường xuyên cáo buộc Việt Nam và Philippines là “kích động”, “gây hấn” trên biển Đông và đòi chính quyền Bắc Kinh phải phát động “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” chống lại các quốc gia Đông Nam Á. Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc (PLA) liên tục đe dọa sẽ trừng trị các nước láng giềng.

Sách giáo khoa của học sinh tiểu học và trung học đều khẳng định cực nam lãnh thổ Trung Quốc là quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các bản đồ chính thức của Trung Quốc cũng vẽ lãnh thổ Trung Quốc kéo dài tới tận Trường Sa.

Tất nhiên, sách giáo khoa Trung Quốc đã lờ tịt việc hải quân nước này đánh chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Giới “học giả” Trung Quốc cứ ra rả một luận điệu dối trá khi nhấn mạnh trước thập niên 1970 không hề có cái gọi là “vấn đề biển Đông” do “biển Đông thuộc quyền quản lý của Trung Quốc”.

Trung Quốc hiện có một số tổ chức lớn chuyên nghiên cứu về biển Đông như Viện Hàng hải Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải, Học viện Khoa học xã hội, Viện Quan hệ quốc tế đương đại... Các “học giả” và “chuyên gia” của các tổ chức này, thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đều chung một luận điệu dối trá cho rằng khu vực được quy định bởi “đường chín đoạn” là thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

Phân tích dư luận của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG) cho rằng nguyên nhân là do chính quyền Bắc Kinh đã “tẩy não” người dân nước mình ngay từ khi họ còn là những đứa trẻ và “đầu độc” họ hằng ngày, nên người dân luôn tin rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc. Hằng ngày họ liên tục tiếp nhận những thông tin méo mó, dối trá qua các phương tiện thông tin. Do đó, niềm tin này càng trở nên mạnh mẽ đến mức họ coi các quốc gia khác là kẻ gây hấn, còn Trung Quốc là người vô tội.


Tâm lý của kẻ bị vây hãm

Vẫn theo ICG, trong vấn đề biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã kích động một tâm lý dân tộc cực đoan bằng cách mô tả Trung Quốc là “nạn nhân” của các quốc gia xung quanh, là “kẻ yếu thế” trong các tranh chấp trên biển Đông. Chẳng hạn, báo chí Trung Quốc thường đưa tin theo kiểu: “Có hơn 1.000 giàn khoan dầu trên biển Đông và bốn sân bay ở Trường Sa, nhưng không có một cái nào là của Trung Quốc”.

Việc Mỹ tuyên bố trở lại châu Á càng là cơ hội để truyền thông Trung Quốc tô đậm “tâm lý nạn nhân” này, đẩy nó lên thành “tâm lý của kẻ bị vây hãm” bởi “những thế lực chống Trung Quốc” ở bên ngoài, và Trung Quốc đang phải tả xung hữu đột để chống đỡ và cố thoát ra tình trạng bị bủa vây này. Tất nhiên, như ICG vạch rõ, bằng cách này các cơ quan và chính quyền địa phương ở Trung Quốc mới có thể lợi dụng để thực hiện những ý đồ riêng. Họ thường công khai chỉ trích các quốc gia khác để gây sức ép buộc chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thêm nguồn lực. PLA cũng lợi dụng tranh chấp ở biển Đông để mở rộng ngân sách quốc phòng.

Chính do những thứ tâm lý này, các giọng điệu hiếu chiến luôn chiếm ưu thế trước quan điểm ôn hòa trong dư luận Trung Quốc. Cũng chính vì tự thổi ngọn lửa dân tộc cực đoan, chính quyền Bắc Kinh lại luôn bị áp lực phải thể hiện bộ mặt cứng rắn để không bị xem là yếu thế mỗi khi đề cập đến vấn đề biển Đông. Một số học giả nhận định chính Bắc Kinh đã “tự tạo ra một con quái vật mà nó sẽ khó lòng kiểm soát”.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Trung Quốc dùng game kích động bá quyền


Thông qua game trực tuyến, trang mạng thuộc Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc mở chiến dịch kích động việc chiếm đảo trên biển Đông.
Game online nhập vai hành động mang tên Thế giới xe tăng (World of Tanks - WoT) vừa được chính thức phát hành từ ngày 14.6 tại Bắc Kinh trên trang http://hd.wot.kongzhong.com/southChinasea. Đơn vị phát hành còn kết hợp với Hoàn Cầu thời báo đưa ra lời kêu gọi: “Liên hiệp hành động Nam hải (biển Đông - NV)”.
Vốn dĩ, WoT là một game trực tuyến, nói về các trận chiến bằng xe tăng, được người chơi ở nhiều nước yêu thích và chờ đón. Vì thế 2 mạng Không Trung và Hoàn Cầu - đơn vị chính phát hành WoT tại Trung Quốc - tranh thủ lồng ghép các nội dung xuyên tạc gây nhầm lẫn về chủ quyền trên biển Đông. Những mạng này tạo điều kiện để người chơi đóng góp gián tiếp cho binh sĩ Trung Quốc đang đóng tại các đảo thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Theo đó, đơn vị cung cấp game WoT sẽ quyên tặng vật chất cho những binh sĩ tương ứng với tổng số thời gian chơi của tất cả các thành viên. Cụ thể: 10 triệu giờ chơi tương đương 10.000 nhân dân tệ (khoảng 32 triệu đồng), 30 triệu giờ chơi tương đương 30.000 tệ, 50 triệu giờ chơi tương đương 50.000 tệ. Đặc biệt: 70 triệu giờ chơi tương đương 100.000 tệ.
Giao diện của chương trình “liên hiệp hành động Nam hải” - Ảnh: chụp từ màn hình máy tính
Giao diện của chương trình “liên hiệp hành động Nam hải” - Ảnh: chụp từ màn hình máy tính

Toàn lực kích động

Để tham gia, người chơi không chỉ đăng ký theo cách thức thông thường mà phải đăng “lời chúc phúc cho Nam hải của tổ quốc”. Theo đơn vị tổ chức, những lời chúc phúc này và các vật phẩm quyên góp sẽ được gửi ra biển Đông. Trong thực tế, “những lời chúc” của hầu hết người chơi trên diễn đàn của WoT đều là lời lẽ kích động và sai lầm về chủ quyền trên biển Đông.
Điển hình như một thành viên có tên Trụ Hành Thiên Hạ ở Trùng Khánh tuyên bố: “Nam Cương xa xôi nhưng cũng là lãnh thổ của tổ quốc. Bảo vệ Nam Cương là nghĩa vụ của chúng ta. Chúc cho sự phát triển của Nam Cương ngày một tốt đẹp, cuộc sống của người dân ngày càng hạnh phúc”. Tương tự, thành viên có tên Xe tăng ở Tiểu Shoang, Quảng Tây kích động rằng: “Lãnh thổ hoàn chỉnh của tổ quốc không thể đàm phán. Bất kể là ai, chỉ cần dám xâm chiếm một tấc đất lãnh thổ của nước ta sẽ bị 1,4 tỉ đồng bào tàn diệt, ủng hộ duy trì chủ quyền quốc gia”. Cũng đến từ Quảng Tây, thành viên Cưỡi Xe Tăng Tấn Công cho rằng: “Chúc cho thành phố Tam Sa xây dựng thành công. Biển Đông vĩnh viễn là của Trung Quốc”…
Nhằm tăng cường khả năng thu hút người chơi, nhà phát hành game còn tổ chức chương trình khuyến mãi từ ngày 14 - 28.6 với nội dung như sau: 10 người đăng ký đầu tiên sẽ được tặng 1 chiếc xe tăng vàng và 1 tấm thiệp từ biển Đông gửi lại. Đồng thời, 1.000 người chơi khác sẽ may mắn trúng thưởng các gói quà đặc biệt.
Ngoài ra, mạng Hoàn Cầu còn độc quyền cập nhật mọi thông tin liên quan tới biển Đông trên giao diện chính của trang mạng của chương trình trên. Đó là những bài xã luận được đăng trên tờ Hoàn Cầu thời báo sặc mùi kích động như: Trung Quốc không cần khách sáo ở biển Đông nữa; Nếu Philippines dám bắn một phát súng, hải quân Trung Quốc sẽ cương quyết đáp lại…
Đặc biệt ở mục Các hành động liên quan tới biển Đông, game WoT còn có mục Chi viện cho biển Đông với những lời lẽ rất hung hăng: “Thế giới xe tăng sẽ cùng chúng ta chi viện cho Nam hải. Hãy dùng xe tăng loại C, dùng dòng máu nóng của chúng ta để chi viện cho Nam hải để diệt hết lòng tham của lũ lang sói!”… Để tăng tốc độ lan truyền, game này còn tạo điều kiện cho người chơi chia sẻ qua hàng chục phương tiện trực tuyến, mạng xã hội như qq, msn, google, baidu, gmail, hotmail, facebook, myshare, myspace…

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Trung Quốc làm càn trên biển Đông


Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.

Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.
Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.
Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. “Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý”, bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông

Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí – Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ… Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia… Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia… chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.

"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999
"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 – thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

“Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?”. Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.


Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.