Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh chấp biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh chấp biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bắn cháy tàu cá VN, Trung Quốc tạo cớ chiến tranh mang tên “hòa bình”


Tàu cá QNg 96382 của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc Cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động côn đồ, ngang ngược này xảy ra vào ngày 20/3, nhưng mãi đến ngày 23/3, khi tàu này cập bờ về Lý Sơn trong tình trạng tơi tả, Cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc bị cháy nham nhở thì thông tin trên mới được cập nhật.
Tàu Trung Quốc số hiệu 786 đã nổ súng vào tàu cá ngư dân Việt Nam
Tàu Trung Quốc số hiệu 786 đã nổ súng vào tàu cá ngư dân Việt Nam
Trước đó, tàu cá QNg 50949 do thuyền trưởng Bùi Văn Trung (xã Bình Châu, Bình Sơn) điều khiển cũng đã trình báo với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ Biên phòng Bình Hải về việc bị tàu Hải giám Trung Quốc đuổi bắt và cướp bóc tài sản một cách trắng trợn, điên cuồng.
Tại hiện trường, nóc ca bin của tàu cá của ngư dân Việt Nam bị đạn lửa thiêu cháy.
Tại hiện trường, nóc ca bin của tàu cá của ngư dân Việt Nam bị đạn lửa thiêu cháy.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc lại lật lọng, nói lời hai mặt khi phát biểu kết thúc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc (17/3), tân Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bác bỏ mối quan ngại quốc tế cho rằng Trung Quốc đang trở thành mối đe doạ và nhấn mạnh “Bắc Kinh sẽ không chủ trương theo đuổi bá quyền này ngay cả khi trở nên hùng mạnh hơn”.
Những phát biểu này dường như trùng khớp với các tuyên bố trước đó của tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một diễn văn công khai đầu tiên về các quan điểm đối ngoại của mình. Ông Tập Cận Bình tìm mọi cách để cân bằng những cam kết theo đuổi hoà bình với lời cảnh báo rằng có những yêu cầu của Trung Quốc là bất khả xâm phạm.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
Điều này khiến dư luận nhớ lại trận hải chiến Hoàng Sa 25 năm về trước. Trong bối cảnh Trung Quốc không hề che giấu dã tâm muốn thống trị hoàn toàn biển Đông, giới phân tích tự hỏi liệu Trung Quốc có thể tái lập kịch bản đánh úp Việt Nam như vào năm 1988 hay không?
Có thể cắt nghĩa như thế nào về những cam kết chuộng hoà bình mà giới lãnh đạo mới của Trung Quốc luôn ra rả mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng lại tạo đà để cho các tàu hải giám nước này tác oai, tác quái, bắn phá và cướp bóc một cách trắng trợn các tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt tại khu vực biển chủ quyền nước ta. Đây rõ ràng là hành động gây hấn, tạo cớ chiến tranh với vỏ bọc “hoà bình”, Trung Quốc quả không hổ danh là bậc thầy hai mặt về chiêu trò “nói một đằng làm một nẻo”.
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thông điệp biển Đông từ TT Nguyễn Tấn Dũng


Hiện quan hệ Việt -Trung vẫn còn tồn tại nhận thức khác biệt về vấn đề trên biển. Hai bên cần bàn bạc, thảo luận, kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hợp tác chung hai nước.

> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Công an Trung Quốc

Đó là quan điểm được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra tại buổi tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ hôm qua (23/10).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung

Đồng tình với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ bày tỏ: “hai bên cần cùng nhau bàn bạc, thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tin tưởng vấn đề về Biển Đông sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ đại cục Việt Nam – Trung Quốc”.

Cũng tại buổi tiếp, lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng, để giải quyết được vấn đề này không hề đơn giản, đòi hỏi thời gian lâu dài nhưng với thiện chí, nỗ lực của cả hai bên, trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tôn trọng lẫn nhau, công khai minh bạch, Việt Nam và Trung Quốc nhất định sẽ tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng được lợi ích chính đáng của cả hai nước, hai dân tộc.

Việt Nam luôn ứng xử một cách linh hoạt để duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền
Việt Nam luôn ứng xử một cách linh hoạt để duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền

Cùng với đặc điểm “núi liền núi”, “sông liền sông”, trong những năm qua, các chuyến thăm và gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc luôn được duy trì, giao lưu và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Quan hệ Việt -Trung từ lâu được các thế hệ lãnh đạo hai nước dầy công vun đắp, trách nhiệm của hai nước là phải cùng nhau phát huy, gìn giữ và đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, sâu rộng, hiệu quả. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc và sẽ nỗ lực hết mình hết mình để cùng với phía Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực vì lợi ích và sự phát triển chung của cả hai bên”.

Xử lý tranh chấp ở biển Đông một cách khéo léo, không làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt – Trung, quả là không hề đơn giản chút nào. Xong từ xưa ông cha ta đã có cách ứng xử với láng giềng là phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong mọi tình huống chúng ta sẽ tìm được hướng giải quyết hợp lý. Yêu cầu đặt ra là làm sao thực hiện được đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta một cách linh hoạt, sáng tạo, làm sao duy trì được quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với tất cả các nước; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Người Việt cần thức tỉnh


Khi biển Đông luôn vọng về những “âm thanh gây hấn” của Trung Quốc thì lòng yêu nước nồng nàn của người Việt ngày càng được thể hiện rõ ràng. Mỗi khi báo chí đưa tin về vấn đề biển Đông luôn thu hút số lượng người đọc khổng lồ trong và ngoài nước.

Điều đó đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc và cần thiết: báo chí và truyền thông cần làm gì cho người dân hiểu đúng bản chất vấn đề Biển Đông?

Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.
Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.

Bài học nào từ truyền thông Mỹ?


Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu hết mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo cách dễ hình dung nhất. Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey… Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhờ các kênh truyền hình như CNN, HBO… Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ.

Thực tế, Trung Quốc cũng đang áp dụng sức mạnh mềm này, khi liên tục tuyên truyền “bôi đen” rằng “Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ…” Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc được mệnh danh là bậc thầy trong chiêu trò “biến thủ phạm thành nạn nhân”. Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu đã vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối chính nhân dân, quân đội họ và lừa dối cả thế giới”.

Một minh chứng rõ ràng nhất là cuộc chiến 1979 với người Việt Nam, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là “chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược”. Đến giờ phút này, số người hiểu được thực chất cuộc chiến chỉ có 1%.

Dường như Trung Quốc đang cố dùng bộ máy truyền thông do Nhà nước kiểm soát để đưa những thông tin sai lệch về Việt Nam nhằm kích động dân chúng. Liệu Việt Nam có thể học được gì từ bài học truyền thông của Mỹ trong việc truyền bá và nâng cao hình ảnh đất nước, nhất là vấn đề chủ quyền biển Đông hiện nay?

Thức tỉnh


Nếu như trước đây người dân ít chú ý đến những thông tin về Biển Đông, sách báo cũng ít khi tuyên truyền rầm rộ. Thì giờ đây khi nói về vấn đề này đa số người dân Việt Nam đều bày tỏ tình cảm yêu nước của mình. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, họ chỉ mới có tình yêu nước nồng nàn mà thiếu sự am hiểu về vấn đề này. Họ cũng bày tỏ khát vọng được tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ bản chất về vấn đề Biển Đông.

Liên quan đến vấn đề nhận thức của nhân dân về biển Đông hiện nay, Tiến sĩ Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ khẳng định: “Nhận thức về Biển Đông của người dân Việt mới chỉ được đánh thức còn tỉnh hay chưa, theo tôi là chưa tỉnh”.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho rằng: “Chúng ta chưa tuyên truyền bài bản về vấn đề biển Đông nên người dân chưa có điều kiện để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề này. Lòng yêu nước rất đáng quý, đáng trân trọng nhưng cần phải được trang bị hiểu biết về vấn đề Biển Đông một cách đầy đủ, cần hiểu bản chất vấn đề này thì mới có thể đấu tranh hiệu quả cho chủ quyền Tổ quốc”.

“Các tạp chí chuyên môn hiện nay thiếu vắng những bài viết của người Việt. Các du học sinh Việt Nam rất lúng túng khi trao đổi về chủ quyền biển đảo ở biển Đông”. (Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã)

Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới


Thời gian qua Trung Quốc đã lợi dụng truyền thông như một cỗ máy nói dối để bóp méo sự thật. Trong khi Việt Nam laị chưa khai thác triệt để sức mạnh mềm của truyền thông. Theo đó, các cơ quan ngôn luận cần tập trung truyền tải những thông tin đầy đủ, chính xác về chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý, các Công ước và luật pháp quốc tế. Từ đó người dân Việt Nam nhận thức rõ ràng việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông là sự nghiệp của toàn dân tộc. Khi nắm được lịch sử Biển Đông và hiểu luật pháp quốc tế, người dân sẽ vững tin vào điều đó. Thuận được lòng dân, chúng ta sẽ làm được tất cả. Sự hiểu biết, đoàn kết của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh mà không một thế lực nào có thể phá vỡ được”.

Hơn lúc nào hết, chúng ta nên đẩy mạnh việc tuyên truyền về lòng yêu nước, lịch sử biển Đông trong trường học. Ngoài ra cần cổ vũ các học giả viết, xuất bản, công bố sách, báo về những chứng cứ lịch sử của biển Đông. Không chỉ tuyên truyền bằng tiếng Việt mà bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới. Cho người dân Việt Nam, thế giới và đặc biệt là nhân dân Trung Quốc hiểu rõ hơn về bản chất sự thật.

Bạch Dương - Website Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?


Những diễn biến gần đây ở khu vực tranh chấp Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một “chuỗi phản ứng quyết liệt” trong cách tiếp cận ở vùng biển này.

Tác giả bài viết, Stephanie Kleine-Ahlbrandt, là giám đốc dự án Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế. 
Bắc Kinh đã phản ứng quyết liệt trong một phép thử diễn ra ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines từ đầu tháng 4. Nhân việc Philippines dùng tàu chiến trong vụ việc liên quan tới tàu cá, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để khẳng định chủ quyền của họ với bãi cạn bằng cách triển khai các tàu thực thi pháp luật phi quân sự và cho phép chúng neo đậu lâu dài trong khu vực. 

Bắc Kinh không ngại ngần dùng áp lực kinh tế với Manila khi thắt chặt quy định nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, gây tổn thất khoảng 34 triệu USD cho Philippines.

Bắc Kinh cũng công bố hàng loạt quy định hàng hải mới bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Khi những quy định ấy còn chưa ráo mực, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” nhằm thiết lập phạm vi quản lý với một khu vực rộng lớn kể cả những nơi tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Đầu tuần này, Bắc Kinh còn cho phép bộ Tư lệnh quân sự Quảng Châu thành lập một đơn vị đồn trú ở “Tam Sa”. 

Cũng là một phần của hàng loạt hành động gây hấn, cuối tháng 6, Bắc Kinh quyết định cho phép một trong những tập đoàn dầu khí nhà nước, CNOOC, mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu những dự án cùng thăm dò ở nhiều phần trên Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong cuộc chơi, người ta hy vọng các nước ASEAN sẽ thống nhất quan điểm về vấn đề tranh chấp. Nhưng sự thật thì ngược lại. Tại cuộc gặp các ngoại trưởng khu vực diễn ra đầu tháng ở Phnom Penh, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội làm yếu đi sự đoàn kết của tổ chức này. Họ dùng ảnh hưởng khiến Campuchia, chủ tịch luân phiên ASEAN, ngăn chặn cuộc thảo luận thực sự có ý nghĩa về tranh chấp ở Biển Đông, thậm chí khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không ra được tuyên bố chung. 

Tàu khu trục số hiệu 560 của Trung Quốc đã mắc cạn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tàu khu trục số hiệu 560 của Trung Quốc đã mắc cạn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ảnh: Getty Images

Ngay khi cuộc gặp ở Phnom Penh kết thúc đáng thất vọng, thì hàng loạt báo chí đã đưa tin về việc một tàu khu trục hải quân Trung Quốc mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết - chỉ cách đảo chính Palawan của Philippines 110km. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, con tàu chỉ thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường mặc dù nơi mà nó mắc cạn hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tàu khu trục này có khả năng là một phần các chuyến tuần tra theo như mô tả của người phát ngôn quân đội Trung Quốc là “sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông.

Điều tàu quân sự tới vùng nước tranh chấp cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đã thay đổi từ việc sử dụng tàu thực thi pháp luật để phản ứng với những sự cố gần đây kiểu như ở bãi cạn Scarborough. 

Cách tiếp cận trắng trợn hơn của Trung Quốc có thể được giải thích một phần bằng thực tế là, họ không hài lòng với những gì thu được từ sự thay đổi chiến thuật năm 2011 - đặt trọng tâm hơn vào ngoại giao biển tiếp theo những hành động quả quyết. 

Chính trị trong nước cũng góp phần vào thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, khi công chúng hoang mang vì bê bối Bạc Hy Lai, thì sự cố ở bãi cạn Scarborough cung cấp cơ hội tiện lợi nhằm tạo ra sự phân tâm, đánh lạc hướng dư luận. Còn giờ đây, Trung Quốc một lần nữa không ngại ngần “khoe cơ bắp” trên biển, một phần cũng bởi thời gian chuyển giao lãnh đạo đã tới rất gần.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc nên cẩn thận vì những gì họ mong muốn. Một cách tiếp cận cứng rắn có thể dễ phản tác dụng. Nó khiến các nước trong khu vực lo ngại và tìm mọi cách “rào giậu” phòng thủ, tự bảo vệ trước một hàng xóm lớn hung hăng. Hơn thế nữa, các tranh chấp lãnh thổ thường đánh thẳng vào cảm giác chủ nghĩa dân tộc - công chúng nổi giận có thể gây áp lực với chính phủ trong những quyết định ngoại giao. Chính phủ Trung Quốc có thể tự mình mắc kẹt ở vị trí giữa sức ép khu vực, quốc tế và gánh nặng chủ nghĩa dân tộc trong nước. 

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đổ trách nhiệm cho Philippines, Việt Nam


Campuchia đã thất bại trong việc “giả mạo” một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được thông cáo chung. Đó là một tổn hại nghiêm trọng đối với úy tín của ASEAN.
Bài báo “Campuchia đã đẩy ASEAN vào một tương lai nguy hiểm” của cây viết kỳ cựu Vint Chavala đăng tải trên tờ The Nation xuất bản ngày 15/7 và được báo Giáo dục Việt Nam đưa lại hôm qua 25/7 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đã viết bài đăng tải trên tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan ngày hôm qua, phủ nhận hoàn toàn những gì tác giả Vint Chavala đã viết và cũng là tiếng nói của cả khu vực. Nực cười hơn, vị Đại sứ này còn lớn tiếng chụp mũ cho Philippines và Việt Nam mới chính là “thủ phạm” khiến ASEAN không ra được thông cáo chung. Để rộng đường dư luận và tôn trọng thông tin đa chiều, cung cấp cho độc giả nhiều góc nhìn khác nhau để tham chiếu, so sánh vụ việc nhằm tìm ra bản chất, báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải lại bài báo này của Đại sứ Campuchia tại Thái Lan.
Tôi muốn phản hồi lại bài báo của ông Vint Chavala. Tôi đã giải thích khá rõ ràng lý do tại sao Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không thể ra được thông cáo chung trong lá thư của tôi viết ngày 17/7 để phản bác lại quan điểm đánh giá sai lầm (của ông Vint Chavala) trong bài viết “Campuchia đã đẩy ASEAN vào tương lai nguy hiểm” xuất bản trên The Nation ngày 15/7.
Ảnh chụp màn hình bài phản biện của ông Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đăng trên tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan hôm qua 25/7 về bài viết của nhà báo Vint Chavala
Ảnh chụp màn hình bài phản biện của ông Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đăng trên tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan hôm qua 25/7 về bài viết của nhà báo Vint Chavala
Ông Vint Chavala nên tham khảo thư trả lời của tôi đề ngày 17/7.
Nếu một người công bằng họ sẽ đồng ý rằng tiêu đề bài báo ngày 17/7 lẽ ra cần viết là “Hai nước thành viên ASEAN đã hạ bệ vai trò của Chủ tịch ASEAN” vì những lý do sau đây:
Đầu tiên, Ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 20/7 tuyên bố các nguyên tắc (giải quyết tranh chấp) trên biển Đông đã không tham khảo trực tiếp bất cứ tranh chấp song phương nào. Trong khoảng thời gian bị hạn chế của một số cuộc họp, Campuchia đã đề nghị chính xác vấn đề này, mặc dù không có 6 điểm khoanh vùng của các Ngoại trưởng.
Theo đó đề nghị của Campuchia đã được chấp nhận bởi tất cả các Ngoại trưởng trừ Ngoại trưởng 2 nước Philippines và Việt Nam là hai quốc gia thành viên đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông (với Trung Quốc).
Thứ hai, hai quốc gia này đã chuẩn bị tài liệu tham khảo trực tiếp liên quan đến tranh chấp trên biển Đông và yêu cầu vấn đề biển Đông phải được đưa vào nội dung thông cáo chung. Họ không nhượng bộ khi cho rằng họ sẽ không cho phép một thông cáo chung nếu như yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua tại Phnom Penh
Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua tại Phnom Penh
Điều đó cho thấy khá rõ ràng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm cho việc “gây bất ổn” đối với ASEAN theo thuật ngữ mà ông Vint Chavala đã dùng.
Đó là sự thật rằng lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không thể đưa ra một thông cáo chung. Tuy nhiên, người ta cũng phải thừa nhận rằng đây cũng là lần đầu tiên 2 quốc gia thành viên (Philippines và Việt Nam) đã “tấn công” các cuộc họp (Ngoại trưởng ASEAN) và lấy tuyên bố chung làm “con tin” cho các vấn đề tranh chấp song phương.
Cho đến năm nay thì ASEAN đã vẫn luôn đặt sang một bên bất cứ vấn đề gì nếu nó thiếu một sự đồng thuận. Vì vậy chưa từng có 2 nước thành viên nào áp đặt ASEAN như một tối hậu thư để ngăn chặn ASEAN ra tuyên bố chung.
Là Chủ tịch luân phiên khối ASEAN, Campuchia luôn đề cao nhiệm vụ của mình để ngăn ngừa tranh chấp trong khu vực. Trên thực tế, ý định của Campuchia là để mở cửa cho các cuộc đàm phán trong tương lai của các nước liên quan.
Nhiều bên tin rằng không có con đường tốt hơn để xoa dịu căng thẳng và tìm thấy một giải pháp hòa bình và thân thiện để xử lý các tranh chấp. Như thế, Campuchia không muốn đổ thêm dầu vào lửa.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Campuchia ông Hor Namhong trao đổi riêng bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Campuchia ông Hor Namhong trao đổi riêng bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh
Tôi hy vọng làm rõ trên một lần nữa là đủ, để hiểu được nguyên nhân gốc rễ của những rắc rối tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua và chấm dứt các cuộc tranh luận hiện tại mà tôi không muốn tiếp tục thêm nữa.
Một vài năm trước đây, một cuộc chiến tranh tương tự với những lời lẽ vu khống điên cuồng chống lại Campuchia công bố trên báo chí làm cho tình hình đã trở nên căng thẳng, dẫn đến xung đột vũ trang tại biên giới với Thái Lan.
You Ay
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại vương quốc Thái Lan.
Không khó để thấy được sự bóp méo mọi sự thật và chụp mũ cho Philippines và Việt Nam về cái tội “phá hoại sự đoàn kết” ASEAN mà chính Campuchia với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đã không làm tròn chức trách.
Trước đó, Ngoại trưởng các nước thành viên đã đồng thuận các nội dung mang tính nguyên tắc của bản Quy chế ứng xử của các bên trên biển Đông để ASEAN đứng ra đàm phán với Trung Quốc, vì chí ít có 4 thành viên của khối có tranh chấp trên biển Đông với Bắc Kinh nhưng Campuchia với vai trò nước chủ nhà cứ gạt phắt đi và khăng khăng theo quan điểm của Trung Quốc, đàm phán tay đôi.
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam: Campuchia đã thất bại trong việc giả mạo một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được tuyên bố chung
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam: Campuchia đã thất bại trong việc giả mạo một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được tuyên bố chung
Thứ hai, những hoạt động leo thang gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trước và trong các diễn đàn, hội nghị quan trọng của khu vực ASEAN xảy ra thường xuyên hơn, các bên đều cơ bản đồng thuận với việc đưa nội dung này vào tuyên bố chung theo đề xuất của Philippines và Việt Nam nhằm giảm căng thẳng và nguy cơ bùng phát xung đột trên biển Đông.
Đại sứ Campuchia tại Thái Lan quy chụp một cách lộ liễu 2 nước Philippines và Việt Nam là "kẻ phá hoại" bất chấp mọi thực tế cũng như phản ứng của các nước thành viên. Để khách quan, xin mượn lời của các quan chức bên thứ 3 đứng ra nhận định.
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho hay, Campuchia đã thất bại trong việc “giả mạo” một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được thông cáo chung. “Đó là một tổn hại nghiêm trọng đối với úy tín của ASEAN và càng làm gia tăng sự mơ hồ trong nội dung thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức tại Campuchia tháng 11 năm nay”.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết ông cũng đã nói chuyện qua điện thoại với Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario. “Nếu các quan điểm mất đi tính đa dạng thì ASEAN có thể bị suy yếu một cách tai hại vì chia rẽ”, ông Marty Natalegawa nhận định, “việc ASEAN phải có giải pháp đối với những bất đồng là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không làm gì, chúng ta biết thiệt hại sẽ lớn hơn”.
Ngoại trưởng Indonesia
Ngoại trưởng Indonesia
Bài viết của nhà báo Vint Chavala đã vạch trần ý đồ ngả theo Trung Quốc của Chủ tịch luân phiên khối ASEAN đương nhiệm nhằm mưu cầu lợi ích cho riêng quốc gia mình bất chấp sự tổn hại ghê gớm đối với sự đoàn kết nội khối và phân tích rất rõ trục quan hệ lợi ích Bắc Kinh - Phnom Penh nhằm lợi dụng lẫn nhau.
Thiết nghĩ không cần phải nói lại vì những phân tích của nhà báo Vint Chavala, nhận định và phản ứng của Ngoại trưởng Singapore, Ngoại trưởng Indonesia đã là quá đủ. Và cũng giống như các vị trên đã cảnh báo, nếu một Chủ tịch luân phiên ASEAN đương nhiệm không nhận ra sai lầm của mình, sớm muộn họ cũng phải trả giá đắt bằng danh dự, uy tín của mình trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Việt Nam giải quyết bất đồng trên biển Đông bằng hòa bình


Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
Ngày 8/6/2012, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), lễ kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Công ước luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS 1982) đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 22 các quốc gia thành viên công ước này. Dưới đây là bài viết của tác giả Hạnh Duy, chuyên gia luật pháp quốc tế, về những nội dung cơ bản của Công ước luật Biển năm 1982.
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã dành sự ưu tiên đặc biệt cho hoạt động pháp điển hóa và phát triển tiến bộ các quy phạm và nguyên tắc của ngành luật biển quốc tế. Bằng chứng là LHQ đã tổ chức 3 hội nghị lớn và quan trọng về luật biển. Hội nghị luật Biển lần thứ I được tổ chức tại Geneva vào năm 1958 và thông qua 4 công ước, cụ thể là Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Công ước về biển cả, Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật ở biển cả và Công ước về thềm lục địa.
Tiếp đó, Hội nghị luật Biển lần thứ II cũng được tổ chức tại Geneva năm 1960 với mục đích thống nhất về chiều rộng của lãnh hải. Do lập trường của các nhóm nước khác nhau nên hội nghị không đạt được mục tiêu đề ra. Hội nghị luật Biển lần thứ III chủ yếu được tổ chức tại New York và Geneva với hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn trù bị (năm 1967-1973) và giai đoạn chính thức (năm 1973-1982).
Đảo chìm Đá Đông B - quần đảo Trường Sa. Ảnh: Phan Văn Toàn.
Đảo chìm Đá Đông B - quần đảo Trường Sa. Ảnh: Phan Văn Toàn.
Thành công lớn của Hội nghị luật Biển lần thứ III là đã thông qua Công ước luật Biển năm 1982 của LHQ với 320 điều và 9 phụ lục. Công ước được mở ra cho các quốc gia ký vào ngày 10/12/1982. Cũng ngay trong ngày đó, Fiji trở thành thành viên đầu tiên của công ước. Đến ngày 5/6/2012, công ước có 162 thành viên từ khắp châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương. Trong số các nước ven biển Đông đã có 8 nước tham gia Công ước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei và Thái Lan.
Công ước luật Biển năm 1982 được coi là hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương bởi vì đã xác định một cách toàn diện quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế. Đồng thời công ước cũng quy định thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến hoạt động ở biển và đại dương như Tòa án quốc tế về luật Biển, Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Hội nghị các quốc gia thành viên công ước.
Đặc biệt liên quan đến các tranh chấp có thể nảy sinh giữa các thành viên, Công ước luật Biển năm 1982 đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước bằng các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến chương LHQ, đồng thời nêu rõ các cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính triệt để. Đáng chú ý, công ước được thông qua như một giải pháp cả gói, cho nên các quốc gia không được phép bảo lưu khi tham gia công ước.

1. Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển theo Công ước luật Biển năm 1982

Theo Công ước luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. Nội thủy là toàn bộ vùng biển tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở của quốc gia ven biển. Trong vùng nội thủy của mình, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở của quốc gia ven biển. Theo luật biển vào những năm 50 của thế kỷ 20 trở về trước, lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ rộng 3 hải lý, tức khoảng 5,7 km. Tại Hội nghị luật Biển lần thứ II của LHQ, một số nước tiếp tục ủng hộ quan điểm lãnh hải 3 hải lý, nhưng một số nước khác chủ trương mở rộng lãnh hải đến 12 hải lý. Tại Hội nghị luật Biển lần thứ III các nước đã đạt nhận thức chung, do đó Công ước luật Biển năm 1982 đã xác định chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lý. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời ở trên lãnh hải, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Tuy nhiên, tính chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì trong lãnh hải của quốc gia ven biển tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền đi qua không gây hại (tàu bay bay trên vùng trời vẫn phải xin phép). Công ước cũng đề ra những quy định rất cụ thể đối với việc đi qua không gây hại như không được đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển, hoặc dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương LHQ; hoặc tuyên truyền, thu thập thông tin gây hại cho quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển…
Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc đi qua trong lãnh hải của mình trong một số vấn đề (an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, xuất, nhập cảnh, y tế) và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển đặc thù nằm ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển. Vùng này cũng có chiều rộng 12 hải lý kể từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Có thể nói, vùng này như là một vùng đệm mà ở đó, các quốc gia ven biển có quyền thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm mục đich ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm xảy ra trong lãnh hải của quốc gia đó. Ngoài khía cạnh này ra, quy chế của vùng này hoàn toàn như phần còn lại của vùng đặc quyền kinh tế.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định pháp lý hoàn toàn mới. Mãi cho đến những năm 50 của thế kỷ 20 hoàn toàn không có chế định này. Lúc đó các quốc gia ven biển chỉ có lãnh hải 3 hải lý. Ngoài lãnh hải 3 hải lý là vùng biển quốc tế. Với việc ra đời của vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển của quốc gia ven biển được mở rộng và vùng biển quốc tế bị thu hẹp đáng kể.
Khác với nội thủy và lãnh hải, quốc gia ven biển không có chủ quyền mà chỉ có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó cũng như đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên chính trong vùng đặc quyền kinh tế mà các quốc gia ven biển đang quan tâm và đẩy mạnh thăm dò, khai thác là tôm, cá. Đối với số lượng tôm, cá mà quốc gia ven biển không đánh bắt hết thì có thể cho phép các quốc gia khác đánh bắt (nhưng họ phải trả lệ phí và tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển). Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Bên cạnh đó, Công ước luật Biển năm 1982 cũng quy định rõ ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia khác có một số quyền như quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.
Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Theo công ước, quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m (đường nối liền các điểm có độ sâu 2.500 m). Điều kiện để có thể mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý là quốc gia ven biển phải trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Thực hiện quyền này, các quốc gia ven biển đã trình lên LHQ 60 báo cáo quốc gia khác nhau, trong đó có 5 báo cáo chung - do 2 hoặc 3, 4 nước cùng làm báo cáo đối với một khu vực cụ thể. Ngày 6.5.2009, Đại diện thường trực nước ta tại LHQ cùng với Đại diện thường trực Malaysia trình LHQ báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia về xác định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý ở nam biển Đông. Tiếp đó, ngày 7.5.2009, Đại diện thường trực nước ta tại LHQ đã trình tiếp báo cáo riêng của Việt Nam về xác định thềm lục địa ngoài 200 hải lý ở khu vực phía Bắc.
Công ước luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó. Hiện nay, các nước ven biển tập trung thăm dò, khai thác nguồn lợi dầu khí để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Trong tương lai, ngoài dầu và khí, các nước sẽ thăm dò và khai thác các tài nguyên khác như quặng sắt, đồng, chì, thiếc… Đặc biệt, khoản 2, điều 77 của công ước nhấn mạnh quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây, nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Như vậy, các quy định của Công ước luật Biển năm 1982 về phạm vi cũng như quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển rất rõ ràng và minh bạch. Phù hợp với quy định của Công ước, các quốc gia ven biển có các quyền hợp pháp và chính đáng đối với mỗi vùng biển của mình. Khi thực hiện các quyền đó của mình, mỗi quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tương tự của các quốc gia ven biển khác. Đó là yêu cầu khách quan của trật tự pháp lý trên biển mà cộng đồng quốc tế đã cùng nhau xây dựng nên. Các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết quốc tế luôn luôn phải song hành.

2. Quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế theo Công ước luật Biển năm 1982

Vùng biển quốc tế: Theo luật biển quốc tế trước đây thì vùng biển quốc tế rất rộng, tức là toàn bộ các khu vực biển nằm ngoài lãnh hải 3 hải lý của quốc gia ven biển. Với sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, phạm vi vùng biển quốc tế bị thu hẹp đáng kể. Theo Công ước luật Biển năm 1982, vùng biển quốc tế là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển. Ở vùng biển quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống ngầm, tự do đánh bắt cá và tự do nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền tự do này, các quốc gia phải tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như phải tuân thủ các quy định liên quan của Công ước luật Biển năm 1982 như bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, an toàn hàng hải, hợp tác trấn áp cướp biển... Công ước quy định vùng biển quốc tế được sử dụng vì mục đích hòa bình và không nước nào được phép đòi một khu vực nào đó của vùng biển quốc tế thuộc chủ quyền của mình.
Đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển. Công ước luật Biển năm 1982 quy định đáy biển quốc tế là di sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó. Đây cũng là những quy định mới trong luật biển quốc tế hiện đại. Công ước luật Biển năm 1982 quy định: khác với vùng biển quốc tế, ở đáy biển quốc tế các quốc gia không có quyền tự do khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế, Công ước luật Biển năm 1982 đã quy định thành lập một tổ chức quốc tế mới là Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương.
Quy chế nói trên về đáy biển quốc tế là kết quả đấu tranh kiên trì của các nước đang phát triển. Theo luật biển quốc tế trước đây quy chế pháp lý của đáy biển cũng là quy chế tự do, tương tự như vùng biển quốc tế. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, các nước đang phát triển đã nỗ lực để cộng đồng quốc tế đi tới quy chế pháp lý này. Trong khi đó, một số nước nước công nghiệp phát triển, hoàn toàn không ủng hộ việc có một quy chế pháp lý như vậy. Do đó, vào những năm 90 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ tham khảo không chính thức dưới sự chủ trì của Tổng thư ký LHQ, các nước đã tiến hành thương lượng về nội dung của phần XI. Kết quả thương lượng đó dẫn đến sự ra đời của Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của công ước. Theo đó, một số điều khoản của Công ước luật Biển năm 1982 liên quan quy chế pháp lý của đáy biển quốc tế đã có thay đổi nhất định để đáp ứng yêu cầu của các nước phát triển.

3. Các cơ chế quốc tế để thực thi các quy định của Công ước luật Biển năm 1982

a) Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước luật Biển năm 1982 họp thường niên để thảo luận việc thực hiện công ước, bầu các cơ chế liên quan như Tòa án quốc tế về luật Biển, Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, xem xét và đánh giá hoạt động của các cơ chế đó. Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước luật Biển năm 1982 được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York vào khoảng tháng 6 hằng năm. Các quyết định được hội nghị thông qua bằng đa số phiếu.
b) Tòa án quốc tế về luật Biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan giải thích và thực hiện Công ước luật Biển năm 1982. Trụ sở của tòa án đặt tại Hamburg (Đức). Tòa có 21 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm (có thể được bầu lại). Các thẩm phán của tòa án được Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước luật Biển năm 1982 bầu bằng bỏ phiếu kín. Cho đến nay các quốc gia thành viên Công ước luật Biển năm 1982 đã trình 19 vụ việc lên Tòa án quốc tế về luật Biển, trong đó 18 vụ liên quan tranh chấp giữa các quốc gia và 1 vụ Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương xin ý kiến tư vấn của tòa. Dư luận cho rằng về lâu về dài các quốc gia sẽ đưa nhiều vụ việc tranh chấp ra tòa nhiều hơn vì tòa án này có một số ưu thế nhất định so với các cơ chế tư pháp quốc tế khác.
c) Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương có chức năng thay mặt toàn thể cộng đồng quốc tế quản lý đáy biển quốc tế (cấp phép thăm dò tài nguyên ở đó, định ra các chính sách thăm dò khai thác, phân chia thu nhập từ việc khai thác tài nguyên ở đáy biển quốc tế cho cộng đồng quốc tế…). Các quốc gia thành viên Công ước luật Biển năm 1982 là thành viên đương nhiên của Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương. Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương đóng tại Kingston (Jamaica). Các cơ quan chính của Cơ quan Quyền lực bao gồm Đại hội đồng với đại diện tất cả các quốc gia thành viên (tương tự như Đại hội đồng LHQ), Hội đồng với 36 thành viên (nhiệm kỳ 4 năm) và Ban Thư ký do Tổng thư ký đứng đầu.
d) Ủy ban Ranh giới thềm lục địa được trao chức năng xem xét các báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa quá 200 hải lý, sau đó ra khuyến nghị đối với các báo cáo. Ủy ban có 21 thành viên được Hội nghị các thành viên công ước bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi Ủy ban có khuyến nghị, các quốc gia ven biển ấn định ranh giới thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý của mình. Tính đến ngày 5.6.2012, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa đã nhận được 60 báo cáo quốc gia về thềm lục địa quá 200 hải lý, trong đó có Báo cáo chung giữa Việt Nam và Malaysia về khu vực thềm lục địa phía nam biển Đông và Báo cáo riêng của Việt Nam về thềm lục địa phía Bắc. Hằng năm Ủy ban tiến hành các kỳ họp tại trụ sở LHQ ở New York. Do nội dung các báo cáo phức tạp và công việc xem xét các báo cáo thuộc dạng mới, nên đến nay mặc dù đã rất cố gắng, nhưng Ủy ban mới ra khuyến nghị đối với 17 báo cáo. Với tiến độ như vậy, dự kiến phải khoảng hai chục năm nữa Ủy ban mới ra được kết luận về tất cả các báo cáo quốc gia. Vì thế, trong mấy năm gần đây các quốc gia thành viên Công ước luật Biển năm 1982 đang cố gắng thương lượng để tìm các biện pháp thúc đẩy tiến độ công việc của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.

4. Việt Nam và Công ước luật Biển năm 1982 của LHQ

a. Là một quốc gia ven biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng về dự thảo Công ước luật Biển năm 1982. Việt Nam đánh giá cao việc hội nghị lần thứ III của LHQ về luật Biển thông qua Công ước luật Biển năm 1982. Trong quá trình thương lượng tại hội nghị, sự tập hợp lực lượng và sự đấu tranh về nội dung của dự thảo công ước diễn ra từ góc độ các nhóm nước khác nhau: nhóm nước ven biển và nhóm nước không có biển, nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển, nhóm nước nghèo và nhóm nước có tiềm lực hải quân hùng mạnh… Lợi ích và quan tâm của các nhóm nước đối với quy chế pháp lý các vùng biển rất khác nhau và nhiều lúc rất mâu thuẫn. Vì vậy, các quy định của Công ước luật Biển năm 1982 không thể thỏa mãn tất cả các yêu sách mà các nhóm nước đặt ra, nhưng về tổng thể đã dung hòa yêu cầu và quan tâm của các nhóm.
Sau khi Công ước luật Biển năm 1982 được thông qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký công ước và ngày 23.6.1994, Quốc hội nước ta đã quyết định phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Từ khi trở thành thành viên của Công ước luật Biển năm 1982, nước ta đã tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế theo công ước. Việt Nam đã được bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương và thành viên của Hội đồng Cơ quan Quyền lực. Tại các diễn đàn liên quan, Nhà nước ta luôn khẳng định trong hoạt động sử dụng biển các quốc gia phải tuân thủ đúng các quy định trong công ước, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo công ước. Là một quốc gia ven biển Đông, Nhà nước ta triển khai nhiều hoạt động khai thác các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình để xây dựng và phát triển đất nước. Trong khi tiến hành các hoạt động ở biển Đông, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của công ước, tôn trọng quyền của các quốc gia khác ven biển Đông cũng như các quốc gia khác theo đúng các quy định của công ước. Đồng thời Nhà nước ta cũng yêu cầu các quốc gia ven biển Đông và các quốc gia khác tôn trọng các quyền lợi chính đáng của Việt Nam ở biển Đông. Trong thực tế, có lúc đã xảy ra một số vụ việc xâm hại nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nhà nước ta đã kiên quyết đấu tranh ở các cấp qua đường ngoại giao và dư luận cũng như trên thực địa để bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
b.Việt Nam nhận thức rõ ràng rằng trong việc sử dụng biển và áp dụng Công ước luật Biển năm 1982 việc nảy sinh các bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia là điều khó tránh. Cách thức duy nhất để giải quyết những sự khác biệt và các tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến giải thích và thực hiện các quy định của công ước chính là sử dụng các biện pháp hòa bình theo pháp luật quốc tế quy định. Giải quyết các tranh chấp biển bằng các biện pháp hòa bình vừa là nghĩa vụ của các thành viên LHQ theo quy định của Hiến chương và vừa là nghĩa vụ theo Công ước luật Biển năm 1982.
Chính vì vậy, Nghị quyết của Quốc hội nước ta về việc phê chuẩn Công ước luật Biển năm 1982 tuyên bố rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật Biển năm 1982 của LHQ, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển Đông đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Với chủ trương nhất quán và xuyên suốt đó, Nhà nước ta đã căn cứ vào các quy định của Công ước luật Biển năm 1982 tiến hành đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề liên quan biển Đông. Thời gian qua ta và một số nước láng giềng liên quan như Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia đã giải quyết một số tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn. Năm 1997, ta và Thái Lan ký Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Thái Lan. Năm 2000, ta và Trung Quốc ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ. Năm 2003, ta và Indonesia ký Hiệp định phân định thềm lục địa của hai nước ở phía nam biển Đông. Sau khi có hiệu lực, các hiệp định này đã được lưu chiểu tại LHQ theo đúng quy định của Hiến chương LHQ. Phù hợp với nghĩa vụ theo Công ước luật Biển năm 1982 và các cam kết theo Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hành động theo chủ trương tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Công ước luật Biển năm 1982; đồng thời yêu cầu kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ nghĩa vụ này. Lập trường đó của Nhà nước Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Biển Đông lại dậy sóng vì tàu chiến Trung Quốc


Hạm đội tàu chiến Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận hải quân ở phía tây Thái Bình Dương. Đây là thông báo vừa được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra.
Biển Đông lại dậy sóng vì tàu chiến Trung Quốc
Biển Đông lại dậy sóng vì tàu chiến Trung Quốc
Cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này vừa có cuộc đối đầu quyết liệt với Philippines ở Biển Đông. Nó cũng diễn ra vào thời điểm các nước láng giềng của Bắc Kinh đang lo ngại về những tham vọng quân sự của nước này.
Tờ Tân Hoa xã dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, cuộc tập trận sắp tới của nước này “không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào. Cuộc tập trận của chúng tôi phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Vì thế, Bắc Kinh hy vọng, tất cả các bên liên quan sẽ tôn trọng các quyền hàng hải của Trung Quốc, như quyền tự do hàng hải”.
Ngoài những thông tin cung cấp ở trên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết cụ thể về địa điểm, thời gian tập trận cũng như việc sẽ có những tàu chiến nào tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự sắp tới.
Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân đúng thời điểm nước này vừa có cuộc đối đầu quyết liệt kéo dài 2 tháng với Philippines vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. “Cuộc chiến” này khởi nguồn từ việc các lực lượng Philippines phát hiện một loạt tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Tàu chiến lớn nhất của Philippines đã định ra bắt giữ các tàu thuyền đánh bắt cá này nhưng bị chặn lại bởi hai tàu hải giám Trung Quốc.
Sau vụ việc trên, Manila và Bắc Kinh đã nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp giữa hai nước. Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí là cả ở những vùng lãnh hải sát bờ biển của các nước láng giềng.
Việc Trung Quốc tiến hành tập trận vào thời điểm nhạy cảm này đã khiến nhiều nước láng giềng lo ngại.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc


Trung Quốc đang triển khai một loạt máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không đến một căn cứ không quân. Đây là nơi mà các vũ khí của Trung Quốc có thể “bao trọn” Taipei và các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông. Động thái này đã khiến cho căng thẳng ở Biển Đông leo thang thêm một bước nữa.

 Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc?

Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc?

Theo tin từ Chinapost cho biết hôm 26/5, những vũ khí được triển khai đến gần Biển Đông gồm chiến đấu cơ Jian 10, Sukhoi Su-30; các máy bay tấn công không người lái và một loạt hệ thống phòng không hiện đại S-300.

Các quan chức tình báo của Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan cho rằng, họ không quá lo lắng về an ninh của mình bởi vì kế hoạch trên dường như là để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Mặc dù vậy, giới lãnh đạo VLT Đài Loan cũng thừa nhận, sự xuất hiện của một loạt chiến đấu cơ, tên lửa Trung Quốc trong khu vực cũng khiến máy bay của họ khó hoạt động hơn.

Theo bản đồ trên Google Earth, vị trí mà Trung Quốc đang triển khai vũ khí tới là Căn cứ Không quân Shuimen. Căn cứ này đang được xây dựng ở độ cao 364m trên mực nước biển. Nó tọa lạc trên một quả đồi được san phẳng ở khu vực phía bắc tỉnh duyên hải miền đông Phúc Kiến. Đây là khu vực có thể giám sát Biển Đông. Việc xây dựng căn cứ Shuimen sắp được hoàn thành.

Các cơ quan tình báo VLT Đài Loan lần đầu tiên phát hiện Trung Quốc xây dựng căn cứ Shuimen là vào năm 2009 và hoạt động triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa đến căn cứ này được cho là bắt đầu từ năm ngoái.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Nhật Bản hôm qua (27/5) đã cam kết sẽ trợ giúp 500 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh trên biển.

Cam kết trên được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh của 16 nước trong khu vực diễn ra trên đảo Okinawa của Nhật Bản. Trong cuộc họp này, các nhà lãnh đạo đã thừa nhận sự cần thiết trong việc đảm bảo các nước tuân thủ chặt chẽ những quy định và luật lệ quốc tế trên biển.

“Các nhà lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường sự hợp tác hàng hải trong những lĩnh vực như môi trường hàng hải, an ninh hàng hải và an toàn hàng hải... Mục đích là để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và củng cố an ninh lương thực cũng như đời sống người dân trong khu vực”, tuyên bố của hội nghị trên cho hay.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Biển Đông: Trung Quốc một mình một ngư trường?


Không còn ngư dân nào của Philippines ở khu vực bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông, trong khi tàu cá và ngư dân Trung Quốc vẫn tiếp tục phớt lờ lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực này, hãng tin Philstar của Philippines hôm nay (25/5) đưa tin.

Biển Đông: Trung Quốc một mình một ngư trường?
Biển Đông: Trung Quốc một mình một ngư trường?

Philstar hôm nay dẫn lời quan chức cấp cao Masinloc – ông R-Jay Bautista cho biết, bởi vì Cục Thuỷ Hải sản Philippines (BFAR) đã ban bố lệnh cấm đánh bắt cá ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham nên ngư dân nước này đã chuyển hướng đánh cá sang các khu vực khác.

“Ngư dân của chúng tôi đã không còn đánh cá trên khu vực này nữa bởi vì lệnh cấm đánh bắt cá đã được BFAR ban bố,” ông Bautista cho biết, đồng thời thêm rằng hiện chỉ còn có ngư dân Trung Quốc đang “hưởng thụ” nguồn thuỷ sản dồi dào ở bãi đá tranh chấp này.

Theo cáo buộc của Philippines, hiện đang có 5 tàu lớn của chính phủ Trung Quốc và hàng chục tàu cá vẫn đang “lởn vởn” ở khu vực tranh chấp này. Có nhiều báo cáo cho rằng các ngư dân Trung Quốc vẫn tiếp tục đánh bắt và khai thác một lượng chai và san hô khổng lồ trên vùng lãnh hải của Philippines. Các động thái trên của phía Trung Quốc đã khiến Philippines hết sức phẫn nộ.

Trước đó, hồi giữa tháng 5, Trung Quốc thông báo, nước này sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở nhiều khu vực trên Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough. Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, cứ đều đặn hàng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở những khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình.

Lệnh cấm đánh bắt cá lần này được Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8. Người đứng đầu Cục Quản lý Ngư nghiệp Trung Quốc cho biết, họ làm thế để bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực ở Biển Đông. Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên. 

Manila phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, miêu tả đó là “sự vi phạm trắng trợn chủ quyền và quyền pháp lý của Philippine đối với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Vùng đặc quyền này bao gồm khu vực lãnh hải xung quanh bãi cạn Scarborough".

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Pháp về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15 km² là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các quốc gia là gì?


Dưới đây là một số nội dung chính trong bài phân tích Les îles Spratley et Paracels của tác giả Laurent Garnier đăng trên website Bộ Quốc Phòng Pháp.

Những thách thức

1- Mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ):


Như chúng ta đã biết, theo luật quốc tế, việc một Nhà nước sở hữu một lãnh thổ trên biển sẽ cho phép có những đặc quyền đối với một phạm vi lãnh hải và EEZ. Việc các Nhà nước xung quanh Biển Đông tranh giành quyền sở hữu các đảo nhỏ và đảo san hô không có người ở và không thể sinh sống được tại Trường Sa và Hoàng Sa trước hết không phải nhằm giành chủ quyền các hòn đảo này mà là nhằm mở rộng EEZ. Chính vì lý do này, Trung Quốc, nước có EEZ rộng 880.000 km2 (Mỹ có EEZ rộng 12 triệu km2, Nhật 4,4 triệu km2, Pháp 11 triệu km2) đang dòm ngó 3,5 triệu km2 Biển Đông.

2- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hải sản:


Hai quần đảo trên dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng cá ước tính nhiều triệu tấn, các nguồn hải sản phong phú (các loài hải sản có giá trị cao như tôm hùm, rùa, đồi mồi, bào ngư quý hiếm…). Ngoài sự hiện diện của nguồn phốt phát trên các hòn đảo còn tiềm ẩn trữ lượng lớn các mỏ kim loại dưới đáy biển. 10% trữ lượng cá của thế giới nằm tại Biển Đông.

3- Kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quốc tế:


Biển Đông bao quát nhiều eo biển: Eo biển Malắcca nằm giữa bán đảo Malaixia và đảo Sumatra của Inđônêxia, nối biển Andaman ven Ấn Độ Dương với Biển Đông tại phía Nam; eo biển Sonde chia cắt các đảo Java của Inđônêxia với đảo Sumatra; eo biển Lombok nối biển Java và Ấn Độ Dương, chia cắt các đảo Bali và Lombok của Inđônêxia; eo biển Macassar chia cách phía Tây đảo Borneo và phía Đông đảo Sulawesi. Với chiều rộng trung bình 15 km và dài khoảng 800 km, eo biển này cho phép thông thương giữa biển Celebes và biển Java; eo biển Balabac nối biển Sulu với Biển Đông. Eo biển này chia cách đảo Balabac (thuộc tỉnh Palawan của Philíppin) với các đảo nằm ở phía Bắc của Borneo, thuộc bang Sabah của Malaixia, rộng 55 km; eo biển Luzon nằm giữa các đảo Luzon và Đài Loan; eo biển Đài loan, giao giữa quần đảo này với Trung Quốc đại lục.

Biển Đông là một ngã tư thông thương của các tuyến hàng hải thương mại quan trọng bởi đây là tuyến ngắn nhất nối giữa Bắc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trước tiên liên quan đến tuyến vận chuyển năng lượng, eo biển Malắcca vận chuyển nhiều dầu mỏ gấp 6 lần kênh đào Xuyê và nhiều hơn 17 lần kênh đào Panama. Biển Đông là nơi vận chuyển 2/3 nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% nguồn năng lượng của Nhật Bản và Đài Loan, 80% nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, tức hơn một nửa nhập khẩu năng lượng của khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, việc nắm quyền kiểm soát hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ giúp kiểm soát hầu như một phần lớn EEZ và tuyến thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.

4- Các nguồn tài nguyên dầu khí:


Theo tác giả Robert D. Kaplan, Biển Đông có trữ lượng dầu thô đạt 7 tỷ thùng (so với 1.383 tỷ thùng trên đất liền toàn thế giới theo tính toán của tập đoàn BP năm 2010, chiếm 0,5% trữ lượng dầu của thế giới) và có trữ lượng khí đốt đạt 25.000 tỷ m3 khí (so với 187.100 tỷ m3 khí trên đất liền toàn thế giới, chiếm 13,4% trữ lượng khí đốt toàn cầu).

5- Phạm vi triển khai một hạm đội tàu ngầm:


Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại ưu tiên, thậm chí cốt yếu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Không chỉ có tầm quan trọng về thương mại, Biển Đông còn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự, đặc biệt đối với Trung Quốc. Chúng ta phải thừa nhận là Trung Quốc đang tăng cường khả năng của các đội tàu ngầm trong khu vực, đặc biệt là việc nước này xây dựng căn cứ tàu ngầm tại cảng hải quân Tam Á ở phía Nam đảo Hải Nam. Theo tướng Schaeffer, dường như tham vọng của Trung Quốc tại các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa hay các quần đảo khác cũng như các vùng nước sâu tại Biển Đông không nhằm mục đích nào khác ngoài bảo đảm cho nước này một khu vực triển khai an toàn đội tàu ngầm tấn công. Dù bất kể thế nào Biển Đông vẫn là vùng biển xung quanh Trung Quốc có vùng nước sâu cho phép tàu ngầm nước này dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương.

Tình trạng tranh chấp

1- Thiếu vắng giải pháp đạo đức?


Tính chất nghiêm trọng của cuộc xung đột này là thiếu một giải pháp đạo đức. Nếu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II là cuộc chiến không khoan nhượng chống chế độ cực quyền thì không một nước chủ chốt nào liên quan đến những căng thẳng tại Biển Đông có thể bị coi là hiện thân của sự xấu xa hoàn toàn. Do đó, cuộc chiến của cái tốt chống cái xấu đang dần thay thế bằng cuộc đối đầu giữa các chủ nghĩa dân tộc duy lý mà chúng ta có thể chứng kiến tại Biển Đông với câu nói: “Kẻ mạnh có thể làm điều mình muốn và kẻ yếu phải chịu điều cần phải chịu”. Nếu có khả năng xảy ra một cuộc tranh chấp thì cũng chỉ hạn chế ở một số cuộc đụng độ lẻ tẻ và không dẫn tới một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Cũng cần phải thấy các cuộc đụng độ đó sẽ không gây ra nhiều lo ngại song chất lượng vũ khí sẽ quyết định cuộc đối đầu. Tình hình mong muốn nhất là duy trì quy chế nguyên trạng do sự cân bằng sức mạnh, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như những gì Ôxtrâylia kêu gọi.

2- Một giải pháp pháp lý?


Mặc dù thiếu vắng giải pháp đạo đức song vẫn tồn tại một luật pháp quốc tế, đặc biệt như những gì Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ký ở Montego Bay mô tả. Công ước này không thể giải quyết toàn bộ mọi cuộc xung đột và đối đầu, xong đề ra một khung cảnh luật hợp pháp, trong đó mọi tranh chấp trên có thể được giải quyết theo các quy tắc lãnh hải và EEZ mà không phải cần tới đối đầu vũ trang. Công ước cũng là một tư liệu gốc về các luật lệ quy định các hoạt động ngoài khơi. Các nước có thể yêu cầu mở rộng EEZ trên thềm lục địa của mình. Đó là điều mà Malaixia và Việt Nam đã làm năm 2009. Nhưng do luật pháp quốc tế không đủ nên hành động phối hợp giữa Malaixia và Việt Nam đã làm Trung Quốc không hài lòng. Trung Quốc sau đó đã gửi một công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc nhằm chính thức hóa lập trường của nước này đối với yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, một quan điểm từ trước đến nay chưa được công nhận chính thức. Tướng Schaeffer xác nhận hành động của Trung Quốc đi ngược lại với điều 89 của UNCLOS, theo đó “không một Nhà nước nào có thể đòi hỏi một khu vực bất kỳ ngoài biển khơi làm chủ quyền riêng”. Cũng cần phải nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, các điều luật trong công ước của LHQ hay rộng hơn là hành động của cộng đồng quốc tế không đủ đề ngăn chặn mọi hành động hiếu chiến từ các đối tượng trong khu vực, ngay cả những nỗ lực của ASEAN. Chúng ta có thể nhắc đến Tòa án tư pháp quốc tế, song dù cố gắng cũng không thể triệu tập hết các nước liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên, dường như giải pháp của các nước liên quan Biển Đông sẽ mang tính chính trị hơn là tư pháp và có thể cả quân sự.

3- Các sự kiện mới đây cho thấy thái độ hiếu chiến gia tăng của Trung Quốc


Những cuộc xâm lược trên thực địa

Chúng ta thấy từ năm 2009 một sự gia tăng xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Không chỉ có vậy, Lực lượng hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) không ngừng gia tăng các hành động hăm dọa, các hành động nhằm duy trì sự hiện diện tại Biển Đông. Cùng với đó là các đơn vị dân sự như lực lượng hải giám (CMS), được trang bị vũ khí từ PLAN, không ngừng quấy rối các tàu thăm dò dầu khí. Mọi hành động của Trung Quốc đều núp dưới vỏ bọc dân sự và được hải quân Trung Quốc hiện diện gần đó bảo vệ. Bên cạnh sự hiện diện hải quân, Trung Quốc còn thực hiện các vụ tấn công mạng. Đã có hơn 200 trang mạng của Việt Nam bị tin tặc tấn công vào tháng 6 năm 2011.

Những hành động hung hăng chống Mỹ

Những va chạm không chỉ diễn ra giữa Trung Quốc với các Nhà nước khu vực. Từ năm 2001 đã xảy ra 3 vụ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc: Tháng 4/2001, một máy bay trinh sát của Mỹ (EP3-Orion) đã va chạm với một báy bay quân sự Trung Quốc. Mặc dù vụ này xảy ra ngoài EEZ của Trung Quốc song người Trung Quốc lại quả quyết rằng người Mỹ đã vi phạm không phận nước mình. Người Trung Quốc cho rằng họ có quyền trên vùng không phận của EEZ. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với luật pháp quốc tế.

Tháng 3/2009, 5 tàu của Trung Quốc đã ngăn cản tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ. Tàu Impeccable khi đó đang thực hiện thăm dò tại khu vực gần căn cứ tàu ngầm Tam Á, song ở ngoài khơi (ngoài 12 dặm). Sự kiện này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng chiến lược của khu vực đối với các tàu ngầm Trung Quốc và thể hiện sự bành trướng chủ quyền của Trung Quốc đối với EEZ.

Tháng 6/2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã mắc vào đường cáp định vị sóng âm của tàu chiến Mỹ USS John McCain tại Scarborough Reef, một khu vực chiến lược mà các tàu ngầm Trung Quốc qua lại. Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội này để gia tăng sức ép ngoại giao ngăn cản hải quân Mỹ hiện diện tại Biển Đông.

Một quan điểm ngoại giao mập mờ của Trung Quốc

Không hài lòng với việc chiếm biển, Trung Quốc cũng đang chiếm cả không gian ngoại giao. Không ngại mâu thuẫn với chính mình, Trung Quốc đang nuôi tham vọng đôi khi duy trì ý định hòa giải và hòa bình hơn trong khi vẫn khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Trong ý đồ chính thức hóa “đường lưỡi bò”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2011 đã nói đến “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc tại Biển Đông. Đại sứ Trung Quốc tại Philíppin Lưu Kiến Siêu đã “khuyên các nước đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông” không tiếp tục khai thác dầu khí tại các “vùng lãnh hải của Trung Quốc” khi chưa được phép của Bắc Kinh.

Mặt khác, Trung Quốc lại thể hiện bộ mặt hòa bình. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ngày 5/6/2011 tại Hội nghị Shangri-La ở Xinhgapo đã tuyên bố: “Trung Quốc không có ý định đe dọa bất kỳ nước nào”. Qua quan điểm ngoại giao hai mặt này của Trung Quốc, rất thú vị khi theo dõi những tuyên bố của Trung Quốc khi mua tàu sân bay Varyag nhằm mục đích huấn luyện. Được đặt tên lại là Thi Lang, tàu này đã thực hiện các vụ thử nghiệm trên biển vào tháng 8/2011 và hải quân Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay thứ hai. Chúng ta thừa nhận rằng với việc đổi hướng luật pháp quốc tế một cách tranh cãi để có lợi cho mình, Trung Quốc đang tự cho mình quyền sở hữu phạm vi lãnh hải trong “đường lưỡi bò”.

4- Những lựa chọn của các Nhà nước Đông Nam Á trước sự bành trướng của Trung Quốc


Cần tới Oasinhtơn

Do hạn chế về phương tiện quốc phòng, ý định lớn của các “anh chàng David” Đông Nam Á là hướng về phía Mỹ trước “gã khổng lồ Goliah” Trung Quốc. Philíppin dựa vào Hiệp định phòng thủ chung năm 1951, theo đó Oasinhtơn cam kết cung cấp cho Philíppin thiết bị quân sự. Hải quân Mỹ cũng phối hợp với hải quân Philíppin tổ chức các cuộc tập trận chung hàng năm. Đối với Hà Nội thật không đơn giản. Do không thể công khai hướng tới Oasinhtơn, chiến lược của Việt Nam là công khai nhất có thể liên quan đến những hành động quấy rối mà mình là nạn nhân từ phía Trung Quốc để nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 9/6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố trước công chúng rằng chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cãi và “sẽ bảo vệ bằng các lực lượng vũ trang”. Những cuộc trao đổi giữa hải quân Mỹ và Việt Nam ngày càng gia tăng. Mỹ cũng hỗ trợ Xinhgapo, Thái Lan và ngày càng tăng cường quan hệ với Inđônêxia và Malaixia. Mỹ cũng đã quay trở lại Ôxtrâylia. Dường như Mỹ luôn có khả năng là đối trọng với hành động của Trung Quốc ngay cả khi Mỹ đang bước vào giai đoạn bị hạn chế ngân sách quốc phòng.

Hướng tới một cuộc chạy đua vũ trang

Trong bối cảnh này, các nước Đông Nam Á đang tìm cách tăng cường khả năng cho hải quân quốc gia. Từ năm 2000, nhập khẩu vũ khí của Inđônêxia đã tăng 84%, Xinhgapo tăng 146% và nước này đang tìm cách hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm, Malaixia tăng 722% và vừa mới thiết lập một căn cứ tàu ngầm tại Borneo để hướng ra Biển Đông. Căn cứ này dành cho 2 tàu ngầm Scorpène mua của Pháp. Malaixia tháng 12/2011 đã mua của Pháp 6 tàu hộ tống Gowind. Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo trị giá 1,4 tỷ euro và các máy bay tiêm kích trị giá 700 triệu euro của Nga.

5- Thái độ của cộng đồng quốc tế


Quan điểm của Pháp

Đối với Pháp, mọi tranh chấp đều phải dựa vào luật pháp quốc tế. Pháp bày tỏ ủng hộ bộ quy tắc ứng xử do ASEAN đề xuất. Hơn nữa, trong nỗ lực giảm thiểu căng thẳng, Pháp đã đề xuất tổ chức hội thảo bao gồm cả Liên minh châu Âu và ASEAN dưới dạng các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quản lý các khu vực hàng hải chung.

Bước ngoặt cuối cùng là quan điểm của Mỹ

Ngoài những vụ va chạm của các tàu USNS Impeccable, USS John McCain, việc tháng 3/2010 Bắc Kinh coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi quốc gia”, ngang với Đài Loan và Tây Tạng đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã đẩy người Mỹ chính thức cam kết sâu hơn vào khu vực với tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN ngày 23/7/2010 khi xác định: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do lưu thông hàng hải, tự do tiếp cận các hải phận chung tại châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”. Quan điểm của Mỹ là chính thức không tham gia những yêu sách lãnh hải song bày tỏ quan tâm đến nguy cơ dẫn đến các bên đối đầu làm ảnh hưởng tới tự do lưu thông hàng hải.

Kết luận

Trung Quốc tỏ thái độ phức tạp giữa lập trường xoa dịu và hành động gây hấn tại Biển Đông. Luật biển theo kiểu Trung Quốc và cách thể hiện của Bắc Kinh là những thách thức chiến lược. Trung Quốc đã hiểu rõ và đang sử dụng mưu đồ để mở rộng luật này phục vụ lợi ích riêng. Cách tiếp cận tư pháp liên quan các vấn đề Biển Đông phải được hoàn thiện từ cách đặt vấn đề ngoại giao và hàng hải. Trung Quốc có tham vọng giải quyết với các bên liên quan ở Biển Đông một cách song phương chứ không phải đa phương như phần lớn các đối tác và cộng đồng quốc tế mong muốn. Do đó, việc Mỹ quay trở lại khu vực đánh dấu một bước ngoặt trong các sự kiện. Cuộc chơi sẽ thận trọng hơn.