Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa Lớn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa Lớn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

UNCLOS, công cụ giải quyết tranh chấp Biển Đông


Tình hình tranh chấp Biển Đông hai tuần lễ qua trở nên căng thẳng hơn khi hàng trăm tàu đánh cá của Trung Quốc, được sự hỗ trợ của các tàu hải giám tập trung ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, như một sự thách thức nhằm khẳng định chủ quyền vùng biển này. Phản ứng của Philippines là kêu gọi đồng minh chiến lược Hoa Kỳ hỗ trợ thêm về vũ khí, tàu chiến để đối phó.

Gần đây Trung Quốc cũng đã cho trực thăng bay sát các tàu đánh cá Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta như một sự đe dọa. Các vụ bắt ngư dân Việt Nam đánh cá tại một số ngư trường truyền thống ngày càng nghiêm trọng đang làm nóng lên các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền.
Cũng vào thời điểm này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức buổi điều trần về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Phát biểu tại cuộc điều trần, ba quan chức cao cấp gồm Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Dempsey, đã trình bày những lợi ích kinh tế và an ninh của việc phê chuẩn công ước này cũng như những thiệt hại của việc chậm phê chuẩn gây ra.
Ngay sau đó, báo chí Trung Quốc cho rằng một trong những lý do khiến Mỹ có thể tham gia công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển sau một thời gian đứng bên lề là nhằm "tìm chỗ dựa về pháp lý để can thiệp vào tình hình Biển Đông, tranh quyền chủ đạo ở châu Á - Thái Bình Dương".
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS) được ký kết ngày 10-12-1982, nên còn gọi UNCLOS 1982, và có hiệu lực từ ngày 16-11-1994, đến nay đã có 157 quốc gia và Cộng đồng châu Âu (EC) tham gia UNCLOS.
Hàng không mẫu hạm USS Essex của Mỹ trong vịnh Subic (Philippines)
Hàng không mẫu hạm USS Essex của Mỹ trong vịnh Subic (Philippines)
UNCLOS gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 nghị quyết kèm theo. Đây là một bộ các quy định về sử dụng biển và đại dương trên thế giới. Sau Hiến chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS là văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc, với việc thiết lập một cách cụ thể và rõ ràng khái niệm, quy chế cũng như phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của các nước.

Những nội dung quan trọng

Những điều khoản quan trọng nhất của UNCLOS quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.
Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, tính từ một đường cơ sở được định nghĩa kỹ càng (thông thường, một đường biển cơ sở chạy theo đường bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi đường bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển rất không ổn định, có thể sử dụng các đường thẳng làm đường cơ sở), bao gồm các khu vực dưới đây:

Nội thủy

Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Tàu tuần dương Philippines kiểm tra một tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển của Philippines
Tàu tuần dương Philippines kiểm tra một tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển của Philippines

Lãnh hải

Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.

Vùng đặc quyền kinh tế

Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.

Thềm lục địa

Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam
Đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, công ước còn thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển.
Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy ban Đáy biển Quốc tế (International Seabed Authority).
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.

Việt Nam và UNCLOS

Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký UNCLOS năm 1982 tại Vịnh Montego (Jamaica). Ngày 23-6-1994, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của UNCLOS.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển là công cụ pháp lý quan trọng để Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Nằm ven Biển Đông và là một trong những quốc gia có bờ biển dài trong khu vực (khoảng 3.260km), theo các quy định của UNCLOS, Việt Nam được mở rộng chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình ra các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km².
Là thành viên UNCLOS, Việt Nam có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp theo các quy định của UNCLOS. Cụ thể, Việt Nam có quyền xác định các vùng biển và thềm lục địa theo UNCLOS nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ tiến hành phân định các vùng biển và thềm lục địa ở những khu vực chồng lấn với các nước láng giềng.
Ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở ngư trường truyền thống Trường Sa
Ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở ngư trường truyền thống Trường Sa
Để thực hiện quyền này của UNCLOS, Việt Nam xây dựng Báo cáo Quốc gia trình Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc để bảo đảm quyền lợi của quốc gia, bảo vệ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa vượt quá 200 hải lý; đồng thời có cơ sở khoa học để đưa ra các quy định về ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đầu tháng 5-2009, Việt Nam nộp báo cáo chung với Malaysia về khu vực thềm lục địa mở rộng ở phía Nam và báo cáo riêng của Việt Nam về khu vực thềm lục địa ở khu vực phía Bắc. Quan điểm pháp lý cơ bản trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS...
Thời gian qua, đặc biệt sau khi UNCLOS có hiệu lực, Việt Nam đã giải quyết được một loạt vấn đề về phân định biển với các quốc gia láng giềng. Việt Nam đã phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997; phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc năm 2000; phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 2003. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thỏa thuận tiến hành hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Malaysia năm 1992; vùng nước lịch sử với Campuchia năm 1982.
Trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN 17 diễn ra tại Hà Nội năm 2010, chúng ta đã kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua các văn bản ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở của UNCLOS và DOC, hướng tới xây dựng một văn bản có tính ràng buộc pháp lý là COC (Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông) cũng dựa trên cơ sở của UNCLOS.
Trong phiên họp toàn thể tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á họp tại Bangkok hôm 1-6-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông phải tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là phải tuân thủ DOC và công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS.
Hiện nay COC đang trong thời kỳ đối thoại và tranh luận để đi đến một sự đồng thuận. Mục tiêu mà ASEAN nhắm đến là sẽ có COC vào năm 2012 này nhân kỷ niệm 10 năm ra đời DOC.
Nhưng điều này xem ra không dễ dàng khi thái độ của Trung Quốc chưa cho thấy họ mặn mà với một văn kiện ràng buộc pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Trồng rau trong nhà kính ở Trường Sa


Hai nhà kính có tổng diện tích 250 m2 sẽ được xây dựng tại đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây trong năm 2012 nhằm giúp quân và dân trên các đảo Trường Sa có thể trồng rau quanh năm. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Sản xuất thử nghiệm một số giống cây trồng vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” do Bộ NN&PTNT thực hiện.

Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa
Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa

TS. Ngô Quang Vinh, chủ trì dự án cho biết: “Hiện lượng nước ngọt tại Trường Sa đủ dùng cho sinh hoạt và tưới rau. Nước giếng có độ khoáng 0,32 - 0,7 g/lít, giàu Ca, Na, Cl, SO4, sử dụng tốt cho ăn uống, tưới cây. Rau xanh là mặt hàng có nhu cầu cao trên quần đảo, đặc biệt vào mùa mưa bão, tàu không ra được và khó có thể trồng, bảo quản rau. Sau hai, ba năm triển khai phương án phát huy nội lực của quân và dân trên đảo trồng rau xanh, chăn nuôi tự túc và cải thiện đời sống và thu hái được những kết quả khích lệ. Hơn chục loại rau và vài loại gia súc, gia cầm đã được nuôi trồng phân tán theo hộ dân, đơn vị bộ đội trên đảo.

Nhà kính ở đảo được thiết kế kiểu nhà vòm với khung sắt mạ niken chịu được gió mạnh và hơi nước mặn, mái lợp polycarbonat (nhựa trong chịu lực), tứ bề có rèm lưới nhôm giảm nhiệt. Nhiệt độ trong nhà kính luôn thấp hơn ngoài trời 20C, thuận lợi cho các loại rau phát triển. Trong nhà kính, rau được trồng trong giá thể chứa phân hữu cơ và mụi dừa (đưa ra từ đất liền). Hệ thống tưới phun công nghệ cao của Israel hết sức tiết kiệm nước. Với các đảo chìm, sẽ làm một số vòm lưới/nylon. Bên cạnh mục tiêu trồng rau, dự án còn nuôi thử heo sóc Tây Nguyên, heo cỏ Bình Thuận, bò lai Sind và vịt lấy trứng. Trồng hai giống cỏ, tiến hành ủ cỏ dự trữ thức ăn chăn nuôi. Dự án cũng trồng các loại hoa có khả năng thích nghi điều kiện khó khăn trên đảo như: hoa cúc, hoa giấy, sống đời, hoa xương rồng cảnh. Các công trình của dự án được triển khai ở ba đảo nổi: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn; bốn đảo chìm: Đá Nam, Đá Lát, Đá Lớn và Len Đao.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam tại Trường Sa


Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Trước đó, ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600m2, hài hòa với nhiều rặng Phong Ba được trồng trên đảo.Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Vào đầu tháng 4/2012, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả tấn. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.

Chính điện của cả 3 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà Nội. Với những con người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa của dân tộc.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa Sinh Tồn
Chùa Sinh Tồn

Ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng mỗi khi họ có dịp ghé qua các đảo này.
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa

Ngày 29/10/2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, quân dân huyện này gửi tặng Khánh Hòa 21 khối đá san hô và 21 cây bàng vuông lấy từ các đảo, điểm đảo Trường Sa. Trên mỗi bệ đặt đá đều khắc tọa độ của hòn đảo có cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.

Theo Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, đá san hô Trường Sa biểu tượng chủ quyền Việt Nam; cây bàng vuông tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt cùng với thời gian mặc mưa giông bão táp. Đá, cây và con người hòa quyện tạo thành những cột mốc chủ quyền của tổ quốc, đang ngày đêm hiên ngang trên biển.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Trường Sa – nơi máu thịt Tổ Quốc


Không ít người đang tận hưởng những giây phút yên bình với gia đình và công việc mà không hề biết rằng vẫn có nhiều người lính vẫn chiến đấu, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. 
Những ngày vượt sóng gió ra với Trường Sa lớn, Sơn Ca, Nam Yết, với nhà giàn DK1, ngồi bên nấm mộ các anh, chúng tôi mới hiểu cái giá phải trả cho giây phút hạnh phúc của mình và bao người…  

Những cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn kiên cường, anh dũng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao
Những cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn kiên cường, anh dũng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tháng tư ở Trường Sa

Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử nắng chói chang, gió thổi nhẹ và biển lặng. Một cán bộ Quân chủng Hải quân bảo với chúng tôi: “Mùa này tranh thủ biển lặng nên Quân chủng và Bộ Quốc phòng có thể triển khai được nhiều đoàn công tác ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác ngoài đảo. Càng về cuối năm, sóng càng dữ, rất to nên khó đi hơn rất nhiều”.

Địa điểm đầu tiên mà đoàn chúng tôi đặt chân tới quần đảo Trường Sa là đảo chìm Đá Lát. Tiếp chúng tôi, các cán bộ, chiến sĩ trên đảo rơm rớm nước mắt vì vui mừng khiến các thành viên đi trong đoàn cũng… rơm rớm theo. Các anh cười bảo: “Lâu rồi mới lại có đoàn đất liền ra thăm anh em, không vui sao được, vui đến phát khóc ấy chứ”. Những bài hát, những tiếng cười vang lên trong trẻo và giòn tan trong không gian bốn bề mênh mông nước biển và tiếng sóng rì rào.

Ở đảo chìm Đá Lát, ai cũng có thể cảm nhận được một tình cảm gắn bó như ruột thịt, những cái bắt tay, những cái ôm thật chặt của những con người, nếu ở trong đất liền có lẽ chỉ là những người xa lạ. Ở nơi đảo xa, nơi đầu sóng, ngọn gió thiêng liêng của Tổ quốc, những tình cảm vốn đời thường nay trở thành phi thường, tiếp thêm động lực và là nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn cho các cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm đóng quân tại đây.

Trong suốt chuyến hành trình hơn 10 ngày đi thăm các điểm đảo và nhà giàn DK1 của đoàn công tác, chúng tôi đặt chân tới các đảo chìm như Đá Lát, Đá Tây, Thuyền Chài và đặc biệt là nhà giàn DK1 mới thấy cuộc sống vất vả và gian khó của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân đang làm nhiệm vụ tại đây.

Họ, những con người còn rất trẻ, có những chiến sĩ chỉ mới mười chín, đôi mươi. Đình Chí (19 tuổi, quê Cam Lâm, Khánh Hòa) đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Tây tâm sự với chúng tôi: “Em mới ra đây hồi tháng 1 trong đợt giao quân. Ban đầu còn nhớ nhà, nhớ bố mẹ nhưng ra đây rồi, nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một người lính nơi tuyến đầu và trên hết, nhiều tấm gương anh em trên đảo thực sự khiến chúng em quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Giờ đây, em yên tâm công tác và cũng hứa với đất liền rằng, mọi người có thể yên tâm ở chúng em. Còn người, còn đảo, chúng em không bao giờ có thể để ngoại xâm có thể xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Hỏi chuyện các cán bộ chỉ huy trên đảo Đá Tây mới hay, Chí là một chiến sĩ trẻ thuộc khẩu đội 12,7, Chí bắn rất chuẩn và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Câu chuyện với chúng tôi với các chiến sĩ trên đảo Đá Tây kéo dài đến sát giờ lên tàu để di chuyển đến thăm một điểm đảo khác. Chúng tôi, những phóng viên làm báo, ghi chép những câu chuyện mắt thấy tai nghe không khỏi trầm trồ, thán phục Thượng úy Nguyễn Ngọc Chinh (Cán bộ xuồng máy chiến đấu CQ, đảo Đá Tây) bắt đầu là chiến sĩ Hải quân từ năm 1991. Và cũng từ đấy anh bắt đầu những chuyến công tác dài ngày trên biển và đóng quân tại các biển đảo.

Anh tâm sự: “Ngần ấy năm gắn bó với biển đảo quê hương, gần như các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta tôi đã từng có thời gian công tác, phục vụ. Từ Tiên Lữ những năm 1997 đến Thuyền Chài rồi lại Tiên Lữ, An Bang…nhiều kỉ niệm khó quên. Đã có lúc chứng kiến anh em đồng đội ngã xuống, có những lúc nguy nan nhưng chưa bao giờ thôi nghĩ mình còn sức còn phải chiến đấu, phải xứng đáng với niềm tin của “đất liền”. Và cứ như thế, tôi cũng như một con hải âu biển, đến bây giờ đã hơn hai mươi năm”.

Đến với đảo An Bang, sóng thường ngày cũng lớn hơn so với các đảo nổi khác trong quần đảo. Liên tiếp những con sóng to ào lên trùm kín cả tiểu đội chiến sĩ đang làm nhiệm vụ giữ chắc dây buộc để chiếc xuồng của đoàn công tác thôi khỏi lắc lư. Vẫn những nụ cười ấy, ánh mắt ấy của những chiến sĩ trẻ tuổi khoác trên mình bộ quân phục Hải quân nổi bật giữa đại dương bao la và trở thành tâm điểm chú ý của những con người lần đầu tiên đến với họ. Nhưng cái bắt tay thân tình của đồng chí, đồng bào như thắp lên những tin yêu nơi họ. Và họ hát, họ tặng chúng tôi niềm tin, tặng chúng tôi quyết tâm của người lính. Những tiếng hát của các chị em văn công trong đoàn đi cùng đem đến tiếng cười, những nụ cười giòn tan y như mới ngày hôm qua trên đảo Đá Lát.

Tại cụm đảo Thuyền Chài, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân xâm lăng lẫy lừng trong lịch sử và nổi tiếng hơn cả là bài thơ: “Nam quốc sơn hà” được khắc ghi quan trọng như lời khẳng định đanh thép, không chối cãi về mặt lịch sử và cả pháp lý chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ trước đến nay, bất di bất dịch. Và chắc chắn, tinh thần yêu nước và những giá trị của lịch sử sẽ tiếp tục được các chiến sĩ Hải quân nước ta kế tục và tiếp bước.

Có những người hóa thành bất tử


Những năm hòa bình của thế kỷ 21 này, vẫn có nhiều người lính lặng lẽ nằm xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Đó là sự thật. Mười ngày ra với Trường Sa lớn, Sơn Ca, Nam Yết với nhà giàn DK1, ngồi bên nấm mộ các anh – những người lính đã hiến dâng cuộc sống của mình cho Tổ quốc, tôi mới hiểu cái giá phải trả cho giây phút hạnh phúc của mình và bao người.

Hầu hết những người lính đã ngã xuống đều có tuổi đời, tuổi quân rất trẻ, thậm chí có người còn chưa có người yêu. Trên mỗi hòn đảo ở huyện đảo Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca… đều có các nghĩa trang liệt sĩ nhỏ để các anh ngày ngày ở bên cùng đồng đội, là nơi mỗi khi có đoàn công tác từ đất liền ra tới thăm. Gọi là nhỏ vì khoảng đất đó chỉ quây quần 2-3 mộ liệt sĩ . Có rất nhiều lý do khiến các anh nằm xuống, nhưng tựu trung lại đều do nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ở nơi xa tít tắp đất liền.  

Tôi may mắn được ra với Trường Sa, bước chân ra khoảng đất kề sát biển, đầu đường băng Trường Sa Lớn, thắp hương cho những người mới nằm xuống, khi tuổi đời còn quá trẻ. Đó là  Lê Văn Tuấn, sinh ngày 2/2/1988, hy sinh 26/10/2010, quê quán: Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa; Hoàng Văn Nghĩa, sinh ngày 3/7/1986, hy sinh 29/3/2010, quê quán: Xóm 5, Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định…Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Thi đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời sắp tròn 26. 

Quãng đường đi lại dài ngày, vất vả, những món quà viếng mộ cho các anh chẳng có gì nhiều mà cũng bị ảnh hưởng. Tôi nhớ hình ảnh chị Hương ở công ty cao su xuýt xoa khi những bông hoa cúc gói ghém cẩn thận thế mà cũng dần héo úa.. Trong ánh hoàng hôn chới với ở Trường Sa Lớn, tôi được thắp hương tưởng nhớ các anh, vào thời phút này, tôi đã may mắn hơn rất nhiều những người con đất Việt khác, luôn khao khát mà chưa được đặt chân đến Trường Sa lần nào, chưa bao giờ được cúi đầu trước ngôi mộ những người lính vì mỗi tấc đất, mỗi sải biển của Tổ quốc mình đã vĩnh viễn nằm lại với biển Ngồi bên các anh trong ráng chiều, tôi thêm hiểu sự hy sinh cho Tổ quốc thiêng liêng đến chừng nào. 

Trên con tàu HQ 996, qua vùng biển nhà giàn Phúc Tần DK1, chúng tôi làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cơn bão kinh hoàng số 10 đêm ngày 4 tháng 12 năm 1990. Khi đó, nhà giàn Phúc Tần DK1 bị sóng dâng cao 14m-15m đánh nghiêng, phá vỡ các sàn ghi tầng dưới và đến hơn 2 giờ sáng ngày 5 tháng 12, toàn bộ khối nhà bị đổ xuống biển. Các tàu cứu nạn của Quân chủng Hải quân đã kịp thời đến tìm kiếm, sau 5 giờ đã cứu được 5 cán bộ, chiến sỹ. Nhưng 3 đồng chí cán bộ nhà giàn: Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, trạm phó người Hà Nội, trung úy chuyên nghiệp Trần Văn Là quân y sỹ và hạ sỹ Hồ Văn Hiền, nhân viên cơ điện đã mãi mãi ở lại với biển cả. Các anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ thềm lục địa phía Đông của Tổ quốc.

Tháng 12 năm 1998 lại một cơn bão số 8 rất mạnh tràn qua vùng biển DK1. Nằm trong khu vực trọng điểm của bão, trong tình thế hiểm nghèo, dưới sự chỉ huy của Trạm trưởng, đại úy Vũ Quang Chương và 8 cán bộ nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên đã kiên trì bám trụ, liên tục giữ vững thông tin liên lạc và báo cáo chính xác mọi diễn biến về Sở chỉ huy, bình tĩnh, dũng cảm chống chọi với bão. Giữa biển khơi mênh mông, đêm tối mịt mù, với sóng gió, vừa mệt, vừa đói rét, 9 cán bộ, nhân viên nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên vẫn kiên trì bám trụ, kiên quyết bảo vệ nhà giàn đến cùng. Trong một thời gian dài, liên tiếp gồng mình chống chọi với những trận cuồng phong.

Những cơn sóng lớn, đỉnh sóng lên tới 14-15m đánh mạnh trùm kín qua cả sàn công tác của nhà giàn, cùng với sức gió giật mạnh làm cho cả nhà giàn bị rung chấn dữ dội và nghiêng lắc mạnh. Vào 3h sáng ngày 14 tháng 12 năm 1998 nhà giàn Phúc Nguyên DK1/6 bị ảnh hưởng mạnh và bị đổ, hất cả 9 chiến sỹ hải quân trong đó có Đại úy Vũ Quang Chương, trạm trưởng xuống biển. Ngay sau đó lực lượng cấp cứu của bộ đội Hải quân đã khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn. Đến 3 ngày sau tàu HQ 606 đã phát hiện cấp cứu được 6 chiến sỹ. Đồng chí đại úy Vũ Quang Chương, trạm trưởng, chuẩn úy chuyên nghiệp ra đa Lê Đức Hồng và chuẩn úy chuyên nghiệp cơ điện Nguyễn Văn An mãi mãi ở lại với biển khơi, thi thể các anh đã hóa thân vào với sóng, gió đại dương. 

Nhiều thành viên trong đoàn cúi đầu rơi lệ khi lời tưởng niệm như những câu chuyện khắc cốt ghi tâm, như những lời tâm sự cùng đồng đội vang lên giữa biển cả. Tất cả im lặng, trang nghiêm, thành kính. Sóng vỗ to hơn. Trời xanh thẳm hơn. Biển mênh mông hơn. Khói hương cũng như nghi ngút hơn… 

Vĩ thanh


Trên khắp các đảo nổi thuộc chủ quyền của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa, bất kỳ nơi nào có thể phát triển, những cây bàng vuông và phong ba vẫn vươn mình ra đón nắng mai để vươn lên mạnh mẽ khẳng định sự lớn mạnh của loài cây đặc trưng nơi đảo xa. Ở một điều kiện khắc nghiệt đến như vậy, chúng vẫn xanh tốt, ra hoa, và kết thành những quả bàng vuông vức khiến ai ra đến đảo cũng phải trầm trồ.

 Trường Sa bây giờ đã đổi khác rất nhiều, đầy đủ và tiện nghi hơn. Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là  sự bất trắc, hiểm nguy ập lên vai người lính bất cứ lúc nào có khi phải trả bằng mạng sống của người lính khi chống chọi với kẻ thù lăm le cướp đảo, gồng mình chịu đựng thiếu thốn, đau ốm - bệnh tật hiểm nghèo ở những đảo nổi, đảo chìm, bãi đá, rặng san hô...

Thế nhưng, những cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn kiên cường, anh dũng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ cười vượt qua thiếu thốn, khó khăn, gian nan và thử thách. Họ không ngại gian khổ, mất mát, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Họ - những người lính, người con đất Việt của hôm nay và của cả mai sau vẫn luôn chắc tay súng để đất liền yên giấc ngủ. 

Đất nước này mãi ghi nhớ công ơn các anh. Và, trong sâu thẳm mỗi người Việt Nam, Trường Sa – Hoàng Sa luôn là một phần máu thịt của Tổ quốc, trong lịch sử, hôm nay và mãi mãi.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Chào cờ ở Trường Sa


Một buổi sáng giữa tháng 5-2012 tại đảo Trường Sa Lớn, đoàn đại biểu “Góp đá xây Trường Sa” đã được tham dự một sự kiện đặc biệt hiếm có trong cuộc đời: chào cờ, hát quốc ca và xem nghi thức duyệt đội ngũ trang trọng bên cột mốc chủ quyền.

Thành viên chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” chào cờ ở đảo Sơn Ca - Ảnh: T.T.D.
Thành viên chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” chào cờ ở đảo Sơn Ca - Ảnh: T.T.D.

Ngay tại khu vực đường băng mát lộng gió của sân bay Trường Sa, tất cả đại biểu, quân và dân đứng nghiêm trang. Sau khi đảo trưởng báo cáo và mời cấp trên dự lễ chào cờ, nhạc quốc ca vang lên. Cờ Tổ quốc đỏ tươi bay giữa trời Trường Sa xanh ngắt. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca/Đường vinh quang xây xác quân thù..., lời hát hào hùng, mạnh mẽ như có thép, như truyền lửa từ những người lính đảo và những người dân trên đảo sang người ở đất liền. Tiếng hát của họ cùng hòa vào nhau trong từng từ, từng lời. Lọt thỏm giữa biết bao người lớn có một cậu bé mặc áo yếm hải quân - công dân tí hon của Trường Sa - đứng nghiêm, say sưa hát quốc ca hùng hồn, dõng dạc. Đôi mắt trong veo trẻ thơ hướng về quốc kỳ đầy mãnh liệt.

Rưng rưng xúc động

“Những ngày còn ở trên biển và cả khi về bờ, khi nhắm mắt lại thì hình ảnh đầu tiên tôi nghĩ đến là lá cờ Tổ quốc, là chủ quyền và nghĩ đến gương mặt, đôi mắt cương nghị của những người đang ngày đêm giữ lá cờ ấy. Tôi đã được xem bức ảnh chụp thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và đồng đội - những người đã đưa con tàu HQ505 lên ủi bãi và giữ được đảo Cô Lin trước họng súng của đối phương tháng 3-1988. Các chú ngày ấy còn rất trẻ, gương mặt rất hiền, trong sáng nhưng đôi mắt rất cương nghị mà nói như anh Hải (đại tá Đặng Minh Hải) là “những đôi mắt như thắp lửa khơi xa”. Khi đến đảo nào của Trường Sa tôi cũng bắt gặp ánh mắt đó trên những gương mặt cũng còn rất trẻ. Họ đã cho tôi niềm tin về thế hệ những người chiến sĩ hải quân ngày hôm nay...” - ca sĩ Lê Minh (nhóm MTV) nói.

Người phụ nữ đứng trước chúng tôi đã không thể hát trọn câu, lấy khăn lau nước mắt và đôi vai chị cứ run lên... Lễ chào cờ nào lại không nghiêm trang và thiêng liêng. Cũng là bài quốc ca ấy, cũng là màu cờ ấy, lá cờ ấy nhưng khi hát ở Trường Sa, những cảm xúc mãnh liệt khó gọi thành tên cứ trào dâng mạnh mẽ. Hát quốc ca ở Trường Sa, dễ dàng nhận ra rằng “thiêng liêng” không còn là tính từ trừu tượng nữa, đang hiện hữu, rất cụ thể, rất sống động trong từng nhịp đập, từng hơi thở. Hiển hiện trong từng lời hát là dáng hình của biết bao thế hệ dựng nước, giữ nước trong chiều dài lịch sử của một đất nước hay bị nạn xâm lăng nhưng không bao giờ chịu khuất phục.
“Trong cuộc đời mình, tôi đã mấy trăm lần hát quốc ca nhưng khi chào cờ ở vùng đất xa xôi của biên cương Tổ quốc, không gian làm từng lời ca trở nên thiêng liêng, làm tôi thật sự cảm xúc. Tôi vừa hát vừa khóc. Nhìn quốc kỳ tung bay kiêu hãnh trong gió, trong nắng của bầu trời Trường Sa, tôi cảm nhận được sự vĩ đại của đất nước mình, dân tộc mình; sự hi sinh của cha ông, lớp lớp thế hệ đi trước. Để bảo vệ được giang sơn này, dân tộc ta đã đổ biết bao mồ hôi, máu và nước mắt. Cũng ngay lúc đó, tôi cảm nhận được trách nhiệm của mình sâu sắc hơn” - ông Nguyễn Mậu Chi (tổng giám đốc Công ty Bia Huế, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thừa Thiên - Huế) xúc động nói.

“Chúng tôi, quân nhân trong Quân đội nhân dân VN, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc... hi sinh tất cả vì Tổ quốc VN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN... Xin thề!”... Giữa rì rầm sóng, lồng lộng gió và mênh mang nắng Trường Sa, mười lời thề danh dự của quân nhân vang lên đầy dõng dạc và mạnh mẽ. Mỗi lần đọc xong một lời thề, hai tiếng “xin thề” vang lên như sóng dậy. Lần lượt từng khối cán bộ, chiến sĩ của đảo và các lực lượng đóng quân trên đảo thực hiện nghi thức duyệt đội ngũ.

Thượng tá Đinh Văn Hải - đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn - cho biết: “Việc chào cờ được thực hiện đều đặn theo từng cấp: cấp đảo (gồm quân, dân và các lực lượng đóng quân trên đảo) cứ một tháng một lần vào thứ hai của tuần đầu tiên. Còn cấp cụm chiến đấu và khối đảo bộ thì cứ sáng thứ hai hằng tuần đều nghiêm túc thực hiện lễ chào cờ”. Anh Hải cũng cho biết thêm sau lễ chào cờ, đảo còn tặng quốc kỳ cho các đoàn đại biểu, đoàn công tác mang về đất liền để ở nơi trang trọng nhất: phòng truyền thống. Đó là những lá cờ được cán bộ, chiến sĩ treo trên đảo, qua sương gió, mưa nắng của Trường Sa đã bị phai bạc, cũ kỹ nhưng với những người từ đất liền, đó là món quà vô giá, là kỷ vật thiêng liêng của Trường Sa dành cho đất liền.

“Chú hải quân con”


Đại tá Đặng Minh Hải - phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng hải quân VN - kể: “Trong lần chào cờ và duyệt đội ngũ ở đảo Trường Sa Lớn năm 2011, tôi đã chứng kiến một hình ảnh rất bất ngờ và cảm động. Ấy là khi quân và dân đang chào cờ, một đội quân đang đi diễu duyệt thì đằng sau có một cháu bé mặc áo yếm hải quân cũng đi đều bước, chân sải dài đi theo rất nghiêm trang. Hình ảnh đó khiến tôi xúc động bởi cách biểu hiện tình yêu Tổ quốc rất trong sáng, hồn nhiên và tự nhiên như máu thịt của cháu bé. Hình ảnh đó cũng làm tôi nghĩ đến những “chú hải quân con” trên đảo, tiếp nối thế hệ cha ông mình giữ lấy biển trời Tổ quốc”.

“Chú hải quân con” ấy là bé Nguyễn Chin Si, con trai của anh Nguyễn Xuân Yên và chị Trần Thị Hoa, một trong những hộ dân sống trên đảo. Si là học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trường Sa (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa). Cháu rất thích đội mũ hải quân, mặc áo yếm hải quân để được như các chú bộ đội. “Bé cứ thích mặc đồ như các chú bộ đội nên mình phải nhờ người thân trong đất liền mua giúp mấy bộ hải quân ra cho cháu. Bé thích lắm, đi đâu cũng mặc” - chị Hoa kể.

Chin Si còn cố gắng để thật giống tác phong của các chú bộ đội. Khi văn công biểu diễn, bé cũng mặc “quân phục” hải quân ngồi ngay hàng ưu tiên dành cho lính đảo, nghe rất chăm chú. Các chú bộ đội đi huấn luyện, Si cũng đòi đi theo. Khi các chú bộ đội huấn luyện điều lệnh, Si cũng có mặt, cũng học theo, làm theo rất chăm chỉ và nghiêm túc. “Chin Si thích ở với các chú bộ đội, thích sinh hoạt với các chú lắm: cùng ăn uống, nghỉ ngơi, học tập. Ngày nghỉ cuối tuần bé cứ quấn quýt với các chú suốt, nhiều khi ngủ lăn ra, các chú phải cõng bé về cho bố mẹ” - anh Đinh Văn Hải, đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn, cho biết.

Si cũng như những đứa trẻ lớn lên ở đảo, gây bất ngờ cho biết bao người khách từ đất liền ra, khi nghe các bé hát Khúc quân ca Trường Sa hùng hồn, dõng dạc và đầy “lửa”. Những giọng hát trẻ thơ non nớt với ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên nhưng khiến người lớn phải rơi nước mắt khi cảm nhận được khí chất của người lính đảo đã thấm vào máu, vào tim, đã truyền vào lời hát của các bé và cảm động bởi tình yêu Tổ quốc rất hồn nhiên của những đứa trẻ ở Trường Sa. “Lớn lên con sẽ là chú bộ đội giữ đảo” - Si nói nở nụ cười trong veo, trong như bầu trời Trường Sa sáng hôm ấy, khi quốc ca vang lên giữa trùng khơi sóng nước...

Hoàng Sa đến Trường Sa


Trên chuyến tàu chở bạn đọc báo Tuổi Trẻ ra khánh thành công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại đảo Đá Tây A có một cô gái mang cái tên rất đặc biệt: Huỳnh Hoàng Sa. “Em trai tôi là Huỳnh Trường Sa. Bố mẹ tôi đặt tên hai quần đảo của VN cho hai đứa con với mong muốn các con lớn lên có thể đi xa quê hương lập nghiệp. Và đó cũng là cách để nhắc chúng tôi luôn nhớ về biển đảo đất nước mình” - Sa giải thích. Cô gái sinh năm 1989 người Phú Yên này tốt nghiệp Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM năm 2011. Hoàng Sa chính là cô gái đã viết đơn tình nguyện xin được ra Trường Sa dạy học vào tháng 9-2011.
Từ những bài viết, những hình ảnh trên báo Tuổi Trẻ, tình yêu biển đảo, yêu Trường Sa đã ngấm vào tâm hồn Sa. Thế nên, khi đang là sinh viên năm 4 - năm cuối cùng của thời sinh viên - trong khi nhiều người đang phân vân tìm chỗ này chỗ nọ, Sa đã có ý định sẽ dạy học ở Trường Sa. “Mỗi người đều mong muốn làm gì đó đóng góp cho Trường Sa. Tôi chọn cách ra Trường Sa để gần hơn cuộc sống ở đó, để được dạy học cho những em nhỏ vốn đã chịu quá nhiều thiệt thòi so với trẻ em TP, đất liền” - Sa nói.
Khi biết tin chỉ có hai giáo viên được chọn và đều là nam, cô khóc sưng cả mắt. Được đi Trường Sa là khao khát của Sa từ lâu. Khi có mặt trên chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” vào tháng 5-2012, Sa không giấu được niềm vui cứ bừng lên trên gương mặt. “Đây là chuyến đi rất có ý nghĩa với mình - Sa nói - Tôi đã được chứng kiến những tình cảm thiêng liêng của mỗi thành viên trên chuyến tàu này dành cho Trường Sa, được tham dự hai buổi lễ tưởng niệm rất xúc động. Khi nhìn vòng hoa trắng kết từ những bông hoa nhỏ thả xuống mặt biển, tôi bỗng nghĩ đến tấm lòng của hàng triệu người dân VN, cùng kết tinh và hội tụ trên chuyến tàu này trong công trình Góp đá xây Trường Sa”.
Hoàng Sa đang là giáo viên tiểu học tại Q.11. Cô cho biết: “Khi được tận mắt thấy những khó khăn, gian khổ của người lính đảo càng thôi thúc tôi thực hiện ước mơ của mình. Từ đây tới lúc lập gia đình, nếu Trường Sa có tuyển giáo viên nữ, tôi sẽ tình nguyện đi ngay. Tôi đi dạy không chỉ là dạy mà đang tích lũy kinh nghiệm để có cơ hội sẽ dạy cho các em nhỏ ở Trường Sa”. Khao khát được dạy học ở Trường Sa không chỉ để “làm một điều gì đó đóng góp cho Trường Sa” mà còn có một lý do rất dễ thương: để chứng minh tình cảm của Sa với người cô yêu - đang là chiến sĩ ở đảo Song Tử Tây...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Quà đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng chùa Trường Sa


Bức tượng này là một trong hai bức tượng do Giáo hội Phật giáo thế giới và chùa Vàng Myanmar tặng cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến Thủ tướng thăm chính thức Liên bang Myanmar.

Cơn mưa đúng hôm lễ Phật đản không ngờ kéo dài suốt cả ngày. Đại đức Thích Giác Nghĩa hướng về bức tượng Phật ngọc đẹp tọa giữa ban thờ Phật nói: “Đây là món quà đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng chùa Trường Sa”.

Tượng Phật ngọc do Thủ tướng tặng chùa Trường Sa lớn.
Tượng Phật ngọc do Thủ tướng tặng chùa Trường Sa lớn.

Được biết, bức tượng này là một trong hai bức tượng do Giáo hội Phật giáo thế giới và chùa Vàng Myanmar tặng cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến Thủ tướng thăm chính thức Liên bang Myanmar (từ ngày 2 đến 4/4). Thủ tướng quyết định tặng lại những món quà đầy ý nghĩa này cho Trung ương Giáo hội Phật giáo VN đặt tại các đảo Song Tử Tây và Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa.

Lễ Phật đản tại Trường Sa Lớn không ồn ào, náo nhiệt như ở đất liền. Đoàn rước khoảng hơn 100 người từ chùa tới cột mốc đánh dấu chủ quyền khoảng vài chục mét. Đại đức Thích Giác Nghĩa rưng rưng với từng lời kinh cầu xin đức Phật độ trì cho quốc thái, dân an, cho Hoàng Sa – Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền Việt Nam trời yên, biển lặng.

Một buổi lễ trầm mặc, diễn ra từ 5h30 tới 7h sáng thì kết thúc. Lúc đó, mưa bắt đầu trút xối xả xuống đảo. Đảo lúc đó như được tắm gội bởi một thứ nước thiêng đầy linh nghiệm mà đức Phật ban cho.

Thị trấn Trường Sa lớn (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “Thủ đô” của Quần đảo Trường Sa. Nhìn từ trên cao, Trường Sa lớn giống hình trái tim màu xanh giữa đại dương mênh mông. Cũng có thể hình dung như chiếc lá bồ đề mà đức Phật ban tặng Việt Nam trên đường ngài đi độ trì cho chúng sinh. Những con sóng dường như mỗi ngày bồi đắp thêm đất cát để trái tim – chiếc lá bồ đề to thêm, đậm sắc xanh.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Bộ trưởng Đinh La Thăng đệm đàn cho chiến sỹ Trường Sa


Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) do Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu, vừa hoàn thành chuyến công tác đặc biệt tới đảo Trường Sa Lớn (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà).


Đảo Trường Sa Lớn được xem là “Thủ đô” của Quần đảo Trường Sa. Nhìn từ trên máy bay, Trường Sa Lớn giống hình trái tim, có người lại ví như viên ngọc màu xanh lá cây giữa biển khơi.

Ngoài những hoạt đông kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hàng hải, Bộ trưởng Đinh La Thăng tới động viên, thăm hỏi cán bộ chiến sỹ và người dân đang làm nhiệm vụ, sinh sống nơi đây.



Thượng tá Đinh Văn Hải (thứ hai, từ trái qua) - Đảo trưởng kiêm Chủ tịch Thị trấn Trường Sa cho biết, quân và dân trên đảo vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.


Đảo trưởng Hải đề đạt nguyện vọng rằng cán bộ, chiến sỹ và người dân nơi đây rất cần một chiếc xe tải nhỏ. Ngay lập tức, Bộ trưởng Thăng hứa Bộ GTVT sẽ chuyển xe trong tháng 6 này.

Thay mặt Bộ GTVT, Bộ trưởng Thăng gửi tặng những món quà thiết thực tới quân và dân Thị trấn Trường Sa.


Đi cùng đoàn công tác, anh hùng lao động thời kỳ đổi mới- Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) Thân Đức Nam cũng trao tặng các chiến sỹ 100 triệu đồng.


Đoàn công tác viếng thăm nhà tưởng niệm Bác Hồ và thăm chùa Trường Sa, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ… cầu cho quốc thái, dân an và Hoàng Sa - Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Dịp lễ Phật Đản, chùa Trường Sa được trang hoàng đẹp, người dân trên đảo và các ngư dân thường xuyên tới chùa chiêm bái và lễ phật.


Các tàu hải quân và tàu tiếp tế dân sự vẫn thường xuyên cập cảng Trường Sa Lớn với những hồi còi vui tai.


Biển Trường Sa vẫn xanh ngắt.


Cả ngày 5-5, trời mưa, gió lớn, Bộ trưởng Đinh La Thăng ôm đàn ghi-ta cùng các cán bộ chiến sỹ Trường Sa hát cho hoàng hôn xuống, hát cho mặt trời lên (lời bài hát Cây đàn ghi ta một dây).


Nhiều chiến sỹ trẻ bất ngờ trước sự hoà đồng của Bộ trưởng Thăng, dù đàn ghi-ta mấy lần đứt dây vẫn không dứt tiếng hát nơi đảo xa.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Đến Trường Sa lớn


Trường Sa Lớn cách  Cam Ranh khoảng 450km, cách Vũng Tàu hơn 500km đường biển, đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông,  diện tích khoảng 0,2km2, là đảo lớn thứ tư của quần đảo Trường Sa.

Thả hoa sau Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Anh: Đỗ Anh Thư
Thả hoa sau Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Anh: Đỗ Anh Thư

Thị trấn giữa trùng khơi

Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, tầu HQ 936 đưa chúng tôi qua các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Cô Lin, Sinh Tồn, Trường Sa Đông, Đá Tây, sau đó đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, Điện Biên, Vĩnh Phúc, quân chủng Hải Quân đã cập bến đảo Trường Sa Lớn.
Trường Sa Lớn cách  Cam Ranh khoảng 450km, cách Vũng Tàu hơn 500km đường biển, đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông,  diện tích khoảng 0,2km2, là đảo lớn thứ tư của quần đảo Trường Sa. Hiện đảo Trường Sa Lớn là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận như đảo An Bang, bãi Thuyền Chài, ...
Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa – Trưởng đoàn công tác cho biết, chuyến công tác lần này là tiếp tục khảo sát cụ thể tình hình cuộc sống của quân và dân trên đảo. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tầm vĩ mô để cho huyện đảo Trường Sa phát triển bền vững.

Sau giờ học của các em học sinh trên đảo.
Sau giờ học của các em học sinh trên đảo.

Một điều rất đáng ghi nhận là đến thăm lần này, đoàn đã được chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thị xã Trường Sa Lớn, đời sống của quân và dân được cải thiện rõ rệt. Trên đảo  có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn, Trạm khí tượng, trạm y tế, lớp học mẫu giáo lớn và các lớp cấp tiểu học...
Thị trấn nhìn từ xa đã tỏ rõ dáng hình của một đô thị nhỏ với Nhà khách Thủ đô – quà tặng của nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng quân và dân trên đảo - duyên dáng khoe mình ngay lối dẫn từ cầu tàu đi lên. Chưa kể một chòi đá cao 5,5m ở mũi phía nam, một  đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống. Trên đảo còn có  giếng nước lợ sử dụng được, là nguồn  nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa.
Theo thượng tá Đinh Văn Hải - Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn, cùng với đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, đây là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Năm 2011 và quý I/2012 đã tạo điều kiện cho 185 lượt tàu đánh cá của ngư dân ra khai thác hải sản, đồng thời hỗ trợ nước ngọt, khám, điều trị và cấp thuốc cho 243 trường hợp (ngư dân 177, nhân dân 66) và nhiều thuốc chữa bệnh cũng như vật dụng sinh hoạt khác.

Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió

Thượng tá Đinh Văn Hải cũng cho biết, đảo ở xa đất liền, môi trường khí hậu khắc nghiệt. Cuối năm 2011 mưa to gió lớn, áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 1 đến sớm trái với quy luật nên có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo. Mặc dù vậy, quân và dân trên đảo đã chủ động khắc phục khó khăn, nhiều hộ gia đình đã tích cực tăng gia, chăn nuôi, đánh bắt hải sản.
Cụ thể, đã trồng được 21.920kg rau xanh (bình quân 92kg/ng/năm). Tổng sản phẩm thu hoạch là 414.364.500 đồng, đưa vào cải thiện 331.491.600 đồng, bình quân đạt 1.649.212 đồng/người/năm. Ngoài ra trên đảo còn trồng nhiều cây xanh, cây ăn quả, đã chiết được 486 cây, trồng mới 714 cây xanh các loại, làm cho đảo “trắng” trước đây giờ xanh mát.

Tặng hộp đất lấy tại khu đất có “cây di sản Việt Nam” ở Vĩnh Phúc cho Trường Sa.
Tặng hộp đất lấy tại khu đất có “cây di sản Việt Nam” ở Vĩnh Phúc cho Trường Sa.

Đến thăm lớp học chừng 20m2, 1 cô giáo với 7 học sinh đủ các cấp học từ mẫu giáo lớn đến lớp 5 (chỉ thiếu lớp 4). Giảng toán cho lớp 3 xong quay sang kiểm tra bài làm văn của lớp 5, lại vội chỉnh nét chữ cho bé lớp mẫu giáo lớn - hình ảnh không mấy xa lạ ở các lớp ghép từng phổ biến một thời ở các vùng sâu, vùng xa, nay đã không còn thấy nhiều, nhưng đó lại là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, nếu không muốn nói là đặc trưng của các lớp học nơi đảo xa này.
Thị trấn đảo Trường Sa Lớn chúng tôi đến hôm nay cũng tương tự thế, hơn ở chỗ đây là đảo duy nhất có giáo viên chuyên trách cho các lớp học chứ không chỉ toàn cán bộ xã kiêm nhiệm nhiệm vụ dạy học như bên Sinh Tồn hay Song Tử Tây... Việc chăm sóc sức khỏe quân và dân trên đảo cũng được chú trọng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, sắp sinh nhưng bị thai ngang rất nguy hiểm, đảo phải điện ra bờ điều máy bay trực thăng vào, đưa thêm bác sĩ, rồi tiếp máu cùng những thiết bị y tế; 2 mẹ con được cứu kịp thời, nay cháu Nguyễn Ngọc Trường Xuân vừa mừng sinh nhật tròn 1 tuổi trước hôm chúng tôi đến ít ngày. Điều đáng nói hơn, không chỉ là công dân bé nhất của đảo thời điểm này, bé Nguyễn Ngọc Trường Xuân còn là công dân đầu tiên, cũng là duy nhất, được sinh ra trên đảo Trường Sa Lớn.
Thể theo nguyện vọng của quân và dân trên quần đảo, cũng như của các vị chư tăng, đợt công tác này có 5 nhà sư ra trụ trì gồm 2 vị ở chùa Song Tử Tây, 2 vị ở đảo Sinh Tồn. Chúng tôi đã được nghe Đại Đức Thích Ngộ Thành gõ tiếng chuông đầu tiên tại chùa Trường Sa Lớn.
Cũng tại chùa, đặc biệt có tượng Phật ngọc Thích ca Mâu ni do Liên đoàn Phật giáo Thế giới tặng Thủ tướng Chính phủ tại chùa Vàng Shwedagon (Myanmar), nay Thủ tướng tặng cho chùa Trường Sa Lớn. Đại đức Thích Trí Thành đã cầu nguyện cho quốc thái dân an, vùng biển hòa bình, hữu nghị và phát triển, cầu cho hương hồn các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống vì sự nghiệp xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc được siêu thoát, nhân dân an lạc, cán bộ chiến sĩ trên đảo vạn sự cát tường như ý.
Thấu hiểu và chia sẻ  những vất vả của quân và dân trên huyện Trường Sa, phong trào “Hướng về Trường Sa thân yêu” được cả nước nói chung, cũng như Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói riêng đã quan tâm, đến nay hầu hết các đảo đã được xem truyền hình, các điểm đảo đều có máy vi tính, máy lọc nước, thư từ báo chí...
Với tình cảm với Trường Sa - vùng biển thiêng liêng của tổ quốc, chính quyền, đoàn thể cũng như các doanh nghiệp trong đoàn đã mang nhiều phần quà rất thiết thực tặng cho quân và dân trên đảo Song Tử Tây. Cụ thể, Bộ tư lệnh Hải quân, văn phòng UBND, các ban ngành, doanh nghiệp... của tỉnh Khánh Hòa tặng 19 thùng hàng gồm các trang thiết bị trường học, các nhu yếu phẩm thiết yếu... Điện lực Vĩnh Phúc tặng 205 triệu đồng của cán bộ công nhân viên toàn công ty phát động ủng hộ 1 ngày lương. Ngoài ra tỉnh còn tặng tượng Bác Hồ bằng đồng, tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, 5 bộ máy vi tính, 2 tủ lạnh, bóng đèn tiết kiệm điện...
Đặc biệt hộp phần đất Vĩnh Phúc mang cùng cây trồng tặng huyện đảo Trường Sa rất có ý nghĩa. Đất lấy tại khu đất có “cây di sản Việt Nam” ở  miếu Ghè, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc - nơi thờ 2 vị Thánh Cô có công đánh giặc giữ nước. Tỉnh Vĩnh Phúc còn mang 2 cây đại, 1 cây bồ đề, 1 cây trúc tặng chùa Trường Sa Lớn.
Ông Ngô Hà Thái - Phó Tổng Giám đốc TTXVN, đã thay mặt tập thể cán bộ, phóng viên TTXVN tặng 1 tủ sách để xây dựng thư viện trên đảo với gần 3.000 đầu sách, 1.000 cuốn tạp chí, máy tính truy cập Internet... đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân huyện đảo, phần nào bớt đi  những khó khăn cho các chiến sĩ, nhân dân Trường Sa để vượt lên bám biển, giữ cho bằng được chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Khai thác các nguồn lợi từ biển

Đến thăm và làm việc với huyện đảo Trường Sa Lớn, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa thay mặt lãnh đạo tỉnh đề nghị và kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đối với tinh thần Trường Sa vì cả nước, cả nước vì Trường Sa, hãy nghiên cứu đóng góp kinh phí hoặc trực tiếp triển khai để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên đảo, trước mắt là đầu tư 3 tàu đánh bắt thủy sản 33 CV và 3 khu chăn nuôi, tập trung tại 3 xã đảo là Song Tử Tây, Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa Lớn để cải thiện bữa ăn cho bộ đội, nhân dân trên đảo, cũng như cải tạo cảnh quan môi trường trên các đảo.

Lễ tưởng niệm.
Lễ tưởng niệm.

Chuẩn đô đốc -  Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân cho biết, cùng với Quân chủng Hải quân còn có các cấp, các ngành, các tỉnh thành, các doanh nghiệp, với hành động thiết thực và hiệu quả góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cũng như đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần để quân dân huyện đảo Trường Sa ấm lòng, yên tâm hơn và vững tin vào đất liền, yêu mến  gắn bó với biển đảo.
Quân và dân huyện đảo Trường Sa vượt qua mọi khó khăn, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió, xây dựng huyện đảo ngày càng giàu mạnh. Chuẩn đô đốc cũng cảm ơn những người dân đã sẵn sàng rời đất liền, chọn đảo là nhà của mình, bên cạnh đó cũng ghi nhận sự cố gắng rèn luyện của các chiến sĩ trên đảo xa.
Qua kiểm tra thực tế và nghe báo cáo, đoàn công tác  đã có nhiều cảm xúc và tình cảm khác nhau, nhưng tựu trung là ngạc nhiên, khâm phục, chia sẻ và tin tưởng vào QĐNDVN, vào Hải quân trong việc nắm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, thực hiện thành công chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020.
Ông Trần Sơn Hải cũng cho rằng, trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho các xã, thị trấn huyện đảo thì chăm lo đến đời sống cán bộ, nhân dân  trên đảo được đặt lên hàng đầu. Đồng thời việc hỗ trợ, giúp đỡ cho ngư dân của các địa phương đến đánh bắt hải sản tại vùng biển, vùng đảo cũng nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, góp phần xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.
Trường Sa là tiền đồn Tổ quốc, nhưng để tiền đồn được vững mạnh như ngày nay, đã có sự góp sức quan trọng của các anh các chị, những người con của Trường Sa. Tiến ra biển, làm chủ biển và khai thác các nguồn lợi từ biển đang là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với cả dân tộc ta.