Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo Đá Chữ Thập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo Đá Chữ Thập. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Không còn là “tàu lạ”


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Tau ca Trung Quoc xam pham Truong Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.