Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ quyền Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ quyền Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Trường Sa luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền


Trong những năm qua, được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tạo điều kiện, PV đã có nhiều chuyến công tác ra Trường Sa để ghi nhận hình ảnh đất đảo, cuộc sống của quân và dân ở vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.
Chào cờ trên đảo Trường Sa
Chào cờ trên đảo Trường Sa
Triển lãm ảnh với 136 tấm ảnh bình dị nhưng đã phản ánh được nỗ lực lớn lao, sự hy sinh cao cả của người dân đảo, những người lính hải quân ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời Tổ quốc.
Là một tờ báo chính trị – xã hội, đối tượng phục vụ chính là các tầng lớp bạn đọc nói chung và thanh niên nói riêng, ngoài việc không ngừng cải tiến nội dung, tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa – thể thao sau mặt báo, BBT còn tổ chức nhiều chương trình hướng về biển đảo như Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi, Tri ân liệt sĩ Gạc Ma, Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1, hướng đến gia đình những người con ưu tú của đất nước đã anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển Đông, những ngư dân nghèo khó nhưng luôn khát khao vươn ra khơi xa làm kinh tế biển để góp phần canh giữ, bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng.
Triển lãm ảnh lần này ngoài các chủ đề xoay quanh Trường Sa thân yêu như: Nhịp sống Trường Sa, Không xa đâu Trường Sa ơi, Sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, Thần tốc đến Trường Sa, Công dân nhí nơi đầu sóng… còn có các chùm ảnh về các chương trình: Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi, Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và nhà giàn DK1…
BBT xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về Trường Sa thân yêu trong triển lãm này:
Trường sa thân yêu
Chiến sĩ trẻ Trường Sa
Trường sa thân yêu
Nhà lưu niệm Bác Hồ trên đảo Trường Sa Lớn
Trường sa thân yêu
Trẻ em ở Trường Sa
Trường sa thân yêu
Đảo chìm giữa biển Đông
Trường sa thân yêu
Tiến lên nhà gian DK1
Trường sa thân yêu
Lễ tưởng niệm
Trường sa thân yêu
Sẵn sàng chiến đấu
Trường sa thân yêu
Xuất kích trong đêm tuần tiễu Trường Sa
Trường sa thân yêu
Phút giải lao của lính đảo
Trường sa thân yêu
Canh gác nơi đảo xa
Trường sa thân yêu
Vòng hoa trên biển Đông
Trường sa thân yêu
Quà đất liền đến với Trường Sa
Trường sa thân yêu
Chuyển quà ra đảo
Trường sa thân yêu
Chuẩn bị đón khách từ đất liền
Trường sa thân yêu
Phút đầu gặp gỡ
Trường sa thân yêu
Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ trên đảo
Trường sa thân yêu
Chương trình văn nghệ của lính đảo
Trường sa thân yêu
Giao lưu văn nghệ với lính đảo Sông Tử Tây
Trường sa thân yêu
Văn nghệ hát song ca
Trường sa thân yêu
Tìm hiểu thông tin về chủ quyền biển đảo
Trường sa thân yêu
Tặng quà lưu niệm
Trường sa thân yêu
Hẹn gặp lại!

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Quốc tế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công nhận đường 'lưỡi bò'


Tuy có những đánh giá khác nhau về nội dung và tính chất của “đường lưỡi bò”, một số học giả Trung Quốc và Đài Loan vẫn cố tình khẳng định rằng, đường này đã được quốc tế công nhận rộng rãi.

Quốc tế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công nhận đường 'lưỡi bò'
Quốc tế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công nhận đường 'lưỡi bò'

Các học giả Đài Loan giải thích, đường này thể hiện yêu sách đối với các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm trong phạm vi “đường lưỡi bò” từ năm 1946. Còn các học giả Trung Quốc cho rằng, đây là đường biên giới truyền thống trên Biển Đông và Trung Quốc yêu sách không chỉ các địa vật mà cả vùng nước bên trong và kế cận.
Theo họ, trước những năm 1960 và 1970, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các nước Đông Nam Á khác đều không đưa ra phản đối yêu sách “đường lưỡi bò”. Điều đó chứng tỏ, các nước này đã công nhận và mặc nhiên chuẩn y đường này cũng như “tính chất lịch sử” của nó. Điều đó cũng chứng tỏ, các quốc gia này đã công nhận cả 4 quần đảo (Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, kể từ khi Trung Quốc xuất bản bản đồ có “đường lưỡi bò” từ năm 1948 đến năm 2009, nước này chưa bao giờ đưa ra yêu sách chính thức vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” là “vùng nước lịch sử”.

Đại diện của Trung Quốc tham gia Hội nghị của Liện Hợp Quốc về Luật Biển lần thứ 3 đã không có tuyên bố gì về “đường lưỡi bò”. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và công bố các văn bản quy phạm pháp luật về biển của mình, Trung Quốc cũng không hề đề cập đến “đừng lưỡi bò”. Chẳng hạn như Tuyên bố quy định lãnh hải 12 hải lý năm 1958; Luật về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992; Luật về Đường Cơ sở lãnh hải năm 1996; Luật về vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa năm 1998; Luật về quản lý và sử dụng biển năm 2001; Luật về nghề cá năm 2004,…

Theo luật pháp quốc tế, một yêu sách có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia hợp pháp phải thể hiện rõ ràng, công khai ý chí về chủ quyền trên lãnh thổ mà quốc gia đó yêu sách. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử; ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội biết được cái gì đang diễn ra.

Theo TS. Hoàng Việt, giảng viên Trường Đại học Luật TP. HCM, việc cho xuất bản bản đồ của một cá nhân mà không công bố rõ ràng trước cộng đồng quốc tế thì không thể gọi là một yêu sách lãnh thổ của một quốc gia được.

Vì Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò”, tính đến năm 2009, nên các quốc gia khác không đưa ra phản ứng chính thức gì cũng là một điều dễ hiểu. Sự im lặng đó không thể hiểu là “mặc nhiên thừa nhận” được. Chưa nói đến, trong thực tế, cộng đồng khu vực và quốc tế đã không hề im lặng mỗi khi nhìn thấy “đường lưỡi bò” xuất hiện trong các tài liệu, bản đồ, sơ đồ,… do Trung Quốc phát tán trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Liên quan đến “4 quần đảo” giữa Biển Đông mà Trung Quốc khẳng định rằng, họ có “chủ quyền lịch sử”, đã được công nhận rộng rãi trên trường quốc tế, nên họ có quyền vạch ra“đường lưỡi bò” để xác định các “vùng biển liên quan”, “vùng biển liền kề”. Chúng ta hãy xem xét luận điểm này thông qua một số sự kiện chủ yếu có liên quan đến phản ứng của các nước trước những tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này.

Sự kiện đáng chú ý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thể không nhắc đến là, theo yêu cầu của ông Gromyko (đại diện của Liên Xô), trong phiên họp toàn thể ngày 5/9/1951 tại Hội nghị San Francisco, Nhật Bản phải thừa nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với một loạt lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng đề xuất này đã bị 46 nước trong tổng số 51 nước có mặt ngày hôm đó bác bỏ.

Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM cho biết: “Chính Thủ tướng của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu, lúc bấy giờ, đã trịnh trọng tuyên bố trước Hội nghị ở San Francisco rằng, để xóa tan những nghi ngờ, những mầm mống xung đột về sau thì Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như nó đã vốn có từ trước. Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của hội nghị.”

Như vậy, trong các tuyên bố hay các thỏa thuận đa phương, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được xem là của Trung Quốc. Nói cách khác, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận hai quần đảo này thuộc Trung Quốc. Thực tế này cùng những đòi hỏi chủ quyền của Philippines và Malaysia đối với hầu như toàn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy, không thể nói “đường đứt khúc 9 đoạn” trên Biển Đông đã được các nước khác công nhận.

Các quốc gia chỉ có thể phản đối một khi quốc gia kia đã nêu yêu sách chính thức và rõ ràng. Chúng ta đã bàn chi tiết về đặc điểm mập mờ của “đường lưỡi bò” của phía Trung Quốc. Do đó, chỉ có thể phản đối yêu sách này trong trường hợp Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách.

Các học giả quốc tế thống nhất cho rằng, thời điểm Trung Quốc gửi hai Công hàm ngày 7/5/2009 lên Liên Hợp Quốc, trong đó có kèm bản đồ “đường lưỡi bò” mới là thời điểm đầu tiên bản đồ này xuất hiện công khai trước cộng đồng quốc tế.

Và ngay khi “đường lưỡi bò” chính thức xuất hiện trước cộng đồng quốc tế, ngày 8/5/2009, Việt Nam đã gửi Công hàm để phản đối.

Công hàm này nêu rõ: “Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo này. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như được minh hoạ trên bản đồ đính kèm với các Công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế, do đó vô hiệu.”

Ngày 8/7/2010, Indonesia, một quốc gia không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông, đã chính thức gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách này của Trung Quốc. Công hàm của Indonesia viết: “Cái gọi là “bản đồ đường đứt đoạn” kèm theo Công hàm số: CML/17/2009, ngày 7/5/2009 nói trên rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đi ngược lại các quy định của Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc.”

Ngày 5/4/2011, Philippines cũng gửi một Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Trong tuyên bố ngày 23/7/2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã lên tiếng phản đối những yêu sách biển không tuân thủ Công ước Luật biển 1982 mà “đường lưỡi bò” chính là đối tượng được nhắc đến.

Ông Marvin Ott, Giáo sư Trường Đại học Johns Hopkins cho rằng: “Bằng cách tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông thông qua “đường lưỡi bò”, có nghĩa rằng, toàn bộ khu vực này thuộc về Trung Quốc thì không có một quốc gia lớn nào trên thế giới có thể ủng hộ đòi hỏi này. Mỹ không ủng hộ. Ấn Độ không ủng hộ. Cộng đồng châu Âu không ủng hộ. Australia không ủng hộ. Nhật Bản không ủng hộ. Không có nước nào ủng hộ tuyên bố này của Trung Quốc.”

GS. Erik Franckx, Trưởng Khoa Luật Quốc tế và châu Âu, Đại học Brussel, Bỉ phân tích, “những hành động vừa nêu tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế cần thiết để tạo nên các hành động phản đối có hiệu lực pháp lý, do đó, “đường lưỡi bò” không thể được sử dụng chống lại các quốc gia phản đối. Tiêu chuẩn về mặt thời gian cũng đã được đáp ứng vì các quốc gia đã phản đối ngay khi có các hành động của Trung Quốc. Yêu cầu về mục đích rõ ràng cũng được đáp ứng vì các tuyên bố của Việt Nam và các nước khác rõ ràng nhằm mục đích ngăn chặn việc có hiệu lực các hành vi pháp lý mới của Trung Quốc ”.

Bà Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư Công pháp và Khoa học Chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận: “Điều quan trọng là phải có sự đồng ý của các quốc gia khác thì đó mới có thể coi là quyền hợp pháp. Nếu các nước khác không đồng ý thì không thể gọi là Trung Quốc có quyền và có tính hợp pháp về “đường lưỡi bò” được.”

Hơn nữa, điều đáng nhấn mạnh ở đây là, trong các văn bản quy phạm pháp luật do Trung Quốc công bố không những không nhắc đến “đường đứt khúc 9 đoạn”, mà ngay cả nội dung thể hiện trong đó còn mâu thuẫn với quan điểm chính thức của Trung Quốc về “đường lưỡi bò”.

Chẳng hạn, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải năm 1958 quy định: “Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố: Bề rộng lãnh hải của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa quần đảo và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc được tách rời khỏi lục địa và các đảo ven bờ bởi biển cả.”

Như vậy, Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc đã xác định rõ ràng, các đảo bị tách biệt bởi biển cả, tức là vùng biển tự do quốc tế, chứ không phải là “vùng nước lịch sử” thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó.

Thêm nữa, Tuyên bố của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992; Tuyên bố của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải năm 1996,… đều có những nội dung mâu thuẫn tương tự.

Thượng nghị sỹ John McCain, một chính khách và từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hoà khẳng định, tuyên bố của Trung Quốc như vậy là không đúng sự thật: “Trung Quốc đã tuyên bố đường đứt khúc 9 đoạn. Họ cho rằng, phần lớn khu vực Biển Đông thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một tuyên bố không đúng sự thật. Khu vực này là vùng biển quốc tế”.

Các học giả Trung Quốc còn viện dẫn một số trường hợp yêu sách vùng nước lịch sử trong thực tiễn quốc tế như yêu sách của Liên Xô cũ ngày 20/7/1957 tại vịnh Pierre Đại đế; yêu sách của Libya ngày 11/10/1973 tại vịnh Sidra. Theo họ, các ví dụ này chứng tỏ trong thực tiễn quốc tế, luật về các vịnh lịch sử đã có được một quy chế pháp lý riêng biệt và như vậy, yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc là hợp pháp. Cần phải khẳng định ngay rằng, lập luận này chỉ dựa trên cơ sở một số trường hợp yêu sách quá đáng vùng nước lịch sử mà pháp luật quốc tế luôn phê phán. Các trường hợp này không tạo ra được tiền lệ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế và không được quốc tế công nhận.

Như vậy, rõ ràng, “đường đứt khúc 9 đoạn” chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông, được Trung Quốc “biến hóa” thành “vùng nước lịch sử” là không có cơ sở pháp lý. Giáo sư Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải Dương Trung Quốc) đã phê phán: “Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục, chính là sự kiểm soát thực tế… Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa? Người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không? Có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có”thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa chúng ta không có được điều đó”.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Phút trải lòng của CTN Trương Tấn Sang


(Blog Tập viết báo) - TVB đọc bài này xong thì có nhiều ngẫm nghĩ lắm muốn làm chén trà cùng độc giả. Là một con người bình thường khi mất đi trên đời này cái mà người ta mong muốn vẫn là để lại cái gì đó tốt đẹp, có thể không to lớn với thế giới nhưng chí ít cũng mong có tiếng thơm với bà con xóm giềng. Lớn hơn nữa là những người có địa vị trong xã hội, địa vị càng cao thì càng mong muốn mình được tôn trọng, để nhiều người thấy mình luôn trong trạng thái, vị thế tốt đẹp.
Nói xà quần nhiều như vậy đại ý của TVB là để độc giả hiểu rõ làm đến chức vị Chủ tịch nước, Thủ tướng,... thì cái họ mong muốn không phải khi thoái vị, khi mất đi lại để tiếng xấu cho ngàn đời sau với dân tộc Việt. Họ làm gì không thể nào tránh khỏi "180 triệu con mắt" như Chủ tịch nước đã nói, vì một hai căn nhà, vì vài triệu đô la để rồi trăm triệu dân Việt sau này phải chữi rủa, đó là chưa nói tiếng xấu mà con cháu họ phải mang trên mình. Thiết nghĩ đó không phải là những điều mà ở vị trí như Họ là không thấy và nghĩ đến được. Thôi lan man thế đủ rồi, độc giả điểm tin nhé, chén trà cũng đã cạn rồi....
"Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tâm sự với cử tri quận 4, TP.HCM.
Ngày 18/10, ngày thứ hai tiếp xúc với cử tri TP.HCM trước kỳ họp QH, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục chia sẻ những bức xúc trong chống tham nhũng.

Hèn nhát thì xin nghỉ

Một lần nữa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, mặc dù Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình còn nhiều phức tạp, mức độ tham nhũng đang gia tăng hết sức nghiêm trọng.
“Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng… Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến”, Chủ tịch nước nói.
Để nhấn mạnh đến chống tham nhũng, Chủ tịch nước đã nói về mình. “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Chủ tịch nước cũng nhận khuyết điểm khi không bảo vệ được những người bị trù úm khi tố cáo tham nhũng. “Đúng là trong thực tế có những người đấu tranh chống tham nhũng bị trù dập, nhiều khi gia đình tan tác. Chúng tôi có lỗi lớn là không bảo vệ nổi những con người đó. Một số cán bộ nói với tôi rằng, nếu tôi đấu tranh thì chúng tôi có tồn tại được không? Tôi đã trả lời họ, nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”, Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm/Vnn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm/Vnn.
Cử tri Dương Xuân Biểu, phường 6, nhắc lại ý kiến của một cử tri xung quanh trách nhiệm của những người đứng đầu về nhiều vụ việc gây bức xúc vẫn chưa được làm đến đến chốn. Không chỉ có những “Vinashin”, “Vinalines” tai tiếng, mà ngay đến những “tác giả” của hành động phá nhà dân tại vụ cưỡng chế Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng chưa thấy bị xử lý.
Cử tri Phạm Nhật Toàn đặt câu hỏi: “Các vụ tham nhũng tiêu cực lớn thời gian qua chỉ thấy xử lý người đứng đầu các đơn vị sai phạm, còn trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đến đâu thì không thấy nói?”.
“Chúng tôi hiểu là chưa quy trách nhiệm hành chính cơ quan quản lý nhà nước thì hình như toàn Đảng toàn dân không hài lòng” - Chủ tịch nước bày tỏ. “Vụ việc này Bộ Chính trị đã nghe hai phiên rồi, không xong. Sẽ còn mấy phiên nữa, làm rất rõ vấn đề này” - Chủ tịch nước khẳng định.
Nói tới vấn đề “văn hóa từ nhiệm” mà các cử tri đề cập, Chủ tịch nước cho rằng, thời gian tới, Quốc hội sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Mỗi vị trí lãnh đạo, kể cả chức danh Chủ tịch nước đều phải rất thẳng thắn, cùng xem xét mức độ tín nhiệm trước dân như thế nào? “Nếu tín nhiệm thấp, tôi sẵn sàng từ chức”. Chủ tịch nước bày tỏ.
“Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”, ông nói tiếp.

Không giấu diếm 'đồng chí X.'

Trước băn khoăn của cử tri Dương Xuân Biểu về việc chưa nêu rõ danh tính của một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị trong thông báo nội dung kiểm điểm hội nghị Trung ương 6, Chủ tịch nước đề nghị, những gì người dân chưa rõ, xin mời phản ánh đến Bộ Chính trị. Về danh tính của cá nhân đồng chí trong Bộ Chính trị, tới đây cũng được chuyển đến cử tri để biết rõ, không giấu diếm.

Vừa nhu vừa cương trong vấn đề biển đông

Về các nội dung liên quan đến đường lối đối ngoại, bảo vệ chủ quyền của đất nước, Chủ tịch nước cho rằng những nội dung này không mới, đã từng được giải đáp trong những lần tiếp xúc trước đây, nhưng một khi nêu ra, Chủ tịch nước vẫn đáp ứng. Chủ tịch nước nhấn mạnh, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm và quan điểm Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tiến hành thường xuyên, kết hợp cả đối nội đối ngoại.
“Công cuộc phát triển kinh tế ở biển Đông được tiến hành như thế nào, mọi người đều rõ. Luật Biển đã được Quốc hội thông qua như thế nào, cử tri đều biết. Khi hệ thống pháp luật xác lập chủ quyền biển đã xây dựng, thì có phải “nhu nhược” hay không? Chủ tịch nước nhấn mạnh, “trị quốc” phải bình tĩnh, tâm nóng nhưng đầu phải lạnh. Quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực tiếp tục tăng cường, những gì gây phương hại thì sẽ cùng trao đổi,” Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước dẫn chứng: “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 9 lô dầu khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến hành thăm dò bình thường”. Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam sẽ không dừng lại công cuộc phát triển kinh tế trên biển Đông. Không chỉ dầu khí mà thủy sản, du lịch cũng mời gọi hợp tác quốc tế, dù có những lúc khó khăn nhưng vẫn tiến hành theo mục tiêu.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Tau ca Trung Quoc xam pham Truong Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Biển Đông: Câu chuyện về cá


Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là có thật. Tranh chấp Trung-Phi về cá gần đây tạo nên “mô hình bãi cạn Scarborough”. Trung Quốc sẽ thừa cơ tiếp tục khẳng định chủ quyền tại các khu vực khác bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính, hải giám. 

Biển Đông: Câu chuyện về cá
Biển Đông: Câu chuyện về cá

Thời tiết xấu vừa qua là tin tốt cho bãi cạn Scarborough, đó là một chuỗi các bãi đá và rạn san hô đang có tranh chấp tại Biển Đông. Cơn bão Butchoy đầu tháng có tác động phá vỡ hai tháng căng thẳng giữa tầu thuyền của hai nước Philippines và Trung Quốc, điều này đã khiến những nỗ lực ngoại giao hai nước giảm căng thẳng. Nhìn tổng thể thì có vẻ như tranh chấp xảy ra là do sự lớn mạnh Hải quân, tài nguyên dầu mỏ và sự trỗi dậy đầy quyết tâm Trung Quốc, tuy nhiên sự việc Scarborough vừa qua thực sự chỉ quanh câu chuyện: đánh bắt cá.

Đây có thể coi như bài học đối với trường hợp tranh cãi về đánh bắt cá thông thường, tuy nhiên cũng có thể trở thành cuộc khủng hoảng, và nó có thể làm sụp đổ toàn bộ một khu vực. Và bất chấp việc đưa ra đòi hỏi quá nhiều đối với tiềm năng dự trữ năng lượng lớn tại Biển Đông, việc đánh bắt cá đã nổi lên như một tác động có khả năng lớn gây tranh chấp. Đời sống kinh tế của các nước như là Phillipines và Việt Nam đều phụ thuộc vào biển. Và Trung Quốc thì lại là nước tiêu thụ và xuất khẩu về cá lớn nhất thế giới. Thêm nữa đánh bắt cá ven bờ ngày càng làm cạn kiệt những nguồn cá dọc khu vực Đông Nam Á, các ngư dân đành phải tiến xa hơn đến những vùng có tranh chấp.

Những điều này đang làm tăng thêm một xu hướng (đang được sử dụng) như là gây rối, tịch thu phương tiện đánh bắt cá, giam giữ và ngược đãi đối với ngư dân. Việc tiếp tục gia tăng những căng thẳng là cách mà các nước trong khu vực đơn phương sử dụng lệnh cấm đánh bắt cá để nhằm khẳng định quyền tài phán đối với các vùng biển có tranh chấp bằng việc viện cớ là nhằm bảo vệ môi trường. Đáng lo ngại là những tuyên bố về chủ quyền cũng nhằm mục đích biện minh cho việc tuần tra dân sự lớn hơn trên biển, tuy nhiên điều này lại là nguyên nhân đối với những va chạm với các tàu cá. Và một khi xảy ra chuyện tàu thuyền bi đâm vào ban đêm, tinh thần yêu nước của cả nước sẽ dâng cao và điều này hạn chế khả năng của  các chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp và nó gieo mầm cho những rắc rối sau này.

Cách hành xử bất hợp tác của Trung Quốc làm gia tăng trầm trọng nguy cơ tranh chấp trong khu vực, chính quyền địa phương của Trung Quốc tại các vung ven biên đã chủ động khuyến khích ngư dân nước họ tiến xa hơn tới các vùng biển có tranh chấp để nâng cao nguồn thu và bằng cách đó để thực thi chính quyền. Ví dụ như là bằng việc giảm đăng ký cho các tầu đánh cá nhỏ, chính quyền địa phương bắt buộc ngư dân phải nâng cấp và trang bị cho thuyền của họ các hệ thống định vị vệ tinh, bằng cách này họ có thể đi xa hơn, đồng thời khân cấp thông báo tới các lực lượng chấp pháp địa phương trong trường hợp xảy ra va chạm trên biển.

Trong lúc đó một vài cơ quan chấp pháp dân sự biển của Trung Quốc trực tiếp tranh đấu nhau để giành ngân sách và vị thế của minh bằng việc tăng cường chất lượng và số lượng tàu thuyền của họ. Mặc dù được trang bị vũ khí ít hơn và ít đe dọa hơn tàu hải quân, tuy nhiên tàu của lực lượng ngư chính lại  triển khai dễ dàng hơn và áp sát các cuộc chạm chán một cách thuận lợi hơn. Điều này giải thích vì sao tàu của lực lượng chấp pháp Trung Quốc giữ vị trí trung tâm trong các vụ va chạm gần đây chứ không phải tàu hải quân.

Tất nhiên là Bắc Kinh có các động cơ khác, các vụ việc liên quan đến đánh bắt cá như vụ Scaborough tạo điều kiện cho Trung Quốc khẳng định yêu sách chủ quyền bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính để bảo vệ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc theo cách được xem như là các vòng chính sách của Trung Quốc kiểu như “mô hình bãi cạn Scarborough”. Và hơn nữa là khả năng triển khai như tại Trung Quốc đang diễn ra cuộc bàn luận để làm sao đảm bảo sự hiện diện thường xuyên hơn của các tàu ngư chính tại khác khu vực tranh chấp.

Do các khu vực đánh bắt cá nay trở thành ranh giới đầu tiên đối với những tranh châp chủ quyền tiềm ẩn tại Biển Đông, một thách thức cho các quốc gia có tranh chấp sẽ là nhằm phân chia cạnh tranh nguồn lực từ các đòi hỏi về yêu sách lãnh thổ. Vậy thì tại sao không bắt đầu từ việc đánh bắt cá? Những tuyên bố chung giữa các bên yêu sách nhằm bảo vệ nguồn cá có thể giúp đảm bảo đủ lượng cá cho tất cả các bên và giảm rủi ro đối với các cuộc đụng độ sau này.

Tuy nhiên là không có cách nào khác sự thật là ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất có khả năng giữ vai trò giải quyết thì đã không có hành động gì. Ví dụ như vụ việc tàu Trung Quốc và Philippines hằm hè nhau trong thời gian hơn hai tháng, thì ASEAN vẫn bị chia rẽ. Campuchia hiện đang giữ chiếc ghể chủ tịch ASEAN vẫn cố gắng nhằm tránh mất lòng Trung Quốc, ngăn chặn tuyên bố yêu cầu các nước thực hiện kiềm chế. Nguyên chủ tịch ASEAN, Indonesia đã tham gia làm trung gian để giải toả căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines. Trong thời gian Indonesia giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2011, sau mười năm thảo luận, ASEAN cuối cùng đã có thể đồng ý những hướng dẫn thực hiện COC cho Biển Đông. Giờ đây việc hoàn thiện COC đang được thảo luận và nó có thể sẽ là một chặng đường dài việc trước để tránh xảy ra những Scarborough khác trong tương lai. Và điều đo không phải là câu chuyện về cá.

Theo Foreign Policy

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Trường Sa – nơi máu thịt Tổ Quốc


Không ít người đang tận hưởng những giây phút yên bình với gia đình và công việc mà không hề biết rằng vẫn có nhiều người lính vẫn chiến đấu, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. 
Những ngày vượt sóng gió ra với Trường Sa lớn, Sơn Ca, Nam Yết, với nhà giàn DK1, ngồi bên nấm mộ các anh, chúng tôi mới hiểu cái giá phải trả cho giây phút hạnh phúc của mình và bao người…  

Những cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn kiên cường, anh dũng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao
Những cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn kiên cường, anh dũng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tháng tư ở Trường Sa

Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử nắng chói chang, gió thổi nhẹ và biển lặng. Một cán bộ Quân chủng Hải quân bảo với chúng tôi: “Mùa này tranh thủ biển lặng nên Quân chủng và Bộ Quốc phòng có thể triển khai được nhiều đoàn công tác ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác ngoài đảo. Càng về cuối năm, sóng càng dữ, rất to nên khó đi hơn rất nhiều”.

Địa điểm đầu tiên mà đoàn chúng tôi đặt chân tới quần đảo Trường Sa là đảo chìm Đá Lát. Tiếp chúng tôi, các cán bộ, chiến sĩ trên đảo rơm rớm nước mắt vì vui mừng khiến các thành viên đi trong đoàn cũng… rơm rớm theo. Các anh cười bảo: “Lâu rồi mới lại có đoàn đất liền ra thăm anh em, không vui sao được, vui đến phát khóc ấy chứ”. Những bài hát, những tiếng cười vang lên trong trẻo và giòn tan trong không gian bốn bề mênh mông nước biển và tiếng sóng rì rào.

Ở đảo chìm Đá Lát, ai cũng có thể cảm nhận được một tình cảm gắn bó như ruột thịt, những cái bắt tay, những cái ôm thật chặt của những con người, nếu ở trong đất liền có lẽ chỉ là những người xa lạ. Ở nơi đảo xa, nơi đầu sóng, ngọn gió thiêng liêng của Tổ quốc, những tình cảm vốn đời thường nay trở thành phi thường, tiếp thêm động lực và là nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn cho các cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm đóng quân tại đây.

Trong suốt chuyến hành trình hơn 10 ngày đi thăm các điểm đảo và nhà giàn DK1 của đoàn công tác, chúng tôi đặt chân tới các đảo chìm như Đá Lát, Đá Tây, Thuyền Chài và đặc biệt là nhà giàn DK1 mới thấy cuộc sống vất vả và gian khó của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân đang làm nhiệm vụ tại đây.

Họ, những con người còn rất trẻ, có những chiến sĩ chỉ mới mười chín, đôi mươi. Đình Chí (19 tuổi, quê Cam Lâm, Khánh Hòa) đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Tây tâm sự với chúng tôi: “Em mới ra đây hồi tháng 1 trong đợt giao quân. Ban đầu còn nhớ nhà, nhớ bố mẹ nhưng ra đây rồi, nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một người lính nơi tuyến đầu và trên hết, nhiều tấm gương anh em trên đảo thực sự khiến chúng em quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Giờ đây, em yên tâm công tác và cũng hứa với đất liền rằng, mọi người có thể yên tâm ở chúng em. Còn người, còn đảo, chúng em không bao giờ có thể để ngoại xâm có thể xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Hỏi chuyện các cán bộ chỉ huy trên đảo Đá Tây mới hay, Chí là một chiến sĩ trẻ thuộc khẩu đội 12,7, Chí bắn rất chuẩn và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Câu chuyện với chúng tôi với các chiến sĩ trên đảo Đá Tây kéo dài đến sát giờ lên tàu để di chuyển đến thăm một điểm đảo khác. Chúng tôi, những phóng viên làm báo, ghi chép những câu chuyện mắt thấy tai nghe không khỏi trầm trồ, thán phục Thượng úy Nguyễn Ngọc Chinh (Cán bộ xuồng máy chiến đấu CQ, đảo Đá Tây) bắt đầu là chiến sĩ Hải quân từ năm 1991. Và cũng từ đấy anh bắt đầu những chuyến công tác dài ngày trên biển và đóng quân tại các biển đảo.

Anh tâm sự: “Ngần ấy năm gắn bó với biển đảo quê hương, gần như các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta tôi đã từng có thời gian công tác, phục vụ. Từ Tiên Lữ những năm 1997 đến Thuyền Chài rồi lại Tiên Lữ, An Bang…nhiều kỉ niệm khó quên. Đã có lúc chứng kiến anh em đồng đội ngã xuống, có những lúc nguy nan nhưng chưa bao giờ thôi nghĩ mình còn sức còn phải chiến đấu, phải xứng đáng với niềm tin của “đất liền”. Và cứ như thế, tôi cũng như một con hải âu biển, đến bây giờ đã hơn hai mươi năm”.

Đến với đảo An Bang, sóng thường ngày cũng lớn hơn so với các đảo nổi khác trong quần đảo. Liên tiếp những con sóng to ào lên trùm kín cả tiểu đội chiến sĩ đang làm nhiệm vụ giữ chắc dây buộc để chiếc xuồng của đoàn công tác thôi khỏi lắc lư. Vẫn những nụ cười ấy, ánh mắt ấy của những chiến sĩ trẻ tuổi khoác trên mình bộ quân phục Hải quân nổi bật giữa đại dương bao la và trở thành tâm điểm chú ý của những con người lần đầu tiên đến với họ. Nhưng cái bắt tay thân tình của đồng chí, đồng bào như thắp lên những tin yêu nơi họ. Và họ hát, họ tặng chúng tôi niềm tin, tặng chúng tôi quyết tâm của người lính. Những tiếng hát của các chị em văn công trong đoàn đi cùng đem đến tiếng cười, những nụ cười giòn tan y như mới ngày hôm qua trên đảo Đá Lát.

Tại cụm đảo Thuyền Chài, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân xâm lăng lẫy lừng trong lịch sử và nổi tiếng hơn cả là bài thơ: “Nam quốc sơn hà” được khắc ghi quan trọng như lời khẳng định đanh thép, không chối cãi về mặt lịch sử và cả pháp lý chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ trước đến nay, bất di bất dịch. Và chắc chắn, tinh thần yêu nước và những giá trị của lịch sử sẽ tiếp tục được các chiến sĩ Hải quân nước ta kế tục và tiếp bước.

Có những người hóa thành bất tử


Những năm hòa bình của thế kỷ 21 này, vẫn có nhiều người lính lặng lẽ nằm xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Đó là sự thật. Mười ngày ra với Trường Sa lớn, Sơn Ca, Nam Yết với nhà giàn DK1, ngồi bên nấm mộ các anh – những người lính đã hiến dâng cuộc sống của mình cho Tổ quốc, tôi mới hiểu cái giá phải trả cho giây phút hạnh phúc của mình và bao người.

Hầu hết những người lính đã ngã xuống đều có tuổi đời, tuổi quân rất trẻ, thậm chí có người còn chưa có người yêu. Trên mỗi hòn đảo ở huyện đảo Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca… đều có các nghĩa trang liệt sĩ nhỏ để các anh ngày ngày ở bên cùng đồng đội, là nơi mỗi khi có đoàn công tác từ đất liền ra tới thăm. Gọi là nhỏ vì khoảng đất đó chỉ quây quần 2-3 mộ liệt sĩ . Có rất nhiều lý do khiến các anh nằm xuống, nhưng tựu trung lại đều do nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ở nơi xa tít tắp đất liền.  

Tôi may mắn được ra với Trường Sa, bước chân ra khoảng đất kề sát biển, đầu đường băng Trường Sa Lớn, thắp hương cho những người mới nằm xuống, khi tuổi đời còn quá trẻ. Đó là  Lê Văn Tuấn, sinh ngày 2/2/1988, hy sinh 26/10/2010, quê quán: Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa; Hoàng Văn Nghĩa, sinh ngày 3/7/1986, hy sinh 29/3/2010, quê quán: Xóm 5, Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định…Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Thi đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời sắp tròn 26. 

Quãng đường đi lại dài ngày, vất vả, những món quà viếng mộ cho các anh chẳng có gì nhiều mà cũng bị ảnh hưởng. Tôi nhớ hình ảnh chị Hương ở công ty cao su xuýt xoa khi những bông hoa cúc gói ghém cẩn thận thế mà cũng dần héo úa.. Trong ánh hoàng hôn chới với ở Trường Sa Lớn, tôi được thắp hương tưởng nhớ các anh, vào thời phút này, tôi đã may mắn hơn rất nhiều những người con đất Việt khác, luôn khao khát mà chưa được đặt chân đến Trường Sa lần nào, chưa bao giờ được cúi đầu trước ngôi mộ những người lính vì mỗi tấc đất, mỗi sải biển của Tổ quốc mình đã vĩnh viễn nằm lại với biển Ngồi bên các anh trong ráng chiều, tôi thêm hiểu sự hy sinh cho Tổ quốc thiêng liêng đến chừng nào. 

Trên con tàu HQ 996, qua vùng biển nhà giàn Phúc Tần DK1, chúng tôi làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cơn bão kinh hoàng số 10 đêm ngày 4 tháng 12 năm 1990. Khi đó, nhà giàn Phúc Tần DK1 bị sóng dâng cao 14m-15m đánh nghiêng, phá vỡ các sàn ghi tầng dưới và đến hơn 2 giờ sáng ngày 5 tháng 12, toàn bộ khối nhà bị đổ xuống biển. Các tàu cứu nạn của Quân chủng Hải quân đã kịp thời đến tìm kiếm, sau 5 giờ đã cứu được 5 cán bộ, chiến sỹ. Nhưng 3 đồng chí cán bộ nhà giàn: Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, trạm phó người Hà Nội, trung úy chuyên nghiệp Trần Văn Là quân y sỹ và hạ sỹ Hồ Văn Hiền, nhân viên cơ điện đã mãi mãi ở lại với biển cả. Các anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ thềm lục địa phía Đông của Tổ quốc.

Tháng 12 năm 1998 lại một cơn bão số 8 rất mạnh tràn qua vùng biển DK1. Nằm trong khu vực trọng điểm của bão, trong tình thế hiểm nghèo, dưới sự chỉ huy của Trạm trưởng, đại úy Vũ Quang Chương và 8 cán bộ nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên đã kiên trì bám trụ, liên tục giữ vững thông tin liên lạc và báo cáo chính xác mọi diễn biến về Sở chỉ huy, bình tĩnh, dũng cảm chống chọi với bão. Giữa biển khơi mênh mông, đêm tối mịt mù, với sóng gió, vừa mệt, vừa đói rét, 9 cán bộ, nhân viên nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên vẫn kiên trì bám trụ, kiên quyết bảo vệ nhà giàn đến cùng. Trong một thời gian dài, liên tiếp gồng mình chống chọi với những trận cuồng phong.

Những cơn sóng lớn, đỉnh sóng lên tới 14-15m đánh mạnh trùm kín qua cả sàn công tác của nhà giàn, cùng với sức gió giật mạnh làm cho cả nhà giàn bị rung chấn dữ dội và nghiêng lắc mạnh. Vào 3h sáng ngày 14 tháng 12 năm 1998 nhà giàn Phúc Nguyên DK1/6 bị ảnh hưởng mạnh và bị đổ, hất cả 9 chiến sỹ hải quân trong đó có Đại úy Vũ Quang Chương, trạm trưởng xuống biển. Ngay sau đó lực lượng cấp cứu của bộ đội Hải quân đã khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn. Đến 3 ngày sau tàu HQ 606 đã phát hiện cấp cứu được 6 chiến sỹ. Đồng chí đại úy Vũ Quang Chương, trạm trưởng, chuẩn úy chuyên nghiệp ra đa Lê Đức Hồng và chuẩn úy chuyên nghiệp cơ điện Nguyễn Văn An mãi mãi ở lại với biển khơi, thi thể các anh đã hóa thân vào với sóng, gió đại dương. 

Nhiều thành viên trong đoàn cúi đầu rơi lệ khi lời tưởng niệm như những câu chuyện khắc cốt ghi tâm, như những lời tâm sự cùng đồng đội vang lên giữa biển cả. Tất cả im lặng, trang nghiêm, thành kính. Sóng vỗ to hơn. Trời xanh thẳm hơn. Biển mênh mông hơn. Khói hương cũng như nghi ngút hơn… 

Vĩ thanh


Trên khắp các đảo nổi thuộc chủ quyền của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa, bất kỳ nơi nào có thể phát triển, những cây bàng vuông và phong ba vẫn vươn mình ra đón nắng mai để vươn lên mạnh mẽ khẳng định sự lớn mạnh của loài cây đặc trưng nơi đảo xa. Ở một điều kiện khắc nghiệt đến như vậy, chúng vẫn xanh tốt, ra hoa, và kết thành những quả bàng vuông vức khiến ai ra đến đảo cũng phải trầm trồ.

 Trường Sa bây giờ đã đổi khác rất nhiều, đầy đủ và tiện nghi hơn. Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là  sự bất trắc, hiểm nguy ập lên vai người lính bất cứ lúc nào có khi phải trả bằng mạng sống của người lính khi chống chọi với kẻ thù lăm le cướp đảo, gồng mình chịu đựng thiếu thốn, đau ốm - bệnh tật hiểm nghèo ở những đảo nổi, đảo chìm, bãi đá, rặng san hô...

Thế nhưng, những cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn kiên cường, anh dũng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ cười vượt qua thiếu thốn, khó khăn, gian nan và thử thách. Họ không ngại gian khổ, mất mát, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Họ - những người lính, người con đất Việt của hôm nay và của cả mai sau vẫn luôn chắc tay súng để đất liền yên giấc ngủ. 

Đất nước này mãi ghi nhớ công ơn các anh. Và, trong sâu thẳm mỗi người Việt Nam, Trường Sa – Hoàng Sa luôn là một phần máu thịt của Tổ quốc, trong lịch sử, hôm nay và mãi mãi.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Chào cờ ở Trường Sa


Một buổi sáng giữa tháng 5-2012 tại đảo Trường Sa Lớn, đoàn đại biểu “Góp đá xây Trường Sa” đã được tham dự một sự kiện đặc biệt hiếm có trong cuộc đời: chào cờ, hát quốc ca và xem nghi thức duyệt đội ngũ trang trọng bên cột mốc chủ quyền.

Thành viên chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” chào cờ ở đảo Sơn Ca - Ảnh: T.T.D.
Thành viên chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” chào cờ ở đảo Sơn Ca - Ảnh: T.T.D.

Ngay tại khu vực đường băng mát lộng gió của sân bay Trường Sa, tất cả đại biểu, quân và dân đứng nghiêm trang. Sau khi đảo trưởng báo cáo và mời cấp trên dự lễ chào cờ, nhạc quốc ca vang lên. Cờ Tổ quốc đỏ tươi bay giữa trời Trường Sa xanh ngắt. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca/Đường vinh quang xây xác quân thù..., lời hát hào hùng, mạnh mẽ như có thép, như truyền lửa từ những người lính đảo và những người dân trên đảo sang người ở đất liền. Tiếng hát của họ cùng hòa vào nhau trong từng từ, từng lời. Lọt thỏm giữa biết bao người lớn có một cậu bé mặc áo yếm hải quân - công dân tí hon của Trường Sa - đứng nghiêm, say sưa hát quốc ca hùng hồn, dõng dạc. Đôi mắt trong veo trẻ thơ hướng về quốc kỳ đầy mãnh liệt.

Rưng rưng xúc động

“Những ngày còn ở trên biển và cả khi về bờ, khi nhắm mắt lại thì hình ảnh đầu tiên tôi nghĩ đến là lá cờ Tổ quốc, là chủ quyền và nghĩ đến gương mặt, đôi mắt cương nghị của những người đang ngày đêm giữ lá cờ ấy. Tôi đã được xem bức ảnh chụp thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và đồng đội - những người đã đưa con tàu HQ505 lên ủi bãi và giữ được đảo Cô Lin trước họng súng của đối phương tháng 3-1988. Các chú ngày ấy còn rất trẻ, gương mặt rất hiền, trong sáng nhưng đôi mắt rất cương nghị mà nói như anh Hải (đại tá Đặng Minh Hải) là “những đôi mắt như thắp lửa khơi xa”. Khi đến đảo nào của Trường Sa tôi cũng bắt gặp ánh mắt đó trên những gương mặt cũng còn rất trẻ. Họ đã cho tôi niềm tin về thế hệ những người chiến sĩ hải quân ngày hôm nay...” - ca sĩ Lê Minh (nhóm MTV) nói.

Người phụ nữ đứng trước chúng tôi đã không thể hát trọn câu, lấy khăn lau nước mắt và đôi vai chị cứ run lên... Lễ chào cờ nào lại không nghiêm trang và thiêng liêng. Cũng là bài quốc ca ấy, cũng là màu cờ ấy, lá cờ ấy nhưng khi hát ở Trường Sa, những cảm xúc mãnh liệt khó gọi thành tên cứ trào dâng mạnh mẽ. Hát quốc ca ở Trường Sa, dễ dàng nhận ra rằng “thiêng liêng” không còn là tính từ trừu tượng nữa, đang hiện hữu, rất cụ thể, rất sống động trong từng nhịp đập, từng hơi thở. Hiển hiện trong từng lời hát là dáng hình của biết bao thế hệ dựng nước, giữ nước trong chiều dài lịch sử của một đất nước hay bị nạn xâm lăng nhưng không bao giờ chịu khuất phục.
“Trong cuộc đời mình, tôi đã mấy trăm lần hát quốc ca nhưng khi chào cờ ở vùng đất xa xôi của biên cương Tổ quốc, không gian làm từng lời ca trở nên thiêng liêng, làm tôi thật sự cảm xúc. Tôi vừa hát vừa khóc. Nhìn quốc kỳ tung bay kiêu hãnh trong gió, trong nắng của bầu trời Trường Sa, tôi cảm nhận được sự vĩ đại của đất nước mình, dân tộc mình; sự hi sinh của cha ông, lớp lớp thế hệ đi trước. Để bảo vệ được giang sơn này, dân tộc ta đã đổ biết bao mồ hôi, máu và nước mắt. Cũng ngay lúc đó, tôi cảm nhận được trách nhiệm của mình sâu sắc hơn” - ông Nguyễn Mậu Chi (tổng giám đốc Công ty Bia Huế, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thừa Thiên - Huế) xúc động nói.

“Chúng tôi, quân nhân trong Quân đội nhân dân VN, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc... hi sinh tất cả vì Tổ quốc VN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN... Xin thề!”... Giữa rì rầm sóng, lồng lộng gió và mênh mang nắng Trường Sa, mười lời thề danh dự của quân nhân vang lên đầy dõng dạc và mạnh mẽ. Mỗi lần đọc xong một lời thề, hai tiếng “xin thề” vang lên như sóng dậy. Lần lượt từng khối cán bộ, chiến sĩ của đảo và các lực lượng đóng quân trên đảo thực hiện nghi thức duyệt đội ngũ.

Thượng tá Đinh Văn Hải - đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn - cho biết: “Việc chào cờ được thực hiện đều đặn theo từng cấp: cấp đảo (gồm quân, dân và các lực lượng đóng quân trên đảo) cứ một tháng một lần vào thứ hai của tuần đầu tiên. Còn cấp cụm chiến đấu và khối đảo bộ thì cứ sáng thứ hai hằng tuần đều nghiêm túc thực hiện lễ chào cờ”. Anh Hải cũng cho biết thêm sau lễ chào cờ, đảo còn tặng quốc kỳ cho các đoàn đại biểu, đoàn công tác mang về đất liền để ở nơi trang trọng nhất: phòng truyền thống. Đó là những lá cờ được cán bộ, chiến sĩ treo trên đảo, qua sương gió, mưa nắng của Trường Sa đã bị phai bạc, cũ kỹ nhưng với những người từ đất liền, đó là món quà vô giá, là kỷ vật thiêng liêng của Trường Sa dành cho đất liền.

“Chú hải quân con”


Đại tá Đặng Minh Hải - phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng hải quân VN - kể: “Trong lần chào cờ và duyệt đội ngũ ở đảo Trường Sa Lớn năm 2011, tôi đã chứng kiến một hình ảnh rất bất ngờ và cảm động. Ấy là khi quân và dân đang chào cờ, một đội quân đang đi diễu duyệt thì đằng sau có một cháu bé mặc áo yếm hải quân cũng đi đều bước, chân sải dài đi theo rất nghiêm trang. Hình ảnh đó khiến tôi xúc động bởi cách biểu hiện tình yêu Tổ quốc rất trong sáng, hồn nhiên và tự nhiên như máu thịt của cháu bé. Hình ảnh đó cũng làm tôi nghĩ đến những “chú hải quân con” trên đảo, tiếp nối thế hệ cha ông mình giữ lấy biển trời Tổ quốc”.

“Chú hải quân con” ấy là bé Nguyễn Chin Si, con trai của anh Nguyễn Xuân Yên và chị Trần Thị Hoa, một trong những hộ dân sống trên đảo. Si là học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trường Sa (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa). Cháu rất thích đội mũ hải quân, mặc áo yếm hải quân để được như các chú bộ đội. “Bé cứ thích mặc đồ như các chú bộ đội nên mình phải nhờ người thân trong đất liền mua giúp mấy bộ hải quân ra cho cháu. Bé thích lắm, đi đâu cũng mặc” - chị Hoa kể.

Chin Si còn cố gắng để thật giống tác phong của các chú bộ đội. Khi văn công biểu diễn, bé cũng mặc “quân phục” hải quân ngồi ngay hàng ưu tiên dành cho lính đảo, nghe rất chăm chú. Các chú bộ đội đi huấn luyện, Si cũng đòi đi theo. Khi các chú bộ đội huấn luyện điều lệnh, Si cũng có mặt, cũng học theo, làm theo rất chăm chỉ và nghiêm túc. “Chin Si thích ở với các chú bộ đội, thích sinh hoạt với các chú lắm: cùng ăn uống, nghỉ ngơi, học tập. Ngày nghỉ cuối tuần bé cứ quấn quýt với các chú suốt, nhiều khi ngủ lăn ra, các chú phải cõng bé về cho bố mẹ” - anh Đinh Văn Hải, đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn, cho biết.

Si cũng như những đứa trẻ lớn lên ở đảo, gây bất ngờ cho biết bao người khách từ đất liền ra, khi nghe các bé hát Khúc quân ca Trường Sa hùng hồn, dõng dạc và đầy “lửa”. Những giọng hát trẻ thơ non nớt với ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên nhưng khiến người lớn phải rơi nước mắt khi cảm nhận được khí chất của người lính đảo đã thấm vào máu, vào tim, đã truyền vào lời hát của các bé và cảm động bởi tình yêu Tổ quốc rất hồn nhiên của những đứa trẻ ở Trường Sa. “Lớn lên con sẽ là chú bộ đội giữ đảo” - Si nói nở nụ cười trong veo, trong như bầu trời Trường Sa sáng hôm ấy, khi quốc ca vang lên giữa trùng khơi sóng nước...

Hoàng Sa đến Trường Sa


Trên chuyến tàu chở bạn đọc báo Tuổi Trẻ ra khánh thành công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại đảo Đá Tây A có một cô gái mang cái tên rất đặc biệt: Huỳnh Hoàng Sa. “Em trai tôi là Huỳnh Trường Sa. Bố mẹ tôi đặt tên hai quần đảo của VN cho hai đứa con với mong muốn các con lớn lên có thể đi xa quê hương lập nghiệp. Và đó cũng là cách để nhắc chúng tôi luôn nhớ về biển đảo đất nước mình” - Sa giải thích. Cô gái sinh năm 1989 người Phú Yên này tốt nghiệp Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM năm 2011. Hoàng Sa chính là cô gái đã viết đơn tình nguyện xin được ra Trường Sa dạy học vào tháng 9-2011.
Từ những bài viết, những hình ảnh trên báo Tuổi Trẻ, tình yêu biển đảo, yêu Trường Sa đã ngấm vào tâm hồn Sa. Thế nên, khi đang là sinh viên năm 4 - năm cuối cùng của thời sinh viên - trong khi nhiều người đang phân vân tìm chỗ này chỗ nọ, Sa đã có ý định sẽ dạy học ở Trường Sa. “Mỗi người đều mong muốn làm gì đó đóng góp cho Trường Sa. Tôi chọn cách ra Trường Sa để gần hơn cuộc sống ở đó, để được dạy học cho những em nhỏ vốn đã chịu quá nhiều thiệt thòi so với trẻ em TP, đất liền” - Sa nói.
Khi biết tin chỉ có hai giáo viên được chọn và đều là nam, cô khóc sưng cả mắt. Được đi Trường Sa là khao khát của Sa từ lâu. Khi có mặt trên chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” vào tháng 5-2012, Sa không giấu được niềm vui cứ bừng lên trên gương mặt. “Đây là chuyến đi rất có ý nghĩa với mình - Sa nói - Tôi đã được chứng kiến những tình cảm thiêng liêng của mỗi thành viên trên chuyến tàu này dành cho Trường Sa, được tham dự hai buổi lễ tưởng niệm rất xúc động. Khi nhìn vòng hoa trắng kết từ những bông hoa nhỏ thả xuống mặt biển, tôi bỗng nghĩ đến tấm lòng của hàng triệu người dân VN, cùng kết tinh và hội tụ trên chuyến tàu này trong công trình Góp đá xây Trường Sa”.
Hoàng Sa đang là giáo viên tiểu học tại Q.11. Cô cho biết: “Khi được tận mắt thấy những khó khăn, gian khổ của người lính đảo càng thôi thúc tôi thực hiện ước mơ của mình. Từ đây tới lúc lập gia đình, nếu Trường Sa có tuyển giáo viên nữ, tôi sẽ tình nguyện đi ngay. Tôi đi dạy không chỉ là dạy mà đang tích lũy kinh nghiệm để có cơ hội sẽ dạy cho các em nhỏ ở Trường Sa”. Khao khát được dạy học ở Trường Sa không chỉ để “làm một điều gì đó đóng góp cho Trường Sa” mà còn có một lý do rất dễ thương: để chứng minh tình cảm của Sa với người cô yêu - đang là chiến sĩ ở đảo Song Tử Tây...

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Ra khơi, giữ chủ quyền


Ra khơi bám biển, không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần giữ gìn, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Những nhọc nhằn, hy sinh của ngư dân bao đời ngày càng hun đúc ý chí quật cường của người dân Việt

Vững vàng giữa trùng khơi

Với ngư dân, biển hào phóng nhưng cũng tiềm ẩn những hiểm nguy không thể lường trước được, tuy nhiên họ vẫn vững vàng giữa trùng khơi
Chuẩn bị cho một chuyến lặn...
Chuẩn bị cho một chuyến lặn...

Sau mấy cuộc hẹn, chúng tôi được anh Nguyễn Thanh Tuấn (45 tuổi, một thuyền trưởng ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi) đồng ý cho tham gia chuyến biển trên chiếc tàu QNg-95821-TS đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa.

Dầm mình dưới đáy đại dương


Trong màn đêm đen dày đặc, tận mắt chứng kiến 12 ngư dân liên tục ngụp lặn giữa biển cả mênh mông, chúng tôi mới cảm nhận hết những khó khăn, hiểm nguy mà họ phải đối mặt trong cuộc mưu sinh đầy khó khăn này.

Cẩn thận quấn quanh người những vòng dây hơi rồi ngậm đầu ống khí  vào miệng, Trương Văn Công (32 tuổi, có thâm niên đến 8 năm trong nghề lặn biển) một tay cầm xỉa sắt nhọn, tay kia mang tấm vợt, ào mình xuống đáy biển sâu. Gần 10 phút sau, ống hơi trên tàu bắt đầu căng cứng, có nghĩa là người thợ lặn cừ khôi này đang ở độ sâu chừng 90 m. Nương theo ánh đèn lờ mờ hắt ra từ boong tàu, những thợ lặn len lỏi tìm bắt những con hải sâm đang im ngủ trong các rạn san hô hoặc cây bụi dưới đáy biển. Những con cá ngừ, cá thu to cỡ bắp vế người thấy động, vừa lao ra khỏi hang thì bị trúng xiên. Cứ thế, những thợ lặn ngư dân dầm mình dưới đáy đại dương mênh mông, hàng giờ cho đến lúc đầy giỏ cá thì giật dây ra hiệu cho bạn thuyền trên tàu kéo lên.

Dưới độ sâu hàng trăm mét, thợ lặn phải có sức khỏe, thần kinh vững vàng và đặc biệt là kinh nghiệm xử lý nhanh những sự cố có thể  xảy ra như bể ống hơi, ngạt nước vì thiếu ôxy do lặn quá sâu, vọp bẻ vì lạnh...  Ngư dân Trần Quang Khải (25 tuổi) bộc bạch: “Nghề biển của tụi tôi giống như rái cá, ngày ngủ, đêm thức kiếm mồi. Biển hào phóng thiệt đó nhưng cũng tiềm ẩn những hiểm nguy không thể lường trước được. Tôi cũng có mấy người bạn bị… tàn phế vì tai nạn nghề nghiệp. Thôi thì may nhờ, rủi chịu, biết sao được”.

Nhiều ngư dân ở Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định bảo sợ nhất là chuyện câu mực để làm mồi câu cá ngừ đại dương. Sau khi ra khơi cả trăm hải lý, đêm xuống, mỗi người lên một thúng chai, cách nhau khoảng 50-70 m, “tác chiến” độc lập. Đến sáng, thuyền trưởng đưa tàu đến từng điểm để đón số ngư dân này. “Trước đây, mỗi thúng chai đều có chong đèn hiệu nhưng ban đêm, cá dữ thấy ánh sáng tìm đến rất nguy hiểm. Sau này, chúng tôi phải tắt đèn nhưng lại lo, rủi có chiếc tàu đánh bắt nào lướt qua, “cưỡi” lên thì xem như toi đời” - anh Dương Thái Vũ (35 tuổi ở TPTuy Hòa, Phú Yên) tâm sự.

... và thành quả sau những giờ mưu sinh dưới đáy biển Ảnh: Nguyên Dũng
... và thành quả sau những giờ mưu sinh dưới đáy biển Ảnh: Nguyên Dũng

Sống chết chỉ cách nhau một lớp ván

Những ngư dân chúng tôi đã gặp đều nói rất thẳng thắn rằng với họ, sự sống và cái chết chỉ cách nhau… một lớp ván. Bên trong lớp ván kia là thuyền, là nhà nhưng ngoài lớp ván ấy thì “không biết chuyện gì sẽ xảy ra”…

Rạng sáng 28-3, trong cơn bão số 1, tàu cá PY-96284 do ông Trần Văn Phú (42 tuổi) làm thuyền trưởng, với 10 ngư dân, bị nạn tại quần đảo Trường Sa. Số ngư dân này  may mắn được các tàu bạn phát hiện, cứu vớt kịp thời, đưa vào đảo Đá Lớn tránh trú. Riêng chiếc tàu trị giá trên 500 triệu đồng đành bỏ lại dưới đáy biển. “Cứu được người là phước rồi. Lúc đó, tôi đã nói với anh em mỗi người ôm một can nhựa chuẩn bị nhảy xuống biển…” - ông Phú kể.

Trước đó, trong đợt áp thấp đêm 18-2, khi đang neo đậu ở cửa biển Ninh Hải - Ninh Thuận, tàu cá BĐ-93310 của ông Nguyễn Thanh Thế (Phù Cát - Bình Định) bị sóng đánh chìm, 4 ngư dân trên tàu tử nạn. Hai ngày sau, thi thể những người xấu số mới được tìm thấy. Mới đây, rạng sáng 14-3, khi đang đánh bắt ở gần đảo Song Tử Tây (Trường Sa), 2 ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi số hiệu 96459-TS là ông Lê Phấn (50 tuổi, thuyền trưởng) và anh Mai Văn Hòa (20 tuổi) bị thương rất nặng. Các y, bác sĩ của đảo đã mổ cấp cứu cho 2 ngư dân này, sau đó được trực thăng từ sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) bay ra ứng cứu, đưa về đất liền tiếp tục điều trị.

Nghiệt ngã, hiểm nguy là vậy nhưng đại đa số ngư dân miền Trung vẫn luôn lạc quan, vững tin. Họ ra khơi không chỉ vì bát cơm, manh áo của bản thân, gia đình mà còn vì lòng kiêu hãnh, tinh thần dân tộc đối với vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Lo bị giam giữ, lo bị tàu lạ đâm vào


Đến nay, nhiều người trong số 112 ngư dân cùng 7 tàu cá của huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) bị Philippines giam giữ hồi cuối tháng 5-2011 vẫn chưa quên những ngày bị giam giữ ở xứ người. Anh Trần Minh Lực (23 tuổi, một trong số 18 ngư dân đầu tiên được tha bổng, về đến Việt Nam vào ngày 23-9-2011) kể lại: “Hơn 3 tháng bị giam giữ trong doanh trại quân đội của Philippines, có lẽ là thời gian bi đát nhất của cuộc đời 122 ngư dân chúng tôi…”. Theo ngư dân Đỗ Thanh Hảo, rất may là sau khi biết thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã hỗ trợ rất tận tình, nếu không thì không biết bao giờ mới được trở về.
Không ít ngư dân nói rằng chuyện bị tàu không rõ quốc tịch đâm chìm trên biển cũng là nỗi lo của họ. Thực tế đã xảy ra không ít vụ thuyền nghề của ngư dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên… bị tàu “lạ” tông rồi bỏ chạy làm hàng chục ngư dân thiệt mạng, thậm chí không tìm thấy thi thể.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: 'Bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng hành động'


Trả lời cử tri về chủ đề biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng hành động như xây dựng luật biển, xác lập chủ quyền lịch sử và trên thực tế.

Ngày 2/5 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận 1 và 3, TP HCM. Cử tri đặt vấn đề tăng lương không theo kịp giá cả, thực phẩm bẩn tràn lan, tình trạng ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, "nóng" nhất vẫn là tình hình biển Đông và tình trạng tham nhũng.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời cử tri quận 1
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời cử tri quận 1. Ảnh: Tá Lâm.

Nhiều cử tri đề nghị Đảng và Nhà nước phải có giải pháp quyết liệt để bảo vệ chủ quyền biển đảo, sớm ban hành luật Biển Việt Nam. Cử tri Lê Văn Minh (phường Cầu Ông Lãnh) lo ngại trước việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vừa công bố "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. "Do đó, chúng ta phải nghiêm túc và kiên quyết thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền tổ quốc", ông Minh đề nghị.

Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. "Việc này không phải chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập chủ quyền biển đảo", ông Trương Tấn Sang nói

Theo Chủ tịch nước, về mặt pháp lý phải xây dựng hệ thống luật quốc nội để khẳng định chủ quyền trên biển đảo, đó là luật Biển Việt Nam. Luật này sẽ sớm được thông qua trong thời gian tới.

Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ để khẳng định chủ quyền biển đảo. Trên thực tế, Việt Nam đang đặt mục tiêu khai thác kinh tế biển trên quy mô lớn. Hiện nay, khai thác thủy hải sản, đặc biệt là dầu khí chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ngân sách của Việt Nam. Theo chiến lược biển đã ban hành, đến năm 2020, quy mô đóng góp từ kinh tế biển sẽ chiếm khoảng 40% (hiện nay chiếm 16-17%).

Cử tri quận 1 kiến nghị Quốc hội mạnh tay với tham nhũng.
Cử tri quận 1 kiến nghị Quốc hội mạnh tay với tham nhũng. Ảnh: Tá Lâm.

Liên quan vấn đề phòng chống tham nhũng, cử tri Bùi Đức Tráng cho rằng, người dân cảm thấy tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí của bộ máy công quyền đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. "Nếu Đảng không đổi mới cơ chế thì tham nhũng mãi mãi không thay đổi được", ông Tráng bức xúc.

Theo ông, cơ chế này phải đổi mới ở 3 mục tiêu gồm: cán bộ công quyền không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng. "Không muốn tham nhũng tức là chắt lọc những cán bộ có ý thức, có trách nhiệm và phải biết xấu hổ, tuy nhiên phải trả lương cho họ xứng đáng. Không thể tham nhũng tức là toàn bộ hoạt động của Chính phủ, của bộ máy công quyền phải công khai minh bạch. Không dám tham nhũng tức là luật pháp phải rất nghiêm minh và phải có cơ chế cho người phát hiện và tố cáo tham nhũng", ông Tráng giải thích.

Trước đề nghị này, Chủ tịch nước cho biết, chống tham nhũng là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Trong tháng 5 này, tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng sẽ được bàn bạc và quyết định.