Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Biển Đông: Câu chuyện về cá


Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là có thật. Tranh chấp Trung-Phi về cá gần đây tạo nên “mô hình bãi cạn Scarborough”. Trung Quốc sẽ thừa cơ tiếp tục khẳng định chủ quyền tại các khu vực khác bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính, hải giám. 

Biển Đông: Câu chuyện về cá
Biển Đông: Câu chuyện về cá

Thời tiết xấu vừa qua là tin tốt cho bãi cạn Scarborough, đó là một chuỗi các bãi đá và rạn san hô đang có tranh chấp tại Biển Đông. Cơn bão Butchoy đầu tháng có tác động phá vỡ hai tháng căng thẳng giữa tầu thuyền của hai nước Philippines và Trung Quốc, điều này đã khiến những nỗ lực ngoại giao hai nước giảm căng thẳng. Nhìn tổng thể thì có vẻ như tranh chấp xảy ra là do sự lớn mạnh Hải quân, tài nguyên dầu mỏ và sự trỗi dậy đầy quyết tâm Trung Quốc, tuy nhiên sự việc Scarborough vừa qua thực sự chỉ quanh câu chuyện: đánh bắt cá.

Đây có thể coi như bài học đối với trường hợp tranh cãi về đánh bắt cá thông thường, tuy nhiên cũng có thể trở thành cuộc khủng hoảng, và nó có thể làm sụp đổ toàn bộ một khu vực. Và bất chấp việc đưa ra đòi hỏi quá nhiều đối với tiềm năng dự trữ năng lượng lớn tại Biển Đông, việc đánh bắt cá đã nổi lên như một tác động có khả năng lớn gây tranh chấp. Đời sống kinh tế của các nước như là Phillipines và Việt Nam đều phụ thuộc vào biển. Và Trung Quốc thì lại là nước tiêu thụ và xuất khẩu về cá lớn nhất thế giới. Thêm nữa đánh bắt cá ven bờ ngày càng làm cạn kiệt những nguồn cá dọc khu vực Đông Nam Á, các ngư dân đành phải tiến xa hơn đến những vùng có tranh chấp.

Những điều này đang làm tăng thêm một xu hướng (đang được sử dụng) như là gây rối, tịch thu phương tiện đánh bắt cá, giam giữ và ngược đãi đối với ngư dân. Việc tiếp tục gia tăng những căng thẳng là cách mà các nước trong khu vực đơn phương sử dụng lệnh cấm đánh bắt cá để nhằm khẳng định quyền tài phán đối với các vùng biển có tranh chấp bằng việc viện cớ là nhằm bảo vệ môi trường. Đáng lo ngại là những tuyên bố về chủ quyền cũng nhằm mục đích biện minh cho việc tuần tra dân sự lớn hơn trên biển, tuy nhiên điều này lại là nguyên nhân đối với những va chạm với các tàu cá. Và một khi xảy ra chuyện tàu thuyền bi đâm vào ban đêm, tinh thần yêu nước của cả nước sẽ dâng cao và điều này hạn chế khả năng của  các chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp và nó gieo mầm cho những rắc rối sau này.

Cách hành xử bất hợp tác của Trung Quốc làm gia tăng trầm trọng nguy cơ tranh chấp trong khu vực, chính quyền địa phương của Trung Quốc tại các vung ven biên đã chủ động khuyến khích ngư dân nước họ tiến xa hơn tới các vùng biển có tranh chấp để nâng cao nguồn thu và bằng cách đó để thực thi chính quyền. Ví dụ như là bằng việc giảm đăng ký cho các tầu đánh cá nhỏ, chính quyền địa phương bắt buộc ngư dân phải nâng cấp và trang bị cho thuyền của họ các hệ thống định vị vệ tinh, bằng cách này họ có thể đi xa hơn, đồng thời khân cấp thông báo tới các lực lượng chấp pháp địa phương trong trường hợp xảy ra va chạm trên biển.

Trong lúc đó một vài cơ quan chấp pháp dân sự biển của Trung Quốc trực tiếp tranh đấu nhau để giành ngân sách và vị thế của minh bằng việc tăng cường chất lượng và số lượng tàu thuyền của họ. Mặc dù được trang bị vũ khí ít hơn và ít đe dọa hơn tàu hải quân, tuy nhiên tàu của lực lượng ngư chính lại  triển khai dễ dàng hơn và áp sát các cuộc chạm chán một cách thuận lợi hơn. Điều này giải thích vì sao tàu của lực lượng chấp pháp Trung Quốc giữ vị trí trung tâm trong các vụ va chạm gần đây chứ không phải tàu hải quân.

Tất nhiên là Bắc Kinh có các động cơ khác, các vụ việc liên quan đến đánh bắt cá như vụ Scaborough tạo điều kiện cho Trung Quốc khẳng định yêu sách chủ quyền bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính để bảo vệ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc theo cách được xem như là các vòng chính sách của Trung Quốc kiểu như “mô hình bãi cạn Scarborough”. Và hơn nữa là khả năng triển khai như tại Trung Quốc đang diễn ra cuộc bàn luận để làm sao đảm bảo sự hiện diện thường xuyên hơn của các tàu ngư chính tại khác khu vực tranh chấp.

Do các khu vực đánh bắt cá nay trở thành ranh giới đầu tiên đối với những tranh châp chủ quyền tiềm ẩn tại Biển Đông, một thách thức cho các quốc gia có tranh chấp sẽ là nhằm phân chia cạnh tranh nguồn lực từ các đòi hỏi về yêu sách lãnh thổ. Vậy thì tại sao không bắt đầu từ việc đánh bắt cá? Những tuyên bố chung giữa các bên yêu sách nhằm bảo vệ nguồn cá có thể giúp đảm bảo đủ lượng cá cho tất cả các bên và giảm rủi ro đối với các cuộc đụng độ sau này.

Tuy nhiên là không có cách nào khác sự thật là ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất có khả năng giữ vai trò giải quyết thì đã không có hành động gì. Ví dụ như vụ việc tàu Trung Quốc và Philippines hằm hè nhau trong thời gian hơn hai tháng, thì ASEAN vẫn bị chia rẽ. Campuchia hiện đang giữ chiếc ghể chủ tịch ASEAN vẫn cố gắng nhằm tránh mất lòng Trung Quốc, ngăn chặn tuyên bố yêu cầu các nước thực hiện kiềm chế. Nguyên chủ tịch ASEAN, Indonesia đã tham gia làm trung gian để giải toả căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines. Trong thời gian Indonesia giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2011, sau mười năm thảo luận, ASEAN cuối cùng đã có thể đồng ý những hướng dẫn thực hiện COC cho Biển Đông. Giờ đây việc hoàn thiện COC đang được thảo luận và nó có thể sẽ là một chặng đường dài việc trước để tránh xảy ra những Scarborough khác trong tương lai. Và điều đo không phải là câu chuyện về cá.

Theo Foreign Policy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét