Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo vệ Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo vệ Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Đặc công hải quân Việt Nam lần đầu lộ diện


Đoàn Đặc công 126 Hải quân được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc. Những năm qua, Đoàn Đặc công 126 Hải quân đã có nhiều giải pháp thiết thực để đẩy mạnh công tác huấn luyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trên giao.
Lần đầu tiên báo điện tử Infonet giới thiệu loạt ảnh ghi lại hoạt động luyện tập sẵn sàng chiến đấu thuần thục, tinh nhuệ trong mọi tình huống của đặc công hải quân. Phóng sự ảnh do CTV Đàm Duy Khánh thực hiện:
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Dũng mãnh thực hiện đấu đối kháng '1 đánh 3'
Dũng mãnh thực hiện đấu đối kháng '1 đánh 3'
Tinh nhuệ trong "1 đánh 4"
Tinh nhuệ trong "1 đánh 4"

Tinh thông nhiều trường phái võ thuật
Tinh thông nhiều trường phái võ thuật

Lực lượng đặc biệt giao chiến phối hợp đồng đội đánh địch
Lực lượng đặc biệt giao chiến phối hợp đồng đội đánh địch
Nội công thâm hậu, khả năng chịu đựng đáng nể
Nội công thâm hậu, khả năng chịu đựng đáng nể
Dày công luyện tập, đặc công hải quân là lực lượng đáng tự hào của quân chủng hải quân Việt Nam
Dày công luyện tập, đặc công hải quân là lực lượng đáng tự hào của quân chủng hải quân Việt Nam
Lực lượng đi không dấu, đột nhập, đánh nhanh, một người địch muôn người
Lực lượng đi không dấu, đột nhập, đánh nhanh, một người địch muôn người

Luyện tập đổ bộ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
Luyện tập đổ bộ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Lời thề từ biển Đông


Quần đảo Trường Sa tháng 4 năm nay sẽ ghi nhớ một sự kiện cao quý: Sáu nhà sư tự nguyện ra tiếp quản các ngôi chùa ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn. Ý nguyện của họ thể hiện trong câu nói của Đại đức Thích Giác Nghĩa: “Nguyện là những người kế tiếp bảo vệ tổ quốc và tri ân những người đã ngã xuống dưới lòng biển khơi”.

Các nhà sư đã long trọng làm lễ cầu siêu cho 64 anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trong trận chiến không cân sức năm 1988. 

Những trang sử còn ghi: Tuy lực lượng chênh lệch, nhưng các chiến sĩ của chúng ta đã dũng cảm giữ đảo. Khi tàu 605 bị bắn chìm, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ thấy có nguy cơ bị mất đảo, đã ra lệnh nhổ neo tàu 505 của mình, không phải để trốn chạy mà  cho tàu trườn lên bãi đá Cô Lin tử thủ. Nhờ đó mà giữ được đảo này. Thượng úy Nguyễn Văn Chương, trung úy Nguyễn Sĩ Minh huy động anh em bị thương nhẹ đưa thương binh nặng và tử sĩ  xuống xuồng, rồi một tay bám thành xuồng, một tay làm mái chèo bơi đi dưới mưa đạn của địch!…    

Trước khi hy sinh, thiếu úy Trần Văn Phương tay  đang cầm cờ tổ quốc, cố sức giương cao hơn nữa, và hô lớn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!”. Lời thề đó thể hiện ý chí của dân tộc, khắc ghi di chúc thiêng liêng của Đức vua Trần Nhân Tôn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. 

Ý chí đó ngày nay mạnh hơn bao giờ hết. Phong trào ủng hộ “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”, “Tấm lưới nghĩa tình”, “Góp đá xây dựng Trường Sa” được mọi tầng lớp nhân dân ở tất cả vùng, miền nhiệt liệt hưởng ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “Việc các tăng sĩ  được tiến cử đi làm nhiệm vụ Phật sự tại các chùa trên đảo thuộc huyện đảo Trường Sa  là hoạt động dân sự bình thường”. 

Năm nay, có đoàn cán bộ các ngành, các nhà khoa học, cả đoàn ca múa, nhạc… ra Trường Sa để nghiên cứu, khảo sát, thực hiện và mở rộng các đề tài khoa học tại Trường Sa như: Trồng thử nghiệm nhiều giống rau, cây ăn trái chịu mặn, thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải trên đảo, chống rong rêu trên các thiết bị, ngoài ra còn nghiên cứu các vấn đề văn hóa, xã hội... 

Nhiều tạp chí của sinh viên có những bài viết lặp lại tựa đề “Trường Sa không xa!”. 

Cả nước đang làm mọi việc để Trường Sa dù trước bão dông vẫn bình an giữa lòng tổ quốc. Một chiến sĩ Trường Sa đã viết trong tờ nội san của mình: “Tiền nhân đã vạch lau lách, rừng bụi, bùn lầy để lãnh thổ nước ta vươn dài về phía nam, vượt sóng lớn trùng dương đến Hoàng Sa, Trường Sa làm thành trì  bảo vệ vững chắc cho tổ quốc. Chúng ta, những người VN lớp con cháu phải có trách nhiệm giữ vững quê hương yêu dấu!”.

Hãy giữ ngọn lửa của liệt sĩ, anh hùng Trần Văn Phương trong tim mình.