Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chùa Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chùa Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam tại Trường Sa


Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Trước đó, ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600m2, hài hòa với nhiều rặng Phong Ba được trồng trên đảo.Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Vào đầu tháng 4/2012, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả tấn. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.

Chính điện của cả 3 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà Nội. Với những con người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa của dân tộc.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa Sinh Tồn
Chùa Sinh Tồn

Ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng mỗi khi họ có dịp ghé qua các đảo này.
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa

Ngày 29/10/2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, quân dân huyện này gửi tặng Khánh Hòa 21 khối đá san hô và 21 cây bàng vuông lấy từ các đảo, điểm đảo Trường Sa. Trên mỗi bệ đặt đá đều khắc tọa độ của hòn đảo có cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.

Theo Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, đá san hô Trường Sa biểu tượng chủ quyền Việt Nam; cây bàng vuông tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt cùng với thời gian mặc mưa giông bão táp. Đá, cây và con người hòa quyện tạo thành những cột mốc chủ quyền của tổ quốc, đang ngày đêm hiên ngang trên biển.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Quà đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng chùa Trường Sa


Bức tượng này là một trong hai bức tượng do Giáo hội Phật giáo thế giới và chùa Vàng Myanmar tặng cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến Thủ tướng thăm chính thức Liên bang Myanmar.

Cơn mưa đúng hôm lễ Phật đản không ngờ kéo dài suốt cả ngày. Đại đức Thích Giác Nghĩa hướng về bức tượng Phật ngọc đẹp tọa giữa ban thờ Phật nói: “Đây là món quà đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng chùa Trường Sa”.

Tượng Phật ngọc do Thủ tướng tặng chùa Trường Sa lớn.
Tượng Phật ngọc do Thủ tướng tặng chùa Trường Sa lớn.

Được biết, bức tượng này là một trong hai bức tượng do Giáo hội Phật giáo thế giới và chùa Vàng Myanmar tặng cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến Thủ tướng thăm chính thức Liên bang Myanmar (từ ngày 2 đến 4/4). Thủ tướng quyết định tặng lại những món quà đầy ý nghĩa này cho Trung ương Giáo hội Phật giáo VN đặt tại các đảo Song Tử Tây và Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa.

Lễ Phật đản tại Trường Sa Lớn không ồn ào, náo nhiệt như ở đất liền. Đoàn rước khoảng hơn 100 người từ chùa tới cột mốc đánh dấu chủ quyền khoảng vài chục mét. Đại đức Thích Giác Nghĩa rưng rưng với từng lời kinh cầu xin đức Phật độ trì cho quốc thái, dân an, cho Hoàng Sa – Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền Việt Nam trời yên, biển lặng.

Một buổi lễ trầm mặc, diễn ra từ 5h30 tới 7h sáng thì kết thúc. Lúc đó, mưa bắt đầu trút xối xả xuống đảo. Đảo lúc đó như được tắm gội bởi một thứ nước thiêng đầy linh nghiệm mà đức Phật ban cho.

Thị trấn Trường Sa lớn (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “Thủ đô” của Quần đảo Trường Sa. Nhìn từ trên cao, Trường Sa lớn giống hình trái tim màu xanh giữa đại dương mênh mông. Cũng có thể hình dung như chiếc lá bồ đề mà đức Phật ban tặng Việt Nam trên đường ngài đi độ trì cho chúng sinh. Những con sóng dường như mỗi ngày bồi đắp thêm đất cát để trái tim – chiếc lá bồ đề to thêm, đậm sắc xanh.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Tiếng chuông chùa nơi Trường Sa giá trị gấp nhiều lần


Theo Đại đức Thích Giác Nghĩa: Tiếng chuông chùa nơi đất liền rất giá trị, tiếng chuông chùa nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa giá trị gấp nhiều lần.

Tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều ngôi chùa đã được người Việt xây dựng và gìn giữ từ lâu. Được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền huyện đảo, hoạt động của các nhà chùa ngày càng phát huy hiệu quả, đáp ứng đời sống tôn giáo của nhân dân trên đảo.

Được sự chấp thuận của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, sắp tới 6 vị chư tăng sẽ ra huyện đảo Trường Sa để hành đạo. Phóng viên VOV phỏng vấn Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì chùa Vạn An và chùa Phước Trí, thành phố Nha Trang, người sẽ ra trụ trì chùa Trường Sa Lớn.

Đại đức Thích Giác Nghĩa
Đại đức Thích Giác Nghĩa

PV: Thưa Đại đức, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa vừa chấp thuận để Đại đức và các chư tăng ra tu hành tại các chùa ở quần đảo Trường Sa, vậy thầy trò đón nhận thông tin này như thế nào?

Đại đức Thích Giác Nghĩa: Từ tâm nguyện chúng tôi 3 lần ra đó để làm đại lễ cầu siêu những người hy sinh cho dân tộc, bằng sự tri ân, sự thương tưởng đó, cá nhân tôi và các thầy ra đó để tu hành, để hướng tâm lên tam bảo để cầu nguyện những anh em của chúng ta đã bỏ mình trên biển Đông. Đó là những tiếng nói tri ân, hành động tri ân đối với những người hy sinh cho dân tộc.

PV: Vâng, đã 3 lần đến Trường Sa, nghe được tiếng chùa nơi đầu sóng ngọn gió, điều đó gợi lên cho đại đức điều gì?

Đại đức Thích Giác Nghĩa: Tiếng chuông chùa nơi đất liền rất giá trị, tiếng chuông chùa nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa giá trị gấp nhiều lần. Vì nơi đó, Phật pháp đã có từ lâu, qua thời gian gián đoạn, vì điều kiện khó khăn cho nên người sống ở nó rất cần tiếng chuông chùa, tiếng kinh, tiếng kệ, tiếng mõ, gửi gắm tình cảm thân thương, quý trọng, tri ân.

Đại đức Thích Giác Nghĩa trả lời PV phóng viên VOV
Đại đức Thích Giác Nghĩa trả lời PV phóng viên VOV 

PV: Đang trụ trì 2 ngôi chùa tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vậy Đại đức đã sắp xếp Phật sự trong đất liền như thế nào?
Đại đức Thích Giác Nghĩa: Sau 3 lần ra làm lễ cầu siêu và thấy được trách nhiệm và bổn phận mình phải làm gì. Vì vậy, tôi nghĩ rằng trong đất liền còn nhiều chư tăng hướng dẫn đồng bào tu học nhưng ở ngoài đó, hoạt động Phật pháp khan hiếm chư tăng. Nên chúng tôi, sắp xếp công việc của 2 ngôi chùa trong này giao lại cho các đệ tử để ra thời gian dài hướng dẫn và sống với quân và dân ngoài biển đảo.

PV: Lần này ra Trường Sa hành đạo, hành trang của đại đức và các vị chư tăng đến có nhiều khác biệt so với những lần trước chứ ạ?

Đại đức Thích Giác Nghĩa: Chuyến đi này chúng tôi đã chuẩn bị hành trang đầy đủ. Trước khi ra Trường Sa chúng tôi chuẩn bị trống lớn, trống nhỏ... Trước khi ra Trường Sa chuyến này, chúng tôi chuẩn bị chuông đại, trống lớn, trống nhỏ, mõ, kinh kệ…Tất cả những pháp khí để thờ trong ngôi chùa và những cái để hành trì trong đời sống tu hành chúng tôi đã chuẩn bị và chờ ngày ra Trường Sa.

PV: Vâng xin cảm ơn Đại đức!