Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu hải giám. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu hải giám. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Giật phăng “mặt nạ” các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc


Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển”là âm mưu gì?
Hiện nay, trên phân mục “Các tàu hải quân chuyển đổi thành hải giám” thuộc chương mục “Bạn có biết” của trang Web tìm kiếm nổi tiếng của Trung Quốc “Baidu” thông báo tổng cộng có 11 tàu hải quân Trung Quốc đã và đang hoán cải thành tàu hải giám. Con số này dự kiến còn có thể tăng lên trong thời gian tới, các tàu chiến trá hình thành tàu hải giám cụ thể như sau:
Tổng đội hải giám Bắc Hải có 03 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám.
Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tổng đội hải giám Đông Hải gồm 03 tàu: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong. Các tàu này trước khi chuyển sang lực lượng hải giám đều trực thuộc hạm đội Đông Hải.
Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được “phù phép” trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong nên không rõ phiên hiệu.
Khảo sát tất cả các tàu hải giám đã hoàn thành chuyển loại cho thấy, tàu hải quân ở hạm đội nào thì sẽ biên chế về Phân cục hải giám khu vực đó. Số hiệu các tàu hải giám chuyển loại từ tàu hải quân đều được đánh bằng 3 số có quy luật. Tàu thuộc Tổng đội hải giám Bắc Hải bắt đầu là 11x, tàu thuộc hải giám Đông Hải có thể là 13x (mới được 1 tàu nên chưa khẳng định), các tàu thuộc hải giám Nam Hải bắt đầu là 16x.
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực là Ngư chính 311 và Ngư chính 206, dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn.
Tiền thân của Ngư chính 206 là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, có lượng giãn nước 5872 tấn, dài 129,82m, rộng 17m.

Âm mưu thâm độc…

Hiện các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.
Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169
Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169
Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển. Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá? Ở khu vực Đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), Hải giám 111 (4420 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại?
Thế nhưng mục đích chính của Trung Quốc không phải là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rõ vấn đề này, ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Các tàu hải giám này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.
Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
Các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy. Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và có thể cả tàu hộ vệ tên lửa.
Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411 có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.
Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Các tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.
Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814) có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814) có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.
Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương, tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương.
Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.
Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”
Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”
Đây không phải là một viễn cảnh mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, với các hành động và thủ đoạn trắng trợn đã từng thực hiện trong quá khứ, chúng ta cần cảnh giác đề phòng âm mưu thâm độc này.
Theo ANTĐ / TQS

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông


Nhật báo Pháp chế của Trung Quốc đưa tin lực lượng hải giám "Tam Sa" sẽ lần lượt lên từng đảo ở Biển Đông để thực hiện cái gọi là hoạt động chấp pháp - một hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trụ sở trên đảo Phú Lâm của Việt Nam Thông tin này được tờ Văn hối tại Hong Kong đăng tải lại trên số ra ngày 31/7.

'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông
'Hải giám Tam Sa' lấn lướt xâm phạm ở biển Đông

Tờ nhật báo trên ngang nhiên tuyên bố rằng chi đội “thành phố Tam Sa” của lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, phát triển các đảo không người ở trên Biển Đông.

"Trọng điểm hoạt động là giám sát quản lý đối với những hành vi khai thác đá và cát, nuôi trồng và du lịch trái quy định; nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng này sẽ tiến hành điều tra xét xử", tờ báo viết.
Theo trang Yomiuri của Nhật Bản hôm 27/7, với động thái lập thành phố Tam Sa, Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát hiệu quả đối với các quần đảo này. Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn tổ chức đại hội Đại biểu Nhân dân để bầu ra thị trưởng thành phố, tiến tới thiết lập bộ máy hành chính tại đây.

"Có lẽ, Trung Quốc muốn đặt thành phố Tam Sa làm bàn đạp cho mưu đồ khai thác tài nguyên, nguồn lợi thủy sản và phát triển du lịch trên Biển Đông," Yomiuri nhận định.

Sau khi phía Trung Quốc có quyết định thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" ngày 23/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp này, làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Theo Vietnam+

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Biển Đông: Câu chuyện về cá


Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là có thật. Tranh chấp Trung-Phi về cá gần đây tạo nên “mô hình bãi cạn Scarborough”. Trung Quốc sẽ thừa cơ tiếp tục khẳng định chủ quyền tại các khu vực khác bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính, hải giám. 

Biển Đông: Câu chuyện về cá
Biển Đông: Câu chuyện về cá

Thời tiết xấu vừa qua là tin tốt cho bãi cạn Scarborough, đó là một chuỗi các bãi đá và rạn san hô đang có tranh chấp tại Biển Đông. Cơn bão Butchoy đầu tháng có tác động phá vỡ hai tháng căng thẳng giữa tầu thuyền của hai nước Philippines và Trung Quốc, điều này đã khiến những nỗ lực ngoại giao hai nước giảm căng thẳng. Nhìn tổng thể thì có vẻ như tranh chấp xảy ra là do sự lớn mạnh Hải quân, tài nguyên dầu mỏ và sự trỗi dậy đầy quyết tâm Trung Quốc, tuy nhiên sự việc Scarborough vừa qua thực sự chỉ quanh câu chuyện: đánh bắt cá.

Đây có thể coi như bài học đối với trường hợp tranh cãi về đánh bắt cá thông thường, tuy nhiên cũng có thể trở thành cuộc khủng hoảng, và nó có thể làm sụp đổ toàn bộ một khu vực. Và bất chấp việc đưa ra đòi hỏi quá nhiều đối với tiềm năng dự trữ năng lượng lớn tại Biển Đông, việc đánh bắt cá đã nổi lên như một tác động có khả năng lớn gây tranh chấp. Đời sống kinh tế của các nước như là Phillipines và Việt Nam đều phụ thuộc vào biển. Và Trung Quốc thì lại là nước tiêu thụ và xuất khẩu về cá lớn nhất thế giới. Thêm nữa đánh bắt cá ven bờ ngày càng làm cạn kiệt những nguồn cá dọc khu vực Đông Nam Á, các ngư dân đành phải tiến xa hơn đến những vùng có tranh chấp.

Những điều này đang làm tăng thêm một xu hướng (đang được sử dụng) như là gây rối, tịch thu phương tiện đánh bắt cá, giam giữ và ngược đãi đối với ngư dân. Việc tiếp tục gia tăng những căng thẳng là cách mà các nước trong khu vực đơn phương sử dụng lệnh cấm đánh bắt cá để nhằm khẳng định quyền tài phán đối với các vùng biển có tranh chấp bằng việc viện cớ là nhằm bảo vệ môi trường. Đáng lo ngại là những tuyên bố về chủ quyền cũng nhằm mục đích biện minh cho việc tuần tra dân sự lớn hơn trên biển, tuy nhiên điều này lại là nguyên nhân đối với những va chạm với các tàu cá. Và một khi xảy ra chuyện tàu thuyền bi đâm vào ban đêm, tinh thần yêu nước của cả nước sẽ dâng cao và điều này hạn chế khả năng của  các chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp và nó gieo mầm cho những rắc rối sau này.

Cách hành xử bất hợp tác của Trung Quốc làm gia tăng trầm trọng nguy cơ tranh chấp trong khu vực, chính quyền địa phương của Trung Quốc tại các vung ven biên đã chủ động khuyến khích ngư dân nước họ tiến xa hơn tới các vùng biển có tranh chấp để nâng cao nguồn thu và bằng cách đó để thực thi chính quyền. Ví dụ như là bằng việc giảm đăng ký cho các tầu đánh cá nhỏ, chính quyền địa phương bắt buộc ngư dân phải nâng cấp và trang bị cho thuyền của họ các hệ thống định vị vệ tinh, bằng cách này họ có thể đi xa hơn, đồng thời khân cấp thông báo tới các lực lượng chấp pháp địa phương trong trường hợp xảy ra va chạm trên biển.

Trong lúc đó một vài cơ quan chấp pháp dân sự biển của Trung Quốc trực tiếp tranh đấu nhau để giành ngân sách và vị thế của minh bằng việc tăng cường chất lượng và số lượng tàu thuyền của họ. Mặc dù được trang bị vũ khí ít hơn và ít đe dọa hơn tàu hải quân, tuy nhiên tàu của lực lượng ngư chính lại  triển khai dễ dàng hơn và áp sát các cuộc chạm chán một cách thuận lợi hơn. Điều này giải thích vì sao tàu của lực lượng chấp pháp Trung Quốc giữ vị trí trung tâm trong các vụ va chạm gần đây chứ không phải tàu hải quân.

Tất nhiên là Bắc Kinh có các động cơ khác, các vụ việc liên quan đến đánh bắt cá như vụ Scaborough tạo điều kiện cho Trung Quốc khẳng định yêu sách chủ quyền bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính để bảo vệ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc theo cách được xem như là các vòng chính sách của Trung Quốc kiểu như “mô hình bãi cạn Scarborough”. Và hơn nữa là khả năng triển khai như tại Trung Quốc đang diễn ra cuộc bàn luận để làm sao đảm bảo sự hiện diện thường xuyên hơn của các tàu ngư chính tại khác khu vực tranh chấp.

Do các khu vực đánh bắt cá nay trở thành ranh giới đầu tiên đối với những tranh châp chủ quyền tiềm ẩn tại Biển Đông, một thách thức cho các quốc gia có tranh chấp sẽ là nhằm phân chia cạnh tranh nguồn lực từ các đòi hỏi về yêu sách lãnh thổ. Vậy thì tại sao không bắt đầu từ việc đánh bắt cá? Những tuyên bố chung giữa các bên yêu sách nhằm bảo vệ nguồn cá có thể giúp đảm bảo đủ lượng cá cho tất cả các bên và giảm rủi ro đối với các cuộc đụng độ sau này.

Tuy nhiên là không có cách nào khác sự thật là ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất có khả năng giữ vai trò giải quyết thì đã không có hành động gì. Ví dụ như vụ việc tàu Trung Quốc và Philippines hằm hè nhau trong thời gian hơn hai tháng, thì ASEAN vẫn bị chia rẽ. Campuchia hiện đang giữ chiếc ghể chủ tịch ASEAN vẫn cố gắng nhằm tránh mất lòng Trung Quốc, ngăn chặn tuyên bố yêu cầu các nước thực hiện kiềm chế. Nguyên chủ tịch ASEAN, Indonesia đã tham gia làm trung gian để giải toả căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines. Trong thời gian Indonesia giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2011, sau mười năm thảo luận, ASEAN cuối cùng đã có thể đồng ý những hướng dẫn thực hiện COC cho Biển Đông. Giờ đây việc hoàn thiện COC đang được thảo luận và nó có thể sẽ là một chặng đường dài việc trước để tránh xảy ra những Scarborough khác trong tương lai. Và điều đo không phải là câu chuyện về cá.

Theo Foreign Policy

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Cộng đồng mạng phản ứng về phóng sự của truyền hình Trung Quốc


Tối 4/7, cùng lúc TTXVN bác bỏ thông tin tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Việt Nam trên biển Đông, cộng đồng mạng đã phân tích về tính xác thực trong phóng sự của truyền hình Trung Quốc.
> Bác bỏ thông tin tàu Trung Quốc ‘chặn đuổi’ tàu Việt Nam
Thông tin về bốn tàu hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và ngăn chặn tàu cảnh sát biển của Việt Nam được phát vào ngày 3/7 trên kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và lan truyền trên mạng ngày 4/7. Tuy nhiên, chỉ đến khi trang mạng BBC tiếng Việt dẫn lại bản tin của CCTV với dòng tít "Tàu Việt Nam bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển", vụ việc mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.
Theo như hình ảnh trong phóng sự, đã có sự tiếp cận trực tiếp giữa tàu cảnh sát biển của Việt Nam với 4 tàu hải giám Trung Quốc. Hai bên đối đáp qua lại và đều khẳng định chủ quyền của mình với vùng biển các tàu xuất hiện. Ngay sau đó, CCTV mô tả, các tàu hải giám của Trung Quốc "thay đổi đội hình, cả 4 tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam" và "sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ, rút lui".
Đội tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực diễn tập được cho là gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp từ clip phóng sự của CCTV.
Đội tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực diễn tập được cho là gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp từ clip phóng sự của CCTV.

Phân tích các hình ảnh đã bị biên tập, cắt nhỏ trong clip, một bài viết trong diễn đàn Thế hệ trẻ Việt Nam nêu quan điểm, hoàn toàn không có chuyện tàu cảnh sát biển Việt Nam bị "rượt đuổi khỏi Trường Sa" mà hai bên chỉ "đối đáp qua lại" bằng hệ thống loa. "Truyền hình Trung Quốc cố tình dàn dựng, với lời bình khiêu khích nhằm cố khẳng định tính chính danh của họ ở Biển Đông", người viết bình luận.
Bài viết cũng kêu gọi kêu gọi mọi người bình tĩnh để lắng nghe lại lời của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cảnh báo tàu Trung Quốc trong clip: "Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức".
Chỉ sau ít giờ, bài viết này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng facebook và nhận được hàng chục comment hưởng ứng. Nick Nam Lam viết: "Yên tâm đi, người Việt Nam kiên cường, thông minh, đâu dễ gì chao đảo. Việt Nam đoàn kết, đương đầu mọi thử thách". Còn Sanbang thì hoan nghênh tinh thần và chúc các chiến sĩ cảnh sát biển luôn hoàn thành nhiệm vụ khi nhìn nhận rõ sự phức tạp của vụ việc.
Phân tích yếu tố có phóng viên đi cùng đoàn tàu hải giám, admin của một trang web khác cho rằng "cuộc tuần tra (của Trung Quốc) chủ yếu là để tạo dựng một màn kịch trên sóng truyền hình".
Cùng chung chủ đề, diễn dàn Nhật ký yêu nước dẫn lại bản tin của CCTV kèm clip phóng sự. Lời kêu gọi "Hãy nhấn share (chia sẻ bài viết) cho bạn bè để cùng phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc" đã nhận được hưởng ứng của hàng trăm thành viên.
Trước những "cái đầu nóng" của một số bạn trẻ khi có những lời lẽ bột phát, thiếu kìm chế một thành viên trên mạng facebook chia sẻ: "Mong các bạn bình tĩnh suy xét. Dù trên biển hay trên đất liền, các chiến sĩ của chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc".
Tàu cảnh sát biển 5012, con tàu được nhắc đến trong phóng sự của CCTV. Ảnh chụp từ clip.
Tàu cảnh sát biển 5012, con tàu được nhắc đến trong phóng sự của CCTV. Ảnh chụp từ clip.
Các diễn đàn này cùng hàng loạt trang mạng khác cũng nhanh chóng dẫn lại tin của TTXVN bác bỏ thông tin trên báo chí Trung Quốc.
Theo bản tin phát đi tối 4/7 của TTXVN, Việt Nam bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa - nơi Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền
TTXVN khẳng định, việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. "Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông", TTXVN nhấn mạnh.
Theo Tân Hoa Xã, hôm 26/6, đội tàu Hải giám của Trung Quốc đã khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam đi vào Biển Đông. Vài ngày sau đó, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã diễn tập gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.
Hoạt động diễn tập của nhóm tàu này diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Cuộc diễn tập của 4 tàu tuần tra Trung Quốc còn diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines cũng khởi động cuộc tập trận chung tại Mindanao, miền nam của quốc đảo Đông Nam Á.

Bác bỏ thông tin tàu Trung Quốc ‘chặn đuổi’ tàu Việt Nam


"Khi phát hiện các tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa", TTXVN lên tiếng, ngày 4/7.

Tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Trước thông tin từ một vài phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc nói rằng, 4 tàu Hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và chặn đuổi tàu công vụ của Việt Nam, ngày 4/7, Thông tấn xã Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa."

Theo TTXVN, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông", TTXVN khẳng định.

Theo Tân Hoa Xã, hôm 26/6, đội tàu Hải giám của Trung Quốc đã khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam đi vào Biển Đông. Vài ngày sau đó, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã diễn tập gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.

Hoạt động diễn tập của nhóm tàu này diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Cuộc diễn tập của 4 tàu tuần tra Trung Quốc còn diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines cũng khởi động cuộc tập trận chung tại Mindanao, miền nam của quốc đảo Đông Nam Á.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Trung Quốc lộ chiến thuật độc chiếm Biển Đông


Trong cuộc đối đầu hơn một tháng qua ở Biển Đông với Philippine, nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao Trung Quốc không triển khai những chiếc tàu chiến hùng mạnh và hiện đại của Hải quân nước này đến khu vực tranh chấp. Liệu có điều gì bí ẩn đằng sau sự “khiêm tốn” đó của Bắc Kinh hay không?

Tàu hải giám - "vũ khí" mới của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông
Tàu hải giám - "vũ khí" mới của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông

Chiến thuật đặc biệt của Trung Quốc ở Biển Đông


Sau khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton và hai tàu hải giám của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough hôm 8/4, Bắc Kinh liên tục thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt bằng cả lời nói lẫn hành động. Cùng với những lời cảnh báo, doạ nạt, Trung Quốc không ngừng đưa tàu thuyền đến khu vực tranh chấp. 

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là những chiếc tàu chiến lớn và hiện đại trong Lực lượng Hải quân hùng mạnh của Trung Quốc tuyệt nhiên không hề thấy xuất hiện trong cuộc đối đầu mới nhất với Philippine ở Biển Đông. Thay vào đó, Bắc Kinh chỉ điều những tàu thuyền đánh cá, tàu hải giám và tàu bán quân sự nhỏ. Cách để Trung Quốc “thị uy” đối phương là đưa một số lượng lớn tàu thuyền đến khu vực tranh chấp. Có những thời điểm, số tàu thuyền Trung Quốc có mặt tại bãi cạn Scarborough (còn được Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham) lên tới trên dưới 30 chiếc. Đây là con số hoàn toàn áp đảo so với vài ba tàu thuyền của Philippine ở khu vực.

Lý giải về động thái khó hiểu trên của Trung Quốc, các chuyên gia hải quân cho rằng, Bắc Kinh không muốn đưa tàu chiến ra trong cuộc tranh chấp với Philippine là nhằm để giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột. Tuy nhiên, nước này vẫn tìm cách đủ hiệu quả để trấn áp được đối phương. 

Theo các nhà phân tích, sau khi đánh động các nước láng giềng bằng những động thái hiếu chiến ở Biển Đông trong những năm gần đây, Trung Quốc giờ đây quay sang chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ”. Theo chính sách này, Bắc Kinh sẽ sử dụng những chiếc tàu thuyền tuần tra được vũ trang nhẹ hoặc là không vũ trang từ các cơ quan ngư nghiệp, hàng hải và dân sự thay vì sử dụng tàu chiến trong các hạm đội hùng mạnh của nước này.

Mục đích của việc triển khai tàu thuyền tuần tra không vũ trang hoặc được vũ trang nhẹ là để Trung Quốc thể hiện “quyền lực mềm” và tránh gây ấn tượng rằng cường quốc này đang dùng ngoại giao “súng ống” trong khu vực. Bắc Kinh tin rằng, cách tiếp cận mới này sẽ giúp xây dựng hình ảnh một Trung Quốc “hoà bình hơn và có vẻ đạo đức hơn”, một nhà phân tích cho biết.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc áp dụng chiến thuật “cây gậy nhỏ” nói trên không có nghĩa là nước này sẽ nhượng bộ trong bất kỳ cuộc tranh chấp nào ở Biển Đông. Bắc Kinh vẫn thể hiện thái độ cứng rắn bằng việc để cho tàu thuyền của họ “tự tung tự tác” trong khu vực tranh chấp. Trong thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ tàu thuyền Trung Quốc “quấy nhiễu”, “doạ dẫm” tàu thuyền Philippine.

Trung Quốc tin rằng, chiến thuật trên vừa có thể giúp họ tránh được các cuộc xung đột mà vẫn có thể uy hiếp được đối thủ, tiến tới giành được chủ quyền đối với vùng tranh chấp. Nếu áp dụng thành công chiến thuật “cây gậy nhỏ” với Philippine, Bắc Kinh sẽ tiếp tục áp dụng nó với các nước còn lại đang có tranh chấp với nước này. Mục tiêu mà Bắc Kinh hướng tới là dần dần, từ từ độc chiếm khu vực Biển Đông quan trọng và giàu tài nguyên.

Vì sao Trung Quốc phải dùng chiến thuật “cây gậy nhỏ”?

Ai cũng biết, nếu dùng sức mạnh quân sự, Trung Quốc có thể dễ dàng áp đảo Philippine cũng như các nước láng giềng khác của nước này. Bắc Kinh có trong tay những chiếc tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tấn công tầm xa tối tân hàng đầu trong khu vực trong khi quân đội Philippine được trang bị vũ khí nghèo nàn, lạc hậu. 

Vậy tại sao Trung Quốc lại không dùng lợi thế quân sự vượt bậc của mình mà lại phải nhờ đến chiến thuật “cây gậy nhỏ”?. 

Trên thực tế, Bắc Kinh đã tính toán rất kỹ và rất khôn ngoan khi không dùng sức mạnh vượt trội của mình trong khu vực. Nếu dùng vũ lực, Trung Quốc không những không đạt được mục tiêu mà còn phải đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Một Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến sẽ đẩy các nước trong khu vực đoàn kết lại với nhau. Nếu một Philippine hay một Malaysia hoặc một Indonesia không thể địch nổi được với Trung Quốc thì một tập thể đoàn kết chặt chẽ của những nước này lại có thể làm được những điều to lớn. Chưa hết, nếu Bắc Kinh không cư xử đúng mực thì họ đã vô tình đẩy những nước láng giềng đến gần với Mỹ hơn. Đến lúc này, bên ở thế bất lợi chính là Trung Quốc chứ không phải những nước láng giềng bé nhỏ của họ.

Chính vì nhận thức được thực tế trên, Bắc Kinh đã phải dùng đến chiến thuật khôn khéo là tránh có những hành động quá cứng rắn và quyết liệt. Trung Quốc muốn đối đầu với từng nước nhỏ để dễ bề đạt được mục đích. 

Tuy nhiên, dù có dùng chiến thuật khôn khéo hơn thì ý đồ và tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị lộ rõ. Và tất nhiên, các nước trong khu vực cũng như nhiều cường quốc trên thế giới sẽ không để Bắc Kinh đạt được tham vọng này.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Diễn biến mới nhất vụ đụng độ trên Biển Đông


Trung Quốc hôm qua (18/4) đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của phía Philippine về việc đưa cuộc tranh chấp lãnh hải giữa hai nước này ra giải quyết tại toà án quốc tế. Cùng với đó, Bắc Kinh đã cử một tàu lớn đến tuần tra ở khu vực Biển Đông – nơi đang dậy sóng trong những ngày gần đây vì sự đối đầu căng thẳng và quyết liệt giữa Trung Quốc và Philippines.

Tàu hải giám Trung Quốc
Tàu hải giám Trung Quốc

Động thái trên được xem là hành động đáp trả của Bắc Kinh đối với việc Manila kiên quyết từ chối rút tàu thuyền của nước này ra khỏi vùng lãnh hải tranh chấp giữa hai nước.

Trước đó cùng ngày, Manila cho biết, họ đang thuyết phục Bắc Kinh đồng ý đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại một khu vực bãi cạn chưa có ngưới sinh sống ở Biển Đông ra giải quyết tại toà án quốc tế trong bối cảnh hai nước này vừa có một cuộc khẩu chiến căng thẳng liên quan đến vấn đề này.

"Để theo đuổi con đường giải quyết hoà bình vấn đề tranh chấp ở bãi cạn Scarborough, chúng tôi dự định mời các đối tác Trung Quốc của chúng tôi tham gia tại Toà án Quốc tế về Luật Biển”, Ngoại trưởng Philippine Albert del Rosario cho biết trong một tuyên bố.

"Mục đích của việc này là để xác định rõ ràng xem ai trong hai nước chúng ta có quyền chủ quyền đối với vùng lãnh hải xung quanh bãi cạn Scarborough – nơi tàu thuyền Trung Quốc hiện nay thường tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippine".

Cuộc đối đầu mới nhất giữa Philippine và Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ bùng lên sau khi một máy bay do thám của Hải quân Philippine hôm 8/4 phát hiện 8 tàu đánh cá của Trung Quốc lượn lờ đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough.

Ngay lập tức, tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton đã đến khu vực để kiểm tra sự hiện diện của ngư dân Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Philippine đã phát hiện nhiều san hô, sinh vật biển, trong đó có cá mập vẫn còn sống trên một trong những con tàu của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai tàu hải giám của Trung Quốc cũng nhanh chóng xuất hiện, đi vào giữa tàu của Hải quân Philippine và những con tàu đánh cá của Trung Quốc để ngăn không cho Philippine bắt giữ các ngư dân của họ.

Liên quan đến vụ đụng độ mới nhất và là đầu tiên trong năm nay giữa Trung Quốc và Philippine ở vùng tranh chấp nói trên, ông Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippine cho tờ The Philippine Star biết, cuộc tranh chấp này sẽ được đưa ra bàn thảo tại một cuộc họp ở Washington giữa các quan chức quân sự, ngoại giao hàng đầu của Manila với các đối tác Mỹ trong ngày 30/4 tới.

"Tôi chắc rằng, đây sẽ là một trong những chủ đề chính”, ông Gazmin khẳng định.

Trung Quốc triệu tập nhà ngoại giao Philippine

Căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục leo thang khi ngày hôm qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying triệu tập Đại biện lâm thời Philippine ở nước này đến để phản đối về sự việc mới nhất xảy ra ở khu vực biển gần đảo Huangyan hôm 10/4. Trước đó, hôm 15/4, Bắc Kinh cũng từng triệu tập một nhà ngoại giao của Manila đến để phản đối về vụ va chạm tàu thuyền giữa hai nước hôm 8/4 

Thứ trưởng Fu cho rằng, hành động quấy nhiễu các ngư dân Trung Quốc của một tàu hải quân Philippine ở khu vực gần đảo Huangyan đã gây nên nỗi “quan ngại lớn’ cho phía Bắc Kinh.

Theo lời các quan chức Trung Quốc, hôm 10/4, 12 tàu đánh cá của nước này đã tìm tới vùng biển ở đảo Huangyan để tránh thời tiết khắc nghiệt nhưng bị một tàu hải quân Philippine quấy nhiễu. Sau đó, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực trên để giải cứu các ngư dân của họ.

"Căng thẳng đã được giải quyết qua các cuộc đàm phán song phương”, bà Fu cho hay đồng thời nói thêm rằng bà hy vọng phía Philippine sẽ tôn trọng cam kết và ngay lập tức rút tàu thuyền ra khỏi vùng tranh chấp.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Philippine tuyên bố, nước này có chủ quyền đối với đảo Huangyan.

Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trong khi một số nước muốn đưa các cuộc tranh chấp này ra tòa án quốc tế thì Trung Quốc muốn giải quyết bằng con đường song phương. 

Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippine liên tục căng thẳng từ năm ngoái đến giờ. Trong những cuộc tranh chấp này, Philippine có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Mỹ. Hồi cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton từng có phát biểu ám chỉ sẽ đứng về phía Manila trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.