Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Huyện đảo Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huyện đảo Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Góp đá xây Trường Sa: Lan tỏa sức mạnh


Góp đá xây Trường Sa – một chiến dịch truyền thông – đã trở thành cuộc vận động rộng khắp mọi miền đất nước hướng về biển Đông bằng những tấm lòng, những hành động thiết thực.
“Gục ngã” trên đống tài sản đã nói thay nỗi lòng doanh nghiệp. Hai tuyến bài lớn trên báo Tuổi Trẻ đã gây hiệu ứng xã hội tích cực và được trao tặng giải nhất Giải báo chí TP.HCM năm 2012.
Đã hơn một năm từ ngày báo Tuổi Trẻ phát động chương trình “Góp đá xây Trường Sa” (ngày 16-5-2011), danh sách đóng góp vẫn ngày một dài thêm, những con số tăng lên từng ngày. Tính đến thời điểm này, bạn đọc đã đóng góp hơn 44 tỉ đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.
Những đóng góp và sẻ chia vẫn cứ như những đợt sóng ngầm ở khắp mọi nơi trên đất nước.

Đầy cảm xúc

Anh Lương Huỳnh Việt Thắng (phó bí thư Đoàn trường, chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Tây Nguyên) khẳng định: “Góp đá xây Trường Sa là điểm nhấn lớn của Tuổi Trẻ trong lòng bạn đọc. Sự lan tỏa của chương trình diễn ra rất tự nhiên và đầy cảm xúc. Sau khi đọc loạt bài “Một thời vác đá xây Trường Sa”, “Nhật ký Trường Sa”, SV trường tôi đã dành những tình cảm rất đặc biệt cho chương trình Góp đá xây Trường Sa”. Thế nên ngay khi báo Tuổi Trẻ mới phát động chương trình, Đoàn Trường ĐH Tây Nguyên đã phát động đoàn viên, SV thực hiện phong trào “Nuôi heo đất góp đá xây Trường Sa” và nhận được sự tham gia nhiệt tình của các chi đoàn.
Và khi Tuổi Trẻ tổ chức đêm hội “Góp đá xây Trường Sa” tại Trường ĐH Tây Nguyên, đã có hơn 10.000 SV và giáo viên tham dự. Anh Thắng kể: “Đêm hội đó đã tạo nên hiệu ứng rất lớn. Sinh viên và các thầy cô hỏi chúng tôi rằng Đoàn trường có tiếp tục tham gia “Góp đá xây Trường Sa” hay không? Nếu có thì bằng cách nào để tất cả có thể cùng góp được nhiều “đá” hơn?”.
Theo anh Thắng, chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đã tạo ra sự chuyển biến rõ ràng trong nhận thức và tình cảm của SV dành cho biển đảo quê hương. Trong tuần sinh hoạt chính trị công dân đầu khóa, trường đã đưa ra nội dung chủ quyền biển đảo và tình hình khu vực biển Đông, SV lắng nghe rất chăm chú, đặt nhiều câu hỏi.
Không chỉ ở trường, ở nhà người thân trong gia đình của anh Thắng cũng dành tình cảm cho chương trình. Anh bảo: “Cả nhà tôi đã tham gia chương trình nhiều lần và vẫn thấy cần phải đóng góp nhiều hơn nữa. Khi tôi làm chương trình “Góp đá xây Trường Sa” ở trường, bố mẹ tôi cũng góp lương hưu cho Trường Sa”.
Sự lan tỏa ấy còn dễ dàng bắt gặp ở nhiều doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên văn phòng với nhiều hình thức góp đá đa dạng. Tháng 3-2012, Công ty cổ phần Đồng Tâm có một cách làm khá mới để hưởng ứng và ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” khi cho ra sản phẩm gồm hai loại gạch Hoàng Sa và Trường Sa, được lát cùng nhau như hai vùng biển đảo không thể tách rời trong chủ quyền của Việt Nam để phát động chương trình “Cùng Đồng Tâm góp đá xây Trường Sa”.
Các đoàn viên, thanh niên và chiến sĩ hải quân chuyển đá lên tàu ra đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trong chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ phát động - Ảnh: Thuận Thắng
Các đoàn viên, thanh niên và chiến sĩ hải quân chuyển đá lên tàu ra đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trong chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ phát động - Ảnh: Thuận Thắng
Theo đó, cứ mỗi mét vuông gạch bán được sẽ đóng góp 20.000 đồng cho chương trình. Chương trình này được đồng loạt triển khai tại 25 văn phòng, chi nhánh và các cửa hàng cộng tác của Đồng Tâm Group trên 63 tỉnh thành cả nước và tại các nhà máy. “Chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng. Đến nay chúng tôi đã có gần 270 triệu đồng góp vào quỹ Góp đá xây Trường Sa” – ông Nguyễn Hứa Thiên Giao, phó giám đốc khối nghiên cứu và phát triển Công ty cổ phần Đồng Tâm, cho biết.

Mở đợt góp đá mới

Đó là khẳng định và là tâm nguyện của rất nhiều bạn đọc đã đến với chương trình này. Sau chuyến đi Trường Sa và tham gia lễ khánh thành công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại đảo Đá Tây A (tháng 5-2012), anh Việt Thắng đã đưa lên website của trường nhiều hình ảnh về công trình đặc biệt này, về người lính Trường Sa, về đảo chìm, đảo nổi… và nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều bạn SV.
“Chúng tôi đang bàn bạc, tìm ra nhiều hình thức khác để nhân rộng phong trào “Góp đá xây Trường Sa” vì chương trình mang ý nghĩa quá lớn lao, phải làm sao để ai cũng có thể tiếp cận chương trình gần nhất. Chúng tôi sẽ không chỉ làm ở ĐH Tây Nguyên mà còn thực hiện trên các cộng đồng mạng để chương trình lớn hơn, rộng hơn. Vì góp đá cho Trường Sa không bao giờ là đủ, là thừa, càng nhiều viên đá kết nối lại, biển đảo của chúng ta càng vững mạnh” – anh Thắng chia sẻ.
Sau chuyến đi ấy, những thông tin, hình ảnh, những câu chuyện cảm động trong suốt hành trình và bài hát của thiếu tá Nguyễn Xuân Cung – trung đoàn công binh 131, người trực tiếp thi công công trình “Góp đá xây Trường Sa” trên đảo Đá Tây A – cũng được ông Giao chuyển đến phòng đối ngoại – truyền thông để truyền tải thông tin cho anh chị em cán bộ, công nhân viên trong tập đoàn. Đặc biệt, ông Giao còn chuyển ảnh và các mẫu ốc đảo Cô Lin, đảo Đá Tây, đảo Sơn Ca, cầu gai đảo Sinh Tồn, san hô đảo Sơn Ca và Trường Sa cho phòng thiết kế của công ty. “Không bao lâu nữa chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra các mẫu gạch granite mới lấy ý tưởng từ các mẫu ốc, cầu gai, san hô của quần đảo Trường Sa để tiếp tục chương trình “Cùng Đồng Tâm góp đá xây Trường Sa” – ông Giao hồ hởi nói.
Tổng giám đốc Công ty Bia Huế Nguyễn Mậu Chi cũng cho biết đang tiếp tục thực hiện chương trình nho nhỏ để “Góp đá xây Trường Sa”. “Hiện tại chúng tôi đang vận động một chương trình nhỏ là tặng sim thẻ điện thoại cho các chiến sĩ Trường Sa để họ có nhiều thời gian nói chuyện với gia đình hơn, để họ thấy gần với đất liền hơn và sẽ hoàn thành trong 15 ngày nữa” – ông Chi cho hay.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam tại Trường Sa


Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Trước đó, ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600m2, hài hòa với nhiều rặng Phong Ba được trồng trên đảo.Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Vào đầu tháng 4/2012, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả tấn. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.
Những ngôi chùa như Trường Sa Lớn.

Chính điện của cả 3 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà Nội. Với những con người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa của dân tộc.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa Sinh Tồn
Chùa Sinh Tồn

Ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng mỗi khi họ có dịp ghé qua các đảo này.
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa
Kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa

Ngày 29/10/2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, quân dân huyện này gửi tặng Khánh Hòa 21 khối đá san hô và 21 cây bàng vuông lấy từ các đảo, điểm đảo Trường Sa. Trên mỗi bệ đặt đá đều khắc tọa độ của hòn đảo có cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông.

Theo Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, đá san hô Trường Sa biểu tượng chủ quyền Việt Nam; cây bàng vuông tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt cùng với thời gian mặc mưa giông bão táp. Đá, cây và con người hòa quyện tạo thành những cột mốc chủ quyền của tổ quốc, đang ngày đêm hiên ngang trên biển.