Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội nghị ngoại trưởng ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội nghị ngoại trưởng ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đổ trách nhiệm cho Philippines, Việt Nam


Campuchia đã thất bại trong việc “giả mạo” một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được thông cáo chung. Đó là một tổn hại nghiêm trọng đối với úy tín của ASEAN.
Bài báo “Campuchia đã đẩy ASEAN vào một tương lai nguy hiểm” của cây viết kỳ cựu Vint Chavala đăng tải trên tờ The Nation xuất bản ngày 15/7 và được báo Giáo dục Việt Nam đưa lại hôm qua 25/7 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đã viết bài đăng tải trên tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan ngày hôm qua, phủ nhận hoàn toàn những gì tác giả Vint Chavala đã viết và cũng là tiếng nói của cả khu vực. Nực cười hơn, vị Đại sứ này còn lớn tiếng chụp mũ cho Philippines và Việt Nam mới chính là “thủ phạm” khiến ASEAN không ra được thông cáo chung. Để rộng đường dư luận và tôn trọng thông tin đa chiều, cung cấp cho độc giả nhiều góc nhìn khác nhau để tham chiếu, so sánh vụ việc nhằm tìm ra bản chất, báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải lại bài báo này của Đại sứ Campuchia tại Thái Lan.
Tôi muốn phản hồi lại bài báo của ông Vint Chavala. Tôi đã giải thích khá rõ ràng lý do tại sao Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không thể ra được thông cáo chung trong lá thư của tôi viết ngày 17/7 để phản bác lại quan điểm đánh giá sai lầm (của ông Vint Chavala) trong bài viết “Campuchia đã đẩy ASEAN vào tương lai nguy hiểm” xuất bản trên The Nation ngày 15/7.
Ảnh chụp màn hình bài phản biện của ông Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đăng trên tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan hôm qua 25/7 về bài viết của nhà báo Vint Chavala
Ảnh chụp màn hình bài phản biện của ông Đại sứ Campuchia tại Thái Lan đăng trên tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan hôm qua 25/7 về bài viết của nhà báo Vint Chavala
Ông Vint Chavala nên tham khảo thư trả lời của tôi đề ngày 17/7.
Nếu một người công bằng họ sẽ đồng ý rằng tiêu đề bài báo ngày 17/7 lẽ ra cần viết là “Hai nước thành viên ASEAN đã hạ bệ vai trò của Chủ tịch ASEAN” vì những lý do sau đây:
Đầu tiên, Ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 20/7 tuyên bố các nguyên tắc (giải quyết tranh chấp) trên biển Đông đã không tham khảo trực tiếp bất cứ tranh chấp song phương nào. Trong khoảng thời gian bị hạn chế của một số cuộc họp, Campuchia đã đề nghị chính xác vấn đề này, mặc dù không có 6 điểm khoanh vùng của các Ngoại trưởng.
Theo đó đề nghị của Campuchia đã được chấp nhận bởi tất cả các Ngoại trưởng trừ Ngoại trưởng 2 nước Philippines và Việt Nam là hai quốc gia thành viên đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông (với Trung Quốc).
Thứ hai, hai quốc gia này đã chuẩn bị tài liệu tham khảo trực tiếp liên quan đến tranh chấp trên biển Đông và yêu cầu vấn đề biển Đông phải được đưa vào nội dung thông cáo chung. Họ không nhượng bộ khi cho rằng họ sẽ không cho phép một thông cáo chung nếu như yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua tại Phnom Penh
Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua tại Phnom Penh
Điều đó cho thấy khá rõ ràng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm cho việc “gây bất ổn” đối với ASEAN theo thuật ngữ mà ông Vint Chavala đã dùng.
Đó là sự thật rằng lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không thể đưa ra một thông cáo chung. Tuy nhiên, người ta cũng phải thừa nhận rằng đây cũng là lần đầu tiên 2 quốc gia thành viên (Philippines và Việt Nam) đã “tấn công” các cuộc họp (Ngoại trưởng ASEAN) và lấy tuyên bố chung làm “con tin” cho các vấn đề tranh chấp song phương.
Cho đến năm nay thì ASEAN đã vẫn luôn đặt sang một bên bất cứ vấn đề gì nếu nó thiếu một sự đồng thuận. Vì vậy chưa từng có 2 nước thành viên nào áp đặt ASEAN như một tối hậu thư để ngăn chặn ASEAN ra tuyên bố chung.
Là Chủ tịch luân phiên khối ASEAN, Campuchia luôn đề cao nhiệm vụ của mình để ngăn ngừa tranh chấp trong khu vực. Trên thực tế, ý định của Campuchia là để mở cửa cho các cuộc đàm phán trong tương lai của các nước liên quan.
Nhiều bên tin rằng không có con đường tốt hơn để xoa dịu căng thẳng và tìm thấy một giải pháp hòa bình và thân thiện để xử lý các tranh chấp. Như thế, Campuchia không muốn đổ thêm dầu vào lửa.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Campuchia ông Hor Namhong trao đổi riêng bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Campuchia ông Hor Namhong trao đổi riêng bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh
Tôi hy vọng làm rõ trên một lần nữa là đủ, để hiểu được nguyên nhân gốc rễ của những rắc rối tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua và chấm dứt các cuộc tranh luận hiện tại mà tôi không muốn tiếp tục thêm nữa.
Một vài năm trước đây, một cuộc chiến tranh tương tự với những lời lẽ vu khống điên cuồng chống lại Campuchia công bố trên báo chí làm cho tình hình đã trở nên căng thẳng, dẫn đến xung đột vũ trang tại biên giới với Thái Lan.
You Ay
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại vương quốc Thái Lan.
Không khó để thấy được sự bóp méo mọi sự thật và chụp mũ cho Philippines và Việt Nam về cái tội “phá hoại sự đoàn kết” ASEAN mà chính Campuchia với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đã không làm tròn chức trách.
Trước đó, Ngoại trưởng các nước thành viên đã đồng thuận các nội dung mang tính nguyên tắc của bản Quy chế ứng xử của các bên trên biển Đông để ASEAN đứng ra đàm phán với Trung Quốc, vì chí ít có 4 thành viên của khối có tranh chấp trên biển Đông với Bắc Kinh nhưng Campuchia với vai trò nước chủ nhà cứ gạt phắt đi và khăng khăng theo quan điểm của Trung Quốc, đàm phán tay đôi.
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam: Campuchia đã thất bại trong việc giả mạo một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được tuyên bố chung
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam: Campuchia đã thất bại trong việc giả mạo một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được tuyên bố chung
Thứ hai, những hoạt động leo thang gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trước và trong các diễn đàn, hội nghị quan trọng của khu vực ASEAN xảy ra thường xuyên hơn, các bên đều cơ bản đồng thuận với việc đưa nội dung này vào tuyên bố chung theo đề xuất của Philippines và Việt Nam nhằm giảm căng thẳng và nguy cơ bùng phát xung đột trên biển Đông.
Đại sứ Campuchia tại Thái Lan quy chụp một cách lộ liễu 2 nước Philippines và Việt Nam là "kẻ phá hoại" bất chấp mọi thực tế cũng như phản ứng của các nước thành viên. Để khách quan, xin mượn lời của các quan chức bên thứ 3 đứng ra nhận định.
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho hay, Campuchia đã thất bại trong việc “giả mạo” một sự đồng thuận để dẫn đến kết cục ASEAN không ra được thông cáo chung. “Đó là một tổn hại nghiêm trọng đối với úy tín của ASEAN và càng làm gia tăng sự mơ hồ trong nội dung thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức tại Campuchia tháng 11 năm nay”.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết ông cũng đã nói chuyện qua điện thoại với Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario. “Nếu các quan điểm mất đi tính đa dạng thì ASEAN có thể bị suy yếu một cách tai hại vì chia rẽ”, ông Marty Natalegawa nhận định, “việc ASEAN phải có giải pháp đối với những bất đồng là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không làm gì, chúng ta biết thiệt hại sẽ lớn hơn”.
Ngoại trưởng Indonesia
Ngoại trưởng Indonesia
Bài viết của nhà báo Vint Chavala đã vạch trần ý đồ ngả theo Trung Quốc của Chủ tịch luân phiên khối ASEAN đương nhiệm nhằm mưu cầu lợi ích cho riêng quốc gia mình bất chấp sự tổn hại ghê gớm đối với sự đoàn kết nội khối và phân tích rất rõ trục quan hệ lợi ích Bắc Kinh - Phnom Penh nhằm lợi dụng lẫn nhau.
Thiết nghĩ không cần phải nói lại vì những phân tích của nhà báo Vint Chavala, nhận định và phản ứng của Ngoại trưởng Singapore, Ngoại trưởng Indonesia đã là quá đủ. Và cũng giống như các vị trên đã cảnh báo, nếu một Chủ tịch luân phiên ASEAN đương nhiệm không nhận ra sai lầm của mình, sớm muộn họ cũng phải trả giá đắt bằng danh dự, uy tín của mình trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Campuchia đẩy ASEAN vào một tương lai nguy hiểm


Thống nhất và đoàn kết nội khối ASEAN là điều quan trọng nhất cho sự sống còn của cộng đồng khối cũng như việc bảo lưu các khả năng thương lượng của khối. Nếu mỗi thành viên ASEAN sau đó chỉ chăm chăm lợi ích riêng của nước mình như Campuchia, ASEAN sẽ không có tương lai.
Tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan ngày 15/7 đăng bài phân tích của nhà báo kỳ cựu Vint Chavala với tiêu đề "Campuchia đã đẩy ASEAN vào một tương lai nguy hiểm". Bài viết phân tích khá sâu sắc nguyên nhân sự đổ vỡ của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh vừa qua với trách nhiệm của một Chủ tịch luân phiên ASEAN. Trong bài báo, tác giả cũng phân tích rất rõ những xảo thuật mà phía Trung Quốc đã sử dụng nhằm cố tình gây chia rẽ nội bộ ASEAN để phục vụ một âm mưu xuyên suốt, độc chiếm biển Đông thành ao nhà. Nhận thấy đây là một tiếng nói khách quan, phân tích sâu sắc, hợp tình hợp lý về vấn đề biển Đông cũng như một số nguyên nhân căng thẳng và cả những dự báo, báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng đăng tải bài phân tích này để cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn đa chiều về sự kiện đang thu hút sự quan tâm đông đảo.
Chỉ vì đầu óc cục bộ, Campuchia đã phá vỡ mối liên kết nội khối ASEAN. Trong 45 năm lịch sử hoạt động của mình, chưa bao giờ một Hội nghị Ngoại trưởng của khối không ra được thông cáo chung sau khi thảo luận.
Ảnh chụp màn hình bài phân tích của nhà báo Vint Chavala
Ảnh chụp màn hình bài phân tích của nhà báo Vint Chavala
Trong quá khứ đã có rất nhiều quãng thời gian khó khăn và xuất hiện bất đồng trong nội bộ ASEAN nhưng chưa bao giờ dẫn đến một kết cục đổ vỡ không ra được thông cáo chung như hội nghị vừa rồi.
Khi tiếp quản ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, Campuchia đã thực hiện một lập trường kiên quyết về vấn đề biển Đông thay vì cố gắng tìm kiếm những điểm chung giữa tất cả các bên liên quan như các nước Chủ tịch ASEAN đã từng làm trong quá khứ.
Campuchia, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN đã quyết định đặt lợi ích riêng của quốc gia mình lên trên sự đoàn kết nội khối. Về lâu dài, điều này sẽ phản tác dụng đối với cả Campuchia và ASEAN.
Động thái đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của Campuchia cho nỗ lực giành 1 ghế không thường trực vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong năm tới. Sớm muộn gì Campuchia sẽ nhận ra rằng hành động của họ đã hủy hoại uy tín của khối ASEAN như thế nào.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không thể ra được thông cáo chung là vì Campuchia không làm tròn trách nhiệm của một Chủ tịch luân phiên khối
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không thể ra được thông cáo chung là vì Campuchia không làm tròn trách nhiệm của một Chủ tịch luân phiên khối
Trong sự thiếu vắng một bản thông cáo chung về những cuộc thảo luận (của các Ngoại trưởng ASEAN), hành động không thể được thực hiện trên hàng chục quyết định bởi vì thiếu một văn bản chính thức, và ban Thư ký ASEAN sẽ không thể làm bất cứ điều gì về nó. ASEAN cần ngay lập tức khắc phục hậu quả.
Kể từ giai đoạn mở rộng thành viên khối ASEAN những năm 1995 – 1999, ngày càng nhiều quan chức thừa nhận, đặc tính và cách làm việc của ASEAN đã thay đổi rất nhiều đối với việc kết nạp các thành viên mới có bối cảnh chính trị và các thông lệ khác nhau. Chỉ có Campuchia là khó khăn hơn trong việc gia nhập ASEAN vì những nguyên nhân lịch sử của nó.
Chính vì vậy Campuchia là thành viên cuối cùng được thừa nhận gia nhập khối ASEAN trong năm 1999. Khi Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, nước này đã nhanh chóng phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, một “kẻ thù” trước đó của Phnom Penh.
Trong 12 năm qua, Campuchia và Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ song phương, hợp tác mạnh mẽ hơn bao giờ hết, Trung Quốc cũng đã phát triển một mối quan hệ chặt chẽ với Campuchia và bằng cách nào đó, quan hệ Campuchia – Trung Quốc đã đi xa hơn một chút so với phần còn lại của ASEAN.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Campuchia ông Hor Namhong trao đổi riêng bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Campuchia ông Hor Namhong trao đổi riêng bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, Trung Quốc sẽ là cung cấp một “hỗ trợ tuyệt vời” để đẩy mạnh phát triển kinh tế và vị trí của Campuchia trong khu vực. Ông Hun Sen mong muốn được công nhận là một nhà lãnh đạo đa mang lại hòa bình và thịnh vượng cho đất nước mình cũng như khu vực.
Kể từ khi Campuchia làm Chủ tịch luân phiên ASEAN, quan hệ Campuchia – Trung Quốc được dư luận quan tâm đặc biệt. Người ta chú ý đến phản ứng của Phnom Penh đối với vấn đề biển Đông đang gây căng thẳng giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.
Trong khi Philippines và Việt Nam luôn nỗ lực nâng cao vai trò, tiếng nói của ASEAN trong vấn đề biển Đông trước Trung Quốc, tuy nhiên với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã luôn tìm cách cản trở hoặc phá vỡ bất kỳ “chủ đề nhạy cảm” nào đối với vấn đề này.
Thống nhất và đoàn kết nội khối ASEAN là điều quan trọng nhất cho sự sống còn của cộng đồng khối cũng như việc bảo lưu các khả năng thương lượng của khối. Nếu mỗi thành viên ASEAN sau đó chỉ chăm chăm lợi ích riêng của nước mình như Campuchia, ASEAN sẽ không có tương lai.
Mỗi thành viên của khối ASEAN được phép theo đuổi lợi ích riêng của họ, đó là sự đồng thuận và không can thiệp công việc nội khối giữa các thành viên ASEAN. Nhưng không có nguyên tắc nào của ASEAN cho phép Chủ tịch luân phiên thực hiện điều này mà không cần xem xét tiếng nói của đa số các thành viên khác.
Theo GDVN

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

ARF dậy sóng biển Đông


Căng thẳng trên biển Đông sẽ là chủ đề chính tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị ngoại trưởng Đông Á, diễn ra từ ngày 9 đến 13-7 tại Phnom Penh (Campuchia).

Đội tàu hải giám Trung Quốc sau khi tuần tra bất hợp pháp trên biển Đông từ ngày 26-6 đã trở về Quảng Châu
Đội tàu hải giám Trung Quốc sau khi tuần tra bất hợp pháp trên biển Đông từ ngày 26-6 đã trở về Quảng Châu

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tham dự ARF tại Phnom Penh vào ngày 12-7. Ngoại trưởng các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Úc… cũng sẽ tham dự. Tranh chấp và căng thẳng trên biển Đông được đánh giá là chủ đề chính tại Phnom Penh trong thời điểm Trung Quốc liên tục thể hiện giọng điệu hiếu chiến và có các hành vi gây hấn.
Tiêu biểu nhất là vụ Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí trên vùng biển của Việt Nam hay việc truyền thông Trung Quốc liên tục đòi đánh Philippines vì tranh chấp bãi cạn Scarborough. Trước thềm ARF, các học giả quốc tế tiếp tục chỉ trích chính sách của Trung Quốc trên biển Đông.

Chờ đợi đột phá về COC

Theo báo Phnom Penh Post, tối 7-7 Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Soeung Rathchavy tuyên bố các quan chức cấp cao ASEAN đã hoàn tất việc soạn thảo các yếu tố chủ chốt của bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). “Giờ ASEAN đã sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông” – bà Soeung Rathchavy khẳng định. ASEAN hi vọng sẽ đạt được một thỏa thuận về COC với Trung Quốc vào cuối năm nay, 10 năm sau khi ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).
Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định đây là thời điểm then chốt với các thành viên ASEAN và có khả năng hai bên sẽ tạo được bước đột phá về COC. Tuy nhiên, giáo sư Thayer nhận định để COC không trở thành một văn bản yếu ớt, nó cần có cơ chế mang tính ràng buộc và phân định rõ đâu là vùng tranh chấp, đâu là vùng không có tranh chấp trên biển Đông.
“Một vấn đề quan trọng nữa là làm thế nào để ngăn chặn các cơ quan hàng hải Trung Quốc không gây ra căng thẳng trên vùng biển tranh chấp – giáo sư Thayer nhận định – Nếu COC không giải quyết vấn đề này, nó sẽ chẳng khác gì DOC”.
Khó khăn lớn nhất, theo giáo sư Thayer, là việc COC chỉ quy định cách các quốc gia hành xử cho đến khi giải quyết tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên Trung Quốc không chỉ “đòi” chủ quyền trên biển Đông mà còn đang dùng sức mạnh để khẳng định chủ quyền một cách bất hợp pháp.
“Khi Trung Quốc tiếp tục hiếu chiến thì sẽ không có cơ sở để giải quyết tranh chấp” – giáo sư Thayer cho biết.

Ý đồ thâm độc

Trước thềm ARF, các chuyên gia và quan chức quốc tế tiếp tục chỉ trích các thủ đoạn của Trung Quốc trên biển Đông. Theo báo Philippines Star, mới đây chính quyền Philippines cho biết sẽ không đối thoại song phương với phía Trung Quốc tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và ARF để phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục gây căng thẳng ở bãi cạn Scarborough.
Hiện nay vẫn có vài chục tàu Trung Quốc lởn vởn ở khu vực này dù trước đó Bắc Kinh và Manila đã cam kết rút hết tàu ra khỏi đây. Tổng thống Philippines Benigno Aquino chỉ trích Bắc Kinh đang cố tình kéo dài căng thẳng để gây sức ép lên Philippines. Thượng nghị sĩ Philippines Defensor Santiago cho rằng việc Trung Quốc giở giọng đe dọa các quốc gia láng giềng với ý đồ thâm độc là buộc các quốc gia này phải chấp nhận khai thác tài nguyên chung trên vùng biển của mình với Trung Quốc.
“Đó luôn là trò của họ” – thượng nghị sĩ Santiago nhận định. Bà cảnh báo kể cả khi cùng khai thác chung với các nước khác thì Trung Quốc với lợi thế về công nghệ và tài chính cũng sẽ nuốt trọn nguồn lợi. Trên trang Eurasia Review, hai chuyên gia Youna Lyons và Tara Davenport thuộc Trung tâm Luật quốc tế ĐH Quốc gia Singapore lên án việc Trung Quốc đang cố tình khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá trên biển Đông. Bắc Kinh đang dùng tàu công xưởng để khai thác quy mô lớn và thậm chí còn khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Đây đều là những hành vi vi phạm Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc.