Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Nhật Bản, Philippines lần đầu tiên tập trận trên Biển Đông


Lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có mặt ở cuộc tập trận thường niên của quân đội Mỹ và Philippines mang tên Balikatan (Kề vai sát cánh), diễn ra trong vòng một tuần từ cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 4 tại vùng biển ngoài khơi đảo Palawan.

Tàu chiến USS Chung-Hoon của Hải quân Mỹ đã nhiều lần tham gia tập trận chung với hải quân Philippines
Tờ Japan Times và hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn các nguồn tin ngoại giao Nhật Bản và Philippines cho biết tin trên.
Tờ Japan Times nhận định việc đa phương hóa cuộc tập trận Balikatan này “thể hiện động thái của Mỹ muốn đối đầu với các khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết cuộc tập trận này giả định một trận động đất lớn xảy ra ở Manila mà khi đó quân đội Philippines, Mỹ và các nước khác sẽ cùng nhau đảm nhận công tác chỉ huy thu thập thông tin và các hoạt động cứu hộ.

Đây được cho là một quyết định nhằm tránh khiêu khích Trung Quốc quá mức.

Theo Kyodo Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ gửi hai sỹ quan tham gia và đang quyết định liệu có tham gia với tư cách quan sát viên hay không.

Cho đến giờ, quân đội Nhật Bản vẫn tiến hành các cuộc thao diễn chống khủng bố là chính. Tuy nhiên, lần này sự tham dự của Nhật Bản nhấn mạnh đến khía cạnh hợp tác đa phương.

Một quan chức quốc phòng nước này cho biết Nhật Bản mong muốn thể hiện sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á với trụ cột là Liên minh an ninh Mỹ – Nhật.

Tin cho biết Singapore, Hàn Quốc, Australia cũng tham gia cuộc tập trận này.

Cuộc tập thường niên Mỹ – Philippines được tổ chức từ năm 2000 và cho đến giờ vẫn chỉ tập trung vào chủ đề chống khủng bố. Theo các nguồn tin quân sự thì giờ đây cuộc tập trận này lại nhấn mạnh vào hợp tác đa phương.

Tin về cuộc tập trận được báo Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng thêm 11,2%, lên khoảng 110 tỷ USD trong năm 2012.

Tokyo hôm qua đã lên tiếng lo ngại Trung Quốc che giấu sự thật về chi phí quốc phòng, cho rằng còn nhiều điều chưa được minh bạch trong ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh.

Tờ Asahi Shimbun trích dẫn một nguồn tin quân sự cao cấp của Bắc Kinh cho biết ngân sách quốc phòng Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những con số chính thức được nêu trên.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Nhật bản và Trung Quốc chuẩn bị cho xung đột ở Biển Đông Hoa



Nhật Bản và Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng một cuộc xung đột nghiêm trọng mới trong Biển Đông Hoa. Một tàu Trung Quốc đã bơi sát cạnh tàu khoa học Nhật Bản trong khu vực tranh chấp và đòi họ chấm dứt nghiên cứu đáy biển vùng hải phận Trung Quốc. Tokyo gửi đến Bắc Kinh lời phản đối quyết liệt.

Mọi chuyện đã không chỉ dừng lại ở cuộc đấu công hàm ngoại giao. Vào ngày Bắc Kinh một lần nữa yêu cầu Tokyo ngừng các nghiên cứu hải dương, Nội các Nhật Bản đã mở rộng quyền hạn của lực lượng Cảnh sát biển nước này. Kể từ nay, tàu Cảnh sát biển Nhật Bản có quyền bắt giữ những tàu thuyền nước ngoài đáng ngờ trong vùng biển quốc gia, cũng như điều tra các trường hợp gây thiệt hại tài sản trên đảo ngoài khơi.

Trong năm qua, các tàu Trung Quốc đã bốn lần tiếp cận tàu nghiên cứu Nhật Bản trong vùng biển Đông Hoa, tạo tình huống đe dọa va chạm. Giờ đây, trên cơ sở hợp pháp lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có thể tới trợ giúp các tàu của mình. Tuy nhiên, giữa hai nước chưa có ranh giới rõ ràng về vùng lợi ích kinh tế. Lưu ý tới điều này, nhà phân tích Pavlyatenko Victor tại Viện Viễn Đông cho biết:

“Nhật Bản đang tiến hành các bước củng cố vị trí tại khu vực này ở tỉnh Okinawa. Tại đây đã được huy động bổ sung lực lượng tự vệ, xây dựng các căn cứ mới, triển khai phương tiện của Cảnh sát biển, nhằm tăng cường bảo vệ cho quần đảo Senkaku”.

Thềm lục địa của quần đảo có tên Trung Quốc là Điếu Ngư này vốn giàu dầu mỏ và khí đốt. Chính cuộc tranh giành tiếp cận nguồn năng lượng mới đã gia tăng mâu thuẫn lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, thúc đẩy hai bên có những hành động khiêu khích đơn phương. Đặc biệt, có việc công ty dầu khí Trung Quốc tham gia thăm dò lô chứa khí tiềm năng mà Nhật Bản tranh cãi là Chunxiao (Sirakaba theo tiếng Nhật). Theo phía Tokyo, Bắc Kinh đã cho tiến hành hoạt động khoan ở khu vực.

Sự phản đối của Nhật Bản buộc Trung Quốc đình chỉ sản xuất khí đốt trong khu vực năm 2008. Các bên ký kết thỏa thuận sẽ cùng nhau khai thác nhiên liệu. Tài liệu này ấn định các công ty Nhật Bản sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư dự án. Chi tiết kế hoạch khai thác vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu thì Bắc Kinh quyết định đình chỉ các cuộc tham vấn. Điều này đã xảy ra sau khi vào mùa hè năm 2010, Nhật Bản bắt một tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku và giam giữ viên thuyền trưởng của tàu.

Sau sự kiện này, Trung Quốc đã tăng cường chuyển tải thiết bị tới địa điểm. Hai bên tiếp tục thảo luận nhưng không có gì chuyển biến. Người ta chỉ nhớ tới hoạt động đàm phán khi một bên cương quyết nhắc nhở bên kia về quyền thăm dò khai thác độc lập thềm lục địa trong khu vực tranh chấp.

Trong tháng Ba năm nay, Nhật Bản có dự kiến thực hiện thêm một bước để củng cố chủ quyền của mình đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Đông Hoa. Quốc gia sẽ đặt tên tiếng Nhật cho 39 hòn đảo gần quần đảo Senkanu /Điếu Ngư/ và đưa chúng vào tài liệu giáo dục hành chính. Trung Quốc đã phản ứng gay gắt với quyết định này của Chính phủ Nhật Bản. Rõ ràng rằng, Bắc Kinh sẽ không chịu im lặng trước bất kỳ hành động nào của Tokyo trong khu vực này.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Ấn Độ tăng cường tập trận


Ấn Độ sẽ cùng tập trận với Nhật Bản và Hoa Kỳ trong thời gian từ nay đến giữa năm 2012 nhằm cân bằng động thái tăng cường hoạt động trên biển gần đây của Trung Quốc.

Binh lính Ấn Độ chống phiến quân ở bắc Srinagar - Ảnh: Reuters
Báo Nikkei ngày 29-2 dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Nhật cho biết New Delhi và Tokyo đang thảo luận kế hoạch tập trận hải quân chung vào mùa hè năm nay. Nội dung là diễn tập các chiến lược chống cướp biển trên các tuyến hàng hải quan trọng chở dầu và khí đốt từ Trung Đông. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mục tiêu lớn nhất là để đối phó với việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động trên biển ĐôngẤn Độ Dương.

Theo báo India Times, trong tháng 4-2012 Ấn Độ cũng sẽ tập trận chung với Mỹ trên vịnh Bengal. Nội dung là diễn tập đối phó với máy bay chiến đấu từ tàu sân bay, với việc ngăn chặn lưu thông trên biển. Cuộc tập trận thường niên này, lần thứ hai trong 10 năm qua, sẽ diễn ra ở bờ đông Ấn Độ. Lần trước là vào năm 2007 với sự tham gia của ba tàu sân bay, gần 30 tàu chiến và 150 chiến đấu cơ của Mỹ, Nhật, Úc và Singapore. Khi đó, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

Ấn Độ gần đây cũng chi nhiều tỉ USD tăng cường sức mạnh quân sự của mình như mua thêm 126 chiến đấu cơ của Pháp, tàu ngầm hạt nhân của Nga, tàu sân bay...