Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam


Khiến Trung Quốc tự trói chân tay mình

Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.

Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.

Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ.

Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.
Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc.
Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc.

Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm.

Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?

Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.

Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu SB Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…

Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.

Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).

Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại

Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.

Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?

Và đây là những bước đi của họ:

Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.

Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.

Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.

Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.

Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.

Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.

Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)

Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.

Đối với các nước ASEAN thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.

Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.

Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.

Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Giải pháp COC cho biển Đông


Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN diễn ra vào hai ngày 10 và 11-1 tại Campuchia đã chính thức khởi động việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
COC được trông đợi sẽ thay thế Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) cũng như bản hướng dẫn thực thi DOC.

Tàu chiến USS Freedom của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Tàu chiến USS Freedom của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters

Một trong những lý do quan trọng mà các nước phải nghĩ đến một văn kiện tiến xa hơn DOC là vì DOC không phải là một điều ước quốc tế và không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Nó chỉ là thể hiện sự cam kết chính trị, ràng buộc các quốc gia về mặt đạo đức. Đồng thời nó cũng không có một cơ chế đảm bảo thực thi một cách chặt chẽ. Trong khi đó, COC lại là một công cụ pháp lý vững chắc đảm bảo ổn định, hòa bình trên biển Đông.

COC tiến bộ hơn DOC vì COC có giá trị pháp lý bắt buộc, nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc là một điều ước cơ bản, phổ quát trong luật quốc tế, có giá trị cao hơn các điều ước quốc tế khác. Hiến chương này nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và yêu cầu giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình (điều 2.3, 2.4 và chương VI của hiến chương). Thế nhưng, bằng việc dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã vi phạm rõ ràng những quy định này. Hành động bạo lực này của Trung Quốc lại không bị trừng phạt bởi một chế tài pháp lý nào.

Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển quốc tế (UNCLOS) là một công ước vô cùng quan trọng, hoàn toàn mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, hiện đã được 162 quốc gia phê chuẩn. Vậy mà những yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn trái với những quy tắc cơ bản của công ước này. Vi phạm trắng trợn nhất của Trung Quốc đối với UNCLOS là nước này đã vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo Hoàng Sa và ra yêu sách về đường chín đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò) chiếm hơn 80% diện tích trên biển Đông.

Thậm chí yêu sách trái cơ sở pháp lý một cách trắng trợn này lại còn được Trung Quốc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, khi họ gửi thư lên tổ chức này vào ngày 7-5-2009 để phản đối đăng ký thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia. Sự vô lý này của Trung Quốc lại không thể được đưa ra xét xử.

Những quy định cơ bản của luật quốc tế có giá trị bắt buộc cao như vậy mà Trung Quốc vẫn bỏ qua, thì không có gì để tin rằng Trung Quốc là một chủ thể đáng tin cậy trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế, và càng không đáng tin cậy khi nước này hành xử trên biển Đông, nơi mà Trung Quốc đã liên tục vi phạm luật pháp quốc tế và cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố là “lợi ích cốt lõi” của họ. Do đó, dù là COC được ký trong tương lai có giá trị bắt buộc về mặt pháp lý, thì cũng chưa chắc gì COC đó sẽ được Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc.

Do vậy, để bảo đảm giá trị thi hành và được tuân thủ nghiêm chỉnh trong tương lai, COC cần có thêm hai điều kiện.

+ Cần có cơ chế để các bên có thể khởi kiện ra Tòa án công lý quốc tế trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay thực thi COC. Trong quá trình đàm phán và ký kết COC, các quốc gia trong tranh chấp cần đưa vào văn kiện này một compromissory clause. Điều khoản này sẽ giúp bất kỳ quốc gia ký kết nào của COC cũng có quyền khởi kiện bên ký kết khác một khi bên ký kết khác đó không tuân thủ các quy định của COC.

+ Cần đưa COC ra đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Việc đàm phán COC trong khuôn khổ ASEAN - Trung Quốc như hiện nay hẳn sẽ khó khả thi, bởi lẽ các nước ASEAN sẽ không đủ mạnh để gây áp lực với Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều khoản ràng buộc. Do vậy, để có thể đạt được một COC như thế, cần đàm phán văn kiện đó trong một khuôn khổ có sự tham gia hay xúc tác của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc. Thượng đỉnh Đông Á là một khuôn khổ lý tưởng để thực hiện điều này. Những nước này và các nước khác trong khu vực rất quan ngại đến tình hình tranh chấp trên biển Đông, và có khi chính họ cũng là đối tượng bị chính Trung Quốc quấy nhiễu trên biển Đông.

Thượng đỉnh Đông Á hiện có 18 thành viên, bao gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và có thêm Mỹ, Nga kể từ tháng 11- 2011.

Thượng đỉnh Đông Á ra đời sau thất bại của Nhật trong vai trò đối trọng với Trung Quốc ở ASEAN+3 (ASEAN, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc) nhằm xây dựng một khu vực mậu dịch tự do Đông Á không nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc.

Đối với tranh chấp trên biển Đông, trong số những thành viên của thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc là một bên tranh chấp mạnh bạo nhất trên biển Đông. Còn một bên là các nước khác có quyền lợi thiết thân liên quan đến hòa bình và an ninh trên biển Đông. Riêng Mỹ là nước từng tuyên bố an ninh trên biển Đông là lợi ích quốc gia của mình.

Chỉ thông qua thượng đỉnh Đông Á, các bên liên quan mới có thể buộc Trung Quốc chấp nhận đưa vào COC những điều khoản, trong đó vừa đảm bảo giá trị ràng buộc về mặt pháp lý của COC, vừa có cơ chế để có thể khởi kiện ra Tòa án công lý quốc tế một khi có tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực thi COC trên biển Đông.

Hai đề xuất của Philippines

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết COC không có khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Tuy nhiên, COC sẽ trở thành hướng dẫn để các nước khu vực ứng xử cho đến khi các tranh chấp chủ quyền được giải quyết.
Theo ông Thayer, ASEAN đang bị chia rẽ về hai đề xuất của Philippines đối với COC. Thứ nhất là tách các khu vực có tranh chấp ra khỏi khu vực không bị tranh chấp và xúc tiến phát triển, khai thác chung tại các khu vực đang có tranh chấp. Thứ hai là đưa cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS vào COC. Những nước phản đối hai đề xuất này cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận chúng.
Giáo sư Thayer cho rằng nếu COC không có hai đề xuất này thì sẽ chỉ là một tuyên bố chính trị tự nguyện yếu ớt giống như DOC mà thôi.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Chuyên gia dự đoán tương lai xung đột biển Đông


Trước những diễn biến căng thẳng với Philippines và đặc biệt là cuộc tập trận chung giữa Manila và Wahshington, một số chuyên gia Trung Quốc bắt đầu mường tượng về viễn cảnh của cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

“Mỹ, Philippines khuấy động vùng biển tranh chấp”


Quân đội Mỹ và Philippines vừa bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Balikatan 2012 (BK12), ngoài khơi Palawan, gần vùng biển cả Trung Quốc và Philippines tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

Emmanuel Garcia, phát ngôn viên cuộc tập trận khẳng định: “Trọng tâm của cuộc diễn tập nhằm cải thiện an ninh, chống khủng bố và phản ứng trước các thảm họa và hoạt động nhân đạo”.
Người phát ngôn này đặc biệt lưu ý, mục đích của cuộc diễn tập “không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào mà chỉ để bảo vệ an ninh hàng hải và lợi ích quốc gia”.

Ông Garcia cũng xác nhận các tàu của Mỹ và Philippines sẽ diễn tập tại các vùng lãnh hải gần biển Đông, cụ thể là tại các đảo Luzon (phía Bắc) và Palawan (phía Tây Nam) của Philippines.

“Những cuộc thao dượt sẽ được thực hiện gần bờ biển của nhóm đảo Palawan và thuộc lãnh thổ của Philippines trên biển Đông. Chắc chắn chúng tôi sẽ không tập trận quân sự ở những nơi có tranh chấp hoặc ở những vùng biển không phải của mình”, người phát ngôn quân đội Philippines khẳng định.

Chuyên gia Trung Quốc cáo buộc Mỹ, Philippines khuấy động vùng biền tranh chấp.
Chuyên gia Trung Quốc cáo buộc Mỹ, Philippines khuấy động vùng biền tranh chấp.

Dù đây là lần tập trận thường niên thứ 28 giữa Philippines và Mỹ với sự tham gia của 2.300 binh sĩ Phippines và 4.500 binh sĩ Mỹ song theo BBC, tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh khác biệt.

Manila và Bắc Kinh vừa có căng thẳng mới trên biển Đông, sau vụ soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines chạm mặt hai tàu cá Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough ở vùng biển tranh chấp.

Quan trọng hơn, bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng khiến Philippines và nhiều nước trong khu vực tỏ ra quan ngại.

Trong suốt hai năm qua, Philippines nhiều lần than phiền rằng, Trung Quốc trở nên ngày càng gây hấn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Manila lên án các hành động của tàu Trung Quốc như bắn cảnh báo vào ngư dân, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines.

Trước diễn biến này, Philippines muốn tăng cường khả năng tự phòng thủ và nhấn mạnh mối quan hệ ngày một phát triển với Washington. Trong khi đó, Mỹ coi các bài diễn tập là cơ hội chứng minh những lợi ích mới của Mỹ về an ninh ở Thái Bình Dương.

Vì vậy, hoàn toàn không ngạc nhiên khi giới phân tích Trung Quốc phản ứng gay gắt trước động thái này của Mỹ và Philippines.

Global Times của Trung Quốc hôm nay đăng bài với tiêu đề “Mỹ, Philippines khuấy động vùng biển tranh chấp”.

Gần đây, Manila liên tục có nhiều hợp tác quân sự cùng Washington. Lãnh đạo hai bên cũng không ngừng lên tiếng ủng hộ thắt chặt quan hệ quân sự song phương. Tháng trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước này thông qua các cuộc tập trận chung như Balikatan.

Bài viết dẫn lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại ĐH Ngoại giao Trung Quốc Su Hao và Ian Storey, chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Singapore khẳng định, Mỹ đang tranh thủ cơ hội từ các cuộc tập trận để lôi kéo đồng minh kìm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
“Dù cả Manila và Washington đều tuyên bố rằng, cuộc tập trận thường niên Balikatan không có bất cứ mối liên hệ trực tiếp nào với các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nhưng rõ ràng vị trí cũng như nội dung diễn tập cho thấy điều ngược lại. Động thái mới càng giúp tăng cường sức mạnh liên minh Mỹ - Philippines nhằm chống lại Trung Quốc trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông”, ông Storey nhấn mạnh.

Tương lai xung đột


Theo hai nhà phân tích trên, việc Mỹ và Philippines thay đổi địa điểm tập trận tư Luzon đến Palawan, sát vùng biển tranh chấp hơn là một động thái đáng lưu ý.

Tuy nhiên, ông Su Hao cho rằng, việc di chuyển đến địa điểm gần song không phải ngay tại vùng biển trang chấp cho thấy Mỹ hiện tại chỉ muốn bày tỏ sự ủng hộ với Philippines trong cuộc xung đột trên biển Đông, chứ không sẵn lòng đối đầu trực diện với Bắc Kinh tại khu vực nhạy cảm này.

Trong khi đó, Philippines lại ngày càng cho thấy sự lệ thuộc vào Mỹ khi căng thẳng leo thang. Hai nước nhất trí thúc đẩy liên minh quân sự trong vài năm tới, theo đó, Philippines có thể tăng cường tiềm lực quân sự của mình, đồng thời tạo điều kiện cho Mỹ tái cân bằng lực lượng giữa Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương.

Vì vậy, ông Su Hao nhận định, trong tương lai sẽ chứng kiến nhiều cuộc diễn tập quân sự thường xuyên và quy mô hơn giữa Mỹ và Philippines trong bối cảnh Manila nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Washington. Và cũng từ những hoạt động quân sự chung này, cánh cửa vào châu Á của Mỹ sẽ rộng mở hơn.
Theo chuyên gia Trung Quốc, căng thẳng còn kéo dài tại biển Đông.
Theo chuyên gia Trung Quốc, căng thẳng còn kéo dài tại biển Đông.


Tuy nhiên, chuyên gia Storey cho rằng, dù tăng cường liên minh đến mức nào thì Mỹ cũng sẽ không đi xa đến mức thiết lập một căn cứ quân sự tại Philippines bởi nó quá tốn kém cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro về chính trị. Xây dựng căn cứ được xem là một hành động lộ liễu rõ ràng chống lại Trung Quốc và dễ dàng bị Bắc Kinh coi là một hành động khiêu khích.

Về bế tắc cơ chế đàm phán trong tranh chấp biển Đông, ông Su Hao nhấn mạnh, trong khi Trung Quốc muốn đàm phán song phương thì Mỹ lại muốn đưa cách tiếp cận đa phương của ASEAN vào cuộc xung đột này.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Su, cách giải quyết mà Washington đưa ra không dễ gì thực hiện bởi những nước như Campuchia và Lào, hai nước không liên quan trực tiếp trong tranh chấp biển Đông và đặc biệt là muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc sẽ không nhất trí cách tiếp cận này. Do đó, ông dự đoán, tình trạng bế tắc này sẽ còn kéo dài cho đến khi các nước thực sự đạt được sự đồng thuận.

Với sự căng thẳng cũng như bế tắc kéo dài này, chuyên gia Storey nhận định, một cuộc xung đột vũ trang dường như sẽ không diễn ra tại biển Đông trong thời gian tới song thay vào đó là sự leo thang của các vụ va chạm nhỏ, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự nghiêm trọng tại khu vực này.

“Trung Quốc có quyền tăng cường sức mạnh hải quân của mình nhưng một khi lợi ích còn xung đột thì căng thẳng còn kéo dài. Để hạ nhiệt những căng thẳng này, Bắc Kinh không còn cách nào khác là linh hoạt hơn trong các cách đối phó xung đột cũng như minh bạch hơn về quá trình hiện đại hóa quân sự của mình”, ông Storey gợi ý về hướng giải quyết tranh chấp biển Đông.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Mỹ-Philippines tập trận giữa căng thẳng Biển Đông


Hàng nghìn lính Mỹ và Philippines ngày mai sẽ bắt đầu cuộc tập trận gần hai tuần ở Philippines giữa lúc có nhiều lo ngại về sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc.

Các quan chức Philippines cho hay, cuộc tập trận mang tên Balikatan tức "vai kề vai", là một sự kiện thường niên nhưng năm nay sẽ tập trung nhiều ơn với một số hoạt động diễn tập tổ chức ở sát vùng nước “nhạy cảm” ở Biển Đông đang diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. 

Một cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines. Ảnh: AP
Một cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines. Ảnh: AP

Cuộc diễn tập nhằm đảm bảo Mỹ và Philippines, vốn là hai đồng minh có hiệp ước quốc phòng lâu năm, có thể hợp tác nhịp nhàng trong các tình huống khẩn cấp.
Phía quân đội Philippines nói cuộc tập trận phục vụ sự ổn định trong khu vực và không nhằm mục đích chọc tức bất kỳ nước nào. Có 4.500 lính Mỹ và 2.300 quân Philippines tham dự tập trận. "Mục tiêu của chúng tôi là không chống lại bất kỳ nước nào, chúng tôi diễn tập để nâng cao khả năng bảo vệ an ninh hàng hải, bảo vệ các lợi ích quốc gia”, Emmanuel Garcia, người phát ngôn quân đội Philippines nói.

Tướng chỉ huy quân sự Juancho Sabban cho hay, hoạt động còn bao gồm một cuộc tập trận trong đó binh lính tái chiếm một giàn khoan dầu bị chiếm ở Palawan.

Người phát ngôn Garcia xác nhận rằng, các tàu Mỹ và Philippines sẽ diễn tập ở vùng nước sát Biển Đông trong khi các nhà lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á nhiều lần khẳng định, Trung Quốc là một trong những quan ngại “an ninh hàng hải” chính của nước họ.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và viện dẫn những chứng cớ lịch sử, kể cả đối với những vùng nước sát cạnh bờ biển của Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác. Cuộc cạnh tranh chủ quyền ở vùng biển chiến lược quan trọng này đã khiến cho Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng của châu Á, có nguy cơ châm ngòi xung đột quân sự.

Trong suốt hai năm qua, Philippines đã nhiều lần than phiền rằng, Trung Quốc trở nên ngày càng gây hấn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Manila lên án các hành động của tàu Trung Quốc như bắn cảnh báo vào ngư dân, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines.

Mới đây, căng thẳng tăng cao trở lại khi các tàu Philippines và Trung Quốc đụng độ tại một hòn đảo gọi là bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông. Sau gần một tuần, hai bên từ chối thoái lui và vẫn tiếp tục giữ các tàu dân sự ở bãi đá ngầm cách tây đảo Luzon của Philippines 230 km trong nỗ lực khẳng định chủ quyền mỗi bên.

Cho là phải đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino năm ngoái đã kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ. Ông đã hoan nghênh việc Mỹ tái thiết sự hiện diện của mình ở khắp châu Á - Thái Bình Dương - một phần là để đối phó với sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Tháng trước, Tổng thống Aquino nói, mặc dù sẽ không có sự trở lại lâu dài của quân Mỹ tại các căn cứ ở Philippines, nhưng ông hoan nghênh sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ thông qua nhiều cuộc diễn tập chung hơn như kiểu Balikatan.

Theo John Blaxland, chuyên gia chính trị và an ninh khu vực từ Đại học Quốc gia Australia, trong trường hợp này, Balikatan ngoài ý nghĩa thông thường sẽ còn là thông điệp gửi tới Trung Quốc. "Đó là thông điệp khéo léo để khẳng định cho Philippines rằng, Mỹ thực sự nghiêm túc trong cuộc chơi ở châu Á và sẽ cung cấp các hỗ trợ khi cần thiết”, Blaxland nói.

Cuộc tập trận Balikatan sẽ bắt đầu từ thứ hai tới ngày 27/4 dự kiến diễn ra ở Luzon cũng như Palawan. Cả Philippines và Mỹ đều nhấn mạnh, Balikatan không tập trung hoàn toàn vào xung đột, quân đội hai nước còn có các cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và đối phó thảm họa. Balikatan sẽ được “mở màn” vào thứ hai với một buổi lễ ở Manila.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Mỹ, Philippines diễn tập chiếm lại giàn khoan gần biển Đông

Hàng nghìn binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tập trận, trong đó có tình huống là chiếm lại một giàn khoan dầu trên khu vực gần Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền.

Giới chức Mỹ thông báo hôm qua cho hay cuộc diễn tập diễn ra từ ngày 16 đến 27/4 ngoài khơi đảo Palawan. Hòn đảo này nhìn ra Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa là nơi đang có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn của nhiều nước.

Tàu chiến Mỹ và Philippines trong Balikantan 2009. Ảnh: AP
Căng thẳng ở Biển Đông lên cao từ năm ngoái, sau một số vụ việc va chạm của tàu thuyền giữa các bên có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc phản đối các cuộc tập trận mà có sự tham gia của Mỹ ở khu vực này. Một số nước khác cũng phản đối việc tàu của Trung Quốc quấy rối tàu thuyền của họ.

Trong cuộc diễn tập tới đây khoảng 4.500 quân nhân Mỹ và 2.300 quân nhân Philippines sẽ tham gia, AP dẫn thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết. Các quan sát viên của cuộc diễn tập này là một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), "các nước đối tác" cũng được mời tham gia.

Hôm 6/3 báo chí Nhật loan tin quân đội nước này cũng tham gia cuộc diễn tập thường niên, mang tên Balikantan, có nghĩa là "kề vai sát cánh". Balikantan được thực hiện chủ yếu quanh khu vực đảo lớn Luzon ở phía bắc của Philippines trong những năm trước, nhưng sẽ diễn ra tại đảo Palawan lần này.

Vị trí đảo Palawan (màu đỏ). Đồ họa: wikipedia.
Ngoài Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc được cho là cũng sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Philippines.

Giới chức Philippines khẳng định cuộc tập trận này nhằm tăng cường ổn định khu vực và không nhằm đến quốc gia nào. Trung tướng Juancho Sabban cho biết trong các nội dung diễn tập có một tình huống giả định là quân đội nước chủ nhà đánh chiếm lại một giàn khoan dầu trên biển bị khủng bố kiểm soát ở ngoài khơi phía tây tỉnh Palawan. Ông Sabban cho biết việc diễn tập sẽ chỉ được thực hiện trong vùng nước của Philippines.

Mỹ và Philippines là hai đồng minh thân thiết lâu năm và có hiệp định về phòng thủ chung. Năm ngoái, hai nước kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ này.