Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Philipines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Philipines. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tranh chấp biển Đông: Một cây làm chẳng nên non...


Để có một chiến lược hiệu quả và lâu dài hơn, Philippines cần gắn kết hơn hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược.

Philippines lần nữa bày tỏ thái độ quyết liệt của mình tại biển Đông sau các cuộc đụng độ với các tàu Hải Giám của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, vùng mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền. Đây có thể được xem như một trong những vụ va chạm nghiêm trọng nhất giữa hai nước tại vùng biển tranh chấp. Trung Quốc và Philippines không có đụng độ nào đáng chú ý được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa cho tới tận năm 1995, khi Trung Quốc xâm chiếm Mischief Reef (Panganiban Reef) và xây dựng một số căn cứ quân sự.

Đụng độ quân sự giữa tàu chiến 2 nước đã xảy ra và thổi bùng nguy cơ chiến tranh trong khu vực. Sau đó, Philippines cũng bắt giữ 4 tàu và 62 ngư dân Trung Quốc tại Half - Moon shoal do xâm phạm chủ quyền và đánh bắt trái phép động vật quý hiếm. Căng thẳng giữa 2 nước lại tăng lên vào năm 1998 khi Trung Quốc đặt phao ở Sabina Shoal (cách Palawan 132 km) với mong muốn mở rộng xa hơn Mischief Reef về phía Đông, nhưng máy bay của Philippines đã bắn chìm các phao này và đến năm 1999, Trung Quốc lại xây dựng thêm các cơ sở trên Mischief Reef.

Mặc dù sau đó có xảy ra một số đụng độ nhỏ giữa Philippines và Trung Quốc nhưng tranh cãi đã giảm bớt. Nguyên nhân của sự ổn định tạm thời tại biển Đông một phần là nhờ DOC (Declaration of Conduct, 2002) và chính sách "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.

Vụ việc bắt đầu vào ngày 8-4, khi chiến hạm lớn nhất của Philippines là BRP Gregorio del Pilar phát hiện một nhóm 8 tàu đánh cá của Trung Quốc, như theo lời của Bộ ngoại giao Philippines là "đánh bắt trái phép" tại khu vực bãi cạn Panatag (Scarborough). Hai ngày sau, vào ngày 10-4, hải quân Philippines cử binh lính đến khu vực để điều tra. Phía Philippines cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để trao công hàm phản đối việc tàu nghiên cứu Saranggani bị các tàu và máy bay Trung Quốc "quấy rối" cũng tại khu vực đảo này.

Bộ Ngoại giao hai nước đã ra những tuyên bố lên án lẫn nhau. Phía Philippines đã gửi công hàm phản đối lên Đại sứ Trung Quốc tại Manila, trong khi Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình tại đảo Huangyan (Scarborough), kêu gọi Philippines ngừng ngay những hành động làm căng thẳng thêm tình hình. Phía Philippines tuyên bố rút tàu hải quân lớn nhất của mình là BRP Gregorio del Pilar ra khỏi khu vực tranh chấp, đồng thời huy động một tàu tuần duyên khác vào thay thế. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario không giải thích lý do.

Gần đây nhất chỉ huy Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Tây ông Juanche Sabban tuyên bố rằng quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ đất nước, nếu có những leo thang quân sự từ phía Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough hay những vùng lãnh thổ tranh chấp khác. Ngoại trưởng Philippines cũng vừa kêu gọi các nước lên tiếng về hành động hung hăng từ phía Trung Quốc.

Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.
Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.

Những động thái của chính phủ Manila trong các sự kiện gần đây một mặt khẳng định lại lập trường cứng rắn của nước này trước Trung Quốc. Mặt khác, để có một chiến lược hiệu quả và lâu dài hơn, Philippines cần gắn kết hơn hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược.

Một là hình thành một mặt trận thống nhất trong khối ASEAN theo nguyên tắc "ba cây chụm lại lên hòn núi cao", để tăng cường tiếng nói ngoại giao. Và việc này chắc chắn Manila phải là nước đầu tiên khẳng định lại quyết tâm của mình sau nhiều lần "xé ráo" trong quá khứ.

"Xé rào" trong việc thỏa thuận với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp năm 2004. Hành động này của Manila đã khiến cho các nước khác, đặc biệt là Việt Nam cảm thấy bất ngờ, nó đã khiến cho các nỗ lực tập hợp sức mạnh của các quốc gia ở Đông Nam Á bị khựng lại đột ngột.

"Xé rào" trong việc từ chối tham gia một bản báo cáo chung với Việt Nam và Malaysia trong việc xác lập thềm lục địa và vùng Đặc Quyền Kinh Tê (EEZ) năm 2009. Không những vậy, Philippines đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) bức thư phản đối quan điểm chung của Việt Nam và Malaysia. Trong bức thư, Philippines sử dụng những đặc điểm tranh chấp trên đất liền mà bỏ qua thực tế rằng các vùng nước, khu vực biển tranh chấp được cấu thành bởi Trường Sa và Hoàng Sa là không đáng kể.

Chính những "xé rào" này đã tạo lợi thế không nhỏ cho Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Đông.

Vấn đề thứ hai mà Manila đang đối mặt chính là nằm trong sức mạnh của lực lượng quốc phòng. Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, sử dụng những vũ khí lạc hậu và không được nâng cấp cũng như binh lính ít có kinh nghiệm trong việc sử dụng các kỹ năng trên biển. Mãi đến khi các cuộc tranh chấp với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn thì vào năm 2011, chiếc tàu chiến được coi là lớn nhất và hiện đại nhất Philippines BRP Gregorio del Pilar mới được Mỹ chuyển giao cho Manila. Nhưng đây cũng chỉ là chiếc tàu đã qua sử dụng.

Cũng có thông tin rằng Philippines muốn mua máy bay F16 của Mỹ nhưng đã phải hoãn lại cho trình độ công nghệ của Manila không phù hợp. Việc rút tàu chiến BRP Gregorio del Pilar giữa lúc căng thẳng dâng cao ngày 12.04 tuần qua đã đánh một dấu hỏi lớn về khả năng của hải quân Philippines trong việc duy trì năng lực răn đe cũng như đối phó với các mối đe dọa bên ngoài. Với việc rút tàu hải quân, Philippines hiện chỉ còn một tàu tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng tuần duyên tại vùng biển tranh chấp.

Gần đây, với việc Mỹ thực hiện chính sách "quay trở lại châu Á", các động thái của Philippines - đồng minh lâu năm của chú Sam tại Đông Nam Á - có vẻ như đã trở nên chủ động và mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, chính sách can dự của Mỹ vẫn đang giử ở mức độ duy trì an ninh và tự do hàng hải, việc can dự để hổ trợ trực tiếp Philippines trong xung đột với Trung Quốc chỉ có thể xảy ra khi hai bên đụng chạm với nhau về quân sự hay vũ trang, điều mà trong bối cảnh biển Đông thời điểm này khó xảy ra.

Không thống nhất về quan điểm EEZ của các vùng đảo tại Trường Sa với các nước ASEAN khác, từ lợi ích của mình Philippines sẽ hạn chế vai trò của Mỹ trong việc can thiệp nếu chính phủ Manila gặp phải những chèn ép về sức mạnh. Khi đó, Bắc Kinh có thể lập luận rằng đây là vùng biển xuất phát từ quy chế pháp lý đảo của Hoàng Sa và Trường Sa không là hải phận quốc tế, vì thế không có lý do nào tạo điều kiên cho một nước bên ngoài như Mỹ can thiệp.

Giải thế cờ khó, Philippines cần nhớ rằng: "Một cây làm chẳng nên non..."

Việt Nam cần làm gì?
Cùng là thành viên trong ASEAN, cùng là hai nước nhỏ hơn, và cùng chịu sức ép cán cân quyền lực chênh lệch với Trung Quốc, nhưng trong bài toán phối hợp-liên kết giữa Việt Nam-Philippines về vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông, Việt Nam luôn phải đứng trước một tình thế nan giải.
Một mặt, nếu Manila hòa hoãn và tiến hành hợp tác với Bắc Kinh theo con đường song phương, Việt Nam có khả năng bị ép vào thế "chuyện đã rồi", khi quyền và khu vực khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp đã được hai nước thông qua, dẫn đến nguy cơ trở thành người đến sau "trâu chậm uống nước đục". Gần đây nhất là việc năm 2004, việc Philippine đồng ý ký kết một thòa thuận với Bắc Kinh đề cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đã khiến Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận tham gia "Thỏa thuận ba bên về hợp tác nghiên cứu hải dương một số khu vực của biển Nam Trung Hoa" (JMSU). JMSU kéo dài gần 3 năm, sau đó tuy không được chính phủ Manila gia hạn tiếp, nhưng cũng là một chỉ dấu cho thấy sự không nhất quán trong lập trường liên minh của khối các nước ASEAN.
Mặt khác, trong trường hợp Philippines căng thẳng với Trung Quốc như trong thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng sẽ rất khó xử, vì phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Ủng hộ Philippines để phản đối Trung Quốc theo tinh thần liên đới và bảo toàn khối thống nhất các nước ASEAN, Việt Nam có khả năng "tự đá thủng lưới nhà", khi một số quần đảo ở Trường Sa vẫn là chủ đề tranh cãi giữa Hà Nội và Manila.
Cách đây không lâu, Philippines tuyên bố khẳng định chủ quyền và tiến hành xây dựng căn cứ trên đảo đảo Pagasa, tiếng Việt gọi là đảo Thị tứ nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, một hành động dường như thúc đẩy tình hình thêm căng thẳng.
Hơn nữa, nếu Việt Nam không ủng hộ trong lúc Philippines đang đối trọng song phương với Trung Quốc, thì điều đó sẽ dẫn đến nhiều khả năng phía Philippines cũng sẽ lựa chọn một giải pháp "bàng quan" tương tự, khi Việt Nam gặp vấn đề.
Trong bối cảnh lưỡng nan như vậy, lựa chọn chiến lược "pháp lý theo nguyên tắc" và "tiếp cận đa phương" là chìa khóa.
Khoan đề cập đến vấn đề chủ quyền pháp lý và lịch sử các đảo, với tinh thần "cái dễ làm trước", Việt Nam cần xác định lại nguyên tắc về cách hành xử với cả hai đối tác Philippines lẫn Trung Quốc.
Hiện nay, các vùng "chồng lấn" giữa EEZ của các nước ven biển và EEZ của các vùng đảo (nếu được xem là đảo) chính là nguyên nhân dẫn đến việc biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp. Trong hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC), Philippines đã không tham gia chung với Việt Nam và Malaysia để cùng chia sẽ quan điểm các đảo-đá ở khu vực Trường Sa không đủ điều kiện "pháp lý đảo" theo điều 121, khoảng 3 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), và vì vậy không thể sở hữu vùng Đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý (EEZ).
Quan điểm này đi ngược lại với phía Bắc Kinh khi chính thức trình bày "đường lưỡi bò" như một khẳng định chính thức về chủ quyền của mình tại biển Đông, qua đó công nhận ngầm điều kiện "pháp lý đảo" của ở Hoàng Sa- Trường Sa.
Thuyết phục cả Philippines lẫn Trung Quốc đến cùng một quan điểm thống nhất là đều Việt Nam cần làm. Ngay cả khi biết rằng nhiều khả năng Trung Quốc không đồng ý, phía Việt Nam cũng nên đưa vấn đề này ra đa phương với sự tham gia của các nước có liên quan với nhau.
Chèn ép bằng sức mạnh chỉ có thể thành công, khi nước yếu thế hơn phải chịu thế "một chọi một" hoặc đây là cuộc chơi rừng rú với nắm đấm thay vì luật lệ và lý lẽ. Tranh chấp biển Đông hiện nay không phải là một cuộc chơi như vậy, và chắc chắn chúng ta cũng không được phép để cho nó trở thành một cuộc chơi "rừng rú" với nắm đấm và "mạnh được yếu thua".

Nguyễn Chính Tâm

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Mỹ, Philippines diễn tập chiếm lại giàn khoan gần biển Đông

Hàng nghìn binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tập trận, trong đó có tình huống là chiếm lại một giàn khoan dầu trên khu vực gần Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền.

Giới chức Mỹ thông báo hôm qua cho hay cuộc diễn tập diễn ra từ ngày 16 đến 27/4 ngoài khơi đảo Palawan. Hòn đảo này nhìn ra Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa là nơi đang có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn của nhiều nước.

Tàu chiến Mỹ và Philippines trong Balikantan 2009. Ảnh: AP
Căng thẳng ở Biển Đông lên cao từ năm ngoái, sau một số vụ việc va chạm của tàu thuyền giữa các bên có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc phản đối các cuộc tập trận mà có sự tham gia của Mỹ ở khu vực này. Một số nước khác cũng phản đối việc tàu của Trung Quốc quấy rối tàu thuyền của họ.

Trong cuộc diễn tập tới đây khoảng 4.500 quân nhân Mỹ và 2.300 quân nhân Philippines sẽ tham gia, AP dẫn thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết. Các quan sát viên của cuộc diễn tập này là một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), "các nước đối tác" cũng được mời tham gia.

Hôm 6/3 báo chí Nhật loan tin quân đội nước này cũng tham gia cuộc diễn tập thường niên, mang tên Balikantan, có nghĩa là "kề vai sát cánh". Balikantan được thực hiện chủ yếu quanh khu vực đảo lớn Luzon ở phía bắc của Philippines trong những năm trước, nhưng sẽ diễn ra tại đảo Palawan lần này.

Vị trí đảo Palawan (màu đỏ). Đồ họa: wikipedia.
Ngoài Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc được cho là cũng sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Philippines.

Giới chức Philippines khẳng định cuộc tập trận này nhằm tăng cường ổn định khu vực và không nhằm đến quốc gia nào. Trung tướng Juancho Sabban cho biết trong các nội dung diễn tập có một tình huống giả định là quân đội nước chủ nhà đánh chiếm lại một giàn khoan dầu trên biển bị khủng bố kiểm soát ở ngoài khơi phía tây tỉnh Palawan. Ông Sabban cho biết việc diễn tập sẽ chỉ được thực hiện trong vùng nước của Philippines.

Mỹ và Philippines là hai đồng minh thân thiết lâu năm và có hiệp định về phòng thủ chung. Năm ngoái, hai nước kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ này.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Nhật Bản, Philippines lần đầu tiên tập trận trên Biển Đông


Lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có mặt ở cuộc tập trận thường niên của quân đội Mỹ và Philippines mang tên Balikatan (Kề vai sát cánh), diễn ra trong vòng một tuần từ cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 4 tại vùng biển ngoài khơi đảo Palawan.

Tàu chiến USS Chung-Hoon của Hải quân Mỹ đã nhiều lần tham gia tập trận chung với hải quân Philippines
Tờ Japan Times và hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn các nguồn tin ngoại giao Nhật Bản và Philippines cho biết tin trên.
Tờ Japan Times nhận định việc đa phương hóa cuộc tập trận Balikatan này “thể hiện động thái của Mỹ muốn đối đầu với các khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết cuộc tập trận này giả định một trận động đất lớn xảy ra ở Manila mà khi đó quân đội Philippines, Mỹ và các nước khác sẽ cùng nhau đảm nhận công tác chỉ huy thu thập thông tin và các hoạt động cứu hộ.

Đây được cho là một quyết định nhằm tránh khiêu khích Trung Quốc quá mức.

Theo Kyodo Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ gửi hai sỹ quan tham gia và đang quyết định liệu có tham gia với tư cách quan sát viên hay không.

Cho đến giờ, quân đội Nhật Bản vẫn tiến hành các cuộc thao diễn chống khủng bố là chính. Tuy nhiên, lần này sự tham dự của Nhật Bản nhấn mạnh đến khía cạnh hợp tác đa phương.

Một quan chức quốc phòng nước này cho biết Nhật Bản mong muốn thể hiện sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á với trụ cột là Liên minh an ninh Mỹ – Nhật.

Tin cho biết Singapore, Hàn Quốc, Australia cũng tham gia cuộc tập trận này.

Cuộc tập thường niên Mỹ – Philippines được tổ chức từ năm 2000 và cho đến giờ vẫn chỉ tập trung vào chủ đề chống khủng bố. Theo các nguồn tin quân sự thì giờ đây cuộc tập trận này lại nhấn mạnh vào hợp tác đa phương.

Tin về cuộc tập trận được báo Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng thêm 11,2%, lên khoảng 110 tỷ USD trong năm 2012.

Tokyo hôm qua đã lên tiếng lo ngại Trung Quốc che giấu sự thật về chi phí quốc phòng, cho rằng còn nhiều điều chưa được minh bạch trong ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh.

Tờ Asahi Shimbun trích dẫn một nguồn tin quân sự cao cấp của Bắc Kinh cho biết ngân sách quốc phòng Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những con số chính thức được nêu trên.

Biển Đông tuần qua (từ 27/2-4/3)


Cuộc họp Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc tại Đà Nẵng; Việt - Trung hội đàm về vấn đề biên giới lãnh thổ tại Bắc Kinh và thiết lập đường dây nóng về vấn đề trên biển; Philippines mời nhà đầu tư nước ngoài thăm dò dầu khí ở Biển Ðông và cùng Mỹ chuẩn bị tập trận trên Biển Đông; Trung Quốc phủ nhận bắn tàu cá Việt Nam; Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái diễn dùng vũ lực với ngư dân Việt Nam


I. Động thái của các quốc gia
+ Trung Quốc:
Trung Quốc triển khai thêm 200 nữ binh sĩ vào lực lượng hải giám. Nhằm tham gia các hoạt động tuần tra ở khu vực đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Số binh sĩ này được đào tạo tại một căn cứ thuộc Hạm đội Nam Hải và “sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu”. Lực lượng hải giám của Trung Quốc hiện lên đến 8.000 người và được phân bổ theo sơ đồ tổ chức của hải quân Trung Quốc khi chia thành 3 tổng đội: Đông Hải, Bắc Hải và Nam Hải. Trung Quốc tuyên bố sắp tới sẽ tổ chức “tuần tra phối hợp chặt chẽ trên các vùng biển”[1].
Trung Quốc phủ nhận bắn tàu cá Việt Nam. Ngày 26/2/2012, cơ quan thực thi luật biển Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đưa tin tàu tuần tra Trung Quốc bắn vào một tàu cá Việt Nam là không đúng sự thật. Theo tuyên bố của cơ quan giám sát biển Trung Quốc (CMS), trực thuộc Cơ quan Quản lý Đại dương quốc gia của Trung Quốc, CMS gần đây đã tuần tra theo thông lệ tại các vùng nước quanh đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi. Tuy nhiên, các tàu CMS không có bất kỳ va chạm nào với các tàu Việt Nam.
Họp báo thường kỳ ngày 27/2 của Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Đề nghị cho biết phản ứng của Trung Quốc trước tuyên bố của Việt Nam vào ngày 24/2 đối với các hoạt động nghiên cứu hải dương của Trung Quốc tại những khu vực biển có tranh chấp với Việt Nam trong vùng Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động uy hiếp chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?” Người phát ngôn Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển phụ cận tại Biển Đông. Việc Trung Quốc tiến hành các công việc xây dựng thông thường và các hoạt động phát triển tại quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Đối với cách nói của Việt Nam, phía Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận. Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam thiết thực tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.” [2]
Trung Quốc bác bỏ việc “ngược đãi ngư dân Việt Nam". Ngày 1/3, tại Bắc Kinh, Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời báo chí: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển chung quanh. Gần đây, cơ quan hữu quan Trung Quốc tiến hành xử lý theo pháp luật việc tàu đánh cá Việt Nam tiến hành đánh bắt trái phép (Bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã dùng từ “fishing piracy” (đánh bắt kiểu cướp biển) tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, trục xuất tàu đánh cá là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Điều cần nhấn mạnh là, Trung Quốc không hề sử dụng vũ lực trong quá trình hành pháp, cũng không lên tàu đánh cá Việt Nam.
“Quan điểm nhất quán của Trung Quốc về Biển Đông” của Cheng Guangjin. Ngày 29/2, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ liên quan tới tuyên bố mới đây nhất của Mỹ về việc Trung Quốc tiếp tục “hiếu chiến” đối với các tàu thuyền thực hiện thăm dò khai thác dầu khí tại vùng nước tranh chấp trên biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: (1) Tự do và an toàn hàng hải tại Biển Đông chưa bao giờ là vấn đề và cũng chưa từng bị ảnh hưởng bởi tranh chấp tại Biển Đông và các nước liên quan,(2) Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển Đông là “nhất quán, không mạnh hơn và không yếu hơn”. (3) Điểm mấu chốt trong các tranh chấp hiện nay là tuyên bố về chủ quyền đối với một số đảo và phân giới một số vùng nước trên biển. Không nước nào trong đó cả Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông.



“Bộ Nông Nghiệp: Ngư Chính Trung Quốc phải dám gánh vác, dám va chạm”. Theo Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc - Ngưu Thuẫn, Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí hiện đại cho tàu ngư chính, nhằm nâng cao khả năng chấp pháp của lực lượng này. Đồng thời yêu cầu, các cơ quan ngư chính các cấp cần giữ vững bản lĩnh với “5 dám và 5 không nghỉ ngơi”: Dám chịu trách nhiệm, thiết thực bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản ngư dân, nhiệm vụ không hoàn thành thì không nghỉ ngơi; Dám va chạm, kiên quyết bảo vệ an ninh trật tự tác nghiệp trên biển, chưa giải quyết được vấn đề thì chưa nghỉ ngơi; Dám thực thi pháp luật, tập trung đảm bảo an ninh sinh thái khu vực nghề cá, không làm tốt công việc không nghỉ ngơi; Dám duy trì quyền lực, thực hiện toàn diện tinh thần của chỉ thị “3 giữ gìn”, chưa đạt được mục tiêu thì chưa nghỉ ngơi; Dám đột phá, tìm mọi cách đảm bảo an toàn chất lượng hàng thủy sản, công việc chưa làm tốt chưa nghỉ ngơi” [3]

+ Việt Nam:
Yêu cầu Trung Quốc không tái diễn dùng vũ lực với ngư dân Việt Nam. Ngày 29/02/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước sự việc ngày 22/02/2012, 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS của tỉnh Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).


Hải quân tiếp nhận tàu chiến hiện đại nhất hiện nay. Ngày 1/3, Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân đã làm lễ tiếp nhận tàu pháo HQ272 - tàu tuần tiễu trên biển hiện đại nhất hiện nay do Việt Nam sản xuất. Tàu có chiều dài nhất 44,16 m, chiều rộng nhất 9,16 m; tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ; có khả năng hoạt động liên tục trên biển trên 30 ngày. Tàu HQ 272 được trang bị vũ khí hiện đại, có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát lãnh hải, chống cướp biển.

+ Phi-líp-pin:
Philippines mời gọi nhà đầu tư nước ngoài thăm dò dầu khí ở Biển Ðông. Hôm 27/02, chính quyền Manila cho biết sẽ bắt đầu cung cấp hợp đồng thăm dò dầu khí cho một số công ty kể từ tháng Ba. Đây là bước tiếp theo trong kế hoạch cho đấu thầu 15 lô dầu khí ngoài khơi Philippines, đã được khởi động vào giữa năm 2011. Bộ trưởng Năng lượng Philippines ông Jose Almendras không nói rõ là các hợp đồng có liên can đến các lô bị Trung Quốc tranh chấp hay không. Tuy nhiên, ông đã khẳng định rằng hai khu vực cho đấu thầu nằm vùng biển phía tây bắc đảo Palawan hoàn toàn thuộc lãnh thổ Philippines.
Philippines từ chối đề nghị khai thác chung ở Biển Đông của Trung Quốc. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định việc cùng Trung Quốc khai thác tại các khu vực ở Biển Đông, mà rõ ràng thuộc chủ quyền của Philippines, thì không phải là giải pháp cho vấn đề giữa hai bên. Trong cuộc họp với hai cựu đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Rosario lặp lại quan điểm của Manila rằng sẵn sàng mời Trung Quốc tham gia với tư cách nhà đầu tư tại bãi đá ngầm Reed Bank dưới sự quản lý của luật pháp Philippines, đồng thời nhấn mạnh Reed Bank là một phần không thể tách rời của Philippines, và vì thế, không thể có chuyện cùng khai thác với Trung Quốc.

+ Mỹ:


Đô đốc Robert Willard: Hoa Kỳ cần hiện diện ở Biển Ðông. Chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cho biết quân đội Mỹ cần hiện diện ở khu vực này để bảo đảm an ninh của tuyến đường biển trọng yếu của các hoạt động thương mại quốc tế. Ông Willard cho biết sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gia tăng không ngừng và dự báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục táo bạo trong chiến lược tăng cường sự hiện diện trong khu vực và trên toàn thế giới và tiếp tục thách thức Hoa Kỳ ở khu vực, trong lãnh vực hải dương, an ninh mạng và không gian.
Tàu chiến Mỹ bán cho Philippines “vô dụng trong phòng vệ trên biển.” Vì vũ khí trang bị cho những tàu này đã bị phía Mỹ tháo dỡ hết trước khi tàu được giao cho Philippines – một quan chức ngoại giao hàng đầu Philippines tiết lộ. “Thay vào đó, người Mỹ muốn chúng tôi mua những vũ khí này riêng, và tất nhiên, với giá cao hơn nhiều.” Trước đó, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario tuyên bố Philippines sẽ yêu cầu mua thêm 2 tàu chiến lớp Hamilton của Mỹ.

+ Nga:
Nga sắp giao tàu tuần tra cho Việt Nam. Hai tàu tuần tra cao tốc lớp Projekt 10412 Svetlyak có thể được chuyển tới Việt Nam vào cuối tháng 5 năm nay. Như vậy Việt Nam sẽ có trong tay tổng cộng sáu chiếc tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak. Tàu có trọng tải 364 tấn, hoạt động với hệ thống thủy lực gồm ba động cơ diesel tự động, tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Các tàu không có thiết bị chống tàu ngầm nhưng được trang bị các ụ pháo АК-176M, 8 tên lửa chống hạm và 16 tên lửa phòng không.

II. Quan hệ các nước


Việt - Trung lập đường dây nóng về vấn đề trên biển. Trong hai ngày 27 và 28/2 tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân. Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cho rằng việc triển khai thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông đồng thời nhất trí triển khai một số công việc sau:(1) Thành lập Nhóm công tác cấp Cục, Vụ để đàm phán về việc phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và về việc hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; (2) Thành lập Nhóm công tác cấp Cục, Vụ về việc hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; (3) Khởi động đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao để kịp thời trao đổi, xử lý thỏa đáng các vấn đề phát sinh trên biển.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm chính thức Ấn Độ. Ngày 1/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ S.M. Krishna trong chuyến thăm chính thức nước này từ tối 29/2. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Syed Akbaruddin, ngoại trưởng hai nước sẽ đề cập "tất cả các vấn đề" liên quan đến mối quan hệ song phương.

Philippines, Mỹ chuẩn bị tập trận trên Biển Đông. Philippines sẽ tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông trong tháng 3, cùng thời điểm Bộ Năng lượng Philippines trao cho các công ty tư nhân nước ngoài giấy phép thăm dò dầu khí ở một số khu vực trên biển này, trong đó có cả những vùng đang tranh chấp với Trung Quốc. Bộ trưởng Năng lượng Jose Almendras xác nhận tuyên bố cuối cùng sẽ được đưa ra trong tháng này, nhưng từ chối cho biết chi tiết. Quân đội Philippines từng tuyên bố sẽ nỗ lực bảo đảm an toàn cho các công ty dầu đến thăm dò khai thác ở Philippines, với sự trợ giúp của máy bay giám sát và các tàu tuần tra.

Cuộc họp Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc. Từ ngày 1-2/3 tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra cuộc họp Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18 do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh đồng chủ trì. Tại cuộc họp, các nước ASEAN và Trung Quốc khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Cách Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC); duy trì đối thoại ở các cấp và tích cực phối hợp để triển khai bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC được thông qua tháng 7/2011; hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982 vì mục đích thúc đẩy an ninh, hòa bình và ổn định ở khu vực.

III. Phân tích và đánh giá


“Biển Đông nóng trở lại do cuộc đua tìm dầu” của Randy Fabi, Manuel Mogato. Các quan chức cấp cao của Forum Energy cho biết công ty dự định sẽ tới Reed Bank trong vòng vài tháng tới để tiến hành khoan giếng dầu và khí đốt tự nhiên đầu tiên ở khu vực này trong nhiều thập kỷ qua. Sự kiện đó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng quân sự đối với ông Aquino nếu Trung Quốc phản ứng lại một cách hiếu chiến hơn. Quân đội Mỹ đã tỏ dấu hiệu sẽ quay trở lại khu vực này thông qua các cuộc tập trận (dự kiến vào tháng 3 tới) với Hải quân Philíppin. Trung Quốc chắc chắn sẽ coi động thái này là một sự khiêu khích. Ian Storey, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Xinhgapo, nhận định: "Đây (các cuộc tập trận) sẽ là một phép thử về quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các chiến thuật giống như họ đã làm hồi năm 2011 và gây cản trở đối với các tàu khoan, hoặc thậm chí họ sẽ thực hiện biện pháp cứng rắn hơn nhằm vào các tàu khoan và đưa các tàu chiến của họ tới khu vực này". Xem ra, cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập kỷ qua trên Biển Đông đang bước sang một giai đoạn mới và gây nhiều bất đồng hơn khi các quốc gia yêu sách tìm cách thâm nhập sâu hơn vào các vùng biển có tranh chấp để tìm kiếm các nguồn cung năng lượng, đồng thời tăng cường lực lượng hải quân của mình và liên minh quân sự với các quốc gia khác, đặc biệt là với Mỹ.

“Singapore và sự can dự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương” của See Seng Tan Sự can dự của Mỹ ở khu vực châu Á –Thái Bình Dương là không thể thiếu, nhất là theo quan điểm của giới lãnh đạo Xinhgapo. Đúng hơn là Mỹ được coi như một yếu tố quyết định của trật tự an ninh ở khu vực châu Á –Thái Bình Dương, một thế lực vô song cho đến nay và là nhà bảo trợ chiến lược của khu vực này. Đôi lúc khi Mỹ tìm cách cân bằng với Trung Quốc về mặt ngoại giao – chẳng hạn như để đối phó với cái gọi là việc Trung Quốc đề cập đến Biển Đông như một “lợi ích chủ chốt” của nước này - sự xôn xao giận dữ do kết quả của việc đó đã được Xinhgapo xem xét với nỗi quan ngại. Trong những thời điểm như vậy, những căng thẳng không thể tránh được giữa vai trò của Mỹ như một yếu tố quyết định và như người cân bằng - cả hai đều là yếu tố then chốt đối với chính sách đối ngoại của Xinhgapo - đặt ra những vấn đề cho sự ổn định mà khu vực châu Á –Thái Bình Dương được mong đợi. Xinhgapo đã rất nỗ lực trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh để nuôi dưỡng tình cảm với Mỹ và để bảo đảm rằng nước này vẫn hoàn toàn can dự và thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tốt nhất là theo cách giữ quan hệ Mỹ - Trung – quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới đối với nhiều nước - được thăng bằng.

Các vụ va chạm tại Biển Đông đã giảm xuống. Đô đốc Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, phát biểu trước Ủy ban Quân dịch Thượng viện Mỹ “Chúng tôi nhận thấy từ đầu năm 2012 tới nay đã có ít va chạm hơn (giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại Biển Đông) so với những năm trước”. Theo Ông Willard, "những tuyên bố rất mạnh mẽ" của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dường như đã có tác động lớn tới Trung Quốc. Những bình luận công khai như vậy "đã khiến Trung Quốc phải lùi một bước và xem xét lại những tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông".


“Washington và Hà Nội tiến đến trong sự thận trọng” của Michael Auslin. Với những thách thức đang phải đối mặt, Hoa Kỳ sẽ chấp nhận chào đón thêm một đối tác mới trong khu vực. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Washington và Hà Nội vẫn còn khá lớn, và trừ khi cả hai dần dần tìm hiểu thêm, cơ hội cho mối quan hệ đầy ý nghĩa này có thể sẽ bị hủy hoại. Mối quan tâm chính của Washington vẫn là chiến lược. Hà Nội có mối quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc nhất so bất cứ quốc gia nào khác trong khối ASEAN. Cả hai nước đã đối mặt trong cuộc chiến tranh biên giới hồi năm 1978 và đang có những tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông. Trung Quốc không những chỉ quấy rối các tàu thuyền của Việt Nam mà còn gây sức ép lên các công ty dầu mỏ nước ngoài làm việc với Việt Nam. Các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhanh chóng tuyên bố rằng họ sẽ không nghiêng về Bắc Kinh hoặc Washington tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam muốn thắt chặt mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, miễn là việc này có thể diễn ra một cách nhẹ nhàng.

Philippines và Trung Quốc tranh cãi về quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Đợt đấu khẩu mới nhất giữa hai nước nổ ra sau khi Bộ trưởng năng lượng Philippines Jose Almendras cho hay chính phủ nước này đã mời các công ty dầu khí hàng đầu thế giới thăm dò ở hai khu vực ngoài khơi về phía tây bắc tỉnh Palawan. Manila nói khu vực định thăm dò dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu hôm thứ Ba 28/2 rằng khu vực đó là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. “Bất cứ quốc gia, chính phủ hoặc công ty nào phát triển các dự án dầu khí ở những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc là bất hợp pháp.” Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã bác bỏ lập trường của Trung Quốc. Trong một thông cáo ngắn hôm thứ Tư 19/2, ông Rosario nói rằng khu vực ngoài khơi mà họ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác "hoàn toàn thuộc chủ quyền của chúng tôi" theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.


“Mối lo từ chi tiêu quân sự của Trung Quốc” của Minnie Chan. Nhà tư vấn quốc phòng toàn cầu IHS Jane dự đoán đến năm 2015 ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên đến gần 240 tỷ đô la từ mức 120 tỷ đô la vào năm 2011. Tính trung bình mức tăng chi phí quân sự hàng năm của Trung Quốc vào khoảng 19%. Tuy nhiên, theo ông D. S. Rajan, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc có trụ sở tại Chennai, Ấn Độ “Bắc Kinh chỉ có thể tăng ngân sách quốc phòng lên một ít để không ảnh hưởng đến hình ảnh một quốc gia đang trỗi dậy hòa bình và nhất là các lợi ích ngoại giao của họ. Nếu Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng chi tiêu ở mức hai con số thì ‘bầu không khí một cuộc chạy đua vũ trang sẽ bắt đầu bao trùm khắp châu Á.” Trong khi, Ben Saul, giáo sư ở Trung tâm nghiên cứu Luật quốc tế ở Sydney, nhận định việc Trung Quốc ngày càng tăng sức mạnh quân sự đang làm cho các chính phủ trong khu vực lo lắng “Không có mối đe dọa đáng tin cậy hiển nhiên nào đối với sự phòng vệ của Trung Quốc, do đó các nước khác đang lý giải việc xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là báo hiệu tham vọng của nước này muốn thể hiện quyền lực ra bên ngoài,” Bắc Kinh dự tính sẽ công bố ngân sách quốc phòng vào cho năm 2013 tại kỳ họp Quốc hội vào tháng tới.

“Căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông” của Elliot Brennan. Chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông tiếp tục được xem là một trong những vấn đề an ninh quan trọng bậc nhất trong thế kỷ 21. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Bắc Kinh gồm hai phần – kiểm soát một SLOC trọng yếu và năng lực từ chối quyền tiếp hàng hải, cũng như sự tiếp cận đối với nguồn tài nguyên năng lượng quan trọng trong cơn khát năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự tái can dự của Mỹ ở khu vực là để đối phó với tuyên bố của Bắc Kinh rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi của quốc gia.” Sự chú ý nhiều hơn của Mỹ vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ít nhất trong ngắn hạn, đã điều chỉnh lại bàn cờ mà trước đây do Trung Quốc chi phối. Trong khi xung đột công khai dường như không sắp xảy ra bởi Mỹ-Trung phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, những leo thang – xây dựng lực lượng hải quân, đối thoại căng thẳng và một viễn cảnh kinh tế không chắc chắn – cùng với việc thiếu vắng các biện pháp xây dựng lòng tin đáng để vấn đề có được sự quan tâm chặt chẽ hơn từ cộng đồng quốc tế.

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Biển Đông lại sắp căng thẳng?

Tuyên bố mời đầu tư nước ngoài thăm dò khai thác dầu khí của Philippines cộng với kế hoạch của tập đoàn dầu khí Forum Energy chi 80 triệu USD khoan thăm dò tại khu vực Tây Bắc đảo Palawan trong năm 2013 cho thấy nguy cơ một cuộc xung đột mới trên biển Đông.

Nhận định trên không phải không có cơ sở khi tháng 3 năm ngoái, biển Đông “dậy sóng” với hàng loạt máy bay trinh sát, tàu tuần tiễu, máy bay tiêm kích của quân đội Philippines được huy động đến khu vực Tây Bắc đảo Palawan.

Trước đó, quân đội Philippines nhận được điện thoại từ Công ty dầu khí có trụ sở tại Anh Forum Energy thông báo việc hai tàu Trung Quốc đang đe dọa tấn công tàu nghiên cứu của công ty này. Căng thẳng gia tăng tới mức Forum Energy muốn quyết định dừng thăm dò trong hai tháng.

Một năm sau, theo báo The Philippinese Star hôm qua, Forum Energy đang lên kế hoạch quay trở lại. Theo các quan chức hàng đầu của Forum Energy, công ty này sẽ đầu tư khoảng 80 triệu USD và vài tháng tới sẽ khoan thăm dò mũi đầu tiên tìm kiếm gas và dầu mỏ phía Tây Bắc đảo Palawan, khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Giới quan sát cho rằng, hành động này có thể gây ra một cuộc “khủng hoảng quân sự” cho Tổng thống Philippines Aquino nếu Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ hơn. “Đây sẽ là phép thử cho quan điểm của Trung Quốc trên biển Đông”, hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia Ian Storey, Viện nghiên cứu ĐNA tại Singapore nói, “ họ có thể sử dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái, quấy nhiễu tàu thăm dò, thậm chí có thể có phản ứng mạnh mẽ hơn kể cả gửi tàu chiến đến khu vực này”.

Tuy nhiên, thời điểm năm nay sẽ khác trước khi Mỹ củng cố và gia tăng lực lượng quân sự ở khu vực và ngay tại Philippines. Sắp tới, vào cuối tháng 3, Mỹ - Philippines sẽ tổ chức tâp trận quân sự chung dự kiến ngay tại khu vực trên, điều mà Trung Quốc chắc chắn phản đối. Thậm chí, tướng Sabban, chỉ huy BTL phía Tây quân đội Philippines nói, các tàu tuần tiễu và máy bay trinh thám cần thiết sẽ được cung cấp bảo vệ các tàu thăm dò của Forum Energy tại khu vực trên.

“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ các công ty dầu mỏ trên lãnh thổ của chúng tôi”, tướng Sabban nói, “chúng tôi không thực sự là hộ tống họ nhưng chúng tôi có mặt ở đó để răn đe các lực lượng bên ngoài không quấy nhiễu”.

Mỹ - Philippines tập trận tại biển Đông năm 2011. Ảnh: Getty. 
Công ty Forum Energy cũng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan năng lượng và quân sự của Phillippines với hy vọng cử các tàu thăm dò dự kiến quý 4 năm nay.

“Chúng tôi biết được nguy cơ khi thực hiện việc khoan thăm dò ở đó”, Giám đốc điều hành Forum Energy Carlo Pablo nói nhưng “có kế hoạch xử lý”. Và như vậy, hoạt động cũ nhưng trong bối cảnh mới, biển Đông lại đứng trước nguy cơ chứng kiến một đợt căng thẳng khác sắp diễn ra.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Viet Nam, Philippines ban hop tac bien Dong

Tại thủ đô Manila của Philippines vừa diễn ra cuộc họp cấp thứ trưởng giữa nước này và Việt Nam về hợp tác trong vùng biển Đông, theo tờ Philippine Daily Inquirer.

Cuộc họp cấp thứ trưởng đầu tiên của Ủy ban song phương về hợp tác biển và đại dương (JCMOC) diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và người đồng cấp Philippines Erlinda Basilio. Tại cuộc họp, hai bên đã thảo luận đề xuất thành lập Vùng hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác trong khu vực tranh chấp và Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), theo thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn cũng có cuộc gặp với Ngoại trưởng Albert del Rosario và trao tặng khoản viện trợ khẩn cấp 100.000 USD của Chính phủ Việt Nam cho các nạn nhân bão lụt của Philippines.

TQ vẫn muốn giải quyết song phương chuyện Biển Đông

Khi căng thẳng tăng cao giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói, hai quốc gia có thể bất đồng nhưng vẫn có thể đạt được một giải pháp hoà bình.
Ảnh: foreignpolicy
“Tôi không sợ những đám mây kia có thể che khuất tầm nhìn, vì nơi tôi đứng là đỉnh núi", Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Ma Keqing trích dẫn câu thơ Trung Quốc để mô tả về quan hệ song phương giữa nước này và quốc gia Đông Nam Á nhằm đề cập tới những bất đồng và tranh chấp lãnh thổ vẫn còn là vật cản trong mối quan hệ.

“Tôi phải nói với tất cả sự thẳng thắn rằng, có những vấn đề khiến chúng ta bất đồng. Tuy nhiên, tôi tin rằng, thông qua trao đổi xây dựng và thực tiễn hợp tác để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau, một giải pháp hoà bình là có thể", bà Ma nói.

Nữ Đại sứ nhấn mạnh rằng, một tầm nhìn chung sẽ tốt hơn và giúp cho quan hệ hai nước trở nên mạnh mẽ hơn. “Từ một đỉnh cao như vậy, với những nỗ lực cụ thể của hai bên, tôi chắc rằng chúng ta sẽ cung cấp một tương lai hứa hẹn và phát triển cho quan hệ Trung Quốc - Philippines".

Bà Ma cho rằng, thế giới đang trải qua những thay đổi chính trị, bất ổn kinh tế và phát triển các thể chế, đồng thời mọi quốc gia kể cả cường quốc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. “Theo cách đó, chúng ta đang đi chung trên một con thuyền. Chỉ có cách làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể đưa con thuyền ấy tới điểm đỗ. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, Trung Quốc đang theo đuổi con đường phát triển hòa bình một cách kiên định".

Theo Đại sứ Ma, bất đồng về Biển Đông và những vấn đề khác nên được giải quyết thông qua thảo luận, trao đổi, tin tưởng lẫn nhau và thiện chí. “Tôi cố gắng nói thẳng rằng, chúng ta có bất đồng nhưng đó là chuyện nhỏ so với hợp tác và hữu nghị. Và tôi nói, những đám mây trôi trên đỉnh núi, tôi có thể nhìn thấy rõ tương lai. Tôi có thể thấy trước một tương lai rất hứa hẹn giữa hai nước".

Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng, tranh chấp biển nên được giải quyết theo con đường song phương và kêu gọi hạn chế vấn đề tranh cãi Biển Đông giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc còn bác bỏ giải pháp đa phương của Mỹ với tranh chấp biển. “Vâng, song phương. Tôi nghĩ vậy. Và cũng có thông lệ quốc tế rằng, nếu xảy ra tranh chấp giữa hai quốc gia, thông thường hai bên nên trao đổi đàm phán như những láng giềng", bà Ma cho biết. “Anh sống cạnh tôi, nếu có gì bất đồng, chúng ta nên trao đổi với nhau, thẳng thắn. Tôi nghĩ đó là con đường tốt hơn".

Trong khi đó, Philippines khẳng định, họ đã chuẩn bị bảo vệ quan điểm của mình về Biển Đông khi đề xuất cả hai nước nên ra trước Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) để giải quyết tranh chấp. Nhưng Trung Quốc bác bỏ điều này.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Manila đem tranh chấp hai bên về Biển Đông ra trước ITLOS là dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh có thể không đủ tính pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền của mình. Philippines còn thúc giục các nước thành viên ASEAN tìm kiếm phương pháp tiếp cận chung để giải quyết những diễn biến đáng lo ngại trên Biển Đông.