Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngư chính 310. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngư chính 310. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Tau ca Trung Quoc xam pham Truong Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa


30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".

Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.

Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7. Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.

Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn bác bỏ.

Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Trung Quốc biến Philippines thành kẻ gây hấn trên Biển Đông


Ngày 9-5, Trung Quốc qua cái loa đồng loạt của các hãng truyền thông lớn đã đổ tội cho Philippines là kẻ gây hấn đang leo thang căng thẳng ở khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Sự thật ra sao?

Tàu ngư chính 310 của Trung Quốc cùng 32 tàu khác đã có mặt ở bãi cạn Scarborough
Tàu ngư chính 310 của Trung Quốc cùng 32 tàu khác đã có mặt ở bãi cạn Scarborough
Cuộc đối đầu giữa tàu hai nước ở bãi cạn Scarborough đã bước sang tuần thứ ba. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phúc Oánh lớn giọng đe nẹt: Bắc Kinh đã chuẩn bị mọi thứ để phản ứng bất kỳ hành động nào của Philippines ở vùng tranh chấp này. Tân Hoa xã bình luận với đầy ngầm ý là thế bí của cục diện ở Scarborough có thể đang bị phá vỡ.
Tại cuộc họp với các nhà ngoại giao Philippines ở Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough. Bà Phúc Oánh tuyên bố: “Rõ ràng là phía Philippines chẳng những đã không nhận ra mình sai lầm nghiêm trọng mà còn đang ra sức leo thang căng thẳng”.
Vừa đánh trống vừa la làng
Trong khi đổ tội cho Philippines làm tình hình thêm căng thẳng, Trung Quốc lại tiếp tục điều tàu đến bãi Scarborough. Báo Philippines Daily Inquirer cho biết hiện có tới 33 tàu Trung Quốc đang có mặt ở khu vực này. Ngược lại, phía Philippines chỉ có hai tàu neo đậu ở đây là tàu tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng bảo vệ bờ biển BRP Edsa II và một tàu khác của Cục Ngư nghiệp và nguồn tài nguyên dưới nước.
Báo này mô tả đội tàu của Trung Quốc đang vây kín khu vực nước xung quanh bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh đưa ba tàu cực lớn đến đây, đó là tàu ngư chính 310, hai tàu hải giám 75 và 81, cả ba đều là những tàu hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Ngoài ra còn bảy tàu đánh cá loại lớn và 23 tàu cá nhỏ đang lờn vờn quanh khu vực.
Thị trưởng thành phố Masinloc Desiree Edora cho biết các tàu ngư chính và hải giám ngang nhiên dẫn đường cho tàu cá Trung Quốc vào bãi cạn Scarborough đánh bắt. Ngư dân Philippines cũng quyết tâm trở lại bãi cạn Scarborough để đánh bắt. Song, như hải quân Philippines cho biết, Trung Quốc lại “lấy thịt đè người” khi cho các tàu tiếp cận tàu cá của Philippines và chiếu đèn pha gây rối.
Trong lúc đó, Tân Hoa xã viết: bất chấp phản đối của Trung Quốc, Philippines vẫn điều tàu chiến đến bãi Scarborough và đổi tên bãi cạn này thành Panatag. Manila còn tháo bỏ những tín hiệu khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng nước xung quanh bãi cạn này. Bà Phúc Oánh cũng cao giọng yêu cầu Philippines rút tàu khỏi vùng biển xung quanh bãi Scarborough, không được ngăn cản tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động.
Phía Philippines lại khẳng định chính Trung Quốc đang kiếm chuyện với họ khi cho ba tàu lớn cùng hàng đàn tàu cá dàn trận ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường quanh bãi đá cạn Scarborough thuộc chủ quyền của mình. Căng thẳng đang rình chờ khi bà Phúc Oánh cứng rắn tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các tàu cá của họ hoạt động trong khu vực này.
Cả vú lấp miệng em
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những ngày này liên tục có các bài xã luận cho thấy rõ ý đồ độc chiếm chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Ngày 7-5, phát thanh viên Hòa Giai của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nhiều lần tuyên bố “Philippines thuộc về Trung Quốc”.
“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và Philippines thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Điều này là không thể tranh cãi” – phát thanh viên Hòa Giai tuyên bố. Trước phản ứng của truyền thông Philippines và quốc tế, suốt những ngày qua CCTV đã im hơi lặng tiếng. Phần tin tức này trên trang web của CCTV đã biến mất ngay sau đó, không một lời đính chính.
Cùng lúc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi luôn miệng khẳng định: “Hoàng Nham là phần lãnh thổ không thể nhường cho ai được”, và yêu cầu Philippines kiềm chế những hành động sẽ làm phức tạp, lan rộng hoặc quốc tế hóa vấn đề. Kèm theo là ngày 9-5, Thời Báo Hoàn Cầu đe dọa: hòa bình trên biển Đông là “thứ hàng xa xỉ” trước “sự gây hấn của Manila”. Do vậy, “hành động cứng rắn là rất cần thiết trong tranh chấp với Philippines”. Tờ báo này cũng đổ tội cho Philippines là đã “khuấy động” tình hình, nên “cần dạy cho Philippines một bài học về chủ nghĩa dân tộc cực đoan của họ”.
Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc La Viện còn cho rằng Trung Quốc cần khẳng định chủ quyền của mình ở bãi cạn Scarborough bằng việc cắm cờ Trung Quốc hoặc lập căn cứ quân sự hay một cơ quan ngư nghiệp ở đây.