Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bãi cạn Scarborough. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bãi cạn Scarborough. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Biển Đông: Câu chuyện về cá


Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là có thật. Tranh chấp Trung-Phi về cá gần đây tạo nên “mô hình bãi cạn Scarborough”. Trung Quốc sẽ thừa cơ tiếp tục khẳng định chủ quyền tại các khu vực khác bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính, hải giám. 

Biển Đông: Câu chuyện về cá
Biển Đông: Câu chuyện về cá

Thời tiết xấu vừa qua là tin tốt cho bãi cạn Scarborough, đó là một chuỗi các bãi đá và rạn san hô đang có tranh chấp tại Biển Đông. Cơn bão Butchoy đầu tháng có tác động phá vỡ hai tháng căng thẳng giữa tầu thuyền của hai nước Philippines và Trung Quốc, điều này đã khiến những nỗ lực ngoại giao hai nước giảm căng thẳng. Nhìn tổng thể thì có vẻ như tranh chấp xảy ra là do sự lớn mạnh Hải quân, tài nguyên dầu mỏ và sự trỗi dậy đầy quyết tâm Trung Quốc, tuy nhiên sự việc Scarborough vừa qua thực sự chỉ quanh câu chuyện: đánh bắt cá.

Đây có thể coi như bài học đối với trường hợp tranh cãi về đánh bắt cá thông thường, tuy nhiên cũng có thể trở thành cuộc khủng hoảng, và nó có thể làm sụp đổ toàn bộ một khu vực. Và bất chấp việc đưa ra đòi hỏi quá nhiều đối với tiềm năng dự trữ năng lượng lớn tại Biển Đông, việc đánh bắt cá đã nổi lên như một tác động có khả năng lớn gây tranh chấp. Đời sống kinh tế của các nước như là Phillipines và Việt Nam đều phụ thuộc vào biển. Và Trung Quốc thì lại là nước tiêu thụ và xuất khẩu về cá lớn nhất thế giới. Thêm nữa đánh bắt cá ven bờ ngày càng làm cạn kiệt những nguồn cá dọc khu vực Đông Nam Á, các ngư dân đành phải tiến xa hơn đến những vùng có tranh chấp.

Những điều này đang làm tăng thêm một xu hướng (đang được sử dụng) như là gây rối, tịch thu phương tiện đánh bắt cá, giam giữ và ngược đãi đối với ngư dân. Việc tiếp tục gia tăng những căng thẳng là cách mà các nước trong khu vực đơn phương sử dụng lệnh cấm đánh bắt cá để nhằm khẳng định quyền tài phán đối với các vùng biển có tranh chấp bằng việc viện cớ là nhằm bảo vệ môi trường. Đáng lo ngại là những tuyên bố về chủ quyền cũng nhằm mục đích biện minh cho việc tuần tra dân sự lớn hơn trên biển, tuy nhiên điều này lại là nguyên nhân đối với những va chạm với các tàu cá. Và một khi xảy ra chuyện tàu thuyền bi đâm vào ban đêm, tinh thần yêu nước của cả nước sẽ dâng cao và điều này hạn chế khả năng của  các chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp và nó gieo mầm cho những rắc rối sau này.

Cách hành xử bất hợp tác của Trung Quốc làm gia tăng trầm trọng nguy cơ tranh chấp trong khu vực, chính quyền địa phương của Trung Quốc tại các vung ven biên đã chủ động khuyến khích ngư dân nước họ tiến xa hơn tới các vùng biển có tranh chấp để nâng cao nguồn thu và bằng cách đó để thực thi chính quyền. Ví dụ như là bằng việc giảm đăng ký cho các tầu đánh cá nhỏ, chính quyền địa phương bắt buộc ngư dân phải nâng cấp và trang bị cho thuyền của họ các hệ thống định vị vệ tinh, bằng cách này họ có thể đi xa hơn, đồng thời khân cấp thông báo tới các lực lượng chấp pháp địa phương trong trường hợp xảy ra va chạm trên biển.

Trong lúc đó một vài cơ quan chấp pháp dân sự biển của Trung Quốc trực tiếp tranh đấu nhau để giành ngân sách và vị thế của minh bằng việc tăng cường chất lượng và số lượng tàu thuyền của họ. Mặc dù được trang bị vũ khí ít hơn và ít đe dọa hơn tàu hải quân, tuy nhiên tàu của lực lượng ngư chính lại  triển khai dễ dàng hơn và áp sát các cuộc chạm chán một cách thuận lợi hơn. Điều này giải thích vì sao tàu của lực lượng chấp pháp Trung Quốc giữ vị trí trung tâm trong các vụ va chạm gần đây chứ không phải tàu hải quân.

Tất nhiên là Bắc Kinh có các động cơ khác, các vụ việc liên quan đến đánh bắt cá như vụ Scaborough tạo điều kiện cho Trung Quốc khẳng định yêu sách chủ quyền bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính để bảo vệ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc theo cách được xem như là các vòng chính sách của Trung Quốc kiểu như “mô hình bãi cạn Scarborough”. Và hơn nữa là khả năng triển khai như tại Trung Quốc đang diễn ra cuộc bàn luận để làm sao đảm bảo sự hiện diện thường xuyên hơn của các tàu ngư chính tại khác khu vực tranh chấp.

Do các khu vực đánh bắt cá nay trở thành ranh giới đầu tiên đối với những tranh châp chủ quyền tiềm ẩn tại Biển Đông, một thách thức cho các quốc gia có tranh chấp sẽ là nhằm phân chia cạnh tranh nguồn lực từ các đòi hỏi về yêu sách lãnh thổ. Vậy thì tại sao không bắt đầu từ việc đánh bắt cá? Những tuyên bố chung giữa các bên yêu sách nhằm bảo vệ nguồn cá có thể giúp đảm bảo đủ lượng cá cho tất cả các bên và giảm rủi ro đối với các cuộc đụng độ sau này.

Tuy nhiên là không có cách nào khác sự thật là ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất có khả năng giữ vai trò giải quyết thì đã không có hành động gì. Ví dụ như vụ việc tàu Trung Quốc và Philippines hằm hè nhau trong thời gian hơn hai tháng, thì ASEAN vẫn bị chia rẽ. Campuchia hiện đang giữ chiếc ghể chủ tịch ASEAN vẫn cố gắng nhằm tránh mất lòng Trung Quốc, ngăn chặn tuyên bố yêu cầu các nước thực hiện kiềm chế. Nguyên chủ tịch ASEAN, Indonesia đã tham gia làm trung gian để giải toả căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines. Trong thời gian Indonesia giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2011, sau mười năm thảo luận, ASEAN cuối cùng đã có thể đồng ý những hướng dẫn thực hiện COC cho Biển Đông. Giờ đây việc hoàn thiện COC đang được thảo luận và nó có thể sẽ là một chặng đường dài việc trước để tránh xảy ra những Scarborough khác trong tương lai. Và điều đo không phải là câu chuyện về cá.

Theo Foreign Policy

Trung Quốc vẫn cố tình gây căng thẳng ở biển Đông


Trung Quốc lại dấn thêm một bước nữa trong việc gây căng thẳng trên biển Đông bằng tuyên bố xây dựng một trung tâm nghiên cứu thủy sản tại khu vực mà nước này gọi là TP.Tam Sa ở biển Đông.

Hôm 5/7, tờ People Daily dẫn tuyên bố của giới chức Cục hải dương và ngư nghiệp tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) cho biết, trung tâm nghiên cứu về nuôi cá, tôm và tảo cũng như các loại thủy sản nói chung này sẽ được xây dựng tại khu vực bãi Walker, một bãi cạn ở khu vực bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough, nằm ở phía Tây Philippines, mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Trung Sa.

Đây là bước tiếp theo trong kế hoạch "quản lý biển Đông" của Trung Quốc sau khi Quốc vụ viện nước này chính thức phê chuẩn thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh trên biển Đông.

Không chỉ vậy, Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của nhóm tàu hải giám ở biển Đông gần khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tiến hành hoạt động quan sát gần trong một nhiệm vụ mà Trung Quốc gọi là "thu thập những bằng chứng nhằm bảo vệ chủ quyền". Theo các nhà phân tích, hành động này có thể dẫn tới một lập trường cứng rắn hơn của Bắc Kinh đối với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Hải giám Trung Quốc đi đầu trong chính sách bành trướng biển Đông. (CNS)
Hải giám Trung Quốc đi đầu trong chính sách bành trướng biển Đông. (CNS)

Chuyên gia phân tích quân sự ở Thượng Hải ông Nghê Lạc Hùng cho rằng, các tàu hải giám nói trên sẽ tập trung bằng chứng để chứng minh rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của họ. "Trung Quốc muốn biện minh với các nước láng giềng của họ rằng, họ có những lý do hợp pháp để thực hiện các hành động mạnh tay ở biển Đông", ông Nghê Lạc Hùng nhận xét. Những động thái ngày càng "diều hâu" của Bắc Kinh không chỉ có các nước trong khu vực, mà còn khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

Trong chuyến thăm Việt Nam, tham dự cuộc đối thoại chiến lược Việt Nam và Anh lần thứ hai, hôm 5.7 tại Hà Nội, khi đề cập đến những tranh chấp ở biển Đông hiện nay, Thứ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Browne cho biết, mặc dù Anh không phải là nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không có quan tâm trực tiếp đến các tranh chấp, bất đồng của một số nước ở biển Đông, nhưng Anh không muốn những tranh chấp ở biển Đông làm cản trở, hạn chế giao thương hàng hải ở khu vực quan trọng này của thế giới, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc "tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng các nước láng giềng" trong xử lý bất đồng giữa các bên liên quan.

Cũng trong ngày 5/7, Philippines đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, đồng thời Nội các nước này đã nhóm họp để đánh giá lại tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với Trung Quốc, từ vấn đề tranh chấp lãnh thổ đến thương mại, du lịch. Trước đó, đáp lại cáo buộc của Bắc Kinh rằng Philippines cố tình kích động căng thẳng ở biển Đông, người phát ngôn của Phủ tổng thống Philippines Edwin Lacierda đã cảnh báo Trung Quốc bằng chính tiếng Hoa rằng, "Trung Quốc hãy ăn nói cẩn thận" trong những phát ngôn liên quan tới biển Đông. "Dù có giỏi tưởng tượng đến mấy người ta cũng không thể xem Philippines như một kẻ xâm lược Trung Quốc được", ông Edwin Lacierda phát biểu.

Còn cựu Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines Rodolfo Biazon kêu gọi chính phủ Philippines cần nhanh chóng cắm quốc kỳ lên bãi cạn Scarborough để thể hiện chủ quyền và khích lệ ngư dân nước này hoạt động đánh bắt cá ở khu vực này.

"Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các nước ở ASEAN đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định tại cuộc họp báo chiều 5.7, khi được hỏi về đề xuất của Việt Nam trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN (AMM) và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) sắp tới tại Campuchia. "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông là quan tâm chung của ASEAN cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Lập trường thống nhất của ASEAN là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)", ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’


Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy hiểm và ngạo mạn.

Bài viết “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc” (China’s Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các nước láng giềng.

Theo bài viết, thái độ quyết đoán của Trung Quốc về ngoại giao và quân sự rõ ràng được thúc đẩy bởi sự tự tin thái quá và khiến cho người khác cảm thấy vô cùng lo ngại, đặc biệt về tự do hàng hải.

Thái độ tự tin thái quá của Trung Quốc thường được thể hiện qua những tuyên bố của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh THX
Thái độ tự tin thái quá của Trung Quốc thường được thể hiện qua những tuyên bố của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh THX

Khi Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng, nước này càng trở nên quyết đoán hơn trong lĩnh vực ngoại giao. Thái độ quyết đoán này ngày càng gia tăng cùng với sức mạnh hải quân của Trung Quốc và khiến cho người ta tự hỏi liệu nó có biến thành ngạo mạn, đặc biệt ở Biển Đông.
Sự kết hợp giữa hoạt động hải quân ráo riết và các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc cho thấy chỉ dấu đáng báo động: sự quyết đoán của Trung Quốc về đòi hỏi chủ quyền đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự giàu có và nhận thức về quyền lực. Trung Quốc đang đi ngược với ý nguyện của cộng đồng thế giới, khi không chỉ muốn biến tây Thái Bình Dương thành “vùng cấm” đối với các thế lực bên ngoài mà còn coi vùng biển này là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của nước này.

Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã từng ám chỉ Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên thực tế, Trung Quốc đã dẫm đạp khái niệm chung của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải, hàng không… trong một thế giới toàn cầu hóa. Trung Quốc đã thách thức các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế về luật pháp, tự do đi lại và đặt mình ở vào vị thế đối đầu với Mỹ.

Đối với các khu vực nhất định, Trung Quốc hoặc độc quyền thống trị hoặc nói với các nước khác “đừng có can thiệp vào”. Trên thực thế, theo quan điểm của Trung Quốc, những khu vực này “không phải là của chung”. Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” nhằm hạn chế cộng đồng thế giới thực thi những quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế.

Bắc Kinh tùy tiện tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông và dành cho mình cái quyền kiểm soát các hoạt động hàng hải và nghiên cứu ở vùng biển này, chứ không chỉ kiểm soát đánh cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển trong phạm vi cái gọi là các Khu vực độc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones) của Trung Quốc. Nếu không bị phản đối, thái độ quyết đoán biến thành ngạo mạn của Trung Quốc sẽ dẫn tới nhiều rủi ro về luật pháp vì luật pháp quốc tế dựa trên những chuẩn mực đã được các nước công nhận.

Trung Quốc coi việc Mỹ hoạt động cái gọi là bên trong chuỗi đảo thứ nhất của nước này là xâm phạm chủ quyền. Bắc Kinh có cách diễn giải “ngược đời” về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như thẩm quyền của nước này trong phạm vi các Khu vực độc quyền kinh tế EZZ, kể cả ở các khu vực đang có tranh chấp.

Sự kết hợp giữa chiến lược pháp lý với lực lượng hải quân của Trung Quốc cho thấy không giống như các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác, Trung Quốc hậu thuẫn tuyên bố chủ quyền của họ bằng sức mạnh quân sự.

Vì sao Trung Quốc chưa dám bước qua vạch đỏ Biển Đông?


Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.
Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?
Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?
Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.
Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.
Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…
Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)
Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.
Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …
Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.
Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.
Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.
Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.
Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.
Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.
Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.
Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.
Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.
Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.
Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.
Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.
Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Philippines rút hết tàu khỏi bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông


Lý do rút hết tàu của Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là do thời tiết xấu.  

Tổng thống Philippines Benigno Aquino vừa ra lệnh đưa hai tàu của nước này ở gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham về gần bờ với lý do thời tiết xấu.

Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario cho biết: Lệnh rút một tàu tuần duyên và một tàu khảo sát của Cục Nghề cá được ông Aquino đưa ra vào tối 15/6.

Ông Albert del Rosario cũng cho biết chưa quyết định liệu có điều các tàu trên trở lại khu vực tranh chấp sau khi thời tiết cải thiện hay không.

Một tàu tuần duyên của Philippines (Ảnh: WN)
Một tàu tuần duyên của Philippines (Ảnh: WN) 

Thông báo về việc rút tàu được Philippines đưa ra khi siêu bão Guchol đang từ Thái Bình dương tiến tới khu vực phía bắc của quốc đảo Đông Nam Á. Các tàu kể trên của Philippines đã có mặt quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng 4/2012- thời điểm nước này bắt đầu có tranh chấp chủ quyền căng thẳng với Trung Quốc về bãi cạn này.
Căng thẳng ngoại giao Manila - Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 8/4 khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này.

Cả Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn không có người sinh sống, đồng thời liên tục điều động các tàu tới đây. Căng thẳng được đẩy lên cao với hàng loạt tuyên bố và động thái của cả hai phía trong hai tháng qua.

Philippines mới đây tuyên bố không còn tàu nào ở bên trong bãi cạn tranh chấp, đồng thời cho biết một số lượng lớn tàu hải giám cũng như tàu cá Trung Quốc vẫn còn ở khu vực này.

Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết, Manila đang chờ Bắc Kinh thực hiện cam kết rút khoảng 20 tàu đang ở trong khu đầm phá của bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Philippines sẽ đưa tranh chấp Scarborough ra tòa


Trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc chưa giải quyết được căng thẳng tại bãi cạn Scarborough trên biển Đông, Manila khẳng định sẽ đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS).

Tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua (14/6) dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có trung gian quốc tế để giải quyết tranh chấp, hướng tới giải pháp hòa bình và bền vững.

Theo ông, lựa chọn này được nhiều đối tác khuyến khích nhằm xoa dịu căng thẳng, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên hồi cuối tháng 4, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của Philippines đưa hồ sơ Scarborough ra trước ITLOS, có trụ sở tại thành phố Hamburg của Đức.

Cũng trong ngày 16.6, Ngoại trưởng del Rosario tiếp người đồng cấp Myanmar U Wunna Maung Lwin tại Manila. Theo AFP, trong cuộc gặp, ông del Rosario đã đề cập căng thẳng ở Scarborough và thảo luận với ông Lwin về các biện pháp giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về vấn đề Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Mới đây, các quan chức cấp cao ASEAN đã hoàn tất dự thảo các điểm chính của bộ quy tắc để trình lên lãnh đạo các nước.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Tướng Trung Quốc đề nghị xét lại quan điểm gác tranh chấp?


Ngày 17/5 tại Bắc Kinh, Báo Văn hối Hồng Kông đã tổ chức buổi tọa đàm về vấn đề Biển Đông, gồm 6 ông tướng “văn phòng” Trung Quốc tham gia. Họ cho rằng: Đối với chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” lâu nay của Trung Quốc cần phải xem xét lại.
Đây là một sách lược lớn của ông Đặng Tiểu Bình, vậy tại sao lại có sự đề xuất từ những vị tướng “diều hâu” này?
Bất kỳ ai trên thế giới, kể cả những người dân Trung Quốc có lòng tự trọng, nhìn cái đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ trên Biển Đông đều có cảm giác hết sức “ngứa mắt” và cũng nhận rõ nhân cách, đạo đức của tác giả đường “lưỡi bò” này: Bành trướng, tham lam vô độ; cậy lớn hiếp bé, ngang ngược, bất chấp luật lệ.
Dân tộc Trung Hoa từ xưa cho đến thời kháng Nhật, hoặc chấp nhận bị người khác khuất phục hoặc đi khuất phục người khác. Bởi thế, nói là Trung Quốc vĩ đại, đông dân nhất trên thế giới, nhưng vẫn bị kẻ khác thống trị. Lịch sử chiến công quật cường chống xâm lược của họ là khiêm tốn.
Với cái đường lưỡi bò tự vạch ra trên Biển Đông, Trung Quốc đang bị hầu hết các nước trong khu vực phản đối.
Với cái đường lưỡi bò tự vạch ra trên Biển Đông, Trung Quốc đang bị hầu hết các nước trong khu vực phản đối.
Tôn Vũ tác giả “Binh pháp TônTử” mà người Trung Quốc rất tôn thờ, cho rằng “Một quân đội nhỏ yếu mà liều lĩnh cố đánh sẽ bị kẻ địch lớn mạnh bắt làm tù binh” và phương pháp dùng binh, “có binh lực gấp 10 lần địch thì bao vây, gấp 5 lần địch thì tiến công, gấp hai lần địch thì chia cắt, binh lực ngang nhau thì phải biết đánh, binh lực ít hơn thì phải biết lánh, binh lực yếu hơn thì phải biết tránh cho xa”.
Tư tưởng này có nhiều điều, nhưng có một điều cốt lõi cần ghi nhớ là: Đã yếu, ít, thì chịu phận làm thân cừu ngựa, chống lại chỉ có chết.
Hình như người Trung Quốc áp dụng rất triệt để điều này…cho nên, “Trung Quốc trong thời kỳ chống Nhật, vùng căn cứ địa Giao Đông chỉ có bảy, tám tên lính Nhật vác cờ mặt trời đi càn, ba bốn chục nghìn quân dân căn cứ địa bỏ chạy hết.”
Hoặc “chỉ có gần 100 lính Nhật là đủ để áp giải 50.000 tù binh của quân Quốc Dân đảng tới Yến Tử Cơ (địa danh thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) xử bắn. Chưa nói đến phản kháng, ngay đến dũng khí bỏ chạy, các tù binh này cũng chẳng có”. Hay “chỉ cần một tên Nhật thì cũng cai quản một huyện ở Trung Quốc…”
Tất cả những dẫn chứng đó, ông Trung tướng Không quân Trung Quốc Lưu Á Châu nêu ra để mô tả nét văn hóa tính cách: tê liệt ý chí phản kháng trước kẻ mạnh, sợ kẻ mạnh như cừu sợ sói.
Trong khi đó, với các nước nhỏ láng giềng, khi Trung Quốc cảm thấy mình mạnh là ý đồ bành trướng lại nổi lên, muốn đi khuất phục người khác. Với kẻ yếu, thậm chí với cả dân tộc mình thì hành xử rất ngang ngược.
Người Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại. Không đi khuất phục kẻ khác và kiên quyết không chịu để kẻ khác khuất phục. Bởi vậy, lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam oanh liệt, có những chiến công “chấn động địa cầu” là vậy.
Ông Tôn Vũ cũng đã dạy cho con cháu quân sự Trung Quốc rằng: Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nhưng điều này thì con cháu, hậu duệ ít ai nghe ông.
Họ chủ yếu “biết ta” và “suy bụng ta ra bụng người” mà hành động. Họ không bao giờ chịu hiểu người Việt Nam, cứ tưởng giống văn hóa tính cách của họ, cho nên, từ xưa tới nay họ hành xử chủ quan và kết quả ra sao thì lịch sử đã chứng minh quá rõ.
Người Việt Nam khác người Trung Quốc. Không cần biết ai là cọp, ai là sư tử, hể xâm lược Việt Nam là “còn cái lai quần cũng đánh”. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đánh cho khi nào thắng thì thôi. Cho nên muôn đời, quân xâm lược nuốt Việt Nam không trôi là vậy và đương nhiên, Việt Nam mới như ngày nay.
Đường lưỡi bò”, còn gọi là “đường chữ U” hay “đường chín đoạn” được Trung Quốc chính thức đưa ra trong hai công hàm của phái đoàn thường trực nước CHDCND Trung Hoa gửi Liên Hợp quốc ngày 7/5/2009 khi phản đối Báo cáo chung Việt Nam – Malaysia và Báo cáo riêng của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa. Bản đồ “đường lưỡi bò” đính kèm công hàm của phía Trung Quốc cho thấy nó chiếm đến 80% diện tích Biển Đông.
Phía Trung Quốc cho rằng “theo bản đồ đính kèm, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trong vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vùng nước liền kề, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của các vùng.
Trước đó, dựa trên luật 1998 về vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc ban hành, năm 2002 Trung Quốc tiếp tục ban hành đạo luật cấm các nước khác khảo sát đo đạc trong EEZ.
Thực chất đây là điều mà Trung Quốc muốn biến vùng EEZ thành vùng đặc quyền quân sự mà theo đó bất kỳ tàu thuyền quân sự nào cũng không được qua lại trong vùng EEZ đó.
Như vậy, nếu khi đường “lưỡi bò” được thực thi, thì 4 quốc gia Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei chỉ cần “bước chân xuống biển” là phải xin phép Trung Quốc…
Vậy, có gì là sai khi nói rằng Trung Quốc ngang ngược, cậy lớn hiếp bé?
Trung Quốc nói, đó là “chủ quyền không thể chối cãi”, vậy tại sao lại sợ như cú sợ ban ngày, khi đưa vấn đề đó ra cho mọi người bình xử, dựa trên UNCLOS mà họ là thành viên, giải quyết theo nguyên tắc đa phương?
Phải chăng Trung Quốc chỉ muốn “cãi” nhau với từng nước riêng lẻ để dễ bề trấn áp, bắt nạt theo kiểu “ cả vú lấp miệng em”, chỉ giải quyết theo nguyên tắc song phương?
Ngày 17/5 tại Bắc Kinh, Báo Văn hối Hồng Công đã tổ chức buổi tọa đàm về vấn đề Biển Đông, gồm 6 ông tướng “văn phòng” Trung Quốc tham gia. Họ cho rằng: Đối với chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” lâu nay của Trung Quốc cần phải xem xét lại.
Đúng là phải xem lại.
Các quốc gia trong Hiệp hội ASEAN, không một quốc gia nào “cùng khai thác” với Trung Quốc cả. Tại sao vậy?
Thứ nhất, mấy ông tướng kia đưa ra vấn đề này nghe có vẻ mỵ dân Trung Quốc, đổ tội cho các nước có tuyên bố tranh chấp với Trung Quốc là thiếu tính xây dựng, hiếu chiến, “bắt nạt” Trung Quốc, trong khi Trung Quốc thì hòa bình thân thiện chìa tay ra đề nghị “gác lại để cùng khai thác”.
Thực ra, sách lược của ông Đặng còn 3 chữ đằng trước nữa là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, mà mấy ông tướng cố tình lờ đi. Nếu chấp nhận “cùng khai thác” thì có nghĩa khó có thể công nhận chủ quyền của Trung Quốc nơi khu vực đang trang chấp. Chẳng lẽ có quốc gia nào tự đưa đầu vào rọ thế sao?
Thứ hai, Trung Quốc dùng sách lược biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, mà yêu sách đường “lưỡi bò” chính là hành động để thực hiện thủ đoạn trên, hù dọa, ép “cùng khai thác” thì ai nghe, ai chấp nhận cách hành xử trắng trợn ngang ngược như vậy được.
Đúng là phải xem lại, bởi đây không phải là một đề nghị mang tính hòa bình, hữu nghị, vì lợi ích chung mà một sự ép buộc, trấn áp, sau khi đã hành động ngang ngược, hù dọa dùng vũ lực, bị các nước trong khu vực lật tẩy và phản đối quyết liệt.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, “gây ra tranh chấp để cùng khai thác” có lẽ là một sách lược đúng. Trên bãi cạn Scarborough, dù Trung Quốc có coi Philipines như “con muỗi” đi nữa thì cũng không thể chiếm trọn bãi cạn ấy được, phải đi đến giải pháp “cùng khai thác” mà thôi.
Sáu ông tướng nói trên cho rằng: “Tình hình hiện nay đã thay đổi, “thế hệ chúng ta cần phải có sự đóng góp, cần phải thể hiện sự dám làm và trí tuệ”, “vấn đề Biển Đông không thể cứ kéo dài mãi. Nếu cứ để kéo dài, rất có khả năng Trung Quốc sẽ mất đi chủ quyền đối với một diện tích lớn tại Biển Đông, mất đi cơ nghiệp của tổ tông, trở thành “thiên cổ tội nhân” của dân tộc Trung Hoa”…
Quả thật, tướng “văn phòng” nói hay và chỉ huy tác chiến trên…”văn phòng” và trên CCTV giỏi thật. Các tướng chỉ huy, tham mưu Trung Quốc thực thụ, nghe được không nổi cáu lên mới chuyện lạ.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Trung Quốc sáng tác lịch sử để chiếm Biển Đông


Khi không có chứng cứ địa lý, người Trung Quốc “viết lại lịch sử” để hậu thuẫn cho những đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Hành động này không chỉ khiến cho những người trong cuộc mà còn khiến cho giới học giả nước ngoài cũng cảm thấy “chướng tai, gai mắt”.

Báo Mỹ: TQ sáng tác lịch sử để chiếm Biển Đông
Báo Mỹ: TQ sáng tác lịch sử để chiếm Biển Đông

Trong bài “China’s Invented History” đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 5/6, nhà báo Philip Bowring viết rằng Bắc Kinh đang bịa đặt lịch sử để biện minh cho những đòi hỏi bành trướng ở những vùng biển tranh chấp.

Cuộc xung đột giữa Phillippines và Trung Quốc về Scarborough dường như chỉ là một tranh chấp nhỏ đối với một bãi đá ngầm không có người ở, giữa biển cả mênh mông. Nhưng cuộc tranh chấp này lại cực kỳ quan trọng đối với các mối quan hệ trong tương lai của khu vực bởi vì nó bộc lộ quan điểm ngoan cố của Trung Quốc là lịch sử của các nước khác vốn đường ranh giới chiếm tới 2/3 chu vi của Biển Đông là phi lý. Chỉ có lịch sử do người Trung Quốc viết và được Bắc Kinh diễn giải mới là đúng đắn.

Trường hợp tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với bãi đá ngầm Scarborough được chủ yếu trình bày dưới góc độ địa lý học. Scarborough mà phía Philippines gọi là Panatag Shoal trong khi Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham là một bãi ngầm ngoài khơi cách bờ biển Luzon, đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines 130 hải lý.
Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines rộng 200 hải lý tính từ bờ biển Luzon. Trong khi đó Scarborough cách thềm lục địa Trung Quốc 300 hải lý và cách đảo Đài Loan 300 hải lý.

Bắc Kinh tìm mọi cách phủ nhận những thực tế địa lý của bãi đá ngầm Scarborough và dựa vào những bịa đặt lịch sử để áp dụng cho mọi đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Đó là lý do tại sao Trung Quốc không chỉ mâu thuẫn với Philippines mà còn với các quốc gia khác có liên quan đến Biển Đông.

Bản đồ chín đoạn (hay còn gọi là "đường lưỡi bò") khét tiếng xác định chủ quyền của Trung Quốc trùm lên các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên Biển Đông của cả Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và sát với vùng biển Natuna được đánh giá rất giàu tiềm năng khí đốt của Indonesia.

Trong trường hợp bãi đá ngầm Scarborough, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn “bằng chứng lịch sử” trong bản đồ Trung Quốc hồi thế kỷ 13, khi Trung Quốc đang bị người Mông Cổ thống trị. Tấm bản đồ này xuất phát từ một chuyến đi của một tàu của Nhà Nguyên thời đó. Lập luận người Trung Quốc là “người đầu tiên” đi lại trên Biển Đông là cực kỳ phi lý.

Đoàn thủy thủ Trung Quốc là những người đến sau ở Biển Đông, chứ nói gì đến hoạt động thương mại trên Ấn Độ Dương. Lịch sử đi biển của khu vực Biển Đông bắt đầu sớm nhất từ thiên niên kỷ đầu tiên và là lịch sử đi biển của tổ tiên những người Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Khi những người Trung Quốc cổ đại muốn đến khu vực Sumatra và sau đó đến Sri Lanka, họ phải đi trên các tàu của người Malay (Mã Lai). Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì người Malay (tổ tiên của người Indonesia ngày nay) từng chiếm lĩnh Madagascar, hòn đảo lớn thứ ba thế giới. Họ đã vượt qua Ấn Độ Dương từ hơn 1000 năm trước, sớm hơn rất nhiều chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh hồi thế kỷ 15.

Khả năng vượt biển của người Malay sau này không bằng người Nam Ấn và người Arập, nhưng họ vẫn là những người đi biển hàng đầu ở Đông Nam Á cho đến khi thực dân châu Âu thống trị khu vực này.

Những người Chăm nói ngôn ngữ Malay và theo đạo Hindu ở miền Trung Việt Nam đã thống trị hoạt động thương mại trên Biển Đông, cho đến khi họ bị người Việt chinh phục vào thời điểm các thương nhân châu Âu bắt đầu tìm đến châu Á.

Hoạt động thương mại của Vương quốc Champa và đảo Luzon đã có từ rất lâu trước khi người Trung Quốc vẽ tấm bản đồ hồi thế kỷ 13.

Bãi đá Scarborough không chỉ nằm gần bờ biển Luzon, Philippines mà còn nằm trên tuyến hàng hải trực tiếp từ vịnh Manila đến các cảng biển của người Chăm (Việt Nam) hồi đó là Hội An, Quy Nhơn – vốn khá quen thuộc đối với các thủy thủ người Malay cổ đại

Một yếu tố bất hợp lý khác trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi đá ngầm Scarborough là dựa vào Hiệp ước Paris năm 1898. Hiệp ước này chuyển giao chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines cho Mỹ, vẽ đường thẳng trên bản đồ và để bãi đá Scarborough bên ngoài đường kinh tuyến.

Trung Quốc hiện bám lấy thỏa thuận giữa hai cường quốc nước ngoài thống trị Philippines - hoàn toàn không đếm xỉa đến lợi ích của Philippines – để tuyên bố rằng Manila không có chủ quyền đối với Scarborough.

Trớ trêu là Trung Quốc lại phản đối “các điều ước quốc tế bất bình đẳng” do thực dân phương Tây đưa ra như trường hợp đường ranh giới McMahon phân chia biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì người Pháp trước đây khi chiếm đóng Việt Nam đã từng tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này và Việt Nam ngày nay kế thừa tuyên bố chủ quyền đó của người Pháp.

Trung Quốc luôn khẳng định Philippines là không hợp lệ. Nói cách khác, Trung Quốc đang sử dụng thực tế Philippines bị nước ngoài thống trị làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của họ.

Manila muốn giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng Bắc Kinh cho rằng tuyên bố chủ quyền mà Trung Hoa dân quốc (chế độ đã bị họ đánh đuổi khỏi Hoa lục) đưa ra năm 1932 không bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Nhà báo Philip Bowring tái khẳng định Trung Quốc đang ra sức khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông bằng cách viết lại lịch sử mà không hề xem xét yếu tố địa lý.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

"Biển Đông không phải là thùng thuốc súng"


Trung Quốc không có ý định tìm kiếm xung đột trên Biển Đông. Trên thực tế, điều này được thấy qua cách nước này đã “dịu giọng” với Philippines trong tranh chấp ở Scarborough/Hoàng Nham thời gian gần đây.

Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông?
Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông?

Dưới đây là bài phân tích của Allen Carlson, phó giáo sư Khoa chính phủ, Đại học Cornell (thuộc hệ thống Ivy League, 8 trường đại học lâu đời và chất lượng hàng đầu của Mỹ) ở New York và Xu Xin, giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc và châu Á Thái Bình Dương của Đại học Cornell.

Trong suốt nhiều tuần qua, thái độ đầy quả quyết của Trung Quốc đối với Philippines về Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông đã gây kinh ngạc ở châu Á và cả bên ngoài khu vực này. Nếu xét về tình hình căng thẳng trong khu vực, lo ngại về khả năng căng thẳng dẫn đến đóng băng mối quan hệ giữa hai nước là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, ngoài cái vẻ bề nổi đó ra, có rất ít bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang thực sự theo đuổi tích cực một kết cục như thế. Ngược lại, thậm chí là ở Biển Đông, khu vực mà nhiều người cho rằng đã “chín muồi” cho một cuộc xung đột, vẫn có vài lý do để lạc quan.

Rõ ràng là Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch dùng các biện pháp cứng rắn hơn đối với Manila. Tuy nhiên, mục đích của những động thái đó không phải là để khiêu khích xung đột quân sự, mà là nhằm gây áp lực để Philippines đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ. Nhưng cũng phải nói rõ, Bắc Kinh hoàn toàn không hề tỏ ý từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại khu vực. Chắc chắn là sẽ không. Sẽ là ngây thơ và sai lầm khi nghĩ vậy.

Kể từ khi xảy ra vụ xung đột quân sự trực tiếp, mặc dù khá nhỏ, cuối cùng giữa Trung Quốc và Philippines trên vùng biển này, gần 2 thập niên trôi qua. Ngoài ra, trong suốt một thời gian khá “yên ả”, Trung Quốc đã ký Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông vào năm 2002, quy định Trung Quốc và các bên ký kết khác chỉ dùng biện pháp hòa bình để giải quyết khác biệt. Khi những diễn biến mới đây được đặt cạnh nhau, với thái độ trước đó của Trung Quốc, có thể thấy xu hướng chung trong cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với khu vực theo hướng hợp tác hơn là xung đột.

Mặc dù nhiều nhà quan sát cho rằng thỏa thuận 2002 chỉ là “thùng rỗng” nhưng ngay cả những người chỉ trích cũng thừa nhận Trung Quốc chưa trực tiếp vi phạm bất kỳ khía cạnh nào của thỏa thuận. Song điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không bao giờ vi phạm và tất cả mọi thứ đều tốt đẹp ở Biển Đông. Nó nhắc chúng ta thấy vấn đề hiện nay ở khu vực vẫn chứa đựng nhiều bằng chứng ổn định hơn bất định.

Bắc Kinh chắc chắn chỉ đưa ra các biện pháp mạnh hơn nếu ban lãnh đạo cảm thấy họ bị khiêu khích trực tiếp. Bất chấp leo thang âm ỉ gần đây ở châu Á, vẫn rất khó tìm thấy bất kỳ chỉ dấu nào của một mối đe dọa như thế. Thiếu một chất xúc tác này, Trung Quốc sẽ không vứt bỏ cam kết đã đưa ra ở Biển Đông mà ủng hộ dùng vũ lực trực tiếp để tuyên bố chủ quyền đối với những lãnh thổ tranh chấp.

Đặc biệt, đã có dấu hiệu “dịu giọng” hơn trong cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ, chiến dịch chống Philippines của báo chí Trung Quốc không còn “ồ ạt” như nhiều tuần trước. Bắc Kinh đã giảm nhẹ nhấn mạnh tới những cảnh báo mà họ đưa ra về sự kiên nhẫn có giới hạn và các nhân tố khác. Thay vào đó hàng loạt bài bình luận nổi bật đã được đăng tải trên các báo Trung Quốc, cảnh báo chiến tranh ở Biển Đông sẽ mang lợi cho Philippines nhiều hơn.

Rộng hơn, có hai nhân tố khác làm giảm khả năng leo thang xung đột. Thứ nhất, một số nhân vật ở Trung Quốc đã có cảm giác cách tiếp cận đối với Biển Đông của Trung Quốc hiện nay không còn hiệu quả và đáng tin cậy nữa. Cùng với đó là hàng loạt kêu gọi bắt đầu nổi lên, cho rằng phải có nỗ lực chung mang tầm cỡ quốc gia để phối hợp và hòa nhập các mảng tách biệt về chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Hơn nữa, một số nhà phân tích có vị trí ở Trung Quốc thậm chí còn dám chắc rằng những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến điều mà họ coi là “giai đoạn cơ hội chiến lược” của Trung Quốc trong khu vực.

Thứ hai, quan trọng hơn, chắc chắn không có bất kỳ đề xuất chính sách lớn nào được hé lộ trước Đại hội đảng lần thứ 18, dự kiến được diễn ra vào mùa thu tới. Trong giai đoạn đoạn chuyển giao lãnh đạo sẽ gần như không có thay đổi lớn nào trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Hơn nữa vụ việc về ông Bạc Hy Lai, người bị cách chức bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, và Trần Quang Thành, người đã tá túc trong sứ quán Mỹ 6 ngày, vẫn còn đang “vang dội” ở Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc chắc chắn sẽ không tìm kiếm rủi ro khi giải quyết các vấn đề với thế giới bên ngoài. Một khi đã có nhiều bất lợi, chiến tranh với một trong những nước láng giềng của Trung Quốc chỉ càng làm trầm trọng hóa tình hình, khiến ban lãnh đạo của nước này thêm bấp bênh.

Tóm lại, khả năng leo thang xung đột thêm giữa Trung Quốc và Philippines khó có thể tưởng tượng đến. Mặc dù khó có sự ổn định trong tương lai gần, nhưng viễn cảnh về một cuộc xung đột quân sự thực sự vẫn còn rất xa vời.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Biển Đông: Trung Quốc chuyển sang ‘mặt trận’ thời tiết


Sau những đối đầu về ngoại giao, để khẳng định yêu sách chủ quyền rộng lớn ở Biển Đông, Trung Quốc tiến thêm một bước nữa khi tuyên bố tiến hành dự báo thời tiết ở Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough.

Cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc hôm nay cho hay, cục khí tượng ở Hải Nam đã phát đi các thông tin dự báo thời tiết tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và bãi đá Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như với đảo Hoàng Nham.

Cổng thông tin này dẫn lời Thái Tần Ba - giám đốc trạm khí tượng tỉnh Hải Nam rằng: “Cải thiện dự báo thời tiết ở Biển Đông là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền đi lại cũng như hoạt động sản xuất ven biển”.

Đảo Hoàng Nham là cách Trung Quốc gọi bãi cạn đang có tranh chấp với Philippines. Người Philippines gọi đây là bãi cạn Panatag hoặc Bajo de Masinloc (tên quốc tế là Scarborough).

Biển Đông: TQ chuyển sang ‘mặt trận’ thời tiết
Biển Đông: TQ chuyển sang ‘mặt trận’ thời tiết

Theo tin tức đăng trên cổng thông tin của Trung Quốc, Biển Đông có nguồn cá phong phú, tài nguyên dầu khí giàu có và cũng là khu vực xảy ra bão gió liên miên.

Tuyên bố đưa ra dự báo thời tiết ở các khu vực trên là dấu hiệu mới nhất thể hiện sự quả quyết của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhất là các khu vực tranh chấp. Bãi cạn Scarborough là nơi mà cuộc đối đầu giữa tàu thuyền Trung Quốc và Philippines chưa có dấu hiệu chấm dứt dù đã sang tuần thứ bảy.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với bãi cạn Scarborough cũng như hầu hết Biển Đông bằng những viện dẫn lịch sử, kể cả những vùng ấy sát cạnh bờ biển của một số nước láng giềng châu Á. Trong khi đó, Philippines tuyên bố bãi cạn nằm trong phạm vị 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, được luật pháp quốc tế công nhận.

Chuyện chồng lấn chủ quyền Biển Đông khiến tranh chấp các bên kéo dài nhiều thập niên qua, làm cho khu vực này trở thành một trong những nơi "nóng nhất", dễ châm ngòi cho xung đột quân sự của châu Á.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Biển Đông: Trung Quốc một mình một ngư trường?


Không còn ngư dân nào của Philippines ở khu vực bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông, trong khi tàu cá và ngư dân Trung Quốc vẫn tiếp tục phớt lờ lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực này, hãng tin Philstar của Philippines hôm nay (25/5) đưa tin.

Biển Đông: Trung Quốc một mình một ngư trường?
Biển Đông: Trung Quốc một mình một ngư trường?

Philstar hôm nay dẫn lời quan chức cấp cao Masinloc – ông R-Jay Bautista cho biết, bởi vì Cục Thuỷ Hải sản Philippines (BFAR) đã ban bố lệnh cấm đánh bắt cá ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham nên ngư dân nước này đã chuyển hướng đánh cá sang các khu vực khác.

“Ngư dân của chúng tôi đã không còn đánh cá trên khu vực này nữa bởi vì lệnh cấm đánh bắt cá đã được BFAR ban bố,” ông Bautista cho biết, đồng thời thêm rằng hiện chỉ còn có ngư dân Trung Quốc đang “hưởng thụ” nguồn thuỷ sản dồi dào ở bãi đá tranh chấp này.

Theo cáo buộc của Philippines, hiện đang có 5 tàu lớn của chính phủ Trung Quốc và hàng chục tàu cá vẫn đang “lởn vởn” ở khu vực tranh chấp này. Có nhiều báo cáo cho rằng các ngư dân Trung Quốc vẫn tiếp tục đánh bắt và khai thác một lượng chai và san hô khổng lồ trên vùng lãnh hải của Philippines. Các động thái trên của phía Trung Quốc đã khiến Philippines hết sức phẫn nộ.

Trước đó, hồi giữa tháng 5, Trung Quốc thông báo, nước này sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở nhiều khu vực trên Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough. Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, cứ đều đặn hàng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở những khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình.

Lệnh cấm đánh bắt cá lần này được Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8. Người đứng đầu Cục Quản lý Ngư nghiệp Trung Quốc cho biết, họ làm thế để bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực ở Biển Đông. Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên. 

Manila phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, miêu tả đó là “sự vi phạm trắng trợn chủ quyền và quyền pháp lý của Philippine đối với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Vùng đặc quyền này bao gồm khu vực lãnh hải xung quanh bãi cạn Scarborough".

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Trung Quốc có thực sự bị hiếp đáp ở Biển Đông?


Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc - ông Đới Bỉnh Quốc hôm qua (15/5) cáo buộc, Philippine đang ăn hiếp Trung Quốc ở Biển Đông. Liệu có chuyện cường quốc hùng mạnh số 1 Châu Á lại bị nước láng giềng bé nhỏ như Philippine hiếp đáp?

Trung Quốc có thực sự bị hiếp đáp ở Biển Đông?
Trung Quốc có thực sự bị hiếp đáp ở Biển Đông?

Manila và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu gay gắt vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Cuộc đối đầu này đã kéo dài dai dẳng suốt hơn một tháng qua mà chưa có dấu hiệu dịu đi. Không những thế, độ nóng của nó còn ngày một tăng.

Trong cuộc khủng hoảng mới nhất ở Biển Đông này, người ta chứng kiến một Philippine cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Liệu có phải sự không khoan nhượng này của Manila đã khiến giới quan chức lãnh đạo ở Trung Quốc nghĩ rằng họ đang bị Philippine “ăn hiếp”?

Tuy nhiên, bất kỳ ai theo dõi diễn biến cuộc đối đầu giữa Philippine và Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough hiện nay đều có thể trả lời được câu hỏi ai đang hiếp đáp ai.

Ai đang đe dọa ai?

Kể từ sau khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton và hai tàu hải giám của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough hôm 8/4, Bắc Kinh liên tục thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn rất nhiều so với phía Manila.

Về lời nói, Trung Quốc đã và đang tung ra những lời cảnh báo, đe doạ “sặc mùi thuốc súng”. Có vẻ như Bắc Kinh đang tăng cường dùng “võ mồm” tấn công Philippine. Cấp độ căng thẳng trong những lời đe doạ, cảnh báo này cũng ngày một tăng lên theo thời gian.

Hồi đầu tuần trước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying đã triệu tập Đại biện Philippine tại Trung Quốc đến để trực tiếp bày tỏ sự phản đối về những diễn biến quanh cuộc tranh chấp lãnh hải hiện tại giữa hai nước ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông.

Trong cuộc gặp gỡ này, bà Fu đã “tố” Manila không những “không chịu thừa nhận sai lầm nghiêm trọng” mà còn có những hành động “làm leo thang căng thẳng”. Kèm theo những lời tố tội này, Thứ trưởng Fu còn “đe”, phía Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất kỳ hành động nào làm leo thang tình hình căng thẳng từ phía Philippine.

Ngoài đe doạ trực tiếp, phía Trung Quốc còn “tận dụng” các tờ báo chính thức của nước này để phát đi một loạt cảnh báo sắc lạnh và những thông điệp mang đầy tính răn đe dành cho Manila.

Mới đây, cũng trong tuần trước, tờ Tân Hoa xã có bài viết kêu gọi Philippine đừng bao giờ thử thách ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh. Bài báo này nhấn mạnh, chủ quyền lãnh thổ là lợi ích then chốt của Trung Quốc và sẽ không có chỗ cho sự nhượng bộ ở đây. Bắc Kinh nhắn nhủ Manila rằng, tốt hơn hết là nước này nên dừng ngay những hành động gây hại và quay trở lại con đường đúng đắn càng sớm càng tốt.

Đáng chú ý nhất trong các đòn tấn công bằng lời nói của Trung Quốc vào Philippine là sự lên tiếng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Phát biểu trên tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của PLA, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc tuyên bố, “đừng tìm cách lấy đi dù chỉ một cm lãnh thổ của Trung Quốc”. Giới quan chức quân sự Trung Quốc cho rằng, Manila nên lùi bước để nhận được sự "tha thứ" của nhân dân Trung Quốc và của cộng đồng quốc tế.

Chưa hết, Trung Quốc còn tuyên bố, họ đã rất kiềm chế trong vấn đề đảo Hoàng Nham. “Nếu một người nào đó nhầm lẫn sự tử tế của Trung Quốc là sự yếu đuối và coi Trung Quốc chỉ là một ‘con hổ giấy’ thì họ đã sai lầm một cách khủng khiếp”, PLA Daily cảnh báo.

Trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra “hiếu chiến” thì phía Philippine lại điềm tĩnh hơn dù vẫn cứng rắn. Trong những phát biểu của giới lãnh đạo ở Manila, người ta hầu như không thấy có những ngôn từ mang tính đe dọa, cảnh báo hay thách thức.

Thay vào đó, Manila chỉ tố cáo những hành động “quấy rối”, “hiếu chiến” của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực tranh chấp, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước này. Đồng thời, Philippine cũng thể hiện mong muốn đưa tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế.

Manila từng thừa nhận, về sức mạnh quân sự, họ không thể nào địch nổi cường quốc khổng lồ như Trung Quốc. Vì vậy, việc họ đe dọa Trung Quốc là điều khó có thể xảy ra.

Ai đang uy hiếp ai?

Không chỉ thông qua lời nói, với những hành động của Trung Quốc và Philippine trong thời gian vừa qua, người ta cũng có thể nhìn thấy rõ ai đang uy hiếp ai.

Sau khi xảy ra vụ va chạm tàu thuyền ở bãi cạn Scarborough, nước huy động nhiều tàu thuyền đến khu vực tranh chấp nhất là Trung Quốc chứ không phải Philippine. Tàu thuyền Trung Quốc đã rầm rập đổ về bãi cạn Scarborough. Có những thời điểm số tàu thuyền Trung Quốc hiện diện ở khu vực tranh chấp lên tới 14, thậm chí là 30 trong khi phía Philippine chỉ có vọn vẹn vài ba tàu thuyền ở đây.

Điều đáng lo ngại hơn là những động thái của các tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực tranh chấp. Trong hơn một tháng qua, đã có vài lần xảy ra những vụ đối đầu giữa tàu thuyền Trung Quốc và Philippine và lần nào nguyên nhân cũng được xác định là từ phía Trung Quốc.

Hôm 17/4, tàu hải giám và máy bay tuần tra của Trung Quốc bị “tố” là đã có hành động “quấy nhiễu”, “ngăn cản” tàu nghiên cứu khảo cổ của Philippine đang làm việc tại bãi cạn Scarborough.

Mới đây nhất, hôm 28/4, Manila cáo buộc Bắc Kinh đã dùng chiến thuật “dọa dẫm” với nước này sau khi một tàu cao tốc của Trung Quốc bất ngờ tiếp cận một cách nguy hiểm với hai tàu của Philippine ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Trong vụ đụng độ này, tàu Trung Quốc đã tăng tốc vượt qua hai tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippine ở tốc độ 37km/giờ, tạo ra những cơn sóng lớn làm rung lắc mạnh tàu thuyền của Philippine.

Manila cho biết, họ đã phải ghi chép lại toàn bộ những hành động của Trung Quốc ở vùng tranh chấp để chứng minh sự “dọa dẫm” của nước này đối với họ.

Sau những vụ dọa dẫm kiểu trên, Trung Quốc tuần vừa rồi còn tiến hành một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn để “răn đe”, “thị uy” đối thủ. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 5 tàu chiến lớn của Trung Quốc, trong đó có tàu Kunlun Shan. Kunlun Shan là một trong những chiếc tàu chiến lớn nhất và được trang bị vũ khí hùng hậu nhất của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong cuộc đối đầu ở Biển Đông hiện nay, chính Trung Quốc mới là nước lên tiếng đế cập đến xung đột và chiến tranh ở Biển Đông. Tin đồn chiến tranh cũng xuất phát từ phía Trung Quốc sau khi có thông tin Quân khu Quảng Châu, Hạm đội Biển Đông và một số đơn vị quân đội Trung Quốc nhận được lệnh nâng cấp độ chuẩn bị chiến tranh lên 2 trong thang cấp độ là 4.

Với những diễn biến nói trên, tuyên bố về việc "Trung Quốc đang bị Philippine ăn hiếp ở Biển Đông" quả là một phát biểu gây sốc!

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Trung Quốc ngang ngược cấm đánh cá ở biển Đông


Trung Quốc hôm qua ngang nhiên tuyên bố sẽ cấm đánh bắt ở nhiều khu vực trên biển Đông. Philippines khẳng định không công nhận lệnh này.

Theo báo China Daily, chính quyền Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt mới ở phía bắc biển Đông trong 2 tháng rưỡi, bắt đầu từ ngày 16.5. Trong đó, gồm cả bãi cạn Scarborough, nơi đang xảy ra tranh chấp với Philippines hơn 1 tháng qua. Từ năm 1999 đến nay, Bắc Kinh liên tục cấm đoán ở khu vực biển Đông mà nước này tự cho là thuộc chủ quyền của mình với cái cớ “bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên biển”. China Daily dẫn lời giới chức cho biết sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và hải sản của “người vi phạm”.

Ngay lập tức, Đài ABS-CBN dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định nước này sẽ không công nhận lệnh cấm nói trên. Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh động thái của Bắc Kinh “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines” và Manila “sẽ thực thi các đặc quyền hợp pháp theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Philippines “có thể áp đặt lệnh cấm tương tự để khôi phục nguồn hải sản”.

Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters
Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters

Theo giới quan sát, lệnh cấm được đưa ra giữa lúc căng thẳng ở Scarborough chưa được xoa dịu nên sẽ tạo cớ cho tàu công vụ của Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines tại đây. Bắc Kinh cũng muốn hạn chế các bên khác đánh bắt trong vùng tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần suất hiện diện của tàu mình ở đây. Việc Trung Quốc dự định đưa vào biên chế 36 tàu hải giám trong năm tới có thể cũng nhằm thực hiện mục tiêu này.

Đến nay, Trung Quốc luôn phản đối các nước bên ngoài lên tiếng về tranh chấp trên biển Đông. Cũng giống như với Mỹ, nước này đang gây áp lực để buộc Nga phải tránh xa khu vực chiến lược và giàu tài nguyên. Trang tin World Net Daily dẫn lời ông Dmitriy Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu các nước phương Đông của Nga nói rằng Moscow hiện phải đối mặt với “một lựa chọn và giá của lựa chọn đó có thể sẽ rất cao”.

Nếu Nga từ bỏ lợi ích ở biển Đông để đổi lấy quan hệ với Trung Quốc thì nước này “không chỉ mất mặt ở châu Á, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia mà còn đánh mất luôn những hợp đồng dầu khí trị giá hàng tỉ USD”. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông trên thực tế đang thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản... Theo Đài GMA hôm qua, Úc đã lên tiếng thúc giục các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. “Chúng tôi không ủng hộ bên nào nhưng vì Úc cũng có quyền lợi ở biển Đông nên chúng tôi kêu gọi các bên tôn trọng những nguyên tắc hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS”, Ngoại trưởng Úc Bob Carr tuyên bố. 

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Đối thoại Bắc Kinh - Manila đổ vỡ


Manila và Bắc Kinh, như Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận ngày 12-5, đã nối lại liên hệ ngoại giao nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa hai nước về bãi cạn Scarborough.
Song ngòi nổ vẫn chưa được tháo gỡ. Vì sao?

Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc - Ảnh: hkwb.net
Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc - Ảnh: hkwb.net

Giới quan sát nhận xét việc đối thoại này đã lại như đá ném ao bèo, không thấy hai bên đề cập bất kỳ kết quả nào đạt được.

Pháp lý đối mặt với “cơ sở lịch sử”


Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn lớn giọng lên lớp Philippines khi lặp lại những nội dung như trước. “Trung Quốc nhắc lại quan điểm của mình là yêu cầu Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và kiềm chế mọi hành động có thể làm tình hình thêm phức tạp và lan rộng. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và các hành động của phía Philippines” - trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Hồng Lỗi với giọng đe nẹt quen thuộc.

Tương tự, giờ đây không còn mượn loa truyền thông để đổ tội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao này đã ra trực tiếp cáo buộc: “Philippines đã kích động công chúng trong nước và ở nước ngoài phản đối Trung Quốc. Những hành động như thế đã làm xói mòn nghiêm trọng mối quan hệ Trung Quốc - Philippines, đã làm người dân Trung Quốc ở cả trong lẫn ngoài nước phản ứng mạnh”. Ông Hồng Lỗi còn yêu cầu Manila phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công dân Trung Quốc ở Philippines.

Đáp lại, như Inquirer Daily cho biết, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhắc lại Manila không nhúng tay vào các cuộc biểu tình phản đối của người dân Philippines ở trong và ngoài nước hôm 11-5. Đề cập cuộc đối thoại, ông Del Rosario chỉ nêu lên những yêu sách của Bắc Kinh mà Manila không thể chấp nhận được. Bắc Kinh ngang nhiên yêu cầu Manila không được quấy rối các tàu dịch vụ công của Trung Quốc đang hoạt động gần bãi cạn Scarborough, các tàu cá Trung Quốc phải được hoạt động bình thường và các tàu của Philippines phải rời khỏi khu vực Scarborough mà Trung Quốc khăng khăng khẳng định thuộc chủ quyền của mình.

Trong khi Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền dựa trên những gì mà họ gọi là “cơ sở lịch sử” chỉ có Trung Quốc thừa nhận thì Philippines, như ngoại trưởng Del Rosario cho biết, đang hướng tới con đường pháp lý cho một giải pháp hòa bình bền vững đối với các vùng tranh chấp trên biển Đông.

“Cả thế giới đều biết rằng Trung Quốc có nhiều máy bay và tàu chiến hơn Philippines. Song cho đến cuối cùng, chúng tôi hi vọng chứng minh được rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng” - Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.

Chính sách chiếm giữ các vùng biển


Báo Le Monde ngày 12-5 nhận định sự trở lại của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Bắc Kinh nhìn nhận như một tín hiệu đáng báo động. Từ đó Trung Quốc, vốn là nước đòi chủ quyền trên toàn biển Đông qua cái gọi là “đường lưỡi bò”, bắt đầu đặt để những con cờ của mình.

Đề cập đến cuộc đối đầu kỳ lạ đã kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, báo này đặt câu hỏi: lý của kẻ mạnh sẽ thắng ở biển Đông?

Theo chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của Pháp Jean - Pierre Cabestan, Trung Quốc “hiện đang tìm cách chiếm giữ các vùng biển được cho là của mình” theo một chính sách mà ông mô tả là “việc đã rồi” bằng cách tránh can thiệp bằng tàu quân sự của hải quân nước này mà bằng tàu dân sự của năm cơ quan như cơ quan giám sát hàng hải (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên, văn phòng kiểm tra ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, hải quan, lực lượng tuần duyên (cảnh sát) và cơ quan an ninh hàng hải.

Mặt khác, trong ý đồ chiếm giữ các vùng biển, Trung Quốc đang triển khai mạnh mẽ hoạt động của các tàu cá trên biển. Những chương trình hỗ trợ ngư dân ở các tỉnh phía nam Trung Quốc đang thúc đẩy sự ra đời của những đội tàu đánh cá ngày càng hiện đại và vươn ra xa bờ ở các ngư trường nước sâu trên biển Đông. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ đè bẹp các nước láng giềng.

Tỉnh Hải Nam đang triển khai đến biển Đông tàu Hải Nam Bảo Sa 001 với trọng tải 32.000 tấn. Nó như một nhà máy chế biến trên biển với 600 công nhân làm việc. Trang web Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cùng với tàu - nhà máy này còn có một tàu chở dầu 20.000 tấn, tàu vận chuyển 10.000 tấn và ba tàu từ 3.000-5.000 tấn, cùng 300-500 tàu đánh cá trên 100 tấn trong vùng biển đang tranh chấp trên biển Đông.

Hải Nam Bảo Sa 001 là tàu chế biến thủy sản lớn nhất của Trung Quốc và là một trong bốn tàu chế biến thủy sản lớn nhất trên thế giới. Tàu - nhà máy này được trang bị 14 dây chuyền sản xuất và với sự hỗ trợ của các tàu khác, nó có khả năng chế biến tại chỗ trên 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Trung Quốc biến Philippines thành kẻ gây hấn trên Biển Đông


Ngày 9-5, Trung Quốc qua cái loa đồng loạt của các hãng truyền thông lớn đã đổ tội cho Philippines là kẻ gây hấn đang leo thang căng thẳng ở khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Sự thật ra sao?

Tàu ngư chính 310 của Trung Quốc cùng 32 tàu khác đã có mặt ở bãi cạn Scarborough
Tàu ngư chính 310 của Trung Quốc cùng 32 tàu khác đã có mặt ở bãi cạn Scarborough
Cuộc đối đầu giữa tàu hai nước ở bãi cạn Scarborough đã bước sang tuần thứ ba. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phúc Oánh lớn giọng đe nẹt: Bắc Kinh đã chuẩn bị mọi thứ để phản ứng bất kỳ hành động nào của Philippines ở vùng tranh chấp này. Tân Hoa xã bình luận với đầy ngầm ý là thế bí của cục diện ở Scarborough có thể đang bị phá vỡ.
Tại cuộc họp với các nhà ngoại giao Philippines ở Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough. Bà Phúc Oánh tuyên bố: “Rõ ràng là phía Philippines chẳng những đã không nhận ra mình sai lầm nghiêm trọng mà còn đang ra sức leo thang căng thẳng”.
Vừa đánh trống vừa la làng
Trong khi đổ tội cho Philippines làm tình hình thêm căng thẳng, Trung Quốc lại tiếp tục điều tàu đến bãi Scarborough. Báo Philippines Daily Inquirer cho biết hiện có tới 33 tàu Trung Quốc đang có mặt ở khu vực này. Ngược lại, phía Philippines chỉ có hai tàu neo đậu ở đây là tàu tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng bảo vệ bờ biển BRP Edsa II và một tàu khác của Cục Ngư nghiệp và nguồn tài nguyên dưới nước.
Báo này mô tả đội tàu của Trung Quốc đang vây kín khu vực nước xung quanh bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh đưa ba tàu cực lớn đến đây, đó là tàu ngư chính 310, hai tàu hải giám 75 và 81, cả ba đều là những tàu hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Ngoài ra còn bảy tàu đánh cá loại lớn và 23 tàu cá nhỏ đang lờn vờn quanh khu vực.
Thị trưởng thành phố Masinloc Desiree Edora cho biết các tàu ngư chính và hải giám ngang nhiên dẫn đường cho tàu cá Trung Quốc vào bãi cạn Scarborough đánh bắt. Ngư dân Philippines cũng quyết tâm trở lại bãi cạn Scarborough để đánh bắt. Song, như hải quân Philippines cho biết, Trung Quốc lại “lấy thịt đè người” khi cho các tàu tiếp cận tàu cá của Philippines và chiếu đèn pha gây rối.
Trong lúc đó, Tân Hoa xã viết: bất chấp phản đối của Trung Quốc, Philippines vẫn điều tàu chiến đến bãi Scarborough và đổi tên bãi cạn này thành Panatag. Manila còn tháo bỏ những tín hiệu khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng nước xung quanh bãi cạn này. Bà Phúc Oánh cũng cao giọng yêu cầu Philippines rút tàu khỏi vùng biển xung quanh bãi Scarborough, không được ngăn cản tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động.
Phía Philippines lại khẳng định chính Trung Quốc đang kiếm chuyện với họ khi cho ba tàu lớn cùng hàng đàn tàu cá dàn trận ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường quanh bãi đá cạn Scarborough thuộc chủ quyền của mình. Căng thẳng đang rình chờ khi bà Phúc Oánh cứng rắn tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các tàu cá của họ hoạt động trong khu vực này.
Cả vú lấp miệng em
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những ngày này liên tục có các bài xã luận cho thấy rõ ý đồ độc chiếm chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Ngày 7-5, phát thanh viên Hòa Giai của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nhiều lần tuyên bố “Philippines thuộc về Trung Quốc”.
“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và Philippines thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Điều này là không thể tranh cãi” – phát thanh viên Hòa Giai tuyên bố. Trước phản ứng của truyền thông Philippines và quốc tế, suốt những ngày qua CCTV đã im hơi lặng tiếng. Phần tin tức này trên trang web của CCTV đã biến mất ngay sau đó, không một lời đính chính.
Cùng lúc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi luôn miệng khẳng định: “Hoàng Nham là phần lãnh thổ không thể nhường cho ai được”, và yêu cầu Philippines kiềm chế những hành động sẽ làm phức tạp, lan rộng hoặc quốc tế hóa vấn đề. Kèm theo là ngày 9-5, Thời Báo Hoàn Cầu đe dọa: hòa bình trên biển Đông là “thứ hàng xa xỉ” trước “sự gây hấn của Manila”. Do vậy, “hành động cứng rắn là rất cần thiết trong tranh chấp với Philippines”. Tờ báo này cũng đổ tội cho Philippines là đã “khuấy động” tình hình, nên “cần dạy cho Philippines một bài học về chủ nghĩa dân tộc cực đoan của họ”.
Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc La Viện còn cho rằng Trung Quốc cần khẳng định chủ quyền của mình ở bãi cạn Scarborough bằng việc cắm cờ Trung Quốc hoặc lập căn cứ quân sự hay một cơ quan ngư nghiệp ở đây.