Trang

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

ĐBQH hoan nghênh lời xin lỗi của TT Nguyễn Tấn Dũng


Lời xin lỗi của Thủ tướng Chính phủ cùng việc nhận “yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước” đã nhận được những phản hồi tích cực từ các đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp chiều 22/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ thái độ hoan nghênh tinh thần mạnh dạn, cầu thị của Thủ tướng trong phần nhận lỗi điều hành.

Đại biểu Trần Du Lịch trả lời báo giới bên hành lang kỳ họp.
Đại biểu Trần Du Lịch trả lời báo giới bên hành lang kỳ họp.

Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng):”“Lần đầu tiên trong lịch sử có điều này”. Tuy nhiên, đại biểu Kiên cho rằng, lời hứa của Thủ tướng trước Quốc hội, đồng bào có thành hiện thực hay không phụ thuộc rất nhiều vào cả bộ máy Chính phủ.
“Một mình Thủ tướng không thể làm được mà toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Và đại biểu Quốc hội với tư cách là đại diện hợp pháp của người dân, đại diện mong muốn của người dân thì ngay trong kỳ họp thứ 4 này phải nói lên tâm tư, nguyện vọng của người dân và nói lên biện pháp để thực hiện điều ấy. Qua đó, Chính phủ phải có trách nhiệm tiếp thu nguyện vọng của người dân để có những chính sách phù hợp”.
Còn theo đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM): Tôi rất hoan nghênh việc Thủ tướng nhận trách nhiệm. Thủ tướng phát biểu sáng nay là thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng vể nhận trách nhiệm và xử lý. Cũng như tại hội nghị Trung ương vừa rồi, Bộ Chính trị nhận những khuyết điểm”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) đánh giá: “Trong báo cáo về kinh tế xã hội, Thủ tướng có nhận những khuyết điểm về chỉ đạo điều hành, tôi nghĩ đây cũng đã thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo là điều hành. Tuy nhiên, theo tôi, phía sau lời nhận lỗi là biện pháp sắp tới mới khắc phục như thế nào lời nhận lỗi đó có giá trị chứ không phải chỉ hứa là xong”.
Cũng theo đại biểu Khá, “giờ đây không chỉ Quốc hội mà kể cả các cử tri trên cơ sở lời hứa đó sẽ theo dõi sát những động thái, chỉ đạo, những chuyển biến và đặc biệt là những biện pháp khắc phục của Chính phủ”.
Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Thanh Hóa) đánh giá sự mạnh dạn khi Thủ tướng nhận lỗi trong phiên khai mạc Quốc hội và cho rằng “các đại biểu Quốc hội ghi nhận việc Thủ tướng tự nhận thấy khuyết điểm của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi hoan nghênh động tác mạnh dạn, cầu thị. Tôi cho rằng Thủ tướng sẽ có chương trình hành động và có hệ thống các giải pháp đi kèm”.
Theo gợi ý của vị đại biểu này, Chính phủ cần phải có hướng đi cụ thể hơn trong việc tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như phải kiểm điểm, chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan…
Còn nhớ, trong phần trình bày báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2012, Chính phủ cho rằng, với những diễn biến về kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua và triển vọng sắp tới, có thể thấy áp lực là rất lớn để có thể đạt được những mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra trong năm 2012.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2012 có thể sẽ cao hơn so với đầu năm do giá thế giới và giá một số đầu vào, giá dịch vụ,… tăng lên và những hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2012 dự báo sẽ được kiềm chế ở mức khoảng 8%.
Với xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV đạt cao hơn 3 quý đầu năm và cả năm ước tăng khoảng 5,2% (kế hoạch là 6-6,5%), trong đó: giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định trong các năm sau.

Nguyễn Hiền,Việt Hưng (Theo Dantri)

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Đã kiềm chế được mức gia tăng tội phạm!


Ngày 21/10/2012, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang tham gia Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” do Cổng TTĐT Chính phủ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trả lời các câu hỏi của nhân dân về các vấn đề An ninh, Trật tự. Bộ trưởng đã đưa ra nhiều giải pháp giải quyết các vấn đề trên.
PV: Thưa Bộ trưởng, trong thời gian qua, khi tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng. Trong đó loại tội phạm làm cho người dân cảm thấy rất là lo lắng, bất an. Đó là tội phạm ở tuổi vị thành niên và tội chống người thi hành công vụ. Những vụ án có tính chất nghiêm trọng như Lê Văn Luyện đang có xu hướng gia tăng hoặc ngay trong tháng 10, hàng loạt thông tin về chống người thi hành công vụ ở Kon tum, ở Quảng Ngãi. Những vụ vi phạm giao thông, rượt đuổi cảnh sát diễn ra ở Hà Nội đang khiến cho người dân đặt câu hỏi về tình hình an ninh trật tự, kỷ cương pháp luật. Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào về những lo lắng của người dân ?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Trong thời gian vừa qua, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã đạt được những kết quả nhất định. Chúng ta đã kiềm chế được mức gia tăng của tội phạm. Nhưng tính chất tội phạm và diễn biến tội phạm còn hết sức phức tạm. Xuất hiện nhiều loại tội phạm mới. Trong đó, đáng chú ý là tội phạm vị thành niên. Tôi xin đơn cử một số liệu: Trong năm 2012, trong số 122.277 bị can bị khởi tố. Trong đó có 9904 bị can dưới 18 tuổi chiếm 8,1%. So vói năm 2011 thì tăng 7,4%.

Có thể thấy rõ nhiều vụ án do người vị thành niên thực hiện táo bạo gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm hoang mang, lo lắng trong dư luận. Điều quan trọng đang là áp lực ngành công an chúng tôi là làm thế nào kiềm chế được mức gia tăng của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm nảy sinh, đặc biệt tội phạm vị thành niên.

Tội phạm chống người thi hành công vụ, thì có thể nói đây cũng là loại tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây. Mà đặc biệt là chống lạo công an nhân dân trong khi làm nhiệm vụ. Tính chất rất là nghiêm trọng. Trong năm 2012, chúng tôi thống kê đến nay, đã xảy ra 922 vụ , tăng 140 vụ so với năm ngoái xấp xỉ 20%. Tr ong năm 2012, đã có 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh và 244 cán bộ, chiến sĩ công an bị thương trong khi thi hành công vụ.

Có thể nói là trong thời buổi hiện nay, thời bình nhưng máu của cán bộ chiến sĩ công an cũng bị đổ xuống. Đây cũng là sự mất mát hy sinh rất là to lớn, cũng là sự đau đớn đối với chúng tôi, và cũng có thể nói là đối với nhân dân. Nhưng chúng tôi đã xác định, dù thế nào đi chăng nữa, đã là lực lượng công an nhân dân, đã là chiến sĩ công an nhân dân phải chấp nhận mọi hy sinh, đau đớn vì cuộc sống bình yên, vì hạnh phúc của nhân dân.

PV: Đã có những tấm gương hy sinh của ngành công an, đã có những mất mát của gia đình những chiến sĩ khiến nhiều người phải rơi nước mắt.

Thưa Bộ trưởng, về công tác điều tra, tốc độ phá án của lực lượng công an thì không có gì phải bàn. Nếu không muốn nói là rất thần tốc trong nhiều vụ trọng án. Nhưng mà, điều dư luận và người dân đặc biệt quan tâm chính là việc ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng phạm tội ở người vị thành niên tăng cao đến như vậy?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Một trong những nguyên nhân mà chúng tôi cho rằng phải đề cập trước hết đó là giáo dục gia đình có chiều hướng lỏng lẻo và không được quan tâm 1 cách đúng mức. Nếu như không có cái gốc này thì con người rất dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Chính vì thiếu giáo dục cho nên một bộ phạm không nhỏ thanh niên, thiếu niên quá đề cao giá trị vật chất, có lối sống hưởng thụ, coi thường kỷ cương pháp luật, lệch lạc về đạo đức, lối sống. Có nhiều em nghiện Game, thiếu tôn trọng người lớn, thường xuyên nói tục, chửi thề, rồi bỏ học, đánh hội đồng. Có thể nói hiện tượng này diễn ra khá phổ biến.

Một nguyên nhân nữa, cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm trong thời gian vừa qua đó là do tác động của tình hình kinh tế – xã hội của chúng ta, gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải phá sản, người dân thiếu việc làm, và đây cúng là một nguyên nhân nảy sinh tội phạm.

Và một điểm nữa, tôi thấy cần đề cập đó là đạo đức xã hội của chúng ta xuống cấp do nó ảnh hưởng rất nhiều tác động từ bên ngoài và bản thân sự rèn luyện tu dưỡng của từng con người. Hiện tượng ứng xử bạo lực với nhau có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc người dân vì thiếu hiểu biết pháp luật cũng dễ bị lôi kéo vào việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Điều đó rất là đáng tiếc.

Trong thực tế cũng đã từng xảy ra rất nhiều vụ rất khó có thể phát hiện và ngăn ngừa một cách chủ động được. Thí dụ, hai người bạn ngồi chơi với nhau, ăn uống, chuyện trò rất là vui vẻ, nhưng chỉ có tranh luật với nhau 1 vấn đề, rồi nảy sinh mâu thuẫn rồi có khi dẫn đến thực hiện phạm tội, nảy sinh hành vi phạm tội. Điều đó rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng đã cố gắng phối hợp với các ngành, các đoàn thể, nhà trường và xã hội để tăng cường các biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng này. Nhưng quả thật là rất khó khăn. Bởi vì không thể lúc nào cũng có lực lượng công an ở khắp mọi nơi, mọi chốn để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm tội này được.

Sắp tới, chủ trương của chúng tôi, sẽ phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật. Tăng cường phối, kết hợp với các ngành để giáo dục, tuyên truyền năng cao đạo đức xã hội. Và kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Rồi tập trung trấn áp các loại tội phạm nguy hiểm, không để tội phạm lộng hành.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

PV: Chuyển sang những câu hỏi về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng trong thời gian gần đây. Một loạt các vụ án kinh tế, tham nhũng đã được phanh phui một cách rất quyết liệt, Bộ trưởng có thể thông tin cho người dân được biết về công tác này trong thời gian qua?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Từ đầu năm 2012 đến nay thì lực lượng công an đã phát hiện 891 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, chức vụ tăng 583 vụ so với năm 2011. Về số đối tượng gồm 1936 đối tượng tăng 1292 đối tượng gấp đôi so với năm 2011. Đã khởi tố điều tra 328 vụ tăng 24,7 % và 693 đối tượng tăng 26%. Đây có thể nói số lượng các vụ án về tham nhũng, tội phạm về kinh tế , tội phạm về chức vụ đã phát hiện khởi tố, điều tra tăng rất nhiều so với năm 2011.

Gần đây chúng tôi có tiếp tục điều tra một số các vụ tham nhũng xảy ra tại tập đoàn Vinashin cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tại công ty cổ phần Container quốc tế của Tập đoàn Vinashin tỉnh Hải Dương. Chúng tôi cũng đã tập trung điều tra vụ cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines. Một số vụ tham ô, tham nhũng xảy ra tại Công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty dệt kim Đông Phương, chi nhánh 6 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại TP.HCM và các vụ tại một số địa phương khác.

Điều được dư luận quan tâm và đánh giá cao, đó là sau khi khởi tố vụ án ố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines thì một trong những đối tượng chính của vụ án này là ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT của Tống công ty Vận tải Hàng hải Việt Nam đã bỏ trốn ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Với một quyết tâm rất cao bằng các biện pháp nghiệp vụ tổng hợp, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và đã truy bắt được ông Dương Chí Dũng. Hiện nay chúng tôi đang tập trung điều tra và sớm kết thúc điều tra vụ án này để đưa ra xét xử trước pháp luật.

Kết quả điều tra các vụ án điểm sẽ kịp thời thông báo đến với người dân và dư luận để cùng chia sẻ.

PV: Vâng, những vụ án điểm mà dư luận đang rất quan tâm đó là việc cơ quan điều tra đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng và một số đối tượng khác thì ý kiến của Bộ trưởng như thế nào khi mà người dân muốn biết diễn biến điều tra và xử lý các đối tượng đó.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Đây là một trong những vụ án điểm có liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung và đặc biệt lĩnh vực ngân hàng mà dư luận đang hết sức quan tâm. Tôi cũng xin thông báo các vụ án này đã khởi tố điều tra và hiện nay cơ quan điều tra tập trung điều tra, thu thập, xác minh, củng cố chứng cứ và điều tra mở rộng để giải quyết triệt để các lọai đối tượng tội phạm có liên quan đến vụ án này.

Chúng tôi cũng đang với quyết tâm cao tích cực điều tra sớm để kết thúc điều tra đưa ra xét xử các đối tượng này trước pháp luật. Kết quả điều tra khi được kết thúc, chúng tôi sẽ kịp thời thông báo đến với người dân và dư luận để cùng chia sẻ.

PV: Một vấn đề khác mà rất nhiều người dân quan tâm đó là tình trạng mãi lộ. Mãi lộ vẫn đang là vấn đề cho người tham gia giao thông bức xúc. Xin hỏi quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Việc đấu tranh, ngăn chặn tình trạng mãi lộ, tình trạng vi phạm tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông cũng được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong đó cơ quan báo chí. Rất nhiều người dân và phương tiện thông tin, báo chí đã cung cấp cho chúng tôi về những hiện tượng vi phạm của cảnh sát giao thông.

Chúng tôi rất chú ý lắng nghe, tiếp thu, chỉ đạo, xác minh và xử lý một cách nghiêm minh những trường hợp vi phạm đưa ra truy tố trước pháp luật, tước quân tịch, cách chức, buộc thôi việc thậm chí còn xử lý trách nhiệm liên đới của các đồng chí lãnh đạo các đơn vị có liên quan. Ví dụ như đơn vị tổ chức cán bộ, đơn vị lãnh đạo của phòng cảnh sát giao thông và thậm chí cả các đồng chí giám đốc và phó giám đốc của các nơi xảy ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng.

Sắp tới chúng tôi tiếp tục chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp không phải chỉ là xử lý các anh em vi phạm mà phải tâm đến chế độ chính sách cho anh em. Bởi vì cảnh sát giao thông phải chịu rất nhiều áp lực như: áp lực công việc, áp lực của xã hội, áp lực trước sự tấn công mua chuộc của người phạm tội, vi phạm, áp lực trong môi trường họat động hết sức khó khăn.

Chính vì thế chúng tôi đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu để có chính sách thỏa đáng đối với những đồng chí tuần tra cảnh sát giao thông, tăng cường công tác giáo dục để khơi dậy niềm tự hào của người chiến sĩ cảnh sát giao thông, tăng cường công tác quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm về quy trình, quy chế công tác n bởi vì vi phạm quy chế, quy trình công tác cũng dễ nảy sinh tiêu cực. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thành lập những đội thanh tra đặc biệt trưc thuộc bộ trưởng để đi kiểm tra, thanh tra và phát hiện xử lý kịp thời nghiêm khắc các hành vi vi phạm

PV: Xin Cảm ơn Bộ trưởng!

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Phút trải lòng của CTN Trương Tấn Sang


(Blog Tập viết báo) - TVB đọc bài này xong thì có nhiều ngẫm nghĩ lắm muốn làm chén trà cùng độc giả. Là một con người bình thường khi mất đi trên đời này cái mà người ta mong muốn vẫn là để lại cái gì đó tốt đẹp, có thể không to lớn với thế giới nhưng chí ít cũng mong có tiếng thơm với bà con xóm giềng. Lớn hơn nữa là những người có địa vị trong xã hội, địa vị càng cao thì càng mong muốn mình được tôn trọng, để nhiều người thấy mình luôn trong trạng thái, vị thế tốt đẹp.
Nói xà quần nhiều như vậy đại ý của TVB là để độc giả hiểu rõ làm đến chức vị Chủ tịch nước, Thủ tướng,... thì cái họ mong muốn không phải khi thoái vị, khi mất đi lại để tiếng xấu cho ngàn đời sau với dân tộc Việt. Họ làm gì không thể nào tránh khỏi "180 triệu con mắt" như Chủ tịch nước đã nói, vì một hai căn nhà, vì vài triệu đô la để rồi trăm triệu dân Việt sau này phải chữi rủa, đó là chưa nói tiếng xấu mà con cháu họ phải mang trên mình. Thiết nghĩ đó không phải là những điều mà ở vị trí như Họ là không thấy và nghĩ đến được. Thôi lan man thế đủ rồi, độc giả điểm tin nhé, chén trà cũng đã cạn rồi....
"Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tâm sự với cử tri quận 4, TP.HCM.
Ngày 18/10, ngày thứ hai tiếp xúc với cử tri TP.HCM trước kỳ họp QH, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục chia sẻ những bức xúc trong chống tham nhũng.

Hèn nhát thì xin nghỉ

Một lần nữa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, mặc dù Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình còn nhiều phức tạp, mức độ tham nhũng đang gia tăng hết sức nghiêm trọng.
“Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng… Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến”, Chủ tịch nước nói.
Để nhấn mạnh đến chống tham nhũng, Chủ tịch nước đã nói về mình. “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Chủ tịch nước cũng nhận khuyết điểm khi không bảo vệ được những người bị trù úm khi tố cáo tham nhũng. “Đúng là trong thực tế có những người đấu tranh chống tham nhũng bị trù dập, nhiều khi gia đình tan tác. Chúng tôi có lỗi lớn là không bảo vệ nổi những con người đó. Một số cán bộ nói với tôi rằng, nếu tôi đấu tranh thì chúng tôi có tồn tại được không? Tôi đã trả lời họ, nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”, Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm/Vnn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm/Vnn.
Cử tri Dương Xuân Biểu, phường 6, nhắc lại ý kiến của một cử tri xung quanh trách nhiệm của những người đứng đầu về nhiều vụ việc gây bức xúc vẫn chưa được làm đến đến chốn. Không chỉ có những “Vinashin”, “Vinalines” tai tiếng, mà ngay đến những “tác giả” của hành động phá nhà dân tại vụ cưỡng chế Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng chưa thấy bị xử lý.
Cử tri Phạm Nhật Toàn đặt câu hỏi: “Các vụ tham nhũng tiêu cực lớn thời gian qua chỉ thấy xử lý người đứng đầu các đơn vị sai phạm, còn trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đến đâu thì không thấy nói?”.
“Chúng tôi hiểu là chưa quy trách nhiệm hành chính cơ quan quản lý nhà nước thì hình như toàn Đảng toàn dân không hài lòng” - Chủ tịch nước bày tỏ. “Vụ việc này Bộ Chính trị đã nghe hai phiên rồi, không xong. Sẽ còn mấy phiên nữa, làm rất rõ vấn đề này” - Chủ tịch nước khẳng định.
Nói tới vấn đề “văn hóa từ nhiệm” mà các cử tri đề cập, Chủ tịch nước cho rằng, thời gian tới, Quốc hội sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Mỗi vị trí lãnh đạo, kể cả chức danh Chủ tịch nước đều phải rất thẳng thắn, cùng xem xét mức độ tín nhiệm trước dân như thế nào? “Nếu tín nhiệm thấp, tôi sẵn sàng từ chức”. Chủ tịch nước bày tỏ.
“Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”, ông nói tiếp.

Không giấu diếm 'đồng chí X.'

Trước băn khoăn của cử tri Dương Xuân Biểu về việc chưa nêu rõ danh tính của một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị trong thông báo nội dung kiểm điểm hội nghị Trung ương 6, Chủ tịch nước đề nghị, những gì người dân chưa rõ, xin mời phản ánh đến Bộ Chính trị. Về danh tính của cá nhân đồng chí trong Bộ Chính trị, tới đây cũng được chuyển đến cử tri để biết rõ, không giấu diếm.

Vừa nhu vừa cương trong vấn đề biển đông

Về các nội dung liên quan đến đường lối đối ngoại, bảo vệ chủ quyền của đất nước, Chủ tịch nước cho rằng những nội dung này không mới, đã từng được giải đáp trong những lần tiếp xúc trước đây, nhưng một khi nêu ra, Chủ tịch nước vẫn đáp ứng. Chủ tịch nước nhấn mạnh, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm và quan điểm Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tiến hành thường xuyên, kết hợp cả đối nội đối ngoại.
“Công cuộc phát triển kinh tế ở biển Đông được tiến hành như thế nào, mọi người đều rõ. Luật Biển đã được Quốc hội thông qua như thế nào, cử tri đều biết. Khi hệ thống pháp luật xác lập chủ quyền biển đã xây dựng, thì có phải “nhu nhược” hay không? Chủ tịch nước nhấn mạnh, “trị quốc” phải bình tĩnh, tâm nóng nhưng đầu phải lạnh. Quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực tiếp tục tăng cường, những gì gây phương hại thì sẽ cùng trao đổi,” Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước dẫn chứng: “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 9 lô dầu khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến hành thăm dò bình thường”. Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam sẽ không dừng lại công cuộc phát triển kinh tế trên biển Đông. Không chỉ dầu khí mà thủy sản, du lịch cũng mời gọi hợp tác quốc tế, dù có những lúc khó khăn nhưng vẫn tiến hành theo mục tiêu.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Đã đến lúc quyết liệt bảo vệ chủ quyền Biển Đông


Trung Quốc đang trỗi dậy. Họ tăng cường tiềm lực quân sự vượt ngoài giới hạn phòng thủ. Họ coi Việt Nam là trở ngại lớn nhất cần phải dẹp bỏ đầu tiên trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của mình.

Vì vậy, không còn con đường nào khác, chúng ta phải cảnh giác cao độ, phải chuẩn bị toàn bộ để đối phó với nguy cơ này.

Chúng ta còn nhớ gần đây nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dân tộc ta hầu như từ hai bàn tay trắng mà phải đối đầu với xe tăng, đại bác.

Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam sẽ góp phần làm tăng khả năng, sức mạnh quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc
Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam sẽ góp phần làm tăng khả năng, sức mạnh quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc

Tuy giành được độc lập, thống nhất đất nước nhưng phải trải qua bao khó khăn gian khổ, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, thời gian chiến tranh dài như vô tận, ba thế hệ con người Việt Nam lên đường ra trận.

Với quyết định “đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân… lên chính quy, hiện đại” (thay vì trước đây chỉ là “tiến dần lên chính quy, hiện đại”). Đây là quyết định sáng suốt, nhạy bén của Đảng, Nhà nước cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc trước những thách thức về an ninh chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.

Dù phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu cực khổ thêm một chút để có vũ khí trang bị (VKTB) hiện đại dành cho quân đội của mình thì nhân dân Việt Nam vẫn sẵn sàng. Tiền bạc, của cải không bao giờ mua được máu xương, nhưng khi nó giảm thiểu được máu xương thì dân tộc Việt không bao giờ tiếc.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua vũ trang nên về VKTB chuẩn bị có lựa chọn, hiện đại, nhưng phải phù hợp lối đánh, về xây dựng lực lượng thì tinh gọn, thiện chiến, đủ để làm cho kẻ thù phải trả một giá đắt khó chịu đựng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị TQ chiếm từ năm 1974
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị TQ chiếm từ năm 1974

Để bảo vệ Tổ quốc trước một kẻ thù đông người lắm của, chúng ta ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh dân tộc là chính thì chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, dựa vào sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của các nước bạn bè.

Trung Quốc từng cảnh báo Việt Nam nào là “nước xa không cứu được lửa gần”; nào là “Mỹ có lợi ích với Trung Quốc nhiều hơn với Việt Nam, nếu khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì Mỹ sẽ bỏ mặc Việt Nam”, v.v… Nghĩa là đừng có “thân Mỹ, không lợi lộc gì đâu; đừng có thân Nga, xa lắm, lửa gần không cứu được đâu. Việt Nam chỉ còn cách thuần phục Trung Quốc mà thôi”(!).

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta.

Rõ ràng là Trung quốc không muốn Việt Nam là bạn với những quốc gia này. Bởi lẽ, ngày trước chỉ có Liên Xô giúp đỡ hạn chế, Trung Quốc thì giúp một phá ba (họ quá rõ), mà Việt Nam vẫn thống nhất được hai miền thì ngày nay nếu Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản… là những đối tác chiến lược toàn diện thì Trung Quốc khó có thể dọa nạt được Việt Nam.

Biển Đông không phải là cái hồ của Trung Quốc, nó là nơi gắn liền “lợi ích quốc gia” của rất nhiều nước. Vì thế không đời nào các quốc gia liên quan chịu để yên cho Trung Quốc làm gì thì làm hòng nuốt trọn Biển Đông.

Đây là cơ hội để Việt Nam có nhiều “đồng minh tự nhiên”, là chủ thể và khách thể trên biển Đông nên Việt Nam có nhiều lựa chọn những đối sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền.

Việc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố chính sách “ba không” (với Trung Quốc) có nghĩa là: “Nếu Việt Nam không bị nước nào tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược thì quốc phòng Việt Nam thực hiện theo chính sách “ba không”. Còn nếu như anh (Trung Quốc?) mà tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược Việt Nam thì… chẳng lẽ Việt Nam tự trói tay, trói chân, trùm chăn lại cho anh đánh? Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc mình”.

Vậy, Việt Nam có tìm cách liên minh với những quốc gia mà họ cũng có những nguy cơ giống Việt Nam hay không?

Giả sử ta có với Nga hay Mỹ một hiệp ước phòng thủ chung nào đó thì khi Việt Nam bị xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược thì khuôn khổ hiệp ước cũng chỉ giới hạn là phía đối tác sẽ hỗ trợ ta về kinh tế, quân sự (bao gồm vũ khí trang bị, chia sẻ tin tức tình báo…) mà thôi. Không thể hơn và không nên hơn vì nợ gì, nợ ai, con cháu đều có thể trả, nhưng nợ máu thì bất luận ý nghĩa gì cũng khó trả.

Cho nên, không liên minh quân sự với quốc gia nào như tuyên bố của tướng Vịnh là đắc sách. Nhưng hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện… song phương là một nhu cầu tất yếu và bức thiết.

Hợp tác chiến lược; đối tác chiến lược toàn diện khi đã được 2 nước “nâng lên tầm cao mới” thì so với “liên minh quân sự” cũng chỉ là cách gọi.

Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản… là những đối tác rất quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đối tác chiến lược với họ chính là một trong các nguồn lực để bảo vệ chủ quyền.

Cùng hợp tác khai thác dầu khí trên biển Đông là biểu hiện sự kết hợp kinh tế với chủ quyền tỏ ra rất hiệu quả.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc dùng một lực lượng lớn tàu đánh cá hiện đại chèn ép, lấn át lực lượng tàu đánh cá vô cùng thô sơ, nhỏ bé của Việt Nam thì Việt Nam phải quyết tâm, nhanh chóng tìm đối tác, hợp tác đánh bắt cá với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ…

Và, như ý kiến tuyệt vời nhất mà tôi đã từng nghe, của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) là: “Khi các yếu tố nước ngoài, điển hình như Nga, Mỹ… tham gia đầu tư vào khai thác biển Việt Nam đồng nghĩa quyền lợi của họ gắn liền với các ngư trường Việt Nam. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề chỉ của Việt Nam mà còn là lợi ích của nhiều nước khác. Tất nhiên, khi đó, nếu Trung Quốc có những hành xử chạm đến “lợi ích chung” thì họ không khoanh tay đứng nhìn. Dẫu lợi ích có chia đôi, chia ba nhưng về lâu dài, lợi ích về công nghệ, trình độ dân trí, vấn đề an ninh biển Đông cho ngư dân… thì ở cuộc chơi này, Việt Nam vẫn có lợi hơn, nếu như không muốn trắng tay đứng nhìn tàu trọng tải khủng của Trung Quốc tung hoành”.

Tại sao không? Máu chúng ta còn không tiếc thì tiếc gì thua thiệt một vài con cá con tôm?

Đây là sách lược sáng suốt bởi vì nó hợp lý, chính xác.

Một khi kẻ thù đã xuất đầu lộ diện nghênh ngang, không e dè, trắng trợn đe dọa dùng vũ lực thì đã đến lúc Việt Nam phải có những đối sách phù hợp, khôn khéo và quyết liệt, để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.

Quá mạo hiểm khi đưa tay ra với một kẻ có vũ khí đầy mình, thái độ hung hăng, hiếu chiến.

Lê Ngọc Thống(PNT)

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Người Việt cần thức tỉnh


Khi biển Đông luôn vọng về những “âm thanh gây hấn” của Trung Quốc thì lòng yêu nước nồng nàn của người Việt ngày càng được thể hiện rõ ràng. Mỗi khi báo chí đưa tin về vấn đề biển Đông luôn thu hút số lượng người đọc khổng lồ trong và ngoài nước.

Điều đó đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc và cần thiết: báo chí và truyền thông cần làm gì cho người dân hiểu đúng bản chất vấn đề Biển Đông?

Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.
Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.

Bài học nào từ truyền thông Mỹ?


Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu hết mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo cách dễ hình dung nhất. Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey… Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhờ các kênh truyền hình như CNN, HBO… Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ.

Thực tế, Trung Quốc cũng đang áp dụng sức mạnh mềm này, khi liên tục tuyên truyền “bôi đen” rằng “Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ…” Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc được mệnh danh là bậc thầy trong chiêu trò “biến thủ phạm thành nạn nhân”. Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu đã vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối chính nhân dân, quân đội họ và lừa dối cả thế giới”.

Một minh chứng rõ ràng nhất là cuộc chiến 1979 với người Việt Nam, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là “chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược”. Đến giờ phút này, số người hiểu được thực chất cuộc chiến chỉ có 1%.

Dường như Trung Quốc đang cố dùng bộ máy truyền thông do Nhà nước kiểm soát để đưa những thông tin sai lệch về Việt Nam nhằm kích động dân chúng. Liệu Việt Nam có thể học được gì từ bài học truyền thông của Mỹ trong việc truyền bá và nâng cao hình ảnh đất nước, nhất là vấn đề chủ quyền biển Đông hiện nay?

Thức tỉnh


Nếu như trước đây người dân ít chú ý đến những thông tin về Biển Đông, sách báo cũng ít khi tuyên truyền rầm rộ. Thì giờ đây khi nói về vấn đề này đa số người dân Việt Nam đều bày tỏ tình cảm yêu nước của mình. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, họ chỉ mới có tình yêu nước nồng nàn mà thiếu sự am hiểu về vấn đề này. Họ cũng bày tỏ khát vọng được tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ bản chất về vấn đề Biển Đông.

Liên quan đến vấn đề nhận thức của nhân dân về biển Đông hiện nay, Tiến sĩ Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ khẳng định: “Nhận thức về Biển Đông của người dân Việt mới chỉ được đánh thức còn tỉnh hay chưa, theo tôi là chưa tỉnh”.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho rằng: “Chúng ta chưa tuyên truyền bài bản về vấn đề biển Đông nên người dân chưa có điều kiện để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề này. Lòng yêu nước rất đáng quý, đáng trân trọng nhưng cần phải được trang bị hiểu biết về vấn đề Biển Đông một cách đầy đủ, cần hiểu bản chất vấn đề này thì mới có thể đấu tranh hiệu quả cho chủ quyền Tổ quốc”.

“Các tạp chí chuyên môn hiện nay thiếu vắng những bài viết của người Việt. Các du học sinh Việt Nam rất lúng túng khi trao đổi về chủ quyền biển đảo ở biển Đông”. (Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã)

Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới


Thời gian qua Trung Quốc đã lợi dụng truyền thông như một cỗ máy nói dối để bóp méo sự thật. Trong khi Việt Nam laị chưa khai thác triệt để sức mạnh mềm của truyền thông. Theo đó, các cơ quan ngôn luận cần tập trung truyền tải những thông tin đầy đủ, chính xác về chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý, các Công ước và luật pháp quốc tế. Từ đó người dân Việt Nam nhận thức rõ ràng việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông là sự nghiệp của toàn dân tộc. Khi nắm được lịch sử Biển Đông và hiểu luật pháp quốc tế, người dân sẽ vững tin vào điều đó. Thuận được lòng dân, chúng ta sẽ làm được tất cả. Sự hiểu biết, đoàn kết của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh mà không một thế lực nào có thể phá vỡ được”.

Hơn lúc nào hết, chúng ta nên đẩy mạnh việc tuyên truyền về lòng yêu nước, lịch sử biển Đông trong trường học. Ngoài ra cần cổ vũ các học giả viết, xuất bản, công bố sách, báo về những chứng cứ lịch sử của biển Đông. Không chỉ tuyên truyền bằng tiếng Việt mà bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới. Cho người dân Việt Nam, thế giới và đặc biệt là nhân dân Trung Quốc hiểu rõ hơn về bản chất sự thật.

Bạch Dương - Website Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Giả công điện Thủ tướng để lừa đảo


Sau khi làm giả công điện đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền 380 triệu đồng của nhiều người.
Ngày 8/8, thượng tá Trần Quang Thắng, trưởng Phòng an ninh điều tra Công an TP Cần Thơ, cho biết đã có kết quả điều tra vụ án giả công điện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN đối với Tống Văn Bình (33 tuổi, ngụ tại Cần Thơ). Đồng thời chuyển hồ sơ cho Công an quận Ninh Kiều điều tra, truy tố theo thẩm quyền.
Tháng 5/2011, Bình đến tiệm Internet ở TP Long Xuyên, lên mạng tìm những mẫu công điện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tải về và đánh máy, chỉnh sửa nội dung là chi cho Bình 178,5 tỉ đồng rồi in ra giấy (để trống phần mộc, dấu và chữ ký). Sau đó Bình in văn bản khác có sẵn mộc, dấu và chữ ký của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng che bỏ phần nội dung, chỉ lấy phần mộc, dấu và chữ ký, rồi photo đè lên phần để trống của công điện vừa làm. Tiếp đó, cũng với cách làm trên, Bình làm thêm một quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi cho Bình số tiền trên.
Sau khi có được “bảo bối” trong tay, Bình đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Bình nói dối là sắp có một số tiền lớn từ ngân hàng và cho mọi người xem công điện giả, đồng thời bịa ra nhiều công việc cần tiền như đi Hà Nội lo thủ tục nhận tiền, tiếp khách, lo lót cho mấy “sếp”… để mọi người đưa tiền cho Bình mượn. Bằng thủ đoạn này, Bình đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền 380 triệu đồng.
Theo Tuổi trẻ

Tạo dựng sức mạnh từ tình đoàn kết ASEAN


Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN, ngày 7-8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu về cột mốc có ý nghĩa đặc biệt này, đánh dấu một chặng đường xây dựng và trưởng thành của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Bốn thập kỷ rưỡi không ngừng mở rộng hợp tác và đẩy mạnh liên kết, ASEAN đã tạo dựng được vị thế quan trọng ở khu vực và trên thế giới với những đóng góp tích cực được ghi nhận cho hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ về chất thông qua các nỗ lực tăng cường hợp tác và liên kết nội khối trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, song song với thu hẹp khoảng cách phát triển; đồng thời mở rộng và nâng tầm quan hệ nhiều mặt, cùng có lợi với các đối tác bên ngoài, trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới. ASEAN đã trở thành hạt nhân dẫn dắt các tiến trình đối thoại và hợp tác quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)..., là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng yếu tố quyết định hàng đầu giúp tạo nên hình ảnh và vị thế mà ASEAN có được chính là khả năng duy trì “thống nhất trong đa dạng”, tạo dựng sức mạnh chung từ tính thống nhất, tinh thần đoàn kết và “Phương cách ASEAN”. Theo đó, ASEAN luôn đề cao đồng thuận, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, cùng quan tâm và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng. Sức mạnh của tình đoàn kết ASEAN đã được chứng minh khi hiệp hội vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, phối hợp và chia sẻ trong khắc phục hậu quả những trận thiên tai, dịch bệnh lớn tác động đến khu vực...

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, trước hết là đưa cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực vào năm 2015, ASEAN cần vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn sự thống nhất trong quyết tâm chung và hành động mạnh mẽ nhằm hoàn thành đúng hạn và hiệu quả các kế hoạch hợp tác trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đoàn kết, thống nhất song song với chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra trên chặng đường phát triển mới, nhất là các thách thức đối với hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. Các tiến trình đối thoại về xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ngăn ngừa xung đột cần được tiếp tục thúc đẩy; các cam kết đã được quy định trong các văn kiện như Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)... cần được thực hiện nghiêm túc; các khác biệt, tranh chấp cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.

Thủ tướng khẳng định ASEAN đã và sẽ tiếp tục là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của VN.

Theo TTXVN