Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Philippines sẽ đưa tranh chấp Scarborough ra tòa


Trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc chưa giải quyết được căng thẳng tại bãi cạn Scarborough trên biển Đông, Manila khẳng định sẽ đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS).

Tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua (14/6) dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có trung gian quốc tế để giải quyết tranh chấp, hướng tới giải pháp hòa bình và bền vững.

Theo ông, lựa chọn này được nhiều đối tác khuyến khích nhằm xoa dịu căng thẳng, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên hồi cuối tháng 4, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của Philippines đưa hồ sơ Scarborough ra trước ITLOS, có trụ sở tại thành phố Hamburg của Đức.

Cũng trong ngày 16.6, Ngoại trưởng del Rosario tiếp người đồng cấp Myanmar U Wunna Maung Lwin tại Manila. Theo AFP, trong cuộc gặp, ông del Rosario đã đề cập căng thẳng ở Scarborough và thảo luận với ông Lwin về các biện pháp giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về vấn đề Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Mới đây, các quan chức cấp cao ASEAN đã hoàn tất dự thảo các điểm chính của bộ quy tắc để trình lên lãnh đạo các nước.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Giải pháp COC cho biển Đông


Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN diễn ra vào hai ngày 10 và 11-1 tại Campuchia đã chính thức khởi động việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
COC được trông đợi sẽ thay thế Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) cũng như bản hướng dẫn thực thi DOC.

Tàu chiến USS Freedom của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Tàu chiến USS Freedom của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters

Một trong những lý do quan trọng mà các nước phải nghĩ đến một văn kiện tiến xa hơn DOC là vì DOC không phải là một điều ước quốc tế và không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Nó chỉ là thể hiện sự cam kết chính trị, ràng buộc các quốc gia về mặt đạo đức. Đồng thời nó cũng không có một cơ chế đảm bảo thực thi một cách chặt chẽ. Trong khi đó, COC lại là một công cụ pháp lý vững chắc đảm bảo ổn định, hòa bình trên biển Đông.

COC tiến bộ hơn DOC vì COC có giá trị pháp lý bắt buộc, nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc là một điều ước cơ bản, phổ quát trong luật quốc tế, có giá trị cao hơn các điều ước quốc tế khác. Hiến chương này nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và yêu cầu giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình (điều 2.3, 2.4 và chương VI của hiến chương). Thế nhưng, bằng việc dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã vi phạm rõ ràng những quy định này. Hành động bạo lực này của Trung Quốc lại không bị trừng phạt bởi một chế tài pháp lý nào.

Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển quốc tế (UNCLOS) là một công ước vô cùng quan trọng, hoàn toàn mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, hiện đã được 162 quốc gia phê chuẩn. Vậy mà những yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn trái với những quy tắc cơ bản của công ước này. Vi phạm trắng trợn nhất của Trung Quốc đối với UNCLOS là nước này đã vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo Hoàng Sa và ra yêu sách về đường chín đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò) chiếm hơn 80% diện tích trên biển Đông.

Thậm chí yêu sách trái cơ sở pháp lý một cách trắng trợn này lại còn được Trung Quốc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, khi họ gửi thư lên tổ chức này vào ngày 7-5-2009 để phản đối đăng ký thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia. Sự vô lý này của Trung Quốc lại không thể được đưa ra xét xử.

Những quy định cơ bản của luật quốc tế có giá trị bắt buộc cao như vậy mà Trung Quốc vẫn bỏ qua, thì không có gì để tin rằng Trung Quốc là một chủ thể đáng tin cậy trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế, và càng không đáng tin cậy khi nước này hành xử trên biển Đông, nơi mà Trung Quốc đã liên tục vi phạm luật pháp quốc tế và cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố là “lợi ích cốt lõi” của họ. Do đó, dù là COC được ký trong tương lai có giá trị bắt buộc về mặt pháp lý, thì cũng chưa chắc gì COC đó sẽ được Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc.

Do vậy, để bảo đảm giá trị thi hành và được tuân thủ nghiêm chỉnh trong tương lai, COC cần có thêm hai điều kiện.

+ Cần có cơ chế để các bên có thể khởi kiện ra Tòa án công lý quốc tế trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay thực thi COC. Trong quá trình đàm phán và ký kết COC, các quốc gia trong tranh chấp cần đưa vào văn kiện này một compromissory clause. Điều khoản này sẽ giúp bất kỳ quốc gia ký kết nào của COC cũng có quyền khởi kiện bên ký kết khác một khi bên ký kết khác đó không tuân thủ các quy định của COC.

+ Cần đưa COC ra đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Việc đàm phán COC trong khuôn khổ ASEAN - Trung Quốc như hiện nay hẳn sẽ khó khả thi, bởi lẽ các nước ASEAN sẽ không đủ mạnh để gây áp lực với Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều khoản ràng buộc. Do vậy, để có thể đạt được một COC như thế, cần đàm phán văn kiện đó trong một khuôn khổ có sự tham gia hay xúc tác của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc. Thượng đỉnh Đông Á là một khuôn khổ lý tưởng để thực hiện điều này. Những nước này và các nước khác trong khu vực rất quan ngại đến tình hình tranh chấp trên biển Đông, và có khi chính họ cũng là đối tượng bị chính Trung Quốc quấy nhiễu trên biển Đông.

Thượng đỉnh Đông Á hiện có 18 thành viên, bao gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và có thêm Mỹ, Nga kể từ tháng 11- 2011.

Thượng đỉnh Đông Á ra đời sau thất bại của Nhật trong vai trò đối trọng với Trung Quốc ở ASEAN+3 (ASEAN, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc) nhằm xây dựng một khu vực mậu dịch tự do Đông Á không nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc.

Đối với tranh chấp trên biển Đông, trong số những thành viên của thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc là một bên tranh chấp mạnh bạo nhất trên biển Đông. Còn một bên là các nước khác có quyền lợi thiết thân liên quan đến hòa bình và an ninh trên biển Đông. Riêng Mỹ là nước từng tuyên bố an ninh trên biển Đông là lợi ích quốc gia của mình.

Chỉ thông qua thượng đỉnh Đông Á, các bên liên quan mới có thể buộc Trung Quốc chấp nhận đưa vào COC những điều khoản, trong đó vừa đảm bảo giá trị ràng buộc về mặt pháp lý của COC, vừa có cơ chế để có thể khởi kiện ra Tòa án công lý quốc tế một khi có tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực thi COC trên biển Đông.

Hai đề xuất của Philippines

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết COC không có khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Tuy nhiên, COC sẽ trở thành hướng dẫn để các nước khu vực ứng xử cho đến khi các tranh chấp chủ quyền được giải quyết.
Theo ông Thayer, ASEAN đang bị chia rẽ về hai đề xuất của Philippines đối với COC. Thứ nhất là tách các khu vực có tranh chấp ra khỏi khu vực không bị tranh chấp và xúc tiến phát triển, khai thác chung tại các khu vực đang có tranh chấp. Thứ hai là đưa cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS vào COC. Những nước phản đối hai đề xuất này cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận chúng.
Giáo sư Thayer cho rằng nếu COC không có hai đề xuất này thì sẽ chỉ là một tuyên bố chính trị tự nguyện yếu ớt giống như DOC mà thôi.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Sức mạnh Hải quân Asean đối trọng với Trung Quốc như thế nào?

Biển Đông được các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Xét tương quan lực lượng thì Trung Quốc giữ vị trí độc tôn tại vùng lãnh hải này, nhưng không đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn làm gì cũng được...


Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.


Trong số chiến hạm của Indonesia hiện có thì chiến hạm lớp Sigma được đánh giá cao nhờ tính năng cơ động cùng hỏa lực rất mạnh

Hình ảnh thiết kế 3D chiến hạm Sigma của Indonesia


Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.


Con át chủ bài trong lực lượng Hải quân Malaysia chính là tầu ngầm Scorpene


Hình vẽ chi tiết thiết kế bên trong của tầu ngầm Scorpene


Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.


Mặc dù có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nhưng trong khu vực Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất


Tuy nhiên, với sự giúp đỡ không biết mệt mỏi của Mỹ Hải quân Philippines đang từng bước được hiện đại hóa, và tầu tuần duyên lớp Hamilton chính là minh chứng cho điều này


Có Hamilton, Hải quân Philippines sẽ "tự tin" hơn trước Hải quân Trung Quốc


Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.


Đơn vị tàu chiến chủ lực của Singapore gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Chi tiết thiết kế của khinh hạm lớp Formidable


Khinh hạm lớp Formidable được đánh giá là một trong những loại tầu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á


Dù không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Singapore luôn tỏ sự ủng hộ Mỹ và Philippines trong việc giải quyết tranh chấp trên vùng biển này


Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt.


Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.


Tầu hộ vệ mang tên lửa lớp Darussalam được xem là chủ lực trong lực lượng Hải quân Brunei


Đây là loại tầu cơ động hỏa lực mạnh có bãi đáp cho hầu hết các loại trực thăng hiện đại


So với các quốc gia trong khu vực Hải quân Việt Nam cũng đang dần được hiện đại hóa, khinh hạm lớp Gepard chính là loại tầu chiến hiện đại mới được bổ sung cho Hải quân Nhân dân Việt Nam


Với loại khinh hạm hiện đại này, khả năng phòng vệ trên biển của Hải quân Việt Nam đã được hiện đại thêm một bước


Trong thời gian tới Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục được hiện đại hóa để nâng cao năng lực chiến đấu, chủ động bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Xu hướng hiện đại hóa hải quân của một số nước châu Á hiện nay

Hiện nay, vì nhiều lý do, các nước châu Á đang có xu hướng chú trọng hiện đại hóa lực lượngHải quân, coi đây là một nội dung quan trọng trong xây dựng quân đội thế kỷXXI.

Theo kết quả khảo sát quốc phòng của nhiều tổ chức quốc tế thì, châu Á hiện là một trong những thị trường vũ khí, trang bị (VK,TB) hải quân sôi động vào hàng bậc nhất thế giới. Trongchương trình phát triển VK,TB hải quân được các nước khu vực công bố thì tớinăm 2017, có hơn 108 tỷ USD sẽ được chi cho mua sắm và hiện đại hóa VK,TB hảiquân; trong đó, 16 quốc gia ven biển ở châu Á sẽ mua khoảng 850 tàu chiến cácloại. Đó là con số đáng kinh ngạc.

Tàu Đinh Tiên Hoàng của Hải quân nhân dân ViệtNam
Tàu Đinh Tiên Hoàng của Hải quân nhân dân ViệtNam

Đặc điểm nổi bật trong chiến lược hải quân của các nước châu Á là hiệnđại hóa có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển các loại VK,TB hiện đại,phù hợp với mục đích chính trị, chiến lược quốc phòng - quân sự, tiềm lực kinhtế và trình độ phát triển khoa học - công nghệ của quốc gia. Ví như, Trung Quốcvà Ấn Độ là hai nền kinh tế mới nổi, chú trọng xây dựng cụm tàu sân bay, coiđây là một trọng tâm để hiện đại hóa Hải quân và nâng cao khả năng tác chiếncủa lực lượng này trên các vùng biển xa. Nhật Bản, Hàn Quốc,… tập trung hiệnđại hóa lực lượng tàu mặt nước, mà trọng tâm là tàu khu trục với khả năng phòngthủ tên lửa đường đạn, bảo vệ các đảo đông dân cư và phát triển tàu ngầm hiệnđại trang bị hệ thống động lực sử dụng nguồn không khí độc lập (AIP), thời gianlặn kéo dài, tương đương khả năng của tàu ngầm hạt nhân. Một số quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) lựa chọn chiến lược trang bị các tàu frigat, tàu ngầm điệnđi-ê-den,... nhằm nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ tích cực, đáp ứng yêucầu bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chuyên gia quân sựnhiều nước cho rằng, việc hiện đại hóa VK,TB hải quân của các nước châu Á xuấtphát từ thực tiễn tình hình an ninh khu vực và xu hướng xây dựng quân đội hiệnđại, đáp ứng yêu cầu chiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công nghệ cao, gópphần tăng cường sức mạnh quốc phòng nói chung, năng lực tác chiến của lực lượngHải quân nói riêng. Điều đó cũng đặt ra những vấn đề mới không chỉ đối vớinhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của từng nước, mà còn có nhữngtác động không nhỏ đến tình hình an ninh, ổn định của khu vực và quốc tế.

Trước hết, đối vớiviệc trang bị tàu sân bay. Tiên phong trong lĩnh vực này là Trung Quốc vàẤn Độ. Ngày 10-8-2011, Trung Quốc đã tiến hành chạy thử nghiệmtàu sân bay Thi Lang, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận khu vực và thế giới.Với việc trang bị tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc trở thành thành viên chínhthức trong "Câu lạc bộ tàu sân bay" của thế giới, gồm 9 nước (trongđó, Mỹ có 11 chiếc, chiếm 50% trong tổng số tàu sân bay của Câu lạc bộ này vàđều là loại tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân). Đánh giá về tàu sân bay ThiLang, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây là tàu Varyag do Trung Quốc muacủa U-crai-na và sửa chữa, tân trang lại; có tính năng kỹ, chiến thuật vào loạihiện đại bậc trung bình của thế giới, chưa thể sánh với tàu sân bay của Mỹ vàcủa nhiều nước khác. Họ cũng cho rằng, tàu sân bay thực chất là một sân bay diđộng, việc trang bị nó có thể nâng cao đáng kể sức mạnh quốc phòng, nhất là khảnăng tác chiến viễn dương của lực lượng Hải quân. Tuy nhiên, tàu sân bay cónhững yêu cầu rất khắt khe, phức tạp về công tác bảo đảm, bảo vệ và thực hành tácchiến. Tàu sân bay có kích thước thường rất lớn, di chuyển không linh hoạt nênnó là mục tiêu lộ, rất dễ bị các loại tên lửa hành trình, tàu chiến và máy baychiến đấu của đối phương tiêu diệt. Để khắc phục tình trạng đó, các nước thườngphải sử dụng số lượng lớn tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và các loại tàuchiến đấu khác để làm công tác bảo đảm, phòng vệ và để tàu sân bay phát huyđược uy lực. Điều này rất tốn kém, không phải nước nào sở hữu tàu sân bay cũngcó đủ điều kiện để làm được. Mặt khác, do mới trang bị, nên cũng như Hải quâncác nước khác, Hải quân Trung Quốc cũng phải mất một thời gian dài (thườngkhoảng 5 đến 10 năm) để làm chủ được tàu sân bay và để tàu sân bay hòa nhậptrong đội hình tác chiến của Hải quân nói riêng, của quân đội nói chung. Theotờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, trong thời gian tới, cùng với việc hoànthiện tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc chủ trương đóng mới một tàu sân baykhác, mang tên “Bắc Kinh”.

Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng có dự án sản xuất 2 tàu sân bay lớp Vikrant,với độ rẽ nước khoảng 40.000 - 60.000 tấn, tầm hoạt động 7.500 hải lý, mangtheo được khoảng 30 máy bay chiến đấu; coi đây là một trọng tâm trong chươngtrình phát triển VK,TB hải quân những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Ấn Độ dự kiến sẽhạ thủy hai tàu sân bay này vào năm 2017 - 2018.

Thứ hai, mua sắm, hiện đại hóa các tàu khu trục.Theo chuyên gia quân sự củanhiều nước, do tính năng kỹ, chiến thuật khá ưu việt, có thể đảm nhiệm nhiềunhiệm vụ, trong đó có khả năng chống tàu sân bay, nên các loại tàu khu trục,tầu hộ tống là một trọng tâm phát triển của Hải quân nhiều nước châu Á2.Để thực hiện mục tiêu phòng vệ từ biển xa, Hải quân Nhật Bản đang phát triểncác loại tàu khu trục JDS Atagos và JS Ashigara thuộc lớp Atagos, có giá trịlên đến 1,5 tỉ USD, được trang bị các hệ thống tên lửa đa năng tiên tiến, kể cảkhả năng đánh chặn tên lửa đường đạn và có thể mang theo trực thăng săn tàungầm… Đồng thời, Hải quân nước này cũng tập trung nâng cao khả năng phòng thủtên lửa đường đạn (BMD) cho lực lượng tàu chiến mặt nước; trang bị hệ thống tênlửa Aegis và tên lửa đa năng cho 6 tàu khu trục (gồm 4 tàu Kongous và 2 tàuAtagos), để tăng cường khả năng phòng thủ và tiến công trên biển. Trong chiếnlược hiện đại hóa hải quân, Hàn Quốc đã lắp đặt hệ thống tên lửa Aegis trên 3tàu khu trục KDX-3 và có thể sẽ đặt hàng thêm 3 hệ thống nữa. Đồng thời, HànQuốc cũng hiện đại hóa hai tàu khu trục Sejong the Great và Yulgok Yi I thuộclớp King Sejong the Great, trên cơ sở trang bị các loại tên lửa đa năng, súng pháođể đối không, đối hải và hệ thống tên lửa Aegis đời mới. Hải quân Hàn Quốc còntrang bị pháo cỡ nòng trung bình và tên lửa cho một số tàu khu trục để nâng caokhả năng thực hành tiến công các mục tiêu trên đất liền.

Thứ ba, lựa chọn tàu ngầm và các tàu mặt nước hạng nhẹ. Trongđiều kiện ngân sách quốc phòng hạn chế, các nước ASEAN rất chú trọng mua sắmtàu ngầm điện đi-ê-den, tàu frigat và trang bị các tổ hợp tên lửa bờ, nhằm bảovệ lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của mình. Xin-ga-po và Ma-lai-xi-ahiện sở hữu các tàu ngầm rất hiện đại. Năm 2009 - 2010, Xin-ga-po đã nhận 2 tàungầm lớp Archer của Thụy Điển, nâng tổng số tàu ngầm của nước này lên 6 chiếc.Ưu điểm của tàu ngầm lớp Archer là khả năng di chuyển rất êm, hệ thống định vịchuẩn xác, trang bị tới 9 ống phóng ngư lôi. Ma-lai-xi-a sở hữu tàu ngầm lớpScorpene do Pháp chế tạo, có khả năng tác chiến linh hoạt với 6 ống phóng ngưlôi và có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong 50 ngày.

Cùng với đó, những năm gần đây, nhiều nước ASEAN chú trọng lựa chọn muasắm và trang bị tàu mặt nước hạng nhẹ, lấy đây làm lực lượng nòng cốt để nângcao khả năng tác chiến linh hoạt1. Theo chuyên gia quân sự nhiềunước, do nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân các nước ASEAN là quản lý, bảo vệ chủquyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, nên việc lựa chọn tàu mặt nước hạngnhẹ là hợp lý. So với các loại tàu chiến khác, các tàu chiến loại này có ưu thếvề khả năng cơ động cao, cập và xuất cảng đơn giản, không đòi hỏi điều kiệnhoạt động khắt khe, nhất là khả năng tác chiến khu vực sát bờ và cận chiến trênbiển hiệu quả. Lớp tàu mặt nước hạng nhẹ, tốc độ cao bao gồm các loại, như: tàucao tốc phóng tên lửa, tàu cao tốc phóng ngư lôi, tàu tiến công bắn pháo, tàutuần tra, tàu cao tốc đổ bộ,... Một số khinh hạm cũng có thể xếp vào nhóm này,như khinh hạm cao tốc phóng tên lửa thuộc lớp Tarantul, có tốc độ 32,5 hảilý/giờ, tầm hoạt động hơn 1.000 hải lý. Khinh hạm này có thể phóng tên lửachống hạm bay sát mặt nước và tên lửa đối không tầm gần. Loại tàu này cũng cònđược trang bị pháo hạm và pháo phòng không để bắn máy bay và tàu chiến của đốiphương. Ngoài ra, một số loại tàu hộ tống, tàu đổ bộ, tàu frigat lớp Sigma, tàufrigat lớp Formidable có khả năng mang theo trực thăng săn tàu ngầm cũng đượccác nước ASEAN lựa chọn mua, trang bị cho Hải quân.

Một đặc điểmkhá nổi bật trong hiện đại hóa Hải quân các nước ASEAN hiện nay là cùng với muasắm, nhập khẩu các VK,TB hiện đại, các nước này cũng chú trọng phát triển ngànhcông nghiệp quốc phòng (CNQP), nhằm nâng cao khả năng tự chủ về VK,TB, đồngthời, phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Phương pháp hiện đại hóa ngành CNQP củacác nước ASEAN thường là thông qua mua bản quyền chế tạo, chuyển giao côngnghệ, hợp tác nghiên cứu, chế tạo,... Đến nay, một số nước ASEAN, như:Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a đã xây dựng được ngành CNQP hảiquân khá mạnh, đủ khả năng nghiên cứu, chế tạo một số loại tàu chiến đấu hạngnhẹ, nhiều trang thiết bị điện tử, hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông,máy tính (C3I), hệ thống phòng không, tên lửa các loại,... không chỉ để trangbị cho Hải quân nước mình, mà còn phục vụ cho xuất khẩu, kể cả xuất khẩu chocác nước Tây Âu có trình độ khoa học và công nghệ hiện đại. Cùng với đó, Hảiquân các nước ASEAN cũng chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục vàđào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển khoa học nghệthuật quân sự hải quân trong điều kiện tác chiến mới, nhất là khả năng tácchiến hiệp đồng quân, binh chủng và các lực lượng dân sự hoạt động trên biển trongchiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công nghệ cao; đủ sức quản lý, bảo vệ vữngchắc chủ quyền biển, đảo của đất nước.

Đại tá ĐẶNGĐỒNG TIẾN

____________

1 - Hải quân Trung Quốc hiện có trong biên chế khoảng16 tàu khu trục, Hải quân Nhật Bản có 40 chiếc, Hải quân Hàn Quốc có 11 chiếc.

2 - Tỷ lệ tàu mặt nước hạng nhẹ trong tổng số tàu hảiquân của một số nước ASEAN: Xin-ga-po là 17/50, In-đô-nê-xi-a là 36/48,Ma-lai-xi-a là 47/52, Bru-nây là 100%.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tranh chấp biển Đông: Một cây làm chẳng nên non...


Để có một chiến lược hiệu quả và lâu dài hơn, Philippines cần gắn kết hơn hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược.

Philippines lần nữa bày tỏ thái độ quyết liệt của mình tại biển Đông sau các cuộc đụng độ với các tàu Hải Giám của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, vùng mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền. Đây có thể được xem như một trong những vụ va chạm nghiêm trọng nhất giữa hai nước tại vùng biển tranh chấp. Trung Quốc và Philippines không có đụng độ nào đáng chú ý được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa cho tới tận năm 1995, khi Trung Quốc xâm chiếm Mischief Reef (Panganiban Reef) và xây dựng một số căn cứ quân sự.

Đụng độ quân sự giữa tàu chiến 2 nước đã xảy ra và thổi bùng nguy cơ chiến tranh trong khu vực. Sau đó, Philippines cũng bắt giữ 4 tàu và 62 ngư dân Trung Quốc tại Half - Moon shoal do xâm phạm chủ quyền và đánh bắt trái phép động vật quý hiếm. Căng thẳng giữa 2 nước lại tăng lên vào năm 1998 khi Trung Quốc đặt phao ở Sabina Shoal (cách Palawan 132 km) với mong muốn mở rộng xa hơn Mischief Reef về phía Đông, nhưng máy bay của Philippines đã bắn chìm các phao này và đến năm 1999, Trung Quốc lại xây dựng thêm các cơ sở trên Mischief Reef.

Mặc dù sau đó có xảy ra một số đụng độ nhỏ giữa Philippines và Trung Quốc nhưng tranh cãi đã giảm bớt. Nguyên nhân của sự ổn định tạm thời tại biển Đông một phần là nhờ DOC (Declaration of Conduct, 2002) và chính sách "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.

Vụ việc bắt đầu vào ngày 8-4, khi chiến hạm lớn nhất của Philippines là BRP Gregorio del Pilar phát hiện một nhóm 8 tàu đánh cá của Trung Quốc, như theo lời của Bộ ngoại giao Philippines là "đánh bắt trái phép" tại khu vực bãi cạn Panatag (Scarborough). Hai ngày sau, vào ngày 10-4, hải quân Philippines cử binh lính đến khu vực để điều tra. Phía Philippines cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để trao công hàm phản đối việc tàu nghiên cứu Saranggani bị các tàu và máy bay Trung Quốc "quấy rối" cũng tại khu vực đảo này.

Bộ Ngoại giao hai nước đã ra những tuyên bố lên án lẫn nhau. Phía Philippines đã gửi công hàm phản đối lên Đại sứ Trung Quốc tại Manila, trong khi Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình tại đảo Huangyan (Scarborough), kêu gọi Philippines ngừng ngay những hành động làm căng thẳng thêm tình hình. Phía Philippines tuyên bố rút tàu hải quân lớn nhất của mình là BRP Gregorio del Pilar ra khỏi khu vực tranh chấp, đồng thời huy động một tàu tuần duyên khác vào thay thế. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario không giải thích lý do.

Gần đây nhất chỉ huy Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Tây ông Juanche Sabban tuyên bố rằng quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ đất nước, nếu có những leo thang quân sự từ phía Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough hay những vùng lãnh thổ tranh chấp khác. Ngoại trưởng Philippines cũng vừa kêu gọi các nước lên tiếng về hành động hung hăng từ phía Trung Quốc.

Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.
Giới chức Philippines thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tới Manila hồi tháng trước.

Những động thái của chính phủ Manila trong các sự kiện gần đây một mặt khẳng định lại lập trường cứng rắn của nước này trước Trung Quốc. Mặt khác, để có một chiến lược hiệu quả và lâu dài hơn, Philippines cần gắn kết hơn hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược.

Một là hình thành một mặt trận thống nhất trong khối ASEAN theo nguyên tắc "ba cây chụm lại lên hòn núi cao", để tăng cường tiếng nói ngoại giao. Và việc này chắc chắn Manila phải là nước đầu tiên khẳng định lại quyết tâm của mình sau nhiều lần "xé ráo" trong quá khứ.

"Xé rào" trong việc thỏa thuận với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp năm 2004. Hành động này của Manila đã khiến cho các nước khác, đặc biệt là Việt Nam cảm thấy bất ngờ, nó đã khiến cho các nỗ lực tập hợp sức mạnh của các quốc gia ở Đông Nam Á bị khựng lại đột ngột.

"Xé rào" trong việc từ chối tham gia một bản báo cáo chung với Việt Nam và Malaysia trong việc xác lập thềm lục địa và vùng Đặc Quyền Kinh Tê (EEZ) năm 2009. Không những vậy, Philippines đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) bức thư phản đối quan điểm chung của Việt Nam và Malaysia. Trong bức thư, Philippines sử dụng những đặc điểm tranh chấp trên đất liền mà bỏ qua thực tế rằng các vùng nước, khu vực biển tranh chấp được cấu thành bởi Trường Sa và Hoàng Sa là không đáng kể.

Chính những "xé rào" này đã tạo lợi thế không nhỏ cho Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Đông.

Vấn đề thứ hai mà Manila đang đối mặt chính là nằm trong sức mạnh của lực lượng quốc phòng. Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, sử dụng những vũ khí lạc hậu và không được nâng cấp cũng như binh lính ít có kinh nghiệm trong việc sử dụng các kỹ năng trên biển. Mãi đến khi các cuộc tranh chấp với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn thì vào năm 2011, chiếc tàu chiến được coi là lớn nhất và hiện đại nhất Philippines BRP Gregorio del Pilar mới được Mỹ chuyển giao cho Manila. Nhưng đây cũng chỉ là chiếc tàu đã qua sử dụng.

Cũng có thông tin rằng Philippines muốn mua máy bay F16 của Mỹ nhưng đã phải hoãn lại cho trình độ công nghệ của Manila không phù hợp. Việc rút tàu chiến BRP Gregorio del Pilar giữa lúc căng thẳng dâng cao ngày 12.04 tuần qua đã đánh một dấu hỏi lớn về khả năng của hải quân Philippines trong việc duy trì năng lực răn đe cũng như đối phó với các mối đe dọa bên ngoài. Với việc rút tàu hải quân, Philippines hiện chỉ còn một tàu tìm kiếm và cứu hộ của lực lượng tuần duyên tại vùng biển tranh chấp.

Gần đây, với việc Mỹ thực hiện chính sách "quay trở lại châu Á", các động thái của Philippines - đồng minh lâu năm của chú Sam tại Đông Nam Á - có vẻ như đã trở nên chủ động và mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, chính sách can dự của Mỹ vẫn đang giử ở mức độ duy trì an ninh và tự do hàng hải, việc can dự để hổ trợ trực tiếp Philippines trong xung đột với Trung Quốc chỉ có thể xảy ra khi hai bên đụng chạm với nhau về quân sự hay vũ trang, điều mà trong bối cảnh biển Đông thời điểm này khó xảy ra.

Không thống nhất về quan điểm EEZ của các vùng đảo tại Trường Sa với các nước ASEAN khác, từ lợi ích của mình Philippines sẽ hạn chế vai trò của Mỹ trong việc can thiệp nếu chính phủ Manila gặp phải những chèn ép về sức mạnh. Khi đó, Bắc Kinh có thể lập luận rằng đây là vùng biển xuất phát từ quy chế pháp lý đảo của Hoàng Sa và Trường Sa không là hải phận quốc tế, vì thế không có lý do nào tạo điều kiên cho một nước bên ngoài như Mỹ can thiệp.

Giải thế cờ khó, Philippines cần nhớ rằng: "Một cây làm chẳng nên non..."

Việt Nam cần làm gì?
Cùng là thành viên trong ASEAN, cùng là hai nước nhỏ hơn, và cùng chịu sức ép cán cân quyền lực chênh lệch với Trung Quốc, nhưng trong bài toán phối hợp-liên kết giữa Việt Nam-Philippines về vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông, Việt Nam luôn phải đứng trước một tình thế nan giải.
Một mặt, nếu Manila hòa hoãn và tiến hành hợp tác với Bắc Kinh theo con đường song phương, Việt Nam có khả năng bị ép vào thế "chuyện đã rồi", khi quyền và khu vực khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp đã được hai nước thông qua, dẫn đến nguy cơ trở thành người đến sau "trâu chậm uống nước đục". Gần đây nhất là việc năm 2004, việc Philippine đồng ý ký kết một thòa thuận với Bắc Kinh đề cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đã khiến Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận tham gia "Thỏa thuận ba bên về hợp tác nghiên cứu hải dương một số khu vực của biển Nam Trung Hoa" (JMSU). JMSU kéo dài gần 3 năm, sau đó tuy không được chính phủ Manila gia hạn tiếp, nhưng cũng là một chỉ dấu cho thấy sự không nhất quán trong lập trường liên minh của khối các nước ASEAN.
Mặt khác, trong trường hợp Philippines căng thẳng với Trung Quốc như trong thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng sẽ rất khó xử, vì phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Ủng hộ Philippines để phản đối Trung Quốc theo tinh thần liên đới và bảo toàn khối thống nhất các nước ASEAN, Việt Nam có khả năng "tự đá thủng lưới nhà", khi một số quần đảo ở Trường Sa vẫn là chủ đề tranh cãi giữa Hà Nội và Manila.
Cách đây không lâu, Philippines tuyên bố khẳng định chủ quyền và tiến hành xây dựng căn cứ trên đảo đảo Pagasa, tiếng Việt gọi là đảo Thị tứ nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, một hành động dường như thúc đẩy tình hình thêm căng thẳng.
Hơn nữa, nếu Việt Nam không ủng hộ trong lúc Philippines đang đối trọng song phương với Trung Quốc, thì điều đó sẽ dẫn đến nhiều khả năng phía Philippines cũng sẽ lựa chọn một giải pháp "bàng quan" tương tự, khi Việt Nam gặp vấn đề.
Trong bối cảnh lưỡng nan như vậy, lựa chọn chiến lược "pháp lý theo nguyên tắc" và "tiếp cận đa phương" là chìa khóa.
Khoan đề cập đến vấn đề chủ quyền pháp lý và lịch sử các đảo, với tinh thần "cái dễ làm trước", Việt Nam cần xác định lại nguyên tắc về cách hành xử với cả hai đối tác Philippines lẫn Trung Quốc.
Hiện nay, các vùng "chồng lấn" giữa EEZ của các nước ven biển và EEZ của các vùng đảo (nếu được xem là đảo) chính là nguyên nhân dẫn đến việc biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp. Trong hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC), Philippines đã không tham gia chung với Việt Nam và Malaysia để cùng chia sẽ quan điểm các đảo-đá ở khu vực Trường Sa không đủ điều kiện "pháp lý đảo" theo điều 121, khoảng 3 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), và vì vậy không thể sở hữu vùng Đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý (EEZ).
Quan điểm này đi ngược lại với phía Bắc Kinh khi chính thức trình bày "đường lưỡi bò" như một khẳng định chính thức về chủ quyền của mình tại biển Đông, qua đó công nhận ngầm điều kiện "pháp lý đảo" của ở Hoàng Sa- Trường Sa.
Thuyết phục cả Philippines lẫn Trung Quốc đến cùng một quan điểm thống nhất là đều Việt Nam cần làm. Ngay cả khi biết rằng nhiều khả năng Trung Quốc không đồng ý, phía Việt Nam cũng nên đưa vấn đề này ra đa phương với sự tham gia của các nước có liên quan với nhau.
Chèn ép bằng sức mạnh chỉ có thể thành công, khi nước yếu thế hơn phải chịu thế "một chọi một" hoặc đây là cuộc chơi rừng rú với nắm đấm thay vì luật lệ và lý lẽ. Tranh chấp biển Đông hiện nay không phải là một cuộc chơi như vậy, và chắc chắn chúng ta cũng không được phép để cho nó trở thành một cuộc chơi "rừng rú" với nắm đấm và "mạnh được yếu thua".

Nguyễn Chính Tâm

Nhật Bản - Ấn Độ sẽ tập trận chung trên Biển Đông


Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.  

Tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 2/5 đưa tin, trong chuyến công du New Delhi hôm 30/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng nhiệm Ấn Độ Krishna đã đạt được thỏa thuận chung xây dựng cơ chế hợp tác trên biển giữa hai nước.

Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.

Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm
Ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm  (Ảnh: LH)

Tờ Liên Hợp bình luận, thông qua động thái này - cuộc tập trận chung với nội dung chủ yếu là an ninh hàng hải và các hạng mục mở rộng khác nhằm kiềm chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ngày càng lớn dần đối với khu vực này.
Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết, khu vực biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ nằm trong nội dung đàm phán trao đổi giữa Tokyo với New Delhi.

Một động thái khác có liên quan, ngày 30/4 đã diễn ra hội nghị cấp cao Mỹ - Philippines (2 + 2) giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng 2 nước nhằm phát triển mối quan hệ chiến lược song phương và triển khai kế hoạch xây dựng Philippines trở thành "trung tâm" trong chiến lược mới tại châu Á của Mỹ.

Cũng trong cuộc gặp này, Washington thông báo nội trong năm 2012 này sẽ bàn giao tiếp cho Malina một chiến hạm đã qua sử dụng của Mỹ để giúp Philippines tăng sức mạnh hải quân.

Chiếc chiến hạm đầu tiên Mỹ bàn giao Philippines đã được đưa vào biên chế tháng 8/2011.

Cũng trong hội nghị này, một lần nữa Washington khẳng định quyền tự do hàng hải trên biển Đông và nhắc lại quan điểm của Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp tại khu vực này giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN thông qua con đường hòa bình, đối thoại với một cơ chế đa phương chứ không phải đàm phán tay đôi như Bắc Kinh vẫn theo đuổi./.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Càng đuối lý, càng ỷ sức


Thời gian qua, cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines liên tục căng thẳng khiến dư luận đặc biệt quan tâm tình hình chính trị an ninh ở biển Đông. Hai bên triển khai tàu chiến và tàu hải giám, ngư chính đến vùng tranh chấp gần bãi cạn Scarborough thuộc khu vực biển Đông. Manila và Bắc Kinh đều cáo buộc bên còn lại xâm phạm vùng chủ quyền của mình. Bế tắc về giải pháp ngoại giao, Philippines đề nghị đưa cuộc tranh chấp này ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS). Đây vốn dĩ là giải pháp mà Trung Quốc chưa bao giờ muốn dùng đến nên nước này tuyên bố bác bỏ.

Có 3 lý do để Bắc Kinh hành động như thế. Thứ nhất, nếu đồng ý để ITLOS xét xử thì điều đó có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận phán quyết của tòa án này. Trung Quốc lo ngại ITLOS bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Vốn dĩ, bãi cạn Scarborough cũng nằm trong khu vực "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Chỉ cần nhìn sơ, người ta đều nhận thấy "đường lưỡi bò" kia vô lý tới chừng nào. Vì thế, dù xét xử theo nguyên tắc "công bằng" hay "đồng đều" thì ITLOS cũng chẳng thể không bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough và thậm chí cả “đường lưỡi bò”. Thứ hai, tiềm lực quân sự, đặc biệt về hải quân, của Trung Quốc vượt trội Philippines. Kẻ yếu thường cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, kẻ mạnh luôn né tránh chuyện tranh chấp bị quốc tế hóa hoặc khu vực hóa. Thứ ba, cả hợp tác quân sự và an ninh với Mỹ lẫn tư cách thành viên ASEAN của Philippines đều không làm Trung Quốc phải lo ngại trong cuộc tranh chấp này.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

TQ vẫn muốn giải quyết song phương chuyện Biển Đông

Khi căng thẳng tăng cao giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói, hai quốc gia có thể bất đồng nhưng vẫn có thể đạt được một giải pháp hoà bình.
Ảnh: foreignpolicy
“Tôi không sợ những đám mây kia có thể che khuất tầm nhìn, vì nơi tôi đứng là đỉnh núi", Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Ma Keqing trích dẫn câu thơ Trung Quốc để mô tả về quan hệ song phương giữa nước này và quốc gia Đông Nam Á nhằm đề cập tới những bất đồng và tranh chấp lãnh thổ vẫn còn là vật cản trong mối quan hệ.

“Tôi phải nói với tất cả sự thẳng thắn rằng, có những vấn đề khiến chúng ta bất đồng. Tuy nhiên, tôi tin rằng, thông qua trao đổi xây dựng và thực tiễn hợp tác để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau, một giải pháp hoà bình là có thể", bà Ma nói.

Nữ Đại sứ nhấn mạnh rằng, một tầm nhìn chung sẽ tốt hơn và giúp cho quan hệ hai nước trở nên mạnh mẽ hơn. “Từ một đỉnh cao như vậy, với những nỗ lực cụ thể của hai bên, tôi chắc rằng chúng ta sẽ cung cấp một tương lai hứa hẹn và phát triển cho quan hệ Trung Quốc - Philippines".

Bà Ma cho rằng, thế giới đang trải qua những thay đổi chính trị, bất ổn kinh tế và phát triển các thể chế, đồng thời mọi quốc gia kể cả cường quốc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. “Theo cách đó, chúng ta đang đi chung trên một con thuyền. Chỉ có cách làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể đưa con thuyền ấy tới điểm đỗ. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, Trung Quốc đang theo đuổi con đường phát triển hòa bình một cách kiên định".

Theo Đại sứ Ma, bất đồng về Biển Đông và những vấn đề khác nên được giải quyết thông qua thảo luận, trao đổi, tin tưởng lẫn nhau và thiện chí. “Tôi cố gắng nói thẳng rằng, chúng ta có bất đồng nhưng đó là chuyện nhỏ so với hợp tác và hữu nghị. Và tôi nói, những đám mây trôi trên đỉnh núi, tôi có thể nhìn thấy rõ tương lai. Tôi có thể thấy trước một tương lai rất hứa hẹn giữa hai nước".

Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng, tranh chấp biển nên được giải quyết theo con đường song phương và kêu gọi hạn chế vấn đề tranh cãi Biển Đông giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc còn bác bỏ giải pháp đa phương của Mỹ với tranh chấp biển. “Vâng, song phương. Tôi nghĩ vậy. Và cũng có thông lệ quốc tế rằng, nếu xảy ra tranh chấp giữa hai quốc gia, thông thường hai bên nên trao đổi đàm phán như những láng giềng", bà Ma cho biết. “Anh sống cạnh tôi, nếu có gì bất đồng, chúng ta nên trao đổi với nhau, thẳng thắn. Tôi nghĩ đó là con đường tốt hơn".

Trong khi đó, Philippines khẳng định, họ đã chuẩn bị bảo vệ quan điểm của mình về Biển Đông khi đề xuất cả hai nước nên ra trước Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) để giải quyết tranh chấp. Nhưng Trung Quốc bác bỏ điều này.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Manila đem tranh chấp hai bên về Biển Đông ra trước ITLOS là dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh có thể không đủ tính pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền của mình. Philippines còn thúc giục các nước thành viên ASEAN tìm kiếm phương pháp tiếp cận chung để giải quyết những diễn biến đáng lo ngại trên Biển Đông.