6h sáng, đảo Trường Sa Lớn trên quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) sóng gió mịt mù nhưng hàng trăm chiến sĩ hải quân vẫn hăng say luyện tập. Thượng úy Lê Văn Tiến, 40 tuổi, Trưởng bộ phận xuồng C.Q – thành viên Đội Cứu hộ cứu nạn trên biển được ngư dân gọi là “113 biển Đông”, giọng chắc nịch: “Đã là lính Trường Sa phải thấy sóng không sợ, thấy gió không ngại. Để được như thế, anh em phải thường xuyên luyện tập trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt để luôn sẵn sàng tác chiến”.
Trong trái tim Tổ quốc, Trường Sa với hình ảnh những người lính hải quân kiên cường trước phong ba bão tố và kẻ thù, nhưng lại ân tình, sâu lắng với biển đảo quê hương và đặc biệt với ngư dân tham gia đánh bắt trên biển Đông, luôn sâu nặng.
Ông Phạm Xuân Chánh, người tỉnh Phú Yên, chủ tàu câu cá ngừ đại dương số hiệu PY 91219, nhớ lại: “Tàu cá của tôi đâm vào bãi ngầm, nửa thân tàu chìm trong nước lúc tìm đường tránh gió bão đang ập đến. Trong điều kiện sóng gió mịt mù như thế nhưng khi nhận được tin báo, các chiến sĩ hải quân đã không quản ngại gian nguy đến điểm đen cứu chúng tôi thoát khỏi cái chết mười mươi”.
Ông Chánh như nhiều chủ tàu cá tham gia đánh bắt ở biển Đông gặp nạn được những người lính hải quân Trường Sa cứu hộ kịp thời, kết thúc câu chuyện bằng đúc kết “lính Trường Sa ai nấy đều là kình ngư, không gió bão nào có thể quật ngã”.
Để trở thành hùng binh trong ánh mắt, suy nghĩ của những con người quen “ăn đầu sóng, nói đầu gió” như ông Chánh, anh Tùng… cũng như “thấy gió không sợ - thấy sóng không ngại”, những người lính hải quân đang làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa, trong đó có đảo Trường Sa Lớn đã phải cật lực rèn luyện.
Những người lính Trường Sa ngày đêm khổ luyện. |
“Bên cạnh nhiệm vụ trọng yếu bám đảo giữ chủ quyền lãnh hải, sẵn sàng chiến đấu, xua đuổi các phương tiện tàu thuyền vi phạm lãnh hải, tiếp đón các đoàn công tác đến đảo làm nhiệm vụ vào mùa biển động, chúng tôi còn phải đảm đương nhiệm vụ cứu hộ ngư dân. Dù với nhiệm vụ nào thì người lính hải quân cũng đòi hỏi các tố chất cần thiết như dũng cảm, sức khỏe, các kỹ năng bơi lội, lái xuồng cứu hộ trong điều kiện biển động dữ dội”. Đấy là sẻ chia của Trung tá Trịnh Văn Long, Phó chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng của đảo Trường Sa Lớn.
Trung tá Long nhấn mạnh, việc tập luyện và duy trì khả năng chiến đấu, công tác huấn luyện được chỉ huy đảo đặc biệt chú trọng, bởi đây là vấn đề sống còn với việc bảo toàn lực lượng. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo luyện tập thường xuyên. Trong những ngày lễ Tết, dẫu có vui nhưng không quên nhiệm vụ huấn luyện.
Trên đảo Trường Sa Lớn, các thế võ, những kỹ năng bơi lội, lặn sâu lúc sóng gió bão bùng trong đêm tối mịt mù… luôn thu hút những hùng binh Trường Sa tập luyện. “Chúng tôi luôn quán triệt tinh thần thần luyện tập “vượt nắng thắng mưa” - Trung úy Đỗ Hồng Thái, người tỉnh Quảng Ninh, bộc bạch: “Trường Sa có 2 mùa nắng mưa rõ rệt, mỗi mùa kéo dài 6 tháng và luyện tập vào mùa nào cũng vất vả, gian nan. Mùa nắng không khí khô khốc, oi nồng, khan hiếm nước. Mùa mưa, nếu mưa dầm mưa dề không thể tổ chức ngoài trời thì chúng tôi luyện tập thể lực riêng trong doanh trại để nâng cao sức chiến đấu”.
Càng được tôi luyện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt với những bài huấn luyện đặc thù, người lính hải quân Trường Sa càng thêm kiên cường, vững chãi, bản lĩnh, khả năng chịu đựng cao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét