Trang

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Trần Đại Quang



Đại tướng Trần Đại Quang


Trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt của đồng chí Trần Đại Quang – Ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
  • Sinh ngày: 12/10/1956
  • Quê quán: Ninh Bình.
  • Học hàm, học vị: Giáo sư – Tiến sỹ.
  • Lý luận chính trị: Cao cấp.
  • Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI
  • Ủy viên Bộ chính Trị khóa XI
  • Đại biểu Quốc hội khóa XIII
Tóm tắt quá trình công tác

- 7/1972-10/1972: Học viên trường Cảnh sát Nhân dân.


- 10/1972-10/1975: Học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).


- 10/1975-11/1976: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ.


- 12/1978-9/1982: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ.


- 9/1982-6/1987: Phó trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ; học Đại học An ninh (từ 1981-1986).


- 6/1987-6/1990: Trưởng phòng Tham mưu, Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ; học lý luận cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc (10/1989-4/1991).


- 6/1990-9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh; học Đại học Luật Hà Nội (1991-1994).


- 9/1996-10/2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994-1997).


- 10/2000-4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Thiếu tướng (2003); được phong hàm phó Giáo sư năm 2003.


- 4/2006-1/2011: Trung tướng (4/2007), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương,Thứ trưởng Bộ Công an; được phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.


- 1/2011-12/2011: Trung tướng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an.


- Từ 5/12/2011: Đồng chí được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.


- Ngày 19/12/2012: Đồng chí được thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Trương Duy Nhất Bị Bắt Khẩn Cấp

Chiều nay 26.5, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vừa tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bắn cháy tàu cá VN, Trung Quốc tạo cớ chiến tranh mang tên “hòa bình”


Tàu cá QNg 96382 của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc Cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động côn đồ, ngang ngược này xảy ra vào ngày 20/3, nhưng mãi đến ngày 23/3, khi tàu này cập bờ về Lý Sơn trong tình trạng tơi tả, Cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc bị cháy nham nhở thì thông tin trên mới được cập nhật.
Tàu Trung Quốc số hiệu 786 đã nổ súng vào tàu cá ngư dân Việt Nam
Tàu Trung Quốc số hiệu 786 đã nổ súng vào tàu cá ngư dân Việt Nam
Trước đó, tàu cá QNg 50949 do thuyền trưởng Bùi Văn Trung (xã Bình Châu, Bình Sơn) điều khiển cũng đã trình báo với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ Biên phòng Bình Hải về việc bị tàu Hải giám Trung Quốc đuổi bắt và cướp bóc tài sản một cách trắng trợn, điên cuồng.
Tại hiện trường, nóc ca bin của tàu cá của ngư dân Việt Nam bị đạn lửa thiêu cháy.
Tại hiện trường, nóc ca bin của tàu cá của ngư dân Việt Nam bị đạn lửa thiêu cháy.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc lại lật lọng, nói lời hai mặt khi phát biểu kết thúc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc (17/3), tân Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bác bỏ mối quan ngại quốc tế cho rằng Trung Quốc đang trở thành mối đe doạ và nhấn mạnh “Bắc Kinh sẽ không chủ trương theo đuổi bá quyền này ngay cả khi trở nên hùng mạnh hơn”.
Những phát biểu này dường như trùng khớp với các tuyên bố trước đó của tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một diễn văn công khai đầu tiên về các quan điểm đối ngoại của mình. Ông Tập Cận Bình tìm mọi cách để cân bằng những cam kết theo đuổi hoà bình với lời cảnh báo rằng có những yêu cầu của Trung Quốc là bất khả xâm phạm.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
Điều này khiến dư luận nhớ lại trận hải chiến Hoàng Sa 25 năm về trước. Trong bối cảnh Trung Quốc không hề che giấu dã tâm muốn thống trị hoàn toàn biển Đông, giới phân tích tự hỏi liệu Trung Quốc có thể tái lập kịch bản đánh úp Việt Nam như vào năm 1988 hay không?
Có thể cắt nghĩa như thế nào về những cam kết chuộng hoà bình mà giới lãnh đạo mới của Trung Quốc luôn ra rả mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng lại tạo đà để cho các tàu hải giám nước này tác oai, tác quái, bắn phá và cướp bóc một cách trắng trợn các tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt tại khu vực biển chủ quyền nước ta. Đây rõ ràng là hành động gây hấn, tạo cớ chiến tranh với vỏ bọc “hoà bình”, Trung Quốc quả không hổ danh là bậc thầy hai mặt về chiêu trò “nói một đằng làm một nẻo”.
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Một chủ ghe bị Hải quân Campuchia bắn chết


Ngày 3.1, gia đình đã đưa thi thể nạn nhân Phạm Văn Hương (36 tuổi, ngụ P.Bình San, TX.Hà Tiên, Kiên Giang) về mai táng. Trước đó, gần 20 giờ ngày 1.1, Đồn biên phòng 754 Gành Dầu (H.Phú Quốc, Kiên Giang) tiếp nhận thi thể anh Hương do Đồn kinh 8000 Hòn Nầng (Vương quốc Campuchia) chở sang bàn giao.

Theo thông tin ban đầu, chiều 1.1, anh Hương là chủ ghe 93487-TS từ Hà Tiên đi đánh bắt tại vùng biển Phú Quốc, đến khoảng hơn 17 giờ ghe cách mũi Gành Dầu 4,5 hải lý trên vùng nước lịch sử, nhưng thuộc chủ quyền của Việt Nam thì gặp tàu của hải quân Kampot (Campuchia) đi tuần tra, trên tàu có 3 người.

Sau khi sang ghe anh Hương lấy một số vật dụng và xin cá không được và do bất đồng ngôn ngữ nên có xảy ra cãi nhau, anh Hương bị Đi Tà Quát thuộc lực lượng hải quân Kampot rút súng bắn chết tại chỗ; sau đó xác anh Hương được đưa về Đồn kinh 8000 Hòn Nầng; đến tối cùng ngày thì được giao cho lực lượng Biên phòng Kiên Giang.

Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, trong ngày 2.1, chỉ huy hải quân Kampot đã đến H.Phú Quốc làm việc với Tiểu khu Biên phòng 55, bước đầu họ nhận trách nhiệm về việc gây ra cái chết đáng tiếc của anh Hương, do binh lính họ làm sai; đoàn cũng đến Bệnh viện Phú Quốc gặp gia đình nạn nhân xin bồi thường tổn thất.

Thanh Niên Online

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Trường Sa luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền


Trong những năm qua, được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tạo điều kiện, PV đã có nhiều chuyến công tác ra Trường Sa để ghi nhận hình ảnh đất đảo, cuộc sống của quân và dân ở vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.
Chào cờ trên đảo Trường Sa
Chào cờ trên đảo Trường Sa
Triển lãm ảnh với 136 tấm ảnh bình dị nhưng đã phản ánh được nỗ lực lớn lao, sự hy sinh cao cả của người dân đảo, những người lính hải quân ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời Tổ quốc.
Là một tờ báo chính trị – xã hội, đối tượng phục vụ chính là các tầng lớp bạn đọc nói chung và thanh niên nói riêng, ngoài việc không ngừng cải tiến nội dung, tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa – thể thao sau mặt báo, BBT còn tổ chức nhiều chương trình hướng về biển đảo như Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi, Tri ân liệt sĩ Gạc Ma, Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1, hướng đến gia đình những người con ưu tú của đất nước đã anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển Đông, những ngư dân nghèo khó nhưng luôn khát khao vươn ra khơi xa làm kinh tế biển để góp phần canh giữ, bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng.
Triển lãm ảnh lần này ngoài các chủ đề xoay quanh Trường Sa thân yêu như: Nhịp sống Trường Sa, Không xa đâu Trường Sa ơi, Sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, Thần tốc đến Trường Sa, Công dân nhí nơi đầu sóng… còn có các chùm ảnh về các chương trình: Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi, Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và nhà giàn DK1…
BBT xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về Trường Sa thân yêu trong triển lãm này:
Trường sa thân yêu
Chiến sĩ trẻ Trường Sa
Trường sa thân yêu
Nhà lưu niệm Bác Hồ trên đảo Trường Sa Lớn
Trường sa thân yêu
Trẻ em ở Trường Sa
Trường sa thân yêu
Đảo chìm giữa biển Đông
Trường sa thân yêu
Tiến lên nhà gian DK1
Trường sa thân yêu
Lễ tưởng niệm
Trường sa thân yêu
Sẵn sàng chiến đấu
Trường sa thân yêu
Xuất kích trong đêm tuần tiễu Trường Sa
Trường sa thân yêu
Phút giải lao của lính đảo
Trường sa thân yêu
Canh gác nơi đảo xa
Trường sa thân yêu
Vòng hoa trên biển Đông
Trường sa thân yêu
Quà đất liền đến với Trường Sa
Trường sa thân yêu
Chuyển quà ra đảo
Trường sa thân yêu
Chuẩn bị đón khách từ đất liền
Trường sa thân yêu
Phút đầu gặp gỡ
Trường sa thân yêu
Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ trên đảo
Trường sa thân yêu
Chương trình văn nghệ của lính đảo
Trường sa thân yêu
Giao lưu văn nghệ với lính đảo Sông Tử Tây
Trường sa thân yêu
Văn nghệ hát song ca
Trường sa thân yêu
Tìm hiểu thông tin về chủ quyền biển đảo
Trường sa thân yêu
Tặng quà lưu niệm
Trường sa thân yêu
Hẹn gặp lại!

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Quốc tế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công nhận đường 'lưỡi bò'


Tuy có những đánh giá khác nhau về nội dung và tính chất của “đường lưỡi bò”, một số học giả Trung Quốc và Đài Loan vẫn cố tình khẳng định rằng, đường này đã được quốc tế công nhận rộng rãi.

Quốc tế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công nhận đường 'lưỡi bò'
Quốc tế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công nhận đường 'lưỡi bò'

Các học giả Đài Loan giải thích, đường này thể hiện yêu sách đối với các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm trong phạm vi “đường lưỡi bò” từ năm 1946. Còn các học giả Trung Quốc cho rằng, đây là đường biên giới truyền thống trên Biển Đông và Trung Quốc yêu sách không chỉ các địa vật mà cả vùng nước bên trong và kế cận.
Theo họ, trước những năm 1960 và 1970, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các nước Đông Nam Á khác đều không đưa ra phản đối yêu sách “đường lưỡi bò”. Điều đó chứng tỏ, các nước này đã công nhận và mặc nhiên chuẩn y đường này cũng như “tính chất lịch sử” của nó. Điều đó cũng chứng tỏ, các quốc gia này đã công nhận cả 4 quần đảo (Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, kể từ khi Trung Quốc xuất bản bản đồ có “đường lưỡi bò” từ năm 1948 đến năm 2009, nước này chưa bao giờ đưa ra yêu sách chính thức vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” là “vùng nước lịch sử”.

Đại diện của Trung Quốc tham gia Hội nghị của Liện Hợp Quốc về Luật Biển lần thứ 3 đã không có tuyên bố gì về “đường lưỡi bò”. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và công bố các văn bản quy phạm pháp luật về biển của mình, Trung Quốc cũng không hề đề cập đến “đừng lưỡi bò”. Chẳng hạn như Tuyên bố quy định lãnh hải 12 hải lý năm 1958; Luật về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992; Luật về Đường Cơ sở lãnh hải năm 1996; Luật về vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa năm 1998; Luật về quản lý và sử dụng biển năm 2001; Luật về nghề cá năm 2004,…

Theo luật pháp quốc tế, một yêu sách có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia hợp pháp phải thể hiện rõ ràng, công khai ý chí về chủ quyền trên lãnh thổ mà quốc gia đó yêu sách. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử; ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội biết được cái gì đang diễn ra.

Theo TS. Hoàng Việt, giảng viên Trường Đại học Luật TP. HCM, việc cho xuất bản bản đồ của một cá nhân mà không công bố rõ ràng trước cộng đồng quốc tế thì không thể gọi là một yêu sách lãnh thổ của một quốc gia được.

Vì Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò”, tính đến năm 2009, nên các quốc gia khác không đưa ra phản ứng chính thức gì cũng là một điều dễ hiểu. Sự im lặng đó không thể hiểu là “mặc nhiên thừa nhận” được. Chưa nói đến, trong thực tế, cộng đồng khu vực và quốc tế đã không hề im lặng mỗi khi nhìn thấy “đường lưỡi bò” xuất hiện trong các tài liệu, bản đồ, sơ đồ,… do Trung Quốc phát tán trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Liên quan đến “4 quần đảo” giữa Biển Đông mà Trung Quốc khẳng định rằng, họ có “chủ quyền lịch sử”, đã được công nhận rộng rãi trên trường quốc tế, nên họ có quyền vạch ra“đường lưỡi bò” để xác định các “vùng biển liên quan”, “vùng biển liền kề”. Chúng ta hãy xem xét luận điểm này thông qua một số sự kiện chủ yếu có liên quan đến phản ứng của các nước trước những tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này.

Sự kiện đáng chú ý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thể không nhắc đến là, theo yêu cầu của ông Gromyko (đại diện của Liên Xô), trong phiên họp toàn thể ngày 5/9/1951 tại Hội nghị San Francisco, Nhật Bản phải thừa nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với một loạt lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng đề xuất này đã bị 46 nước trong tổng số 51 nước có mặt ngày hôm đó bác bỏ.

Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM cho biết: “Chính Thủ tướng của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu, lúc bấy giờ, đã trịnh trọng tuyên bố trước Hội nghị ở San Francisco rằng, để xóa tan những nghi ngờ, những mầm mống xung đột về sau thì Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như nó đã vốn có từ trước. Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của hội nghị.”

Như vậy, trong các tuyên bố hay các thỏa thuận đa phương, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được xem là của Trung Quốc. Nói cách khác, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận hai quần đảo này thuộc Trung Quốc. Thực tế này cùng những đòi hỏi chủ quyền của Philippines và Malaysia đối với hầu như toàn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy, không thể nói “đường đứt khúc 9 đoạn” trên Biển Đông đã được các nước khác công nhận.

Các quốc gia chỉ có thể phản đối một khi quốc gia kia đã nêu yêu sách chính thức và rõ ràng. Chúng ta đã bàn chi tiết về đặc điểm mập mờ của “đường lưỡi bò” của phía Trung Quốc. Do đó, chỉ có thể phản đối yêu sách này trong trường hợp Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách.

Các học giả quốc tế thống nhất cho rằng, thời điểm Trung Quốc gửi hai Công hàm ngày 7/5/2009 lên Liên Hợp Quốc, trong đó có kèm bản đồ “đường lưỡi bò” mới là thời điểm đầu tiên bản đồ này xuất hiện công khai trước cộng đồng quốc tế.

Và ngay khi “đường lưỡi bò” chính thức xuất hiện trước cộng đồng quốc tế, ngày 8/5/2009, Việt Nam đã gửi Công hàm để phản đối.

Công hàm này nêu rõ: “Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo này. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như được minh hoạ trên bản đồ đính kèm với các Công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế, do đó vô hiệu.”

Ngày 8/7/2010, Indonesia, một quốc gia không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông, đã chính thức gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách này của Trung Quốc. Công hàm của Indonesia viết: “Cái gọi là “bản đồ đường đứt đoạn” kèm theo Công hàm số: CML/17/2009, ngày 7/5/2009 nói trên rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đi ngược lại các quy định của Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc.”

Ngày 5/4/2011, Philippines cũng gửi một Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Trong tuyên bố ngày 23/7/2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã lên tiếng phản đối những yêu sách biển không tuân thủ Công ước Luật biển 1982 mà “đường lưỡi bò” chính là đối tượng được nhắc đến.

Ông Marvin Ott, Giáo sư Trường Đại học Johns Hopkins cho rằng: “Bằng cách tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông thông qua “đường lưỡi bò”, có nghĩa rằng, toàn bộ khu vực này thuộc về Trung Quốc thì không có một quốc gia lớn nào trên thế giới có thể ủng hộ đòi hỏi này. Mỹ không ủng hộ. Ấn Độ không ủng hộ. Cộng đồng châu Âu không ủng hộ. Australia không ủng hộ. Nhật Bản không ủng hộ. Không có nước nào ủng hộ tuyên bố này của Trung Quốc.”

GS. Erik Franckx, Trưởng Khoa Luật Quốc tế và châu Âu, Đại học Brussel, Bỉ phân tích, “những hành động vừa nêu tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế cần thiết để tạo nên các hành động phản đối có hiệu lực pháp lý, do đó, “đường lưỡi bò” không thể được sử dụng chống lại các quốc gia phản đối. Tiêu chuẩn về mặt thời gian cũng đã được đáp ứng vì các quốc gia đã phản đối ngay khi có các hành động của Trung Quốc. Yêu cầu về mục đích rõ ràng cũng được đáp ứng vì các tuyên bố của Việt Nam và các nước khác rõ ràng nhằm mục đích ngăn chặn việc có hiệu lực các hành vi pháp lý mới của Trung Quốc ”.

Bà Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư Công pháp và Khoa học Chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận: “Điều quan trọng là phải có sự đồng ý của các quốc gia khác thì đó mới có thể coi là quyền hợp pháp. Nếu các nước khác không đồng ý thì không thể gọi là Trung Quốc có quyền và có tính hợp pháp về “đường lưỡi bò” được.”

Hơn nữa, điều đáng nhấn mạnh ở đây là, trong các văn bản quy phạm pháp luật do Trung Quốc công bố không những không nhắc đến “đường đứt khúc 9 đoạn”, mà ngay cả nội dung thể hiện trong đó còn mâu thuẫn với quan điểm chính thức của Trung Quốc về “đường lưỡi bò”.

Chẳng hạn, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải năm 1958 quy định: “Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố: Bề rộng lãnh hải của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa quần đảo và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc được tách rời khỏi lục địa và các đảo ven bờ bởi biển cả.”

Như vậy, Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc đã xác định rõ ràng, các đảo bị tách biệt bởi biển cả, tức là vùng biển tự do quốc tế, chứ không phải là “vùng nước lịch sử” thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó.

Thêm nữa, Tuyên bố của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992; Tuyên bố của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải năm 1996,… đều có những nội dung mâu thuẫn tương tự.

Thượng nghị sỹ John McCain, một chính khách và từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hoà khẳng định, tuyên bố của Trung Quốc như vậy là không đúng sự thật: “Trung Quốc đã tuyên bố đường đứt khúc 9 đoạn. Họ cho rằng, phần lớn khu vực Biển Đông thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một tuyên bố không đúng sự thật. Khu vực này là vùng biển quốc tế”.

Các học giả Trung Quốc còn viện dẫn một số trường hợp yêu sách vùng nước lịch sử trong thực tiễn quốc tế như yêu sách của Liên Xô cũ ngày 20/7/1957 tại vịnh Pierre Đại đế; yêu sách của Libya ngày 11/10/1973 tại vịnh Sidra. Theo họ, các ví dụ này chứng tỏ trong thực tiễn quốc tế, luật về các vịnh lịch sử đã có được một quy chế pháp lý riêng biệt và như vậy, yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc là hợp pháp. Cần phải khẳng định ngay rằng, lập luận này chỉ dựa trên cơ sở một số trường hợp yêu sách quá đáng vùng nước lịch sử mà pháp luật quốc tế luôn phê phán. Các trường hợp này không tạo ra được tiền lệ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế và không được quốc tế công nhận.

Như vậy, rõ ràng, “đường đứt khúc 9 đoạn” chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông, được Trung Quốc “biến hóa” thành “vùng nước lịch sử” là không có cơ sở pháp lý. Giáo sư Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải Dương Trung Quốc) đã phê phán: “Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục, chính là sự kiểm soát thực tế… Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa? Người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không? Có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có”thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa chúng ta không có được điều đó”.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Giật phăng “mặt nạ” các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc


Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển”là âm mưu gì?
Hiện nay, trên phân mục “Các tàu hải quân chuyển đổi thành hải giám” thuộc chương mục “Bạn có biết” của trang Web tìm kiếm nổi tiếng của Trung Quốc “Baidu” thông báo tổng cộng có 11 tàu hải quân Trung Quốc đã và đang hoán cải thành tàu hải giám. Con số này dự kiến còn có thể tăng lên trong thời gian tới, các tàu chiến trá hình thành tàu hải giám cụ thể như sau:
Tổng đội hải giám Bắc Hải có 03 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám.
Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tổng đội hải giám Đông Hải gồm 03 tàu: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong. Các tàu này trước khi chuyển sang lực lượng hải giám đều trực thuộc hạm đội Đông Hải.
Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được “phù phép” trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong nên không rõ phiên hiệu.
Khảo sát tất cả các tàu hải giám đã hoàn thành chuyển loại cho thấy, tàu hải quân ở hạm đội nào thì sẽ biên chế về Phân cục hải giám khu vực đó. Số hiệu các tàu hải giám chuyển loại từ tàu hải quân đều được đánh bằng 3 số có quy luật. Tàu thuộc Tổng đội hải giám Bắc Hải bắt đầu là 11x, tàu thuộc hải giám Đông Hải có thể là 13x (mới được 1 tàu nên chưa khẳng định), các tàu thuộc hải giám Nam Hải bắt đầu là 16x.
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực là Ngư chính 311 và Ngư chính 206, dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn.
Tiền thân của Ngư chính 206 là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, có lượng giãn nước 5872 tấn, dài 129,82m, rộng 17m.

Âm mưu thâm độc…

Hiện các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.
Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169
Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169
Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển. Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá? Ở khu vực Đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), Hải giám 111 (4420 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại?
Thế nhưng mục đích chính của Trung Quốc không phải là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rõ vấn đề này, ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Các tàu hải giám này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.
Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
Các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy. Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và có thể cả tàu hộ vệ tên lửa.
Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411 có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.
Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Các tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.
Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814) có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814) có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.
Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương, tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương.
Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.
Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”
Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”
Đây không phải là một viễn cảnh mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, với các hành động và thủ đoạn trắng trợn đã từng thực hiện trong quá khứ, chúng ta cần cảnh giác đề phòng âm mưu thâm độc này.
Theo ANTĐ / TQS